Ngữ nghĩa cú pháp chuỗi vị từ chuyển động tiếng việt (so sánh với tiếng anh)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Ngữ nghĩa cú pháp chuỗi vị từ chuyển động tiếng việt (so sánh với tiếng anh)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ THỊ MỘNG THƠ NGỮ NGHĨA – CÚ PHÁP CHUỖI VỊ TỪ CHUYỂN ĐỘNG TIẾNG VIỆT (so sánh với tiếng Anh) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ THỊ MỘNG THƠ NGỮ NGHĨA – CÚ PHÁP CHUỖI VỊ TỪ CHUYỂN ĐỘNG TIẾNG VIỆT (so sánh với tiếng Anh) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 8.22.90.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HOÀNG TRUNG TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoàng Trung. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kì một công trình nào khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Học viên Võ Thị Mộng Thơ LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Trung, người Thầy đã truyền dạy cho tôi những bài học lớn lao, những kinh nghiệm thiết thực và những giá trị quý báu trên con đường nghiên cứu khoa học, người Thầy đã tận tình dẫn dắt tôi, hỗ trợ tôi, khích lệ tinh thần tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở Bộ môn Ngôn ngữ học, quý Thầy, Cô đã giảng dạy tôi ở những môn học chuyên ngành. Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô ở Phòng Sau đại học, Thư viện và các phòng ban đã luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng các anh chị học viên Cao học khóa 2016 (đợt 1) đã luôn bên cạnh, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 04 năm 2020 Học viên Võ Thị Mộng Thơ MỤC LỤC DẪN NHẬP ............................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................... 2 2.1. Trên thế giới............................................................................................... 2 2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 6 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 7 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 7 3.2. Đối tượng phục vụ của đề tài...................................................................... 8 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9 5.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9 5.2. Cách thức thực hiện đề tài ........................................................................ 10 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................ 10 6.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 11 7. Bố cục luận văn .............................................................................................. 11 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 13 1.1. Những lý thuyết về chuyển động (Motion) .................................................. 13 1.1.1. Khái niệm chuyển động và sự tình chuyển động.................................... 13 1.1.2. Đặc điểm cấu trúc nội tại của sự tình chuyển động ................................ 14 1.1.3. Đồng sự tình (Co-event) ........................................................................ 17 1.2. Cách thức mã hóa sự tình chuyển động trong ngôn ngữ ............................... 18 1.2.1. Ngôn ngữ mã hóa phương thức chuyển động (Manner languages) ........ 18 1.2.2. Ngôn ngữ mã hóa hướng chuyển động (Path languages) ....................... 20 1.2.3. Ngôn ngữ mã hóa phương thức và hướng chuyển động (Manner and path languages) ....................................................................................................... 22 1.3. Khái niệm chuỗi vị từ (Serial verb constructions - SVCs) ............................ 23 1.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 25 Chương 2: CHUỖI VỊ TỪ CHUYỂN ĐỘNG TIẾNG VIỆT ............................ 27 2.1. Kết cấu chuỗi vị từ chuyển động trong tiếng Việt ........................................ 27 2.1.1. Vị từ hàm chứa hướng chuyển động (Directional verbs) và Kết cấu chuỗi vị từ chuyển động có hướng (Directional serial motion verb constructions) .... 27 2.1.2. Vị từ hàm chứa đích chuyển động (Destination verbs) và Kết cấu chuỗi vị từ chuyển động có đích (Destination serial motion verb constructions) ........... 31 2.1.3. Vị từ hàm chứa phương thức chuyển động (Manner verbs) và Kết cấu chuỗi vị từ chuyển động có phương thức (Manner serial motion verb constructions) ................................................................................................. 35 2.1.4. Vị từ hàm chứa quỹ đạo chuyển động (Path verbs) và Kết cấu chuỗi vị chuyển động có quỹ đạo (Path serial motion verb constructions) .................... 39 2.1.5. Vị từ chuyển động tại chỗ (Self-contained verbs) và Kết cấu chuỗi vị từ chuyển động tại chỗ (Self-contained serial motion verb constructions) ........... 41 2.1.6. Vị từ chuyển động do tác động (Caused-motion verbs) và Kết cấu chuỗi vị từ chuyển động do tác động (Caused-motion serial verb constructions) ...... 42 2.2. Góc nhìn về chuyển động trong tiếng Việt ................................................... 44 2.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 46 Chương 3: SO SÁNH CHUỖI VỊ TỪ CHUYỂN ĐỘNG TIẾNG VIỆT VỚI KẾT CẤU MIÊU TẢ CHUYỂN ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH ...................... 49 3.1. Kết cấu miêu tả chuyển động trong tiếng Anh ............................................. 49 3.2. Chuyển dịch kết cấu chuỗi vị từ chuyển động từ tiếng Việt sang tiếng Anh . 51 3.2.1. Chuyển dịch kết cấu chuỗi vị từ chuyển động có hướng ........................ 51 3.2.2. Chuyển dịch kết cấu chuỗi vị từ chuyển động có đích ........................... 54 3.2.3. Chuyển dịch kết cấu chuỗi vị từ chuyển động có phương thức .............. 56 3.2.4. Chuyển dịch kết cấu chuỗi vị từ chuyển động có quỹ đạo...................... 60 3.2.5. Chuyển dịch kết cấu chuỗi vị từ chuyển động tại chỗ ............................ 62 3.2.6. Chuyển dịch kết cấu chuỗi vị từ chuyển động do tác động .................... 65 3.3. Chuyển dịch kết cấu miêu tả sự tình chuyển động từ tiếng Anh sang tiếng Việt .................................................................................................................... 68 3.3.1. Chuyển dịch hướng chuyển động .......................................................... 69 3.3.2. Chuyển dịch phương thức chuyển động................................................. 72 3.4. Một số nhận xét về cách thức chuyển dịch sự tình chuyển động giữa hai ngôn ngữ Việt – Anh................................................................................................... 75 3.5. Tiểu kết ....................................................................................................... 76 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 81 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 86 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 98 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TỪ STT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT Nguyên nhân gây chuyển 1 Cau Cause động Caused serial motion verb Kết cấu chuỗi vị từ chuyển 2 Cau-SVCs constructions động do tác động Destination serial motion Kết cấu chuỗi vị từ chuyển 3 Des-SVCs verb constructions động có đích 4 Dir Direction Hướng chuyển động Directional serial motion Kết cấu chuỗi vị từ chuyển 5 Dir-SVCs verb constructions động có hướng Equipollently-framed Ngôn ngữ mã hóa phương 6 EFL languages thức và hướng chuyển động 7 Fi Figure Đối tượng chuyển động Điểm quy chiếu của chuyển 8 Gr Ground động 9 Ma Manner Phương thức chuyển động Manner serial motion verb Kết cấu chuỗi vị từ chuyển 10 Ma-SVCs constructions động có phương thức 11 Mo Motion Chuyển động 12 NP Noun Phrase Danh ngữ 13 OBJ Object Tân ngữ 14 Pa Path Hướng chuyển động Path serial motion verb Kết cấu chuỗi vị từ chuyển 15 Pa-SVCs constructions động có quỹ đạo Self-contained serial motion Kết cấu chuỗi vị từ chuyển 16 Sel-SVCs verb constructions động tại chỗ Ngôn ngữ mã hóa phương 17 SFL Satellite-framed languages thức chuyển động 18 SUBJ Subject Chủ từ 19 SVCs Serial verb constructions Kết cấu chuỗi vị từ 20 TA Tiếng Anh 21 TV Tiếng Việt 22 V Verb Vị từ 23 VTCĐ Vị từ chuyển động Ngôn ngữ mã hóa hướng 24 VFL Verb-framed languages chuyển động 1 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Ngữ pháp, ngữ nghĩa của vị từ tiếng Việt, đặc biệt là vị từ chuyển động đã được đề cập khá nhiều trong những công trình nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vị từ đơn, yếu tố thứ hai đứng sau vị từ thường được xử lý như một từ hay một giới từ chỉ hướng, mà chưa được xem xét với vai trò là một vị từ chỉ hướng. Đến nay, Việt ngữ học vẫn chưa có đề tài nào thực sự nghiên cứu sâu về chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng. Trong khi đó, trên thế giới đã có hàng loạt những công trình nghiên cứu về đề tài này ở nhiều ngôn ngữ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Sudmuk (2005) với chuyên luận The Syntax and Semantics of Serial Verb Constructions in Thai, Wechsler (2003) với đề tài “Serial Verbs and Serial Motion” cùng hàng loạt bài nghiên cứu liên quan được Nhà xuất bản Oxford công bố trong công trình Serial Verb Constructions do Aikhenvald và Dixon chủ biên vào năm 2006, có thể kể đến như: Matthews (2006) với “On Serial Verb Constructions in Cantonese”, Hellwig (2006) với “Serial Verb Constructions in Goemai”, Kilian – Hatz (2006) với “Serial Verb Constructions in Khwe (Central – Khoisan)” và Ameka (2006) với “Ewe Serial Verb Constructions in their Grammatical Context”,… Đối tượng nghiên cứu của hầu hết những công trình kể trên là các ngôn ngữ đơn lập khác nhau trên thế giới bao gồm cả tiếng Việt nhưng rất hiếm. Trong khi đó, tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập và chuỗi vị từ là khái niệm thường xuất hiện nhiều ở các ngôn ngữ thuộc loại hình này. Do đó, kết cấu chuỗi vị từ có thể được xem như là một đặc trưng của các ngôn ngữ đơn lập nói chung và tiếng Việt nói riêng. Chính vì thế, vấn đề này cần được khảo sát, nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết và có hệ thống. Bên cạnh đó, việc so sánh kết cấu chuỗi vị từ tiếng Việt với một ngôn ngữ khác loại hình, cụ thể là tiếng Anh sẽ càng thể hiện được một cách nổi bật hơn những đặc trưng ngữ nghĩa – cú pháp của nó. 2 Đặc trưng của ngôn ngữ là tính võ đoán, tuy nhiên, có những thứ thuộc về ngôn ngữ mà chúng ta vẫn có thể lí giải được ở một chừng mực nào đó hoàn toàn phi võ đoán. Vì thế, dù xét ở phương diện khoa học hay thực tiễn, kết cấu chuỗi vị từ tiếng Việt cũng là một hiện tượng thú vị, cần được quan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc. Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn và tiến hành nghiên cứu một vấn đề cụ thể liên quan đến chuỗi vị từ với tên đề tài: Ngữ nghĩa – cú pháp chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh). 2. Lịch sử nghiên cứu Liên quan đến đề tài chuyển động và vị từ chuyển động, một số nhà ngôn ngữ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những công trình tiêu biểu đặt nền tảng kế thừa cho những nghiên cứu về sau. 2.1. Trên thế giới Talmy có thể được xem là người chạm những bước chân đầu tiên đến lĩnh vực nghiên cứu về sự tình chuyển động trong ngôn ngữ. Những nghiên cứu của Talmy về sự tình chuyển động đã đặt nền móng cho hàng loạt nhà nghiên cứu khai thác về đề tài này ở nhiều bình diện khác nhau. Lần lượt qua những công trình Semantic Structures in English and Atsugewi năm 1972, “Lexicalization Patterns: Semantic Structure in Lexical Forms” năm 1985, Towards a Cognitive Semantics: Typology and Process in Concept Structuring năm 2000,… Talmy đã đạt được những thành tựu nhất định và có tầm ảnh hưởng đến những công trình nghiên cứu sau này. Cụ thể, cột mốc đầu tiên đặt tiền đề cho những nghiên cứu về sự tình chuyển động trong ngôn ngữ chính là luận án Semantic Structures in English and Atsugewi của Talmy (1972). Trong công trình này, Talmy đã phác họa được lý thuyết sơ khai về sự tình chuyển động (translatory situation) bằng cách đưa ra và phân biệt những khái niệm một cách rõ ràng. Theo đó, sự tình chuyển động là một sự tình mà trong đó có một đối tượng chuyển động (figure) di chuyển dọc theo một hướng (path) và nó là một phức thể được cấu thành bởi bốn thành tố nội tại: đối tượng chuyển động (figure), điểm quy chiếu của chuyển động (ground), hướng chuyển động (directional) 3 và nguyên nhân chuyển động (motive). Kết quả nghiên cứu này là một trong những tiền đề quan trọng của Talmy đối với những nghiên cứu sau này về ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ. Tiếp nối thành quả của luận án Semantic Structures in English and Atsugewi năm 1972, Talmy (1985, 1991, 2000) đã lần lượt công bố hàng loạt công trình nghiên cứu tiếp theo về sự tình chuyển động trong ngôn ngữ. Trong đó, “Lexicalization Patterns: Semantic Structure in Lexical Forms” được công bố năm 1985 là một bản tuyên ngôn chính thức của Talmy về vấn đề nghiên cứu sự tình chuyển động trong ngôn ngữ. Bởi vì, kết quả nghiên cứu mà ông đưa ra lúc này mới bắt đầu thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và được công nhận như một vấn đề cần được nghiên cứu một cách sâu sắc trong ngôn ngữ. Trong công trình này, thuật ngữ “translatory situation” (sự tình chuyển động) chính thức được Talmy thay thế bằng thuật ngữ “motion event” và 4 thành tố nội tại của sự tình chuyển động lần lượt là: đối tượng chuyển động (figure), điểm quy chiếu (ground), hướng chuyển động (“translatory” được thay thế bằng “path”) và chuyển động (“motive” được thay thế bằng “motion”). Kết quả chung của những nghiên cứu kể trên là Talmy (2000) đã đề xuất chia các ngôn ngữ thành hai nhóm chính: nhóm Ngôn ngữ mã hóa phương thức chuyển động (Satellite-framed languages) và nhóm Ngôn ngữ mã hóa hướng chuyển động (Verb- framed languages) bằng việc khảo sát các yếu tố kết hợp với vị từ để tạo thành một ngữ vị từ miêu tả một sự tình chuyển động. Tóm lại, kết quả các công trình nghiên cứu của Talmy kể trên có tầm ảnh hưởng và mở đường cho những nghiên cứu về sau, có thể được khái quát thành hai vấn đề chính: Một là, với những lý thuyết hữu dụng trong các công trình được công bố, Talmy đã cho thấy rằng sự tình chuyển động là một vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực ngôn ngữ. Hai là, trên quan điểm về loại hình học, Talmy đã phân chia ngôn ngữ thành hai nhóm: nhóm Ngôn ngữ mã hóa hướng chuyển động (Verb-framed languages) và 4 nhóm Ngôn ngữ mã hóa phương thức chuyển động (Satellite-framed languages). Đây chính là tiền đề quan trọng cho những nghiên cứu sau này. Mâu thuẫn nhưng không hoàn toàn đối lập với kết quả nghiên cứu của Talmy, Slobin (1987) đã đưa ra một kết quả nghiên cứu mới thông qua công trình “Thinking for Speaking”. Theo đó, ông đưa ra quan điểm rằng những người bản ngữ thuộc nhóm Ngôn ngữ mã hóa hướng chuyển động sẽ miêu tả hướng chuyển động bằng những vị từ và cung cấp rất ít thông tin về phương thức chuyển động. Trong khi đó, những người bản ngữ thuộc nhóm Ngôn ngữ mã hóa phương thức chuyển động sẽ dùng những vị từ chỉ phương thức kết hợp với một hoặc nhiều yếu tố vệ tinh đi cùng vị từ trong ngôn ngữ đó để mã hóa thông tin về phương thức chuyển động. Slobin cho rằng, tùy vào cách tri nhận của người bản ngữ mà mỗi ngôn ngữ khác nhau sẽ có cách thức mã hóa hai thành tố hướng chuyển động và phương thức chuyển động khác nhau. Tiếp nối thành quả nghiên cứu đó, trong công trình “The Many Ways to Search for a Frog: Linguistic Typology and Expression of Motion Events” Slobin (2004, tr.25) đã đề xuất bổ sung thêm một nhóm thứ ba là nhóm Ngôn ngữ mã hóa phương thức và hướng chuyển động (Equipollently-framed languages). Theo đó, trong nhóm ngôn ngữ thứ ba này, hướng chuyển động và phương thức chuyển động được mã hóa cùng lúc trong những hình thức ngữ pháp của vị từ, điển hình như:  Những ngôn ngữ có kết cấu chuỗi vị từ, trong đó một vị từ mã hóa phương thức chuyển động và một vị từ mã hóa hướng chuyển động theo kết cấu: Manner verbs + Path verbs như tiếng Niger-Congo, tiếng Hmong-Mien, tiếng Sino-Tibetan, tiếng Tai-Kadai, tiếng Mon-Khmer và tiếng Austronesian.  Những ngôn ngữ mà cả phương thức chuyển động và hướng chuyển động được mã hóa trong cùng một vị từ theo kết cấu: [Manner + Path]Verbs, chẳng hạn như tiếng Algonquian, tiếng Athabaskan, tiếng Hokan và tiếng Klamath-Takelman.  Những ngôn ngữ có hai tiền tố đi trước vị từ lần lượt mã hóa phương thức chuyển động và hướng chuyển động theo kết cấu: Manner preverb + Path preverb + Verb, điển hình của nhóm ngôn ngữ này là tiếng Jaminjungan. 5 Tiếp đó, Sudmuk (2005), trong chuyên luận The Syntax and Semantics of Serial Verb Constructions in Thai đã đưa ra kết quả cho thấy, có thể khái quát thành 8 kết cấu chuỗi vị từ khác nhau trong tiếng Thái, lần lượt là: Motion SVCs, Posture SVCs Take – SVCs, Use – SVCs, Open Class SVCs, Give – SVCs, Causative SVCs và Resultative SVCs. Tám kết cấu chuỗi vị từ này có những đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa khác nhau trong quá trình hành chức. Tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu tương đối rộng nên chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả và phân tích một cách khái quát chứ chưa đề cập sâu hơn về những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của từng loại. Bên cạnh đó, Matthews (2006) cũng công bố công trình “On Serial Verb Constructions in Cantonese” nghiên cứu về chuỗi vị từ tiếng Quảng Đông (Trung Quốc). Kết quả ông đưa ra là những miêu tả và phân tích bao quát về ngữ pháp của một số chuỗi vị từ điển hình trong tiếng Quảng Đông. Trong công trình này, Matthews còn chỉ ra sự giống nhau giữa chuỗi vị từ trong tiếng Quảng Đông và với chuỗi vị từ trong tiếng Thái. Cùng với Matthews, hàng loạt nhà nghiên cứu như Hellwid (2006), Kilian- Hatz (2006), Ameka (2006), Solnit (2006), Diller (2006), Aikhenvald (2006), Ingram (2006),… đã có những bài nghiên cứu về chuỗi vị từ đối với những ngôn ngữ đơn lập được tập hợp và công bố trong công trình Serial Verb Constructions của Nhà xuất bản Oxford. Tuy nhiên, phần lớn các công trình trên mới chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra những miêu tả và phân tích ngữ pháp chuỗi vị từ một cách khái quát ở góc nhìn loại hình học chứ chưa đi sâu vào phân tích từng loại cụ thể.  Nhận xét: - Nhìn chung, trên thế giới đã nhiều có công trình nghiên cứu về đề tài chuyển động và vị từ chuyển động. Tuy nhiên, ngoại trừ chuyên luận của Sudmuk, đặc điểm chung của hầu hết các công trình là chưa khảo tả một cách toàn diện các loại chuỗi vị từ có trong từng ngôn ngữ mà họ nghiên cứu. - Những công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài đa số đều tiếp cận ở góc độ từ ngoài nhìn vào trong. Bởi vì, các nhà nghiên cứu kể trên đều không phải là 6 người bản ngữ đối với các ngôn ngữ mà họ đang nghiên cứu. Điều này có mặt ưu điểm nhưng cũng có phần hạn chế. Ưu điểm là các nghiên cứu nước ngoài có thể có được cái nhìn khách quan đối với ngôn ngữ được nghiên cứu – điều mà đôi khi người nghiên cứu bản ngữ không thể nhận ra. Tuy nhiên, điều này cũng hạn chế ở chỗ họ khó có thể khảo sát hết được tất cả những hiện trạng đang diễn ra trong ngôn ngữ đó. - Hầu hết các nghiên cứu kể trên đều chưa nhất quán trong bình diện tiếp cận đề tài nên đã hình thành những trường phái nghiên cứu khác nhau. Điều này tạo ra một khoảng trống trong nghiên cứu để những đề tài sau có thể phát triển vấn đề theo hướng đa dạng hơn. 2.2. Ở Việt Nam Nguyễn Lai (2001) trong Ngữ nghĩa nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại đã thật sự có một cái nhìn sâu sắc, trực diện vào vấn đề liên quan đến nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt. Tác giả đã khái quát từ lịch sử hình thành cho đến quá trình ngữ pháp hóa các tiểu từ trên. Nguyễn Lai thuộc nhóm tác giả theo quan điểm xếp các từ vào, ra, lên, xuống vào nhóm động từ. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu kể trên, Nguyễn Lai chỉ đặt trọng tâm nghiên cứu vào các vị từ vào, ra, lên, xuống một cách đơn lẻ chứ chưa giải quyết vấn đề kết cấu chuỗi vị từ có các từ vào, ra, lên, xuống như là một vị từ chỉ hướng trong kết cấu chuỗi vị từ. Nguyễn Thị Quy (2002) trong Ngữ pháp chức năng tiếng Việt đã có một bước nghiên cứu mang tính đột phá trong việc vận dụng phương pháp nghiên cứu ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu vị từ hành động trong tiếng Việt. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, tác giả đã làm rõ được những vấn đề còn mơ hồ trong nghiên cứu Việt ngữ như là: sự phân biệt bổ ngữ và trạng ngữ, bổ ngữ tỉnh lược và bổ ngữ vắng mặt cố hữu, bổ ngữ và vai nghĩa, tình thái, trạng ngữ và các hư từ, chức năng của vị từ trong vị ngữ,… Đặc biệt, tác giả đã phân loại vị từ hành động trong tiếng Việt thành những tiểu loại một cách rất hệ thống và mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới. Trong công trình Ngữ pháp chức năng tiếng Việt: Ngữ đoạn và từ loại, Cao Xuân Hạo (2006, tr.23-26) đã từng đề cập đến cấu trúc cú pháp của ngữ vị từ. Theo đó, ngữ vị từ là phần thuyết trong cấu trúc đề - thuyết, biểu thị nội dung của một sự 7 tình. Một ngữ vị từ được tạo thành từ một hoặc có thể nhiều hơn một vị từ. Đối với những ngữ vị từ được tạo thành từ hai vị từ trở lên, vị từ mở đầu là vị từ trung tâm. Đồng thời, trước ngữ vị từ biểu hiện nội dung sự tình sẽ có chuỗi các ngữ vị từ tình thái để tình thái hóa nội dung sự tình, còn sau nó là chuỗi các ngữ vị từ đi sau trung tâm để bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự tình. Kết quả này đã mở ra nhiều hướng mới cho các nghiên cứu liên quan đến vị từ sau này. Liên quan đến kết cấu chuỗi vị từ tiếng Việt, Nguyễn Hoàng Trung (2014) trong bài viết “Vài nét về kết cấu gây khiến trong tiếng Việt” đề cập rằng: “Kết cấu gây khiến trong tiếng Việt miêu tả một sự tình có hai sự tình bộ phận: (a) sự tình tác động và (b) sự tình kết quả. Sự tình tác động biểu thị một hành động nhắm đến đối tượng do danh ngữ bổ ngữ biểu thị, khiến đối tượng này ở vào một trạng thái hay thực hiện một hoạt động nào đó ngoài ý muốn của mình. Về mặt cú pháp - ngữ nghĩa, vị từ tác động trong kết cấu thường phải là vị từ chuyển tác, còn vị từ kết quả có thể là vị từ động phi chuyển tác. Vị trí của các sự tình bộ phận trong kết cấu phản ánh giác độ mã hóa sự tình trong hiện thực của người bản ngữ Việt”. (tr.16) Qua đó, tác giả đã đưa ra kết quả cho thấy nội dung một sự tình trong tiếng Việt có thể được biểu hiện bằng một chuỗi các vị từ mà trong đó kết cấu gây khiến là một trong những kết cấu tiêu biểu đã được khái quát hóa. Đây cũng là một trong những công trình đặt tiền đề cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kết cấu chuỗi vị từ trong tiếng Việt. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên việc khảo sát, miêu tả và phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa – cú pháp của chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt, luận văn sẽ xác lập các đặc trưng của chúng ở góc nhìn của ngữ pháp chức năng nhằm khẳng định được vị trí và vai trò của chuỗi vị từ chuyển động trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt. Như vậy, vấn đề này sẽ được nghiên cứu một cách rạch ròi trên cả hai bình diện: ngữ nghĩa và cú pháp. Bên 8 cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành so sánh chuỗi vị từ chuyển động trong tiếng Việt với kết cấu miêu tả chuyển động trong tiếng Anh. Qua đó, khái quát được mô hình chuyển dịch sự tình chuyển động giữa hai ngôn ngữ Việt - Anh nhằm đưa ra những ứng dụng thực tiễn liên quan đến việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu, sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh. 3.2. Đối tượng phục vụ của đề tài Đối tượng mà đề tài hướng đến là những người học tập tiếng Việt như một ngoại ngữ, những người nghiên cứu về tiếng Việt, những người dạy - học tiếng Anh và những người làm công tác dịch thuật. Cụ thể, đề tài sẽ cung cấp những lý thuyết hữu dụng liên quan đến chuỗi vị từ chuyển động trong Việt và kết cấu miêu tả chuyển động trong tiếng Anh. Từ đó, giúp người sử dụng ngôn ngữ có những hiểu biết nhất định để việc vận dụng chúng được linh hoạt và chính xác hơn. Đồng thời, đề tài còn góp phần lí giải những vấn đề xoay quanh cách mã hóa sự tình chuyển động trong hai ngôn ngữ. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã nêu, đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài là ngữ nghĩa - cú pháp chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt. Chính vì thế, luận văn tập trung chủ yếu vào việc miêu tả, phân tích cấu trúc chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt và so sánh với kết cấu miêu tả sự tình chuyển động trong tiếng Anh. Từ đó, khái quát được những đặc trưng phổ quát của chuỗi vị từ này trên quan điểm về loại hình học và ngữ pháp chức năng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua khảo sát kết cấu chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt với danh sách 130 vị từ chuyển động mà chúng tôi thu thập từ Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003). 9 Bên cạnh đó, để so sánh chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt và kết cấu miêu tả chuyển động trong tiếng Anh, chúng tôi còn tiến hành khảo sát cách chuyển dịch câu có kết cấu chuỗi vị từ chuyển động từ tiếng Việt sang tiếng Anh qua một số truyện ngắn song ngữ như: “Thanh minh” (Thanh Minh), “Chân dung” (A Portrait), “Gió heo may” (Autumn Wind), “Người đàn bà đợi ở bến xe” (The Woman at The Bus Stop) và “Vũ điệu cái bô” (The Waltz of The Champer Pot) trích từ tuyển tập truyện ngắn Giữa những điều bình dị (Nguyễn Quang Thân, 2008), cùng truyện ngắn Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài, 2017) và bản dịch Diary of a Cricket (Đặng Thế Bính, 2017) và kết cấu miêu tả chuyển động được chuyển dịch từ Anh sang Việt như The Old Man and the Sea (Hemingway, 2000) với bản dịch Ông già và biển cả (Lê Huy Bắc, 2017). Trong phạm vi đề tài, luận văn tập trung chủ yếu vào việc miêu tả khái quát đối tượng nghiên cứu theo hướng nghiên cứu đồng đại và dựa trên cơ sở những lý thuyết về loại hình học, ngữ pháp học, ngữ nghĩa học và một số lý thuyết liên quan. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu lý thuyết nói chung và nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng. Trong luận văn, chúng tôi đã sử dụng phương pháp miêu tả để làm rõ các đặc trưng ngữ nghĩa – cú pháp của từng loại kết cấu chuỗi vị từ chuyển động trong tiếng Việt. Cụ thể, sau quá trình thu thập ngữ liệu là 130 vị từ chuyển động trong tiếng Việt (xem Phụ lục 1), chúng tôi đã vận dụng phương pháp miêu tả để miêu tả đặc trưng ngữ nghĩa của từng nhóm vị từ chuyển động. Từ đó, đưa ra được sự phán đoán về những khả năng kết hợp của các vị từ chuyển động ở những tiểu loại vị khác nhau để tạo thành những kết cấu chuỗi vị từ chuyển động trong tiếng Việt. Đồng thời, phương pháp này được chúng tôi vận dụng xuyên suốt chương 2 của luận văn để miêu tả các tham tố ngữ nghĩa của từng loại kết cấu chuỗi vị từ chuyển động trong tiếng 10 Việt. Dựa trên kết quả của quá trình miêu tả, chúng tôi đưa ra sự kiến giải về những đặc trưng của từng kết cấu chuỗi vị từ chuyển động, về góc nhìn về chuyển động cũng như là về cách thức mã hóa sự tình chuyển động trong tiếng Việt.  Phương pháp đối chiếu ngôn ngữ học Vì phạm vi đề tài có tiến hành so sánh chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt với kết cấu miêu tả chuyển động trong tiếng Anh nên phương pháp đối chiếu ngôn ngữ học được sử dụng phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nhiệm vụ chủ yếu của phương pháp này là đối chiếu mô hình mã hóa sự tình chuyển động ở hai ngôn ngữ Việt và Anh thông qua cách thức chuyển dịch để làm rõ sự giống nhau và khác nhau trong cách thức mã hóa sự tình chuyển động của từng ngôn ngữ. Từ đó, nêu lên được những mô hình khái quát trong cách chuyển dịch sự tình chuyển động từ Việt sang Anh và từ Anh sang Việt. 5.2. Cách thức thực hiện đề tài Đề tài sẽ được tiến hành lần lượt theo những bước sau:  Thu thập ngữ liệu.  Phân loại và xử lý ngữ liệu.  Áp dụng những phương pháp nghiên cứu lý thuyết để miêu tả, phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa – cú pháp của chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt.  Xác lập những đặc trưng ngữ nghĩa – cú pháp chuỗi vị từ chuyển động trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh).  Xác lập mô hình khái quát cách thức chuyển dịch sự tình chuyển động từ tiếng Việt sang tiếng Anh và từ tiếng Anh qua tiếng Việt thông qua phân tích các bản dịch Việt – Anh và Anh – Việt. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Trước nhất, luận văn có ý nghĩa đánh dấu một bước đi trong việc nghiên cứu về chuỗi vị từ – vấn đề còn chưa được khai thác nhiều trong nghiên cứu tiếng Việt. 11 Bởi lẽ, trước đó, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài này một cách hệ thống và chuyên sâu. Từ đó, luận văn góp phần khai thác một hướng nghiên cứu thiết thực trong việc nghiên cứu ngữ nghĩa – cú pháp của vị từ tiếng Việt. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của luận văn chỉ vỏn vẹn trong phạm vi khái quát các đặc trưng ngữ nghĩa và cú pháp của chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt, xoay quanh vấn đề về chuỗi vị từ còn khá nhiều điều thú vị cần được khai thác. Do đó, dù không nhiều nhưng hi vọng rằng luận văn sẽ có được một sự đóng góp nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng luận văn vẫn đóng góp ý nghĩa thiết thực trong những lĩnh vực khác nhau của người sử dụng ngôn ngữ: Về phương diện dạy tiếng và học tiếng, luận văn mang đến những kiến thức thực tế trong học tập, giảng dạy và dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại. Nó cung cấp cơ sở lý thuyết để giải đáp những vấn đề về mã hóa sự tình chuyển động trong tiếng Việt và cách thức biểu đạt của chúng trong tiếng Anh và ngược lại. Từ đó, cung cấp cho người dạy và học những hiểu biết nhất định về sự khác biệt trong việc mã hóa sự tình chuyển động của hai ngôn ngữ để có những phương pháp truyền đạt và tiếp thu tốt hơn. Về phương diện dịch thuật, đề tài góp phần cung cấp những lý thuyết kiến giải về cách thức chuyển dịch những chuỗi vị từ chuyển động từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại. Đồng thời, nó còn là cơ sở lý thuyết để góp phần hỗ trợ cho công tác dịch thuật được hiệu quả và chính xác hơn đối với những vấn đề liên quan đến chuyển dịch sự tình chuyển động. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày một số lý thuyết liên quan đến quá trình nghiên cứu đề tài như: khái niệm về chuyển động, các đặc trưng của sự

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net