Vai trò của mạng lưới xã hội trong hoạt động kinh tế hộ nuôi tôm tự nhiên ở huyện bình đại tỉnh bến tre

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Vai trò của mạng lưới xã hội trong hoạt động kinh tế hộ nuôi tôm tự nhiên ở huyện bình đại tỉnh bến tre

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- NGÔ THỊ THANH THÚY VAI TRÒ CỦA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HỘ NUÔI TÔM TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- NGÔ THỊ THANH THÚY VAI TRÒ CỦA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HỘ NUÔI TÔM TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành Xã hội học Mã ngành: 60.31.30 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ THỊ THU TRANG Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, đề tài nghiên cứu này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Số liệu đƣợc phân tích và dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực nghiệm của tôi đã tiến hành thực hiện tại Huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre vào tháng 08 năm 2019. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 05 năm 2020 Tác giả luận văn Ngô Thị Thanh Thúy ii LỜI CẢM ƠN Quyển đề tài này sẽ không bao giờ đƣợc hoàn thiện nếu chỉ có sự cố gắng của riêng bản thân tôi. Những thành quả nghiên cứu này đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ chân thành từ phía thầy cô, gia đình, bạn bè và cơ quan. Tôi xin cảm ơn Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trƣờng Đại học Cần Thơ, Phòng Sau đại học, Khoa Xã hội học của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM cùng toàn thể Quý Thầy Cô đã tạo mọi điều kiện học tập, nghiên cứu cho tôi trong thời gian học Cao học cũng nhƣ trong thời gian làm đề tài. Tôi xin đặc biệt cảm ơn ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho tôi, TS. Ngô Thị Thu Trang. Mặc dù có nhiều công việc vay quanh, nhƣng với tinh thần làm việc rất nghiêm túc chân tình Cô vẫn dành cho tôi sự quan tâm chu đáo và tận tình hƣớng dẫn. Những kiến thức, kinh nghiệm và những lời động viên của Cô đã cho tôi sự tự tin cần thiết để tôi có thể bƣớc tiếp hoàn thành đề tài của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và công chức viên chức của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, chính quyền địa phƣơng nơi tôi tiến hành điều tra thực địa: UBND Huyện, cán bộ quản lý Sở nông nghiệp và tất cả những hộ gia đình trong huyện đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình lấy dữ liệu ở địa phƣơng phục vụ cho luận văn này. Tôi cũng không quên cảm ơn những ngƣời bạn đã tận tình giúp đỡ trong quá trình điều tra thực địa, giúp tôi thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Trên hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và tất cả những ngƣời thân đã luôn động viên, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần lẫn vật chất để tôi có thể sớm hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2020 Ngô Thị Thanh Thúy iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn là kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Khách thể hƣớng đến là các hộ dân nuôi tôm tự nhiên trong các rừng chòi đƣớc ven biển thuộc 3 xã Thới Thuận, Thừa Đức và Thạnh Phƣớc. Mô hình nuôi tôm tự nhiên nơi đây đƣợc ngƣời dân gọi là nuôi tôm đập xen kẽ tán chòi đƣớc của rừng phòng hộ ven biển. Mục tiêu hƣớng đến của nghiên cứu là thông qua việc mô tả về (i) thực trạng đời sống kinh tế; (ii) phân tích mạng lƣới xã hội của hộ nuôi tôm tự nhiên. Nghiên cứu đi đến (iii) đánh giá vai trò của mạng lƣới xã hội đối với hoạt động kinh tế của hộ nuôi tôm tự nhiên trên địa bàn huyện Bình Đại tỉnh Bến tre. Từ đó, (iv) khuyến nghị các giải pháp nâng cao vai trò liên kết mạng lƣới xã hội của hộ dân nuôi tôm trong hoạt động phát triển kinh tế hộ. Với những mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp kết hợp giữa nghiên cứu định lƣợng và định tính. Về định lƣợng, cách tiếp cận thông qua bảng câu hỏi khảo sát hộ về hoạt động kinh tế, mạng lƣới cũng nhƣ đánh giá vai trò của các mạng lƣới đối với hoạt động sản xuất kinh tế của hộ. Về định tính, thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đi tìm hiểu phân tích về những nhận định trong số liệu định lƣợng, cũng nhƣ quan điểm của cá nhân đại diện hộ về vấn đề liên quan đến mạng lƣới. Kết quả nghiên cứu là một bức tranh về vai trò của mạng lƣới xã hội của hộ nuôi tôm tự nhiên nơi đây, con tôm luôn là nguồn lực thu nhập kinh tế chính của huyện, nên mọi hoạt động phát triển của hộ dân nơi đây điều xoay quanh con tôm. Sự liên kết mạng lƣới trong việc sản xuất đƣợc ngƣời dân chọn lựa bao gồm: mạng lƣới gia đình, hàng xóm, họ hàng, đại lý dụng cụ, đại lý giống, tổ chức, chính quyền. Các mạng lƣới này tạo ra sự gắn kết mạnh yếu khác nhau đến việc phát triển của hộ dân nuôi tôm tự nhiên. Mỗi mạng lƣới đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế của hộ, nhƣng nhìn chung các mạng lƣới điều hƣớng đến sự liên kết truyền thống vốn có hơn là sự liên kết lợi ích kinh tế. Kết quả khảo sát cho thấy ngƣời dân mạng lƣới yếu đôi khi đóng vai trò khá quan trọng cần đƣợc quan tâm. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................x PHẦN A: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1. DẪN NHẬP........................................................................................................2 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................2 1.2. Sơ lƣợc tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................................4 1.2.1. Những nghiên cứu về khái niệm mạng lƣới xã hội ...................................4 1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến mạng lƣới xã hội ..................................8 1.2.3. Những nghiên cứu về hoạt động kinh tế của hộ nuôi tôm ở Bến Tre.......... .................................................................................................................11 1.3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .....................................................................13 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................13 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................13 1.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................14 1.5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu..................................................................14 1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..............................................................................14 1.5.2. Khách thể nghiên cứu ..............................................................................14 1.6. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................15 1.6.1. Phạm vi thời gian .....................................................................................15 1.6.2. Phạm vi không gian .................................................................................15 1.6.3. Phạm vi nội dung .....................................................................................15 1.7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................15 1.7.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp ..........................................................................16 v 1.7.2. Phƣơng pháp phỏng vấn bảng hỏi ...........................................................16 1.7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ....................................................................18 1.7.4. Phƣơng pháp quan sát ..............................................................................19 1.7.5. Phƣơng pháp thảo luận nhóm ..................................................................19 1.8. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ...............................................................................20 1.8.1. Xử lý dữ liệu định lƣợng .........................................................................20 1.8.2. Xử lý dữ liệu định tính .............................................................................20 1.9. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ................................................................21 1.9.1. Ý nghĩa lý luận.........................................................................................21 1.9.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................21 1.10. Hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn .....................................................21 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................22 2.1. Lý thuyết nghiên cứu ........................................................................................22 2.2. Mô hình phân tích .............................................................................................25 2.3. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................26 2.4. Các khái niệm liên quan đến đề tài...................................................................26 2.5. Kết cấu luận văn ...............................................................................................30 PHẦN B: VAI TRÒ CỦA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NUÔI TÔM TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE ..........................................................................................................................31 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................32 1.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu .....................................................................32 1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................................34 1.2.1. Giới tính ngƣời trả lời ..............................................................................34 1.2.2. Nơi cƣ trú của ngƣời trả lời .....................................................................35 1.2.3. Tuổi của ngƣời trả lời ..............................................................................36 1.2.4. Trình độ học vấn của ngƣời trả lời ..........................................................37 1.2.5. Tôn giáo của ngƣời trả lời .......................................................................37 1.3. Điều kiện tự nhiên liên quan đến hoạt động nuôi của hộ .................................38 vi 1.3.1. Khí hậu thời tiết liên quan đến hoạt động nuôi tôm ................................38 1.3.2. Nguồn nƣớc .............................................................................................39 1.3.3. Địa hình ...................................................................................................40 1.3.4. Đất đai ......................................................................................................41 1.3.5. Tài nguyên rừng .......................................................................................42 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA HỘ NUÔI TÔM TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE ..............................................44 2.1. Hoạt động sản xuất chính của hộ......................................................................44 2.2. Thu nhập ...........................................................................................................45 2.3. Chi tiêu của hộ ..................................................................................................47 2.4. Tiết kiệm ...........................................................................................................49 2.5. Nhà ở ................................................................................................................50 2.6. Đất sản xuất ......................................................................................................51 2.7. Nƣớc sinh hoạt..................................................................................................52 2.8. Phƣơng tiện/ tiện nghi sinh hoạt, sản xuất .......................................................52 2.9. Khó khăn trong sản xuất ...................................................................................54 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MẠNG LƢỚI XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA HỘ NUÔI TÔM TỰ NHIÊN TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE ..........................................................................................................................57 3.1. Mạng lƣới gia đình đối với hoạt động nuôi tôm của hộ ...................................57 3.1.1. Lịch sử định cƣ của gia đình ....................................................................57 3.1.2. Xây dựng mạng lƣới quan hệ trong gia đình ...........................................57 3.2. Mạng lƣới hàng xóm ........................................................................................59 3.3. Mạng lƣới họ hàng ...........................................................................................61 3.4. Mạng lƣới liên kết các đại lý ............................................................................62 3.4.1. Mạng lƣới dụng cụ ...................................................................................62 3.4.2. Liên kết với đại lý giống ..........................................................................64 3.5. Mạng lƣới thƣơng lái ........................................................................................66 3.6. Mạng lƣới tổ chức, chƣơng trình, dự án ...........................................................68 vii 3.7. Mạng lƣới chính quyền, đoàn thể .....................................................................70 CHƢƠNG 4: VAI TRÒ MẠNG LƢỚI XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NUÔI TÔM TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE .................73 4.1. Tƣơng trợ về vốn ..............................................................................................73 4.2. Tƣơng trợ về kỹ thuật .......................................................................................80 4.3. Tƣơng trợ về thông tin thị trƣờng .....................................................................86 4.4. Tƣơng trợ về lao động ......................................................................................88 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................94 1. KẾT LUẬN ......................................................................................................95 2. KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................................97 PHỤ LỤC ................................................................................................................104 PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN HỘ NUÔI TÔM TỰ NHIÊN ...............104 PHỤ LỤC 2:BẢNG HỎI ĐỊNH TÍNH ...................................................................109 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ THỐNG KÊ ....................................................................113 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU ........................................................123 PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH .......................................................................156 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 0.1: Ý nghĩa giá trị trung bình Mean ............................................................... 18 Bảng 1.1: Thông tin chung về ngƣời trả lời .............................................................. 34 Bảng 1.2: Đánh giá tính phù hợp diện tích và chất lƣợng đất của hộ ....................... 42 Bảng 2.1: Các nguồn thu nhập chính của nông hộ.................................................... 46 Bảng 2.2: Hoạt động chi tiêu của nông hộ ................................................................ 48 Bảng 2.3: Tƣơng quan giữa nhóm diện tích đất và mức tiết kiệm của hộ ................ 49 Bảng 2.4: Diện tích đất sản xuất của hộ .................................................................... 51 Bảng 2.5: Điều kiện vật chất gia đình của nông hộ nuôi tôm Bình Đại, Bến Tre .... 53 Bảng 2.6: Chiến lƣợc chuyển đổi của hộ .................................................................. 55 Bảng 3.1: Loại dụng cụ hỗ trợ sản xuất của hộ ......................................................... 62 Bảng 3.2: Loại tôm giống đƣợc chọn ........................................................................ 64 Bảng 3.3: Yếu tố quyết định bán sản phẩm cho thƣơng lái ...................................... 66 Bảng 3.4: Hỗ trợ của thƣơng lái đối với hoạt động nuôi tôm ................................... 68 Bảng 3.5: Tên dự án/tổ chức đƣợc hộ tham gia trong hoạt động nuôi ..................... 69 Bảng 3.6: Sự tham gia vào tổ chức đoàn thể của hộ ................................................. 71 Bảng 4.1: Tổng hợp các nguồn vốn nhận đƣợc của hộ nuôi tôm tự nhiên ............... 74 Bảng 4.2: Hỗ trợ của đại lý tôm giống đối với hoạt động nuôi ................................ 80 Bảng 4.3: Tổng hợp các tƣơng trợ về kỹ thuật của hộ nuôi tôm tự nhiên ................ 81 Bảng 4.4: Hỗ trợ của hàng xóm đối với hoạt động nuôi tôm.................................... 82 Bảng 4.5: Hỗ trợ của đại lý bán dụng cụ đối với hoạt động nuôi tôm ...................... 83 Bảng 4.6: Mức độ hỗ trợ của đại lý dụng cụ và mức độ đánh giá sự đóng góp của đại lý bán dụng cụ cho sự phát triển kinh tế hộ ........................................................ 84 Bảng 4.7: Tổng hợp các tƣơng trợ về thông tin thị trƣờng của hộ nuôi tôm tự nhiên .. ................................................................................................................................... 87 Bảng 4.8: Mức độ đánh giá về lao động ................................................................... 88 Bảng 4.9: Tổng hợp các tƣơng trợ về nguồn lao động.............................................. 91 Bảng 4.10: Nhận định mạng lƣới đóng vai trò quan trọng ....................................... 92 ix DANH MỤC HÌNH Hình 0.1: Khung phân tích ........................................................................................ 25 Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Bình Đại .......................................................... 32 Hình 2.1: Hoạt động sản xuất chính của hộ nuôi tôm ............................................... 44 Hình 2.2: Tỷ lệ các khoản tiết kiệm của hộ nuôi tôm Bình Đại, Bến Tre ................ 50 Hình 2.3: Khó khăn của nông hộ nuôi tôm Bình Đại, Bến Tre ................................ 54 Hình 4.1: Vai trò của các thành viên trong phát triển kinh tế hộ .............................. 75 Hình 4.2: Hỗ trợ của họ hàng đối với hoạt động nuôi tôm ....................................... 70 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long PVS Phỏng vấn sâu United Nations Environment Programme (Chƣơng trình Môi trƣờng Liên UNEP Hiệp Quốc) UBND Ủy ban nhân dân 1 PHẦN A MỞ ĐẦU 2 1. DẪN NHẬP 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, con ngƣời luôn ƣu tiên sử dụng những sản phẩm tự nhiên xanh và sạch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là rất lớn, nhất là sản phẩm trong nông nghiệp, thủy sản. Các mô hình phát triển đảm bảo đƣợc yếu tố xanh, sạch và môi trƣờng luôn đƣợc ƣu tiên phát triển. Theo Trƣơng Quang Học và Hoàng Văn Thắng (2014), các dạng thức kinh tế của thế giới đang có xu hƣớng chuyển dần sắc thái từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh” hay UNEP (2011), các thuật ngữ phát triển bền vững đã gắn liền với các thuật ngữ tăng trƣởng xanh, kinh tế xanh, sản xuất sạch hơn và hiệu quả sử dụng tài nguyên,... Đặc biệt là trong vấn đề nuôi trồng thủy sản, trong đó con tôm luôn là chủ đạo cho phát triển kinh tế biển. Theo TS. Patrica - Đại học Copenhagen, Đan Mạch, đánh giá “ở Việt Nam lƣợng tài sản thiên nhiên có khoảng 36% là đất nông nghiệp, 9 triệu hecta đất nông nghiệp thuộc loại tốt hàng đầu của thế giới, bờ biển dài 3.200 km cùng hàng ngàn, hàng triệu hecta diện tích mặt nƣớc sông ngòi tạo thành nguồn lực trời cho hiếm có so với nhiều nƣớc trên thế giới”, đây đƣợc xem là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, nhất là nuôi tôm theo hƣớng xanh, sạch. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc ban tặng, có nhiều chính sách, nghị quyết, nghị định đƣợc Đảng và nhà nƣớc ban hành từ năm 2004 đến 2018, cụ thể tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7, khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng”, trong đó nhiệm vụ trọng tâm đã khẳng định “Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trƣởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững”; Hay Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 về phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về Tăng trƣởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Với “điều kiện thiên nhiên” ban tặng, “chính sách ủng hộ”, chúng ta chỉ cần “nguồn lực con ngƣời” để có đủ điều kiện hình thành một nền nông nghiệp sạch cung ứng đi khắp nơi trên thế 3 giới đang có nhu cầu. Theo Ngô Đức Thịnh (2008), muốn làm đƣợc điều này, Nhà nƣớc cần có hàng loạt chính sách […] từ đó sẽ tạo ra các mạng lƣới xã hội liên quan tới hộ gia đình và đó cũng là vốn xã hội tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế nông thôn […] thực thể mạng lƣới hộ dân bao gồm nhƣ: gia đình, dòng họ, làng xã và cùng với nó là các mạng lƣới xã hội, các vốn và nguồn lực xã hội vẫn còn đóng vai trò tích cực”. Vì thế nguồn lực con ngƣời trong đó mạng lƣới xã hội của chính hộ dân sẽ là một yếu tố quan trọng cho việc sản xuất hàng hóa theo hƣớng tăng trƣởng xanh trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt đây cũng là vấn đề trọng tâm cho những hộ dân nuôi tôm ĐBSCL nói chung và Bến Tre nói riêng hiện nay. Nhận thức đƣợc điều đó tại Bến Tre một trong 13 tỉnh ĐBSCL giáp biển, thực hiện các chủ trƣơng phát triển bền vững, tiến hành nông lâm ngƣ nghiệp theo hƣớng sạch, cụ thể Quyết định số 1692/QĐ-UBND Chƣơng trình phát triển nuôi thuỷ sản theo hƣớng bền vững “Tập trung phát triển theo chiều sâu các đối tƣợng chủ lực trong đó có con tôm; nhằm tạo vùng nguyên liệu sạch, bền vững cung ứng cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc […] nghề nuôi gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái; duy trì các đối tƣợng nuôi bản địa, nghiên cứu thử nghiệm và đƣa vào nuôi các đối tƣợng thích ứng với biến đổi khí hậu”. Trong đó, Bình Đại là một trong ba huyện ven biển của Bến Tre có ba xã Thới Thuận, Thừa Đức, Thạnh Phƣớc nằm ven biển, có chiều dài bờ biển khoảng 27 km và hệ thống sông ngòi chằng chịt, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng về phát triển ngành nuôi tôm. Nhƣng hiện nay, theo báo cáo chi cục thủy sản tỉnh Bến Tre (2018) nhận định: Nhận thức của ngƣời quản lý, doanh nghiệp và ngƣời dân còn hạn chế trong hoạt động nuôi trồng theo chuỗi giá trị liên kết, hiệu quả hoạt động của hộ nuôi tôm chƣa cao, thực trạng cung cầu nhỏ lẽ, manh mún, không có sự kết nối vai trò của xã hội cũng nhƣ sự kết nối của những hộ dân nuôi tôm, hoạt động sản xuất tiềm ẩn rủi ro và thiếu bền vững. Những hộ nuôi tôm theo xu hƣớng tự nhiên cũng không nằm ngoài những khó khăn đó. Vì thế, cần có những nghiên cứu của các nhà khoa học để tạo ra một mạng lƣới liên kết các hộ dân nuôi, nhằm giải quyết bài toán đặt ra hiện nay cho những hộ nuôi tôm tự nhiên nơi đây. Theo đánh giá của Nguyễn Đức Chiện (2015) 4 cho rằng: các nghiên cứu xã hội gần đây có nhiều nỗ lực trong việc đề cập trực tiếp đến vấn đề mạng lƣới xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chƣa khai thác sâu những tƣơng tác mạng lƣới thể hiện trên phƣơng diện đời sống tình cảm, tinh thần và ít chú ý đến các liên kết trao đổi trong hoạt động kinh tế của các tổ chức, nhóm xã hội trong cộng đồng nông thôn Việt Nam truyền thống. Từ những vấn đề an ninh lý luận, yêu cầu thực tế địa phƣơng, các vấn đề đặt ra trong các nghiên cứu, là tìm kiếm vai trò của mạng lƣới liên kết trong việc phát triển kinh tế của những hộ nuôi tôm tự nhiên ven biển đã và đang là trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Các nghiên cứu sẽ làm tiền đề cho những kế hoạch phát triển chiến lƣợc trong tƣơng lai cho toàn vùng. Với những lý do trên, đề tài “Vai trò của mạng lưới xã hội trong hoạt động kinh tế hộ nuôi tôm tự nhiên ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre” đƣợc thực hiện là cấp thiết nhằm để nhận diện thực trạng, cũng nhƣ vai trò của các liên kết mạng lƣới xã hội đối với hoạt động kinh tế của hộ nuôi tôm tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu. Tiếp cận nghiên cứu dựa trên điều tra xã hội học tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh tế cũng nhƣ loại hình mạng lƣới xã hội của những hộ nuôi tôm tự nhiên ở Bình Đại, Bến Tre hiện nay. Từ đó sẽ đánh giá vai trò của mạng lƣới xã hội trong hoạt động kinh tế của hộ nuôi tôm tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc bàn luận khuyến nghị liên quan đến sự liên kết mạng lƣới xã hội trong hoạt động phát triển kinh kế hộ nuôi tôm tự nhiên ở Bình Đại, tỉnh Bến Tre. 1.2. Sơ lƣợc tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.2.1. Những nghiên cứu về khái niệm mạng lưới xã hội Những năm đầu của thế kỷ XX phân tích mạng lƣới xã hội đã đƣợc nhà xã hội học lừng danh ngƣời Đức Georg Simmel (1858-1918) đƣợc xem nhƣ là “nhà sáng lập” của lối tiếp cận này là bởi chính ông là ngƣời có công đầu trong việc đƣa khái niệm “tính liên hệ xã hội” trong tác phẩm The Web of Group-Affiliations, 1908 (Die Kreuzung Sozialer Kreise). Trong đó ông bàn đến các mối liên hệ xã hội và cách thức mà các mối quan hệ xã hội này tác động đến hành vi của các cá nhân. 5 Theo ông, khái niệm tính liên hệ xã hội đƣợc hiểu nhƣ là một tập hợp các mối quan hệ giữa một cá nhân/một nhóm với những cá nhân khác/nhóm khác (Lê Minh Tiến. 2006). Đây đƣợc xem là khái niệm tiền đề cho việc tiếp cận mạng lƣới xã hội của các nghiên cứu về sau, tuy nhiên trong luận văn này của tác giả xem nhƣ một phần thuật ngữ “các mối liên hệ xã hội” là cơ sở nền tảng để tiếp cận khái niệm về “mạng lƣới xã hội” của luận văn. Tƣơng tự nhà nhân học ngƣời Anh John Arundel Barnes (1918-2010) đƣợc cho là ngƣời sáng tạo ra khái niệm “mạng lƣới xã hội” (social network - 195). Năm 1954, ông cho công bố trên tạp chí Human Relations bài viết “Class and Committees in a Norvegian Island Parish” để mô tả tổ chức xã hội tại Bremnes (Na Uy) thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng này. Theo J. A. Barnes thì tại Bremnes có ba loại tổ chức khác nhau: loại thứ nhất là tổ chức chính trị gồm: các đơn vị hành chính, các tổ chức tự nguyện và loại tổ chức này có một hệ thống thứ bậc trên dƣới tƣơng đối ổn định; loại thứ hai là: tổ chức kinh tế đƣợc tổ chức chủ yếu quanh nghề đánh bắt thủy hải sản; thứ ba là: tổ chức xã hội bao gồm toàn bộ các mối quan hệ phi chính thức giữa các thành viên của đảo. Chính khi mô tả kiểu tổ chức thứ ba này mà J. A. Barnes đã sáng tạo ra thuật ngữ “mạng lƣới xã hội”. Theo ông, các cƣ dân tại Bremnes gắn chặt với nhau trong một mạng lƣới quan hệ bạn bè, thân tộc và ông cũng nhận thấy các mối quan hệ xã hội giữa các cƣ dân trên cũng mang tính “chuyển tiếp”. Có thể nói công trình nghiên cứu này của ông đã đặt nền tảng ban đầu cho các nghiên cứu về mạng lƣới xã hội, tuy nhiên trong loại tổ chức thứ ba này ông chỉ tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ phi chính thức là chủ yếu. Nếu mở rộng ý nghĩa về thuật ngữ mạng lƣới xã hội cho thời đại kinh tế xanh thì nó chƣa đáp ứng cho khái niệm, cũng nhƣ vai trò của mạng lƣới xã hội chƣa đƣợc nghiên cứu sâu trong công trình này của ông. Trong khái niệm này của J. A. Barnes, tác giả luận văn chỉ tiếp cận theo cái nhìn lịch sử về thuật ngữ liên quan đến đề tài, và là cơ sở lý luận để tác giả luận văn có thể hiểu và so sánh với các khái niệm khác liên quan đến mạng lƣới xã hội, từ đó tác giả sẽ có sự chọn lọc để đƣa ra khái niệm cho riêng bài luận của mình. 6 Tác giả Emmanuel Pannier (2008), “Phân tích mạng lưới xã hội: các lý thuyết, khái niệm và phương pháp”. Trong bài đăng, tác giả chủ yếu bàn về khía cạnh lý thuyết và phƣơng pháp luận về phân tích mạng lƣới xã hội bằng cách đặt ra các câu hỏi để khu biệt phân tích mạng lƣới với các phân tích vốn có trong xã hội học và nhân học. Trong đó có những tranh luận qua đó phân chia các nhà nghiên cứu khoa học xã hội trên những yếu tố quyết định những hành vi và biểu hiện xã hội, tức là những tranh luận cổ điển giữa cách tiếp cận giữa những ngƣời chú trọng tới cấu trúc và những ngƣời chú trọng thực tiễn và động lực của các tác nhân trong mạng lƣới xã hội. Đồng thời nội dung chính của tác giả trong bài viết nêu lên những định đề chính xác định tính chuyên biệt của phƣơng pháp tiếp cận mạng lƣới. Có thể nói, bài viết là một cách tổng hợp những lý thuyết tiếp cận khi nghiên cứu về mạng lƣới xã hội ở Việt Nam, bài viết sẽ là nguồn lý luận tuyệt vời cho tác giả luận văn tiếp cận trong cơ sở lý thuyết đƣa ra các khái niệm cũng nhƣ hƣớng tiếp cận của luận văn. Lê Minh Tiến (2006), “Tổng quan phương pháp phân tích mạng lưới xã hội trong nghiên cứu xã hội học”. Xuất phát từ bối cảnh của thế giới và Việt Nam, bài viết trình bày một cách tổng quan trong khả năng có thể của tác giả về phƣơng pháp phân tích mạng lƣới xã hội; hay nói cụ thể hơn cố làm sáng tỏ câu hỏi thế nào là phƣơng pháp phân tích mạng lƣới xã hội và đâu là những khác biệt của nó so với lối phân tích tƣơng quan giữa các "biến số" thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Bài viết, tác giả lý giải và dẫn chứng thế nào là phân tích mạng lƣới xã hội? Lịch sử, một số khái niệm, một vài hệ số quan trọng trong phân tích, đo lƣờng và một số lý thuyết trong phân tích mạng lƣới xã hội. Có thể thấy, bài viết là một cách tổng quan cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận cần thiết cho các nhà xã hội học khi nghiên cứu đến vấn đề mạng lƣới xã hội. Bài viết sẽ đƣợc tác giả luận văn trích dẫn trong phần cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận cho công trình của mình. Lê Hoàng Thụy Tố Quyên (2016), “Tổng quan về lý thuyết và khung đo lường vốn xã hội”. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, so sánh các quan điểm 7 về vấn đề của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, bài viết cho thấy quan điểm khá thống nhất của các nhà nghiên cứu về vốn xã hội: đây là một biến cấu thành, cần đƣợc định nghĩa và đo lƣờng đầy đủ hai khía cạnh 1) cấu trúc (mạng lƣới) và 2) tri nhận (lòng tin). Ngoài ra, các loại vốn xã hội khác nhau có vai trò khác nhau. Bài viết cũng phân tích cơ sở khoa học cho việc phân chia vốn xã hội thành 4 loại: 1) vốn xã hội gắn kết; 2) vốn xã hội bắc cầu nối; 3) vốn xã hội gắn kết - kết nối; 4) vốn xã hội bắc cầu nối - kết nối. Cách phân loại này khác với lý thuyết hiện hành, bao gồm ba loại: 1) vốn xã hội gắn kết, 2) vốn xã hội bắc cầu nối và 3) vốn xã hội kết nối. Xuất phát từ việc kế thừa những quan điểm thống nhất trong cách định nghĩa, phân loại và đo lƣờng vốn xã hội của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, khung đo lƣờng vốn xã hội đề xuất cho Việt Nam. Khung đo lƣờng này đƣợc tác giả xem xét trong nghiên cứu lý luận của mình nhất là ở khía cạnh cấu trúc – mạng lƣới. Có thể nó đây là một bài viết hay đƣợc tác giả tiếp cận để áp dụng vào điều kiện của Việt Nam, từ các tiêu chí của các nhà nghiên cứu trên thế giới, tác giả tìm ra những điểm chung và hoạch định ra khung phân tích, tạo điều kiện cho quá trình tiếp cận, nghiên cứu về đo lƣờng vốn xã hội. Trong bài viết này, tác giả luận văn sẽ kế thừa khung phân tích của tác giả và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của mẫu nghiên cứu mình đang thực hiện đối với hộ nuôi tôm tự nhiên trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ngô Đức Thịnh (2008) “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội và vốn xã hội cho phát triển” bài đăng Tạp chí Cộng sản là một hƣớng tiếp cận nông thôn, nông dân Việt Nam từ các hình thức liên kết, các mạng lƣới xã hội và vốn xã hội là cách tiếp cận mới, khả dĩ, có thể phát hiện và khơi thông các nguồn lực nông thôn vốn tiềm ẩn thành nguồn lực cho phát triển trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bài viết tác giả đã đƣa ra khái niệm về mạng lƣới xã hội và vốn xã hội. Sự biến đổi của các mạng lƣới xã hội và vốn xã hội ở nông thôn. Một số vấn đề đặt ra liên quan tới mạng lƣới xã hội và vốn xã hội ở nông thôn hiện nay. Có thể nói bài đăng là một cách nhìn tổng quan về khái niệm và những phân tích trong sự biến đổi, và vấn đề cần bàn đến. Nhƣng bài viết chỉ là quan niệm riêng và cách nhìn 8 nhận của tác giả. Chƣa có nhiều dẫn chứng thuyết phục trong các nghiên cứu cụ thể, còn chung chung. Vì thế bài viết chỉ đƣợc sử dụng làm nguồn tham khảo về mặt lý luận là chính. 1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến mạng lưới xã hội Ngô Thị Phƣơng Lan (2014) “Từ lúa sang tôm - hành vi giảm thiểu rủi ro và khai thác vốn xã hội của nông dân vùng ĐBSCL”. Công trình này là kết quả nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của tác giả. Nội dung đƣợc chia thành ba chƣơng. Chƣơng 1: Quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm; Chƣơng 2: Rủi ro về vốn xã hội: khái niệm và các quan điểm lý thuyết; Chƣơng 3: Hành vi giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh tế của nông dân nuôi tôm vùng ĐBSCL; Chƣơng 4: Quan hệ xã hội và vốn xã hội trong hoạt động kinh tế của nông dân nuôi tôm vùng ĐBSCL. Kết quả cho thấy điểm tập trung của nghiên cứu là phân tích tƣ duy giảm thiểu và phân tán rủi ro, các dạng thức quan hệ xã hội và vai trò của các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh tế của nông dân qua nghiên cứu trƣờng hợp nuôi tôm. Hƣớng nghiên cứu tiếp cận nhân học và kinh tế và chính yếu. Tuy đây không phải là trƣờng hợp điển hình cho hoạt động kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL nói chung, nhƣng kết quả nghiên cứu sẽ là những tham khảo hữu ích cho những vấn đề có liên quan, đặc biệt là vấn đề về bản chất và tƣ duy của nông dân. Các dạng thức quan hệ sẽ đƣợc tiếp thu và sau này so sánh với luận văn. Trong đó, phần vai trò của các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh tế của nông dân đƣợc kế thừa các chỉ báo phù hợp với kết quả thảo luận nhóm tập trung khi phân tích về vai trò của mạng lƣới xã hội trong hoạt động kinh tế hộ. Đỗ Văn Quân (2014) “Phát huy vai trò của vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới”. Theo tác giả Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện phát triển của khu vực tam nông, song vẫn còn nhiều vấn đề nan giải. Một trong những bất cập đó là chƣa thực sự nhận thấy hết tầm quan trọng và có giải pháp phù hợp của các cơ chế xã hội ở nông thôn Việt Nam trong quá trình xây dựng

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net