Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế nông hộ ở xã tân tập, huyện cần giuộc, long an hiện trạng và giải pháp

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế nông hộ ở xã tân tập, huyện cần giuộc, long an hiện trạng và giải pháp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN MINH HIẾU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO NGẬP LỤT VÀ XÂM NHẬP MẶN ĐẾN SINH KẾ NÔNG HỘ Ở XÃ TÂN TẬP, HUYỆN CẦN GIUỘC, LONG AN- HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ HỌC MÃ SỐ : 60.31.05.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ THỊ KIM THOA Thành phố Hồ Chí Minh –2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi được thực hiện từ tháng 04/2016 đến 01/03/2017. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Minh Hiếu Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, cá nhân tôi vô cùng biết ơn đến: - Cô giáo Ts. Lê Thị Kim Thoa, đã tận tình hướng dẫn và góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. - Thầy, cô giáo Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã cung cấp những kiến thức hữu ích, để tôi vận dụng tốt những kiến thức đó vào trong quá trình nghiên cứu khoa học cũng như vào trong công việc, cuộc sống của bản thân. - Tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức của UBND xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An và toàn thể người dân tại địa bàn nghiên cứu, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và cung cấp những thông tin, số liệu cho tôi để thực hiện tốt luận văn này. - Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình và bạn bè với những giúp đỡ to lớn về tinh thần. - Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn đề tài nghiên cứu sẽ còn những thiếu sót, rất mong nhận được đóng góp của quý vị. Mọi ý kiến đóng góp rất mong gởi về địa chỉ mail: [email protected] - Xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày 01/03/2017 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Hiếu Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 2 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………..6 DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………………8 CHỮ CÁI VIẾT TẮT………………………………………………………………….9 MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………6 1. Đặt vấn đề…..……………………………………………………………………...10 2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................ 11 3. Giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………………..10 4. Giới hạn nghiên cứu ……………………………………………………………….10 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………...14 6. Cơ sở lý thuyết……………………………………………………………………..20 7. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................ 33 8. Bố cục luận văn…………………………………………………………………….39 Chương I: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU…………………………….40 I.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường xã Tân Tập……………………….32 I.1.1 Vị trí địa lý xã Tân Tập .............................................................................. 40 I.2.1. Địa hình .................................................................................................... 41 I.2.2. Khí hậu ..................................................................................................... 42 I.2.3. Thủy văn ................................................................................................... 43 I.2. Các nguồn tài nguyên ......................................................................................... 43 I.2.1. Tài nguyên đất .......................................................................................... 43 I.2.2. Tài nguyên nước ....................................................................................... 44 I.2.3. Tài nguyên sinh vật ................................................................................... 45 I.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội xã Tân Tập................................................. 46 I.3.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................... 46 I.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ..................................................... 46 I.3.3. Dân số, lao động ....................................................................................... 49 I.3.4. Thực trạng phát triển trong khu dân cư nông thôn ..................................... 50 I.3.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ........................................................... 51 Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 3 I.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường .................. 54 I.4.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ................... 54 I.4.2. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội và môi trường ........................ 55 Chương II: NGHIÊN CỨU T NH TỔN TH ƠNG INH C AC C N NG H T C T NH H NH NG ỤT M NH M N V H N H N……………………………………......................................................................56 2.1. Di n biến tình hình xâm nhập mặn, hạn hán và ngập lụt tại địa phương………………………………………………………………………………..56 2.1.1. Tình hình xâm nhập mặn ............................................................................. 56 2.1.2. Tình hình hạn hán tại địa phương................................................................. 58 2.1. . Đặc điểm ngập lụt tại địa bàn ....................................................................... 60 2.2. Những hoạt động sinh kế chính tại địa bàn………………………………………61 2.2.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Tân Tập ................................................. 61 2.3.2. Lịch sản xuất mùa vụ trong nông nghiệp tại Tân Tập ................................... 63 2. . Tác động của xâm nhập mặn, hạn hán và ngập lụt đến sản xuất nông nghiệp tại địa bàn…………………………………………………………………………………….65 2. .1. Thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra tại xã Tân Tập .......................... 65 2.3.2. Tình hình thiệt hại do ngập lụt……………………………………………….65 2.3.3. So sánh mức độ tác động của xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt đối với sinh kế nông hộ nuôi tôm và trồng lúa......................................................................................68 2.4. Nhận thức của nông hộ về tình hình xâm nhập mặn, hạn hán và ngập lụt tại địa phương………………………………………………………………………………..71 2.4.1. Nhận thức về tình hình xâm nhập mặn, hạn hán ........................................... 71 2.4.2. Về tình hình ngập lụt ................................................................................... 72 2.4.3. Nhận định chung về tình hình xâm nhập mặn, hạn hán và ngập lụt ............. .74 2.5. Thực trạng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ………………………………….75 2.5.1. Về nguồn vốn nhân lực ................................................................................ 75 2.5.2. Về nguồn vốn vật chất ................................................................................. 78 2.5.3. Về nguốn vốn tự nhiên................................................................................. 84 2.5.4. Về nguồn vốn tài chính ................................................................................ 85 2.5.5. Về nguồn vốn xã hội .................................................................................... 89 2.5.6. Nhận định chung về 5 nguồn vốn sinh kế..................................................... 94 2.6. Đánh giá tính d bị tổn thương về sinh kế của các nông hộ trước tình hình ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán………………………………………………………...97 Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 4 2.6.1. Tính d bị tổn thương về các nguốn vốn ...................................................... 99 2.6.2. Đánh giá tính d bị tổn thương theo chỉ số CVI-IPCC ............................... 102 2.6.3. Nhận định chung tác động của xâm nhập mặn, hạn hán và ngập lụt đến TDBTT sinh kế nông hộ ...................................................................................... 103 2.6.4. Kết luận chương II ..................................................................................... 104 Chương III: ĐỀ UẤT GIẢI H NH M M GIẢM T NH TỔN TH ƠNG C A C C N NG H T C T C Đ NG C A NG ỤT V M NH M N……………………………………………………………........106 .1. Cơ sở đề xuất giải pháp…………………………………………………………106 .2. Đề xuất các giải pháp tăng cường các nguồn lực sinh kế nhằm giảm tính d bị tổn thương sinh kế nông hộ tại địa bàn………………………………………………….107 3.2.1. Nguồn lực con người ................................................................................. 107 3.2.2. Nguồn lực tự nhiên .................................................................................... 108 3.2.3. Nguồn lực vật chất ..................................................................................... 108 3.2.4. Nguồn lực tài chính ................................................................................... 109 3.2.5. Nguồn lực xã hội ....................................................................................... 110 . . Tăng cường thể chế, chính sách về thích ứng BĐKH…………………………..111 3.3.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức và năng lực tự ứng phó .......................... 111 . .2. Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương ........................................ 112 .4. Một số gợi ý chính sách………………………………………………………...115 .5. Kết luận chương ………………………………………………………………116 T U N– I N NGH ………………………………………………………..117 HỤ ỤC…………………………………………………………………………...126 Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Yếu tố quyết định đến độ phơi nhi m .......................................................17 Bảng 2: Yếu tố quyết định đến độ nhạy cảm ..........................................................17 Bảng 3: Yếu tố quyết định đến năng lực thích ứng.................................................18 Bảng I.1: Thực trạng sử dụng đất tại Tân Tập ........................................................43 Bảng I.2: Tình hình sản xuất lúa tại Tân Tập .........................................................47 Bảng I.3: Tình hình nuôi tôm tại Tân Tập ..............................................................48 Bảng I.4: Trình độ học vấn ....................................................................................50 Bảng II.1: Tình hình sản xuất lúa tại Tân Tập ........................................................62 Bảng II.2: Tình hình nuôi tôm tại Tân Tập .............................................................63 Bảng II.3: Lịch mùa vụ ..........................................................................................64 Bảng II.4: Tác động xâm nhập mặn, hạn hán đối với sản xuất nông hộ ..................68 Bảng II.5: Tác động ngập lụt đối với sản xuất nông hộ ..........................................69 Bảng II.6: Thang điểm tác động .............................................................................69 Bảng II.7: Quy đổi điểm mức độ tác động xâm nhập mặn, hạn hán đối với sản xuất nông hộ.................................................................................................................. 70 Bảng II.8: Quy đổi điểm mức độ tác động ngập lụt đối với sản xuất nông hộ......... 70 Bảng II.9: So sánh mức độ tác động xâm nhập mặn, hạn hán và ngập lụt đối với sinh kế nông hộ nuôi tôm và trồng lúa ...........................................................................70 Bảng II.10: Hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán qua các tháng trong năm .............72 Bảng II.11: Dấu hiệu/ Biểu hiện của hiện tượng nhi m mặn ..................................72 Bảng II.12: Yếu tố gây nên hiện tượng ngập lụt .....................................................73 Bảng II.13: Hiện tượng ngập lụt qua các tháng trong năm .....................................73 Bảng II.14: Chất lượng giáo dục tại Tân Tập .........................................................78 Bảng II.15: Phân loại nhà ở ...................................................................................82 Bảng II.16: Phương tiện sinh hoạt..........................................................................83 Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 6 Bảng II.17: Diện tích đất........................................................................................85 Bảng II.18: Việc làm của hộ khi bị thiên tai ...........................................................86 Bảng II.19: Các nguồn vay vốn..............................................................................88 Bảng II.20: Tham gia hội đoàn ..............................................................................91 Bảng II.21: Kênh nhận biết thiên tai của nông hộ ..................................................91 Bảng II.22: Mức độ quan trọng của các nguồn tài chính ........................................92 Bảng II.23: Mức hỗ trợ nuôi tôm ...........................................................................92 Bảng II.24: Các yếu tố quyết định khả năng tính d bị tổn thương .........................97 Bảng II.25: Chỉ số tính d bị tổn thương phân theo đặc điểm hộ tại xã Tân Tập.....101 Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 7 ANH MỤC H NH Hình 1: Hình minh họa sự xâm nhập nước biển vào tầng nước ngọt ven bờ ...........25 Hình 2: Khung sinh kế bền vững ...........................................................................29 Hình 3: Khung phân tích ........................................................................................33 Hình I.1: Bản đồ hành chính huyện Cần Giuộc- Long An ......................................40 Hình I.2: Địa hình số SRTM khu vực tỉnh Long An...............................................42 Hình II.1: Biểu đồ di n biến mặn qua các năm tại trạm Xóm Lũy- sông Rạch Cát .57 Hình II.2: Bản đồ ranh giới xâm nhập mặn Tân Tập, Cần Giuộc- Hiện trạng .........58 Hình II.3: Phân bố nhiệt độ trung bình tỉnh Long An giai đoạn 1990- 1999 ...........59 Hình II.4: Phân bố nhiệt độ trung bình tỉnh Long An giai đoạn 2000-2010 ............59 Hình II.5: Phân bố chênh lệch nhiệt độ tại Long An giữa 2 thời kỳ ........................60 Hình II.6: Mực nước hạ thấp trên những vuông tôm ..............................................65 Hình II.7: Những cánh đồng khô hạn .....................................................................65 Hình II.8: Mực nước hạ thấp trên sông Ông Hiếu, đoạn qua xã Tân Tập................65 Hình II.9: Cánh đồng bị thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán tại Tân Tập ..............67 Hình II.10: Kênh nội đồng tại xã Tân Tập..............................................................80 Hình II.11: Người dân mua nước sinh hoạt ............................................................83 Hình II.12: Sơ đồ thể hiện tính d bị tổn thương về 5 nguồn vốn sinh kế ...............99 Hình II.13: Sơ đồ về tam giác tổn thương phân theo yếu tố ảnh hưởng của IPCC tại xã Tân Tập .................................................................................................................103 Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 8 CHỮ CÁI VI T TẮT ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới Đ H: Biến đổi khí hậu CSHT: Cơ sở hạ tầng DANIDA: Cơ quan Hợp tác Phát triển Đan Mạch (Danish International Deverlopment Agency) DBTT: D bị tổn thương DFID: Cơ quan Phát triển Vương quốc Anh (Departerment For International Deverlopment ) FAO: Tổ chức Nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization of the United Nations) NOAA: National Organizatio American Asia (Cơ quan Khí quyển Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ) NGO: Tổ chức phi chính phủ (Non Governmentel Organization) IPCC: Ban liên Chính phủ về BĐKH (Intergovernmentel Panel on Climate Change) IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên) UNDP: Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme) UNEP: United Nations Environment (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) UBND: Ủy ban nhân dân UN: Liên hợp quốc (United Nations) TDBTT: Tính d bị tổn thương Sở TN&MT: Sở Tài nguyên và Môi trường Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 9 HẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chúng ta đang sống trong thời kỳ có nhiều sự thay đổi về môi trường, đặc biệt là hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang và sẽ là một trong những thách thức nghiêm trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ những ảnh hưởng sâu sắc của BĐKH đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước Khung của Liên hiệp quốc về BĐKH – UNFCC vào năm 1994 và Nghị định thư Kyoto vào năm 2002. Cùng với việc tham gia các tổ chức trên, chính phủ Việt Nam đã sớm thành lập Ban chỉ đạo về phòng chống BĐKH các cấp ở nhiều đơn vị, bộ, ngành, địa phương. Tiến hành xây dựng các kịch bản BĐKH quốc gia, tổ chức nhiều chương trình hội nghị, hội thảo, di n đàn… về BĐKH nhằm nâng cao sự hiểu biết, năng lực quản lý để đề ra các kế hoạch nhằm khắc phục, giảm nhẹ những ảnh hưởng do BĐKH gây ra. Là huyện phía Đông thuộc tỉnh Long An, Cần Giuộc hay còn gọi là vùng hạ (cùng với huyện Cần Đước), mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch, thường xuyên bị triều cường tác động bởi cao độ từ 0,5 – 1,2 m so với mực nước biển. Địa hình nghiêng đều, lượn sóng nhẹ và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Sông Rạch Cát (còn gọi sông Cần Giuộc) dài 32 km, chảy qua Cần Giuộc theo hướng Bắc – Nam, đổ ra sông Soài Rạp, chia huyện Cần Giuộc ra làm 2 vùng với đặc điểm tự nhiên, kinh tế khác biệt là vùng thượng và vùng hạ. Xã Tân Tập là vùng hạ của huyện, do địa hình thấp 0,5 – 0,8 m, lại nằm ở cửa sông Soài Rạp nên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của biển Đông với biên độ lớn (Biên độ triều trong năm biến thiên khoảng ,95 m, đỉnh triều cao nhất vào tháng 3, 4 - Hmax 170cm), do vậy hàng năm đều xảy ra tình trạng ngập lụt. Đặc biệt với sự tác động của BĐKH thời gian gần đây, tình hình ngập lụt do thủy triều kết hợp mưa lớn, và nhất là lũ đầu nguồn đã làm cho hệ thống đê điều không bảo vệ được ruộng đồng và khu vực nuôi trồng thủy hải sản, dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng gây thiệt hại hàng tỉ đồng mặc d chính quyền địa phương hàng năm đều có biện pháp tu bổ đê điều, công trình thủy lợi. Những tác động này có xu hướng Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 10 ngày càng tăng với di n biến bất thường và khó dự đoán đã gây ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đặc biệt là sinh kế của các hộ gia đình nghèo sinh sống ở các v ng đất thấp, ven cửa sông với nghề chính là làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Chính điều đó đặt ra bài toán khó khăn cho chính quyền sở tại trong việc ứng phó, phòng chống giảm nhẹ rủi ro BĐKH gây ra. Bên cạnh các giải pháp công trình và phi công trình của chính quyền địa phương nhằm ứng phó với BĐKH, người dân tại đây cũng đã vận dụng những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều thế hệ để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Tuy nhiên, tình hình ngập lụt và xâm nhập mặn trong thời gian gần đây ngày càng di n biến phức tạp, gây ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sinh kế của hầu hết các nông hộ trên địa bàn. Xuất phát từ tình hình thực ti n di n ra trên địa bàn xã Tân Tập, tôi mạnh dạn chọn chủ đề “Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu tính d bị tổn thương (TDBTT) về sinh kế của các hộ trồng lúa và nuôi trồng thủy sản ở xã Tân Tập trước tác động của hiện tượng ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu TDBTT của các nông hộ trước tác động của tình hình xâm nhập mặn, ngập lụt và hạn hán di n ra ngày càng sâu rộng trên địa bàn. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Nghiên cứu đặc điểm và di n biến của tình hình ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán trên địa bàn xã Tân Tập.  Nhận định chung về xu hướng ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán tại địa bàn nghiên cứu  Tìm hiểu các đặc điểm, nguồn lực sinh kế của các nông hộ trồng lúa và nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu.  Tìm hiểu khả năng thích ứng của các nông hộ nơi đây trước tác động của ngập lụt và xâm nhập mặn. Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 11  Đánh giá TDBTT về sinh kế của các nông hộ dưới tác động của ngập lụt và xâm nhập mặn.  Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu TDBTT về sinh kế của các nông hộ trồng lúa và nuôi tôm tại xã Tân Tập. 3. Giả thiết nghiên cứu Dựa trên tổng quan nghiên cứu về các hiện tượng môi trường trong bối cảnh BĐKH, đề tài này nêu lên một số giả thuyết nghiên cứu như sau:  Một là: Đa phần nông hộ tại địa bàn nghiên cứu chưa nhận biết đầy đủ về sự thay đổi của môi trường dưới tác động của BĐKH và khả năng ứng phó, thích nghi của nông hộ nơi đây còn mang tính nhất thời, ngắn hạn, dựa theo kinh nghiệm, mang tính bị động.  Hai là: Nguồn lực sinh kế của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu rất thiếu và yếu, rất d bị tổn thương (DBTT) trước rủi ro của thiên tai. Điều kiện về sinh kế của các nông hộ không giống nhau đối với các nhóm khác nhau, trước tác động của thiên tai nhóm đối tượng là hộ nghèo- cận nghèo DBTT nhất, dưới các hình thức mất sinh kế, tài sản và việc làm.  Ba là: Chính sách hỗ trợ, can thiệp của Nhà nước luôn đi sau di n biến thực ti n của biến đổi môi trường, chưa ph hợp với hoàn cảnh thực tế của người dân trong việc thích ứng và giảm thiểu TDBTT của ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu TDBTT về sinh kế của các hộ làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trước tác động của ngập lụt và xâm nhập mặn. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là hộ gia đình trồng lúa và nuôi trồng thủy sản xã Tân Tập (chỉ nghiên cứu những hộ có hộ khẩu thường trú tại xã và định cư liên tục tại địa bàn ít nhất là 5 năm). Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 12 4.3. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá TDBTT về sinh kế của các nông hộ trồng lúa và nuôi thủy sản tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An dưới tác động của ngập lụt và xâm nhập mặn. Mốc thời gian, nghiên cứu: Tập trung vào giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015. Về mặt nội dung: TDBTT về sinh kế của các hộ trồng lúa và nuôi thủy sản tại xã Tân Tập được phân tích, đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá về TDBTT của tổ chức IPCC (độ phơi nhi m, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng) bên cạnh đó luận văn còn tham khảo một số tiêu chí của Chỉ số tổn thương Sinh kế (LVI) được phát triển bởi Hahn và các cộng sự (2009), các bước xây dựng chỉ số d bị tổn thương (CVI) của Hà Hải Dương (2015) để ước tính ảnh hưởng của BĐKH tại địa bàn đối với sinh kế của nông hộ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp giảm thiểu TDBTT về sinh kế của các nông hộ trước tác động ngập lụt và xâm nhập mặn tại địa bàn nghiên cứu. 4.4. Ý nghĩa nghiên cứu 4.4.1. Ý nghĩa h a h c Kết quả nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực do thiên tai (ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán) ảnh hưởng tới nguồn lực sinh kế và hoạt động sinh kế của nông hộ tại xã Tân Tập- đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây nên TDBTT sinh kế của họ; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tối đa TDBTT do tác động tiêu cực thiên tai tới nguồn lực sinh kế và hoạt động sinh kế của họ trong thời gian tới. 4.4.2. Về mặt thực tiễn Kết quả luận văn là tài liệu tham khảo về “Nghiên cứu tác động của thiên tai (ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán) đối với TDBTT sinh kế nông hộ tại xã Tân Tập nói riêng và các nông hộ tại các vùng ven sông, ven biển v ng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung”, đồng thời định hướng phát triển kinh tế- xã hội ở quy mô nhỏ (cấp vi mô). Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 13 5. hương pháp nghiên cứu 5.1. hương pháp thu thập và phân tích dữ liệu 5.1.1. Dữ liệu thứ cấp Với phương pháp này, luận văn tập hợp và phân tích các tài liệu như sách, các báo cáo, số liệu thống kê, các văn bản…. có liên quan đến điều kiện sinh thái môi trường, cấu trúc dân số, kinh tế - xã hội, và vấn đề ngập lụt, ngập mặn ảnh hưởng đến TDBTT sinh kế người dân tại địa phương nhằm xây dựng một bức tranh tổng quát về bối cảnh nghiên cứu, các cách tiếp cận nghiên cứu, các luận điểm, luận cứ, các kết quả phân tích thực nghiệm, các khác biệt và tranh luận đối với các vấn đề liên quan đến đề tài. 5.1.2. Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu. 5.1.2.1. hương pháp điều tra bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế với trên 40 chỉ tiêu nhằm thu thập thông tin về các nguồn vốn sinh kế nhận thức, hiểu biết và tình hình ứng phó của nông hộ trước các ảnh hưởng của BĐKH di n ra trong thời gian qua, đặc biệt là tình hình ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán. Cách thức chọn mẫu như sau: - Đối tượng: Nông hộ trồng lúa và nuôi tôm - Tổng số mẫu khảo sát: Bằng cách lựa chọn mẫu thuận tiện 166 hộ gia đình (8 hộ trồng lúa và 8 hộ nuôi tôm). Bên cạnh đó lựa chọn số lượng hộ gia đình của các nhóm xã hội khác nhau (ngh o – cận ngh o, trung bình, khá- giàu) đều nhau để đại diện cho các nông hộ trên địa bàn - Địa điểm khảo sát: 7 ấp trên địa bàn xã Tiêu chí chọn lựa các hộ tham gia phỏng vấn: Người được tham gia phỏng vấn phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Độ tuổi: Từ 22 tuổi trở lên - Quan hệ trong hộ gia đình: Chủ hộ, chồng hoặc vợ, người quán xuyến, chăm lo, tạo thu nhập cho gia đình Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 14 - Thời gian định cư: ít nhất 5 năm tại địa bàn khảo sát 5.1.2.2. hương pháp phỏng vấn sâu Để có thông tin sâu và khách quan về vấn đề nghiên cứu chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 14 trường hợp (10 hộ đại diện cho 2 loại hình sinh kế chính là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, 1 lãnh đạo Hội Phụ nữ, 1 lãnh đạo Hội Nông dân, 1 lãnh đạo UBND xã và 1 cán bộ chuyên trách của xã). Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau: Các thông tin thu thập đối với nông hộ: - Tình hình ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán tại địa bàn trong thời gian qua; - Ảnh hưởng của ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán đến TDBTT sinh kế nông hộ; - Hoạt động thích nghi, ứng phó; - Sự hỗ trợ của chính quyền, hàng xóm, anh em,… - Kinh nghiệm dân gian/tri thức bản địa trong việc thích nghi với ngập lụt, xâm nhập mặn và hạn hán; - Kiến nghị đối với chính quyền. Các thông tin thu thập đối với chính quyền địa phương bao gồm: - Các chương trình ứng phó với BĐKH tại địa phương trong thời gian qua; - Các chính sách hỗ trợ người dân nhằm ứng phó với BĐKH - Các dự án, đề tài trong và ngoài nước về tác động của BĐKH được thực hiện trên địa bàn trong thời gian qua; - Những khó khăn, vướng mắc của chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề BĐKH - Các chương trình tập huấn nâng cao năng lực quản lý của các cấp tại địa phương về BĐKH - Thông tin chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội, các chính sách, thể chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BĐKH - Các hạng mục đầu tư của Nhà nước trong phòng chống, giảm nhẹ tác động của BĐKH Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 15 - Định hướng phát triển cũng như các hiểu biết và năng lực ứng phó của địa phương với các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan… - Hoạt động của các đoàn thể liên quan đến BĐKH trong thời gian qua. 5.2. Xây dựng các biến và chỉ số tính dễ bị tổn thương Theo định nghĩa của IPCC thì TDBTT là hàm số của 3 biến số: Độ phơi nhiễm (E) là mức độ mà BĐKH tác động lên hệ thống; Độ nhạy cảm (S) là mức độ mà hệ thống bị ảnh hưởng; Khả năng thích ứng (AC) là khả năng của hệ thống có thể điều chỉnh. Các hàm số được hình thành và tính toán từ các chỉ số phụ. Độ phơi nhiễm (E) được tổng hợp từ 7 biến phụ hợp thành từ 2 biến số thành phần: Hiện tượng khí hậu cực đoan và Thay đổi trong các biến khí hậu 1. Số trận hạn hán trung bình trong 15 năm qua 2. Số trận xâm nhập mặn trung bình trong 15 năm qua . Số trận ngập lụt trung bình trong 15 năm qua 4. Thay đổi nhiệt độ năm 5. Thay đổi lượng mưa năm 6. Thay đổi độ mặn, ranh mặn năm 7. Thay đổi mực nước năm. Độ nhạy cảm (S) được tổng hợp từ 6 biến số phụ hợp thành 2 biến số thành phần: Đất nông nghiệp và Dân số hoạt động nông nghiệp; 1. Phần trăm đất nông nghiệp được tưới tiêu 2. Phần trăm đất nông nghiệp được quản lý . Phần trăm đất nông nghiệp được quản lý 4. Tỷ lệ dân số hoạt động nông nghiệp so với tổng dân số 5. Phần trăm số hộ nông dân quy mô nhỏ 6. Phần trăm giá trị nông nghiệp/GDP Năng lực thích ứng (V) gồm 5 biến số thành phần (5 nguồn lực): Vốn con người, Vốn vật chất, Vốn tự nhiên, Vốn tài chính và Vốn xã hội; Vốn con người bao gồm 8 biến số phụ: 1. Tỷ lệ hộ có chủ hộ không biết chữ 2. Tỷ lệ hộ có chủ hộ vừa học xong cấp 1; 3. Tỷ lệ hộ không được tập huấn về thích ứng với ngập lụt, xâm nhập mặn; 4. Tỷ lệ dân số hoạt động nông nghiệp so với tổng dân số 5. Tỷ lệ hộ không có việc làm khi bị ngập lụt, xâm nhập mặn; 6. Tỷ lệ hộ không có thành viên làm việc phi nông nghiệp; 7. Số thành viên trung bình trong gia đình 8. Lao động phụ thuộc. Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 16 Vốn vật chất bao gồm 2 biến số phụ: 1.Tỷ lệ hộ có nhà ở tạm bợ; 2.Tỷ lệ hộ không có phương tiện sản xuất. Vốn tự nhiên bao gồm 2 biến số phụ: 1.Tỷ lệ hộ không có đất sản xuất; 2.Tỷ lệ hộ có đất ít (0,1-0,5 ha). Vốn tài chính bao gồm 3 biến số phụ: 1. Tỷ lệ hộ có thu nhập dưới 20 triệu/năm 2. Tỷ lệ hộ không có thu nhập khi bị thiên tai; 3. Tỷ lệ hộ có vay mượn tiền. Vốn xã hội bao gồm 2 biến số phụ: 1. Tỷ lệ hộ không có tham gia tổ chức đoàn thể; 2. Tỷ lệ hộ không nhận được hỗ trợ khi bị thiên tai. Bảng 1: Yếu tố quyết định đến độ phơi nhiễm Yếu tố quyết định Chỉ thị thành phần ( iến Mô tả chỉ thị ( iến số phụ hợp thành khả năng dễ bị tổn biến thành phần) thương số thành phần) (Biến số chính) Số trận hạn hán trung bình trong 15 năm qua Hiện tượng khí hậu cực Số trận xâm nhập mặn trung bình trong đoan 15 năm qua Số trận ngập lụt trung bình trong 15 Độ phơi nhi m năm qua Thay đổi nhiệt độ năm Thay đổi trong các biến Thay đổi lượng mưa năm khí hậu (so với năm gốc Thay đổi độ mặn, ranh mặn năm lựa chọn Thay đổi mực nước năm Bảng 2: Yếu tố quyết định đến độ nhạy cảm Yếu tố quyết định Chỉ thị thành phần ( iến Mô tả chỉ thị ( iến số phụ hợp thành khả năng dễ bị tổn biến thành phần) thương số thành phần) (Biến số chính) Phần trăm đất nông nghiệp được tưới Độ nhạy cảm Đất nông nghiệp tiêu Phần trăm đất sử dụng cho nông Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 17 nghiệp Phần trăm đất nông nghiệp được quản lý Tỷ lệ dân số hoạt động nông nghiệp so Dân số hoạt động nông với tổng dân số Phần trăm số hộ nông dân quy mô nhỏ nghiệp Phần trăm giá trị nông nghiệp/GDP Bảng 3: Yếu tố quyết định đến năng lực thích ứng Yếu tố quyết định Chỉ thị thành phần Mô tả chỉ thị ( iến số phụ hợp thành biến khả năng dễ bị tổn ( iến số thành thành phần) thương phần) (Biến số chính) Tỷ lệ hộ có chủ hộ không biết chữ Tỷ lệ hộ có chủ hộ vừa học xong cấp 1 Tỷ lệ hộ không được tập huấn về thích ứng với ngập lụt, xâm nhập mặn Tỷ lệ hộ không có việc làm khi bị ngập lụt, xâm nhập mặn Vốn con người Tỷ lệ hộ không có thành viên làm việc phi nông nghiệp Tỷ lệ hộ không có cách ứng phó khi bị ngập lụt và Năng lực thích ứng xâm nhập mặn Số thành viên trung bình trong gia đình Lao động phụ thuộc Tỷ lệ hộ có nhà ở tạm bợ Vốn vật chất Tỷ lệ hộ không có phương tiện sản xuất Tỷ lệ hộ không có đất sản xuất Vốn tự nhiên Tỷ lệ hộ có đất ít (0,1-0,5 ha) Tỷ lệ hộ có thu nhập dưới 20 triệu/năm Vốn tài chính Tỷ lệ hộ không có thu nhập khi bị thiên tai Tỷ lệ hộ có vay mượn tiền Tỷ lệ hộ không có tham gia tổ chức đoàn thể Vốn xã hội Tỷ lệ hộ không nhận được hỗ trợ khi bị thiên tai Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 18 5. . hương thức đánh giá t nh dễ bị tổn thương sinh ế Tất cả các dữ liệu từ bảng hỏi sẽ được mã hóa và phân tích bằng hai phần mềm thống kê chính: SPSS và Excel, và các công cụ chính được áp dụng bao gồm mô tả, Crosstab…Để tính chỉ số TDBTT (CVI), các bước thực hiện chính được áp dụng như sau: Bước 1: Chuẩn hóa các chỉ thị Các chỉ thị được đánh giá và đo lường ở nhiều thang đo khác nhau nên trước khi tính chỉ số DBTT (CVI), các chỉ thị sẽ được chuẩn hóa về cùng một đơn vị. Đầu tiên, các chỉ thị được chuẩn hóa về c ng thang đo nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Sau đó tính theo nguyên tắc trung bình cộng như công thức chỉ số phát triển con người (HDI) của (Anand & Sen, 1994), cụ thể công thức được mô tả như sau: SIi = (1) Trong đó: SIi: là chỉ số được chuẩn hóa biến số thành phần thứ i Inmin và Inmax: lần lượt là những chỉ số bé nhất và lớn nhất của biến số thành phần thứ i Bước 2: Xây dựng trọng số cho các chỉ thị Sau khi tính các điểm chuẩn hóa, chỉ số DBTT được xây dựng bằng cách áp dụng trọng số cân bằng cho tất cả các chỉ thị/thành phần. Như ta đã đề cập ở trên, tình trạng DBTT được sử dụng theo theo khái niệm và định nghĩa của IPCC, 2007 với ba thành phần: độ phơi nhi m, độ nhạy (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptive Capacity). Đối với từng biến số chính đều có các biến số thành phần ví dụ như biến số độ nhạy (Sensitivity) được đề cập trong Bảng 2 bao gồm rất nhiều biến số phụ như Phần trăm đất được tưới tiêu, Phần trăm đất sử dụng cho nông nghiệp, Phần trăm đất nông nghiệp được quản lý … và các biến số thành phần này lại có thể có các biến số phụ để hợp thành các biến số thành phần và được xác định bằng công thức sau: M = Tổng chỉ số chuẩn hóa thành phần / n (2) Tính dễ bị tổn thương do ngập lụt và xâm nhập mặn đến sinh kế các nông hộ ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An - Hiện trạng và giải pháp Page 19

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net