Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người việt qua sản xuất lúa mùa nổi ở xã vĩnh phước, tri tôn, an giang

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người việt qua sản xuất lúa mùa nổi ở xã vĩnh phước, tri tôn, an giang

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- TRỊNH THỊ TỐ PHƯƠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT QUA SẢN XUẤT LÚA MÙA NỔI Ở XÃ VĨNH PHƯỚC, TRI TÔN, AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC Mã số: 60220113 Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- TRỊNH THỊ TỐ PHƯƠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT QUA SẢN XUẤT LÚA MÙA NỔI Ở XÃ VĨNH PHƯỚC, TRI TÔN, AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC Mã số: 60220113 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đinh Thị Dung Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Thị Dung. Tất cả nội dung, số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có nội dung chính xác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2018 Tác giả luận văn Trịnh Thị Tố Phương LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại trường, tôi cũng như tất cả các bạn trong lớp đều nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo khoa, quý thầy cô - khoa Việt Nam học, thầy cô ở các phòng ban của Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn. Quý thầy cô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để hoàn thành được luận văn này, công sức không chỉ riêng cá nhân tôi mà nó được sự trợ giúp của nhiều người. Đặc biệt, khi thực hiện đề tài luận văn này đã có nhiều khó khăn mà tôi tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự động viên, giúp đỡ tận tâm của người hướng dẫn khoa học - cô TS. Đinh Thị Dung đã giúp tôi có thêm động lực, cố gắng hoàn thành được công trình nghiên cứu này. Ngoài ra, tôi còn được sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương và những người nông dân chân chất tại địa bàn nghiên cứu. Họ đã cho tôi ăn, ở và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đề tài luận văn này. Và nhờ tất cả những anh, chị đồng nghiệp đã hỗ trợ nhiệt tình giới thiệu những tài liệu liên quan đến vấn đề mà tôi tài nghiên cứu. Với kết quả nghiên cứu này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy, cô, anh, chị, em đồng nghiệp, những hộ gia đình và chính quyền ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang. Và đặc biệt cho tôi gửi lời xin lỗi đồng cảm ơn đến cô TS. Đinh Thị Dung – người hướng dẫn tôi làm khoa học. Mọi khó khăn chậm trễ luận văn của tôi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian quý báu của cô trong suốt thời gian thực hiện. Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế. Do vậy, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Trân trọng! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 8 năm 2018 Người viết Trịnh Thị Tố Phương Mục lục MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 7 5. Phương pháp và hướng tiếp cận nghiên cứu...................................................... 8 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................................ 9 6.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 10 7. Bố cục đề tài......................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 12 1.1.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 12 1.1.1.1. Văn hóa ứng xử ...........................................................................12 1.1.1.2. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ...................................13 1.1.1.3. Lúa mùa nổi và sản xuất lúa mùa nổi .........................................14 1.1.1.4. Phát triển và phát triển bền vững ................................................15 1.1.2. Lý thuyết tiếp cận ..................................................................................... 18 1.1.2.1. Lý thuyết vùng văn hóa ..............................................................18 1.1.2.2. Lý thuyết sinh thái văn hóa (Cultural ecology) ..........................19 1.2. Khái quát về vùng An Giang ........................................................................... 20 1.2.1. Đặc điểm không gian vùng An Giang .................................................... 20 1.2.1.1. Địa hình ......................................................................................22 1.2.1.2. Thủy văn .....................................................................................23 1.2.1.3. Sinh vật .......................................................................................24 1.2.1.4. Khí hậu........................................................................................26 1.2.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội vùng An Giang .............................................. 27 1.2.3. Hoạt động sản xuất lúa ở An Giang hiện nay........................................ 31 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. SẢN XUẤT LÚA MÙA NỔI CỦA NGƯỜI VIỆT Ở VĨNH PHƯỚC, TRI TÔN, AN GIANG NHÌN TỪ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 2.1. Tổng quan xã Vĩnh Phước ............................................................................... 36 2.2. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động sản xuất lúa mùa nổi ............. 38 2.2.1. Nguồn gốc xuất hiện lúa mùa nổi .......................................................... 38 2.2.2. Sự thích ứng với mùa nước lũ của người Việt qua sản xuất lúa mùa nổi ở Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang .......................................................................... 41 2.2.2.1. Hiện tượng mùa nước lũ ở An Giang .........................................41 2.2.2.2. Phát triển lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang..... 42 2.2.2.3. Canh tác lúa mùa nổi tại xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang ....45 2.3. Sản xuất lúa mùa nổi nhìn từ văn hóa ứng xử với đất và nước của người Việt ở xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang ............................................................ 48 2.3.1. Giai đoạn trước khi nước lũ tràn về ....................................................... 52 2.3.2. Giai đoạn nước đang dâng lên đồng ...................................................... 53 2.3.3. Giai đoạn nước rút .................................................................................. 55 2.4. Sản xuất lúa mùa nổi của người Việt ở xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang nhìn từ văn hóa ứng xử với khí hậu, thời tiết ....................................................... 59 2.4.1. Chuẩn bị gieo sạ lúa mùa nổi ................................................................. 60 2.4.2. Quá trình lúa mùa nổi phát triển ............................................................ 61 2.4.3. Thu hoạch lúa mùa nổi ........................................................................... 62 2.5. Sản xuất lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang nhìn từ sự thích ứng sáng tạo của người Việt ................................................................................... 63 2.6. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong quan hệ với môi trường xã hội qua hoạt động sản xuất lúa mùa nổi của người Việt ở xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang ......................................................................................................... 68 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 70 CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÙNG QUA SẢN XUẤT LÚA MÙA NỔI Ở VĨNH PHƯỚC, TRI TÔN, AN GIANG 3.1. Xu hướng phát triển lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang ... 74 3.1.1. Mở rộng diện tích trồng lúa mùa nổi ..................................................... 74 3.1.2. Bảo tồn giống lúa mùa nổi ...................................................................... 74 3.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học ........................................................................ 76 3.1.4. Kết hợp sản xuất lúa mùa nổi với phát triển du lịch nông nghiệp........ 77 3.2. Đề xuất, kiến nghị và giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sản xuất lúa mùa nổi ...................................................................................................... 78 3.2.1. Những đề xuất ......................................................................................... 78 3.2.2. Giải pháp ................................................................................................. 83 3.2.3. Kiến nghị ................................................................................................. 79 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 83 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88 I. Tài liệu sách .......................................................................................................... 88 II. Tài liệu tạp chí, bài báo ..................................................................................... 90 III. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ ........................................................................................ 91 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1 1. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN .................................. 2 2. BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN CÁ NHÂN (1) ....................................... 3 3. BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN CÁ NHÂN (2) ..................................... 11 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây lúa là cây lương thực của nhiều quốc gia dân tộc trên thê giới. Từ lâu, lúa mùa nổi được xem là cây lương thực truyền thống chính yếu của người Việt ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc con người đã và đang tác động quá mức cần thiết vào tài nguyên tự nhiên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái động thực vật, đồng thời qua nhiều giai đoạn hoàn cảnh lịch sử, xã hội thay đổi khác nhau nên diện tích trồng lúa mùa nổi ngày càng thu hẹp dần và thậm chí có thể bị lãng quên. Vậy, chúng ta có nên chăng duy trì cây lúa mùa nổi? Và việc làm này liệu có giúp chúng ta góp phần giữ gìn được hệ sinh thái tự nhiên hay ít nhất là một nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ? Thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi mong muốn giới thiệu quá trình sản xuất lúa mùa nổi, để thấy ngoài việc mang lại những giá trị lợi ích về kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên mà qua đó còn thể hiện giá trị và phản ánh văn hóa ứng xử đặc biệt là ứng xử với môi trường tự nhiên qua việc sản xuất lúa mùa nổi của người Việt tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Hiện nay, khi khoa học - kỹ thuật càng phát triển thì con người cũng dần không phụ thuộc vào thiên nhiên nữa mà chuyển sang giai đoạn cải tạo thiên nhiên. Nhưng ở mức độ nào đó con người vẫn đang dựa vào khoa học kỹ thuật để tận dụng thiên nhiên và chống chọi với thiên nhiên. Chính điều đó đã thể hiện rõ nét văn hóa ứng xử của con người đối với thiên nhiên ngày một đi xuống. Chúng ta đã biết, thiên nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Môi trường tự nhiên là một bộ phận trong môi trường sống của con người nên cách mà con người ứng xử với tự nhiên phần nào sẽ tạo ra giá trị văn hóa ứng xử đặc thù của con người ở một vùng, miền nơi họ sinh sống. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số ngày càng tăng đã dẫn đến nhiều hậu quả cho cuộc sống và môi trường. 2 Vì con người đã tận dụng tối đa tài nguyên đất làm đất bạc màu và sự can thiệp kỹ thuật – khoa học sử dụng nhiều hóa chất phân bón, thuốc trừ sâu,… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người ngày nay. Vì kinh tế riêng mà xem nhẹ môi trường chung. Chính điều đó là hậu quả của việc ý thức con người đối với con người và đối với thiên nhiên càng giảm. Một trong những nguyên nhân là do thiếu sự quan tâm yếu tố văn hóa trong khi phát triển ở lĩnh vực nào. Như quan điểm của Unesco: “Văn hóa là trung tâm của sự phát triển”. Yếu tố văn hóa phải được quan tâm trong mọi lĩnh vực thì mới phát triển bền vững. Hay quan điểm của Đảng và Nhà nước ta nhận định: “Kinh tế và văn hoá gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ: kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá và văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất” (Báo cáo của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại kỳ họp thứ X, Quốc Hội khóa VIII). Qua hai quan điểm trên cho thấy tầm quan trọng của yếu tố văn hóa khi phát triển trong bất kỳ lĩnh vực nào, có như thế thì mới phát triển một cách bền vững. Ở Việt Nam, đã có không ít những công trình nghiên cứu về văn hóa Tây Nam Bộ, văn hóa các dân tộc ở An Giang. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên qua việc sản xuất lúa mùa nổi của cư dân nơi này. Chính những lý do trên, chúng tôi muốn tìm hiểu cách ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên của người Việt trong hoạt động sản xuất lúa mùa nổi của một vùng văn hóa cụ thể. Đồng thời, chúng tôi đặt vấn đề cần thiết để bảo tồn và phát triển bền vững cây lúa mùa nổi. Một mặt để giữ gìn cây lúa truyền thống (lúa mùa nổi) vì không phải nơi đâu cũng sản xuất được. Mặt khác, để giữ hoạt động sản xuất lúa mùa nổi đã được hình thành từ bao đời nay và góp phần vào việc tìm hiểu các khía cạnh văn hóa ứng xử với tự nhiên hết sức đặc thù của người Việt ở vùng đất An Giang. Do đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt qua sản xuất lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” để làm luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Việt Nam học. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi bao quát, có những công trình trong nước đã đề cập những vấn đề từ khát quát đến cụ thể, hay từ gián tiếp đến trực tiếp liên quan đến đề tài. Cụ thể, các tài liệu tham khảo được phân loại như sau: Thứ nhất: những nghiên cứu về văn hóa Việt Nam nói chung bao gồm một số công trình của các tác giả như: Đào Duy Anh 1938,2006; Phan Hồng Sơn 1983; Chu Xuân 1993; Trần Ngọc Thêm 1999; Phan Ngọc 2001; Nguyễn Thừa Hỷ 2001 Trần Diễm Thúy 2005; Trần Quốc Vượng 1998, 2013; Lại Phi Hùng, Nguyễn Đình Hòa và Vũ Sơn Hằng (đồng chủ biên) 2013; Ngô Đức Thịnh 2014, 2015,…các tác giả đã trình bày văn hóa Việt Nam một cách cơ bản từ những khái niệm cho đến các thành tố văn hóa Việt Nam một cách có hệ thống. Trong đó, đều đề cập đến những luận điểm liên quan đến văn hóa ứng xử môi trường tự nhiên của người Việt một cách tổng quát của con người Việt nói chung và được phân theo vùng văn hóa ở đất nước Việt Nam. Các công trình trên chưa có tác giả nào trình bày liên quan đến văn hóa ứng xử qua sản xuất lúa mùa nổi. Đây là những gợi ý cơ bản giúp chúng tôi vận dụng trong nghiên cứu văn hóa của đề tài. Thứ hai: những công trình nghiên cứu về Nam bộ của các tác giả như: Sơn Nam 1964, 1992, 1993, 2000; Đoàn Giỏi 1975. Các tác giả đã trình bày lịch sử về vùng đất Nam bộ và đưa ra những luận điểm cũng như nhận định về đời sống, kinh tế của con người và văn hóa của người Việt ở khu vực Nam bộ. Ngoài ra, (cố) GS. Phan Huy Lê (chủ biên) (2016), quyển “Vùng đất Nam Bộ: Quá trình hình thành và phát triển”. Công trình này được các tác giả nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực vủa vùng đất phương Nam, từ không gian địa lý, địa bàn hành chính, quá trình người Việt đã đến vùng đất Nam Bộ và phát triển. Đây là những công trình giúp chúng tôi có cơ sở lý luận về sự xuất hiện của người Việt ở vùng đất phương Nam. Tính đến hiện tại các công trình nghiên cứu liên quan về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt như: 4 “Văn hóa ứng xử với môi trường sông nước của người Việt miền Tây Nam Bộ” (2006) luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đoàn Bảo Tuyền. Qua công trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những luận điểm về đời sống của con người Việt và cách ứng xử của họ đối với môi trường sông nước ở miền Tây. Với kết quả nghiên cứu, tác giả đã góp phần làm phong phú giá trị văn hóa vùng Tây Nam Bộ. Với công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu văn hóa ứng xử của con người nhưng ở đây là đối với môi trường sông nước. Tác giả không đề cập gì đến vấn đề sản xuất lúa mùa nổi. “Văn hóa ứng xử với nắng nóng của người Việt” (2007) luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thúy Nguyệt. Trong công trình này, tác giả đã trình bày rất chặt chẽ về văn hóa ứng xử, đã thể hiện rất rõ nét về cách ứng xử của người Việt đối với thời tiết nắng nóng. Công trình cũng nghiên cứu về văn hóa ứng xử nhưng là ứng xử của người Việt nói chung và đã tập trung vào một khía cạnh đó là văn hóa ứng xử đối với thời tiết nắng nóng. Công trình này cũng không đề cập gì đến việc sản xuất lúa mùa nổi. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa ứng xử với đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đề cập liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu như: “Tìm hiểu tri thức dân gian của người Việt vùng U Minh qua cách ứng xử môi trường tự nhiên trong đời sống vật chất” (2009) luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Diệp Mai; “Rượu trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam Bộ” (2009), luận văn Thạc sĩ của Phan Minh Tuấn; “Văn hóa ứng xử với biển của người Việt miền Tây Nam Bộ” (2010) luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Nghị; “Văn hóa ứng xử với không gian của người Việt miền Tây Nam Bộ” (2011) luận văn Thạc sĩ Trần Văn Trường; “Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt miền Tây Nam bộ thông qua không gian cư trú” (2012) của tác giả Trương Thị Lam Hà; “Văn hóa ứng xử với rừng của Xtiêng ở Việt Nam” (2012), luận văn Thạc sỹ của Hoàng Thị Lan; “Thái độ ứng xử của người Việt với tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu” (2013) Nguyễn Hữu Thụ; “Văn hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở của người Việt” (2013), luận án Tiến sĩ của Võ Thị Thu Thủy; “Văn 5 hóa ứng xử với môi trường của người Hội An” (2014), luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Đề. Các tác giả đã mô tả, phân tích và làm sáng tỏ thái độ ứng xử của người Việt trong các công trình nghiên cứu của mình. Ngoài ra, Tác giả Trần Ngọc Thêm chủ biên sách Văn hóa Việt vùng Tây Nam Bộ (2013) và tái bản (2014), tác giả đã đề cập một cách bao quát về văn hóa ứng xử của người Việt ở vùng Tây Nam Bộ. Trong đó tác giả có nhắc đến cây lúa mùa nổi trong văn hóa lúa gạo của người Việt. Tuy nhiên, chỉ được nhắc tới một cách sơ lược về nguồn gốc và giải thích tên gọi. Bên cạnh một số công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên thì chúng tôi cũng đã tìm hiểu một số công trình đã nghiên cứu về văn hóa ứng xử với môi trường xã hội như: “Văn hóa ứng xử trong quan hệ xã hội của người Nghệ Tĩnh qua một số thành ngữ địa phương” của Nguyễn Trí Sơn trong Nghiên cứu Đông Nam Á (1996), “Văn hóa ứng xử của tộc người Giẻ - Triêng nhìn từ phong tục hôn nhân” (2005), luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hùng Khu; “Văn hóa ứng xử trong buôn bán của tiểu thương bán hàng thủ công mỹ nghệ tại Bến Thành ở Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh” (2008), đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) do Nguyễn Thị Trà chủ nhiệm; “Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội trong lịch sử Nam tiến của người Việt ở Tây Nam Bộ” (2010), luận văn Thạc sĩ của Vũ Thị Huyền Ly; “Blog Việt từ góc nhìn văn hóa ứng xử” (2011), luận văn Thạc sĩ của Cù Thị Thanh Huyền; “Văn hóa ứng xử của người Nam Bộ và người Mỹ qua lời khen và lời hồi đáp khen” (2011), luận án Tiến sĩ của Trần Kim Hằng; “Văn hóa ứng xử giữa người Việt và người Hàn Quốc trong công ty Hàn Quốc tại Việt Nam” (2013), luận văn Thạc sĩ của Roh Ji Eun. Những công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử với môi trường được liệt kê trên tuy không gần gũi với đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhưng các công trình ấy đã giúp chúng tôi tham khảo, hiểu sâu sắc về những lý luận để vận dụng cho nghiên cứu của mình. 6 Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu mà trong đó có đề cập đến những yếu tố liên quan đến đề tài luận văn như: “Văn hóa đương đại ở Nam Bộ” (2013) của tác giả Hồ Bá Thâm, tác giả trình bày những thách thức về môi trường, biến đổi khí hậu và những quan điểm về nhận thức đúng đắn việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững đồng thời xây dựng và giáo dục văn hóa môi trường sinh thái hiện nay ở Nam bộ. Đây là những vấn đề giúp chúng tôi có thêm kiến thức và tư liệu về môi trường và sự nhận thức của con người đối với môi trường sinh thái nói chung và vấn đề về phát triển bền vững mà đề tài chúng tôi sẽ đề cập đến. “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” (2014) của tác giả Ngô Đức Thịnh, tác giả đề cập đến những giá trị văn hóa trong việc thích ứng và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tác giả đã trình bày những giá trị văn hóa nói chung ở Việt Nam chứ không phân theo vùng văn hóa nào. Những công trình có liên quan trực tiếp đề tài luận văn: Đề án về “Bảo tồn lúa mùa nổi ở Tri Tôn, An Giang” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn thuộc trường Đại học An Giang cùng với chính quyền địa phương và bà con nông dân xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang tiến hành xây dựng kế hoạch nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ bảo tồn và phát triển hệ thống cây lúa mùa nổi trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2013 - 2016. Sau khi triển khai dự án đến nay Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn đã có được một số kết quả nghiên cứu rất khả quan, và đã từng bước chuyển giao cho cộng đồng dân cư trong vùng lúa mùa nổi Vĩnh Phước. Đề án này phần lớn nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển lúa mùa nổi ở góc độ kỹ thuật của các chuyên gia về nông nghiệp. Với công trình này đã có nhắc đến lúa mùa nổi nhưng công trình được tập trung nghiên cứu về loại cây lúa mùa nổi, sự sinh trưởng, kỹ thuật phát triển giống, phân tích đất trồng. Với đề tài luận văn, chúng tôi sẽ nghiên cứu ở góc độ về văn hóa. Tức là chúng tôi nghiên cứu về con người ở nơi đây nhưng giới hạn ở khía cạnh văn hóa ứng xử của họ thông qua hoạt động của người dân trong việc sản xuất lúa mùa nổi. 7 Tính đến hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên qua sản xuất lúa mùa nổi của người Việt ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Chính vì vậy, đề tài của chúng tôi làm luận văn là một đề tài nghiên cứu mới mẻ. Kết quả nghiên cứu sẽ đem đến một nguồn tư liệu, một cái nhìn mới về văn hóa ứng xử của người Việt nơi đây. Tuy nhiên, vì đây là đề tài mới nên hạn chế về tài liệu tham khảo mà nguồn tư liệu chính là kết quả của việc đi thực tế điền dã và thâm nhập vào cuộc sống của người Việt có sản xuất lúa mùa nổi để chúng tôi khảo sát và phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, kết quả nghiên cứu đề tài của chúng tôi sẽ là những luận điểm và nhận định từ việc điền dã. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn mong muốn nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau: Nghiên cứu quá trình sản xuất lúa mùa nổi trên một vùng đất với những đặc điểm tự nhiên độc đáo mang bản sắc vùng rõ nét. Tìm hiểu cách ứng xử của người Việt đối với môi trường tự nhiên qua hoạt động sản xuất lúa mùa nổi. Từ đó, chúng tôi đưa ra cứ liệu cho thấy ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên có thể góp phần bảo tồn và phát triển bền vững cây lúa mùa nổi, trong vấn đề cấp bách của xã hội cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái hiện nay và tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cách ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt trong sản xuất lúa mùa nổi và đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp để phát triển bền vững cây lúa mùa nổi từ góc nhìn văn hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Lúa mùa nổi được trồng phổ biến ở vùng ngập nông và ngập sâu ở vùng Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười có hơn 0,5 triệu 8 hecta, trong đó 50% được trồng ở vùng An Giang. Tuy nhiên, diện tích lúa mùa nổi giảm đáng kể khoảng 80% từ năm 1975 đến 1994 do chính sách đổi mới của nhà nước. Năm 2012, diện tích lúa mùa nổi chỉ còn 20 hecta ở xã Lương An Trà và 41,2 hecta ở xã Vĩnh Phước, thuộc huyện Tri Tôn, An Giang; Đồng thời xã Vĩnh Phước đang được chính quyền và nông dân tại địa phương kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn của Trường Đại học An Giang thực hiện đề án Bảo tồn lúa mùa nổi giai đoạn 2013 – 2016. Đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi chọn xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang làm không gian nghiên cứu đề tài. - Thời gian nghiên cứu: người Việt di cư đến xã Vĩnh Phước khai hoang và sản xuất lúa mùa nổi từ năm 1999 nên chúng tôi chọn móc thời gian nghiên cứu vấn đề từ năm 1999 đến nay. 5. Phương pháp và hướng tiếp cận nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp định tính làm phương pháp chính. Phương pháp phỏng vấn sâu: chúng tôi đến xã Vĩnh Phước gặp gỡ cộng tác viên là những người có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài như: người dân sinh sống tại đây có sản xuất lúa mùa nổi và chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu. Cuộc phỏng vấn được diễn ra bằng việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi (có ghi âm). Qua cuộc phỏng vấn, chúng tôi khai thác những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu, đồng thời tổng hợp những ý kiến, nhận định xung quanh vấn đề nghiên cứu. Kết quả của phương pháp này được chọn lọc với những nội dung phù hợp và sử dụng trong việc trình bày đề tài. Phương pháp quan sát tham dự: chính là sự tiếp cận với người dân để quan sát và ghi nhận về hoạt động sản xuất lúa mùa nổi nơi đây đồng thời quan sát về cách ứng xử của họ đối với tự nhiên. Áp dụng phương pháp này chúng tôi thường xuyên đến địa bàn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12 trong năm để quan sát và tiếp cận cùng với người dân về hoạt động sản xuất lúa nổi, thu thập thông tin từ thực tế. 9 Hai phương pháp trên được thực hiện nhằm thu thập thông tin, tri thức từ thực tiễn làm cơ sở cho nhận định, đánh giá về văn hóa ứng xử đối với môi trường tự nhiên và việc phát triển bền vững lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang. Phương pháp phân tích tổng hợp: thu thập dữ liệu liên quan và tiến hành phân tích dữ liệu so sánh – có đối chiếu thực tế. Sử dụng phương pháp bằng cách thu thập dữ liệu và những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học về lúa mùa nổi. Kết hợp với phương pháp quan sát tham dự để so sánh và dự đoán, đưa ra nhận định của bản thân. Phương pháp tiếp cận tư liệu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi không chỉ tiếp cận với con người liên quan đến vấn đề nghiên cứu qua phương pháp quan sát tham dự mà còn phải tiếp cận những tư liệu, sách, báo,… liên quan từ lịch sử cho đến hiện tại nhằm góp nhặt những tư liệu cần thiết cho đề tài mình nghiên cứu. Phương pháp khai thác văn bản: Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phương pháp khai thác văn bản. Sử dụng phương pháp này bằng cách, chúng tôi tìm những văn bản có liên quan từ Chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu. Sau đó, xử lý thông tin từ văn bản để làm dữ liệu quan trọng cho vấn đề cần nghiên cứu. Hướng tiếp cận nghiên cứu liên ngành: sử dụng hệ thống tri thức, lý luận và thành quả của nhiều ngành khoa học khác nhau. Đối với đề tài này, tôi sử dụng ngành Việt Nam học là ngành nghiên cứu chính và các ngành bổ trợ khác như: văn hóa học, dân tộc học,… 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần làm rõ vai trò, tầm quan trọng của giá trị văn hóa Việt Nam qua việc ứng xử của người Việt trong hoạt động sản xuất lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 10 Ngoài ra, đề tài còn mang một ý nghĩa quan trọng là góp phần tìm hiểu đặc trưng sản xuất lúa mùa nổi, như là đặc thù của văn hóa vùng, địa phương. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là cứ liệu cho sự phát triển bền vững của việc sản xuất lúa mùa nổi nhìn từ khía cạnh văn hóa. Qua đó, công trình nghiên cứu này cho thấy rằng việc phát triển kinh tế phải đồng thời song hành với việc bảo tồn thiên nhiên. Đó cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Qua những dữ liệu thu thập có thể đưa ra những nhìn nhận khách quan về giá trị văn hóa ứng xử của người Việt đối với môi trường tự nhiên ở địa bàn xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu nhỏ đóng góp cho việc giảng dạy về văn hóa vùng Nam bộ, cho những nghiên cứu về lúa mùa nổi. Đồng thời góp phần đưa ra những gợi ý tìm hiểu thêm các vấn đề khác như về văn hóa sản xuất, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt ở Nam bộ nói chung, An Giang nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn phản ánh những vấn đề nhận thức của con người về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 7. Bố cục đề tài Luận văn được chia làm 03 chương, ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo – khảo sát, phục lục kèm theo, nội dung gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu. Ở chương này, chúng tôi tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết văn hóa vùng, lý thuyết sinh thái văn hóa và lý thuyết phát triển bền vững vì đây là đề tài về ứng xử với môi trường tự nhiên, thể hiện đặc trưng văn hóa vùng, địa phương và mong muốn phát triển, bảo tồn lúa mùa nổi theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, chúng tôi thao tác hóa các khái niệm được sử dụng trong đề tài; đồng thời giới thiệu khái quát về sự hình thành vùng đất và dân cư An Giang nói chung, Tri Tôn nói riêng để làm cơ sở triển khai cho vấn đề chính của đề tài. 11 Chương 2. Sản xuất lúa mùa nổi của người Việt ở xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang nhìn từ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Bên cạnh miêu tả, chúng tôi phân tích cách ứng xử của con người đối với môi trường xã hội, con người đối với môi trường tự nhiên qua việc trồng lúa canh tác nhiều vụ và trồng lúa mùa nước nổi để thấy được giá trị văn hóa trong ứng xử. Chương 3. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng qua sản xuất lúa mùa nổi của người Việt ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang hiện nay. Trong chương này, từ những giá trị mang lại lợi ích cho người dân đưa ra những định hướng thích ứng trong sản xuất lúa mùa nổi và đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa từ sản xuất lúa mùa nổi của người Việt ở địa bàn Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang. 12 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Văn hóa ứng xử Thuật ngữ “văn hóa” đã được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm hay định nghĩa nó. Tuy nhiên, ở mỗi góc độ nhìn nhận khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn như “trình độ văn hóa” thường dùng để chỉ việc học thức, để đánh giá một cá nhân hay một người nào đó có kiến thức phổ thông tới đâu hay “văn hóa Óc Eo, văn hóa Đông Sơn,…” dùng để chỉ trình độ phát triển chuyên biệt của một giai đoạn thời gian cụ thể. Ngoài ra, trên thế giới còn rất nhiều định nghĩa về “văn hóa” theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Qua tham khảo những nguồn tài liệu, chúng tôi chọn định nghĩa của tác giả Trần Ngọc Thêm về văn hóa dựa trên những đặc trưng cơ bản và những nét riêng tiêu biểu của nó một cách rõ ràng tổng quát để làm cơ sở lý luận cho luận văn. Ông cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. (Trần Ngọc Thêm, 1999, tr.10) Ứng xử là một từ ghép của hai từ “ứng” và “xử”. Trong đó, từ “ứng” có nghĩa là ứng phó, ứng đáp, ứng đối, ứng biến; và từ “xử” có nghĩa là xử sự, xử lí, xử thế,… Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. (“Khái quát chung về giao tiếp - ứng xử”, n.d.). Ở góc độ chuyên gia tâm lý học, ứng xử là một khoa học nghiên cứu những tri thức tâm lý cần thiết để phản ứng sự tác động của một tình huống giao tiếp cụ thể,

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net