Cảm quan phật giáo trong thơ phạm thiên thư qua động hoa vàng và đoạn trường vô thanh

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Cảm quan phật giáo trong thơ phạm thiên thư qua động hoa vàng và đoạn trường vô thanh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ********* VŨ THỊ HUỆ CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRONG THƠ PHẠM THIÊN THƢ QUA ĐỘNG HOA VÀNG VÀ ĐOẠN TRƯỜNG VÔ THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ************** VŨ THỊ HUỆ CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRONG THƠ PHẠM THIÊN THƢ QUA ĐỘNG HOA VÀNG VÀ ĐOẠN TRƯỜNG VÔ THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Công Lý THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Công Lý. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các tài liệu tham khảo, các kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước khi trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Vũ Thị Huệ LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân, tôi còn nhờ vào sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tận tình của quý thầy cô, gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp và học trò. Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Công Lý, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, định hướng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu, giúp tôi giải quyết các vấn đề và những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Khoa Văn học, thầy cô trong hội đồng thông qua đề cương và chấm luận văn đã truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và có những đóng góp quý báu giúp tôi trong quá trình hoàn thành luận văn khoa học này. Xin cảm ơn Phòng Sau đại học, Thư viện Trường Đại học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp đã tạo điều kiện để tôi tham khảo tài liệu khi thực hiện luận văn. Đặc biệt, xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Tổ Ngữ văn và các đồng nghiệp trường THPT Hiệp Bình, Quận Thủ Đức và Trung tâm Thăng Long, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi thuận lợi trong công tác, hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong thời gian học tập. Sau cùng, xin cảm ơn mẹ, anh chị và người chồng yêu quý đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Trân trọng! Vũ Thị Huệ MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn M ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Lịch s vấn đề ......................................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 10 3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 10 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 11 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 12 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 13 7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 13 Chƣơng 1. PHẠM THIÊN THƢ: CUỘC ĐỜI VÀ HÀNH TRÌNH THƠ ............. 14 1.1. Cuộc đời Phạm Thiên Thƣ với nhiều mối lƣơng duyên ............................ 14 1.2. Hành trình thơ Phạm Thiên Thƣ ................................................................. 18 1.3. Nhà thơ Phạm Thiên Thư trong dòng chảy thơ Thiền thời hiện đại .......... 35 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 38 Chƣơng 2. CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRONG THƠ PHẠM THIÊN THƢ QUA ĐỘNG HOA VÀNG VÀ ĐOẠN TRƯỜNG VÔ THANH NHÌN TỪ NỘI DUNG THỂ HIỆN ...................................................................................................... 39 2.1. Tƣ tƣởng Phật giáo trong hai tập thơ Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ..................................................................................................... 39 2.1.1. Triết lí Tính Không và tư tưởng Vô trụ .................................................. 39 2.1.1.1. Sơ lược về triết lí Tính Không và tư tưởng Vô trụ .............................. 39 2.1.2. Triết lí nhân quả ...................................................................................... 55 2.1.3. Vấn đề giải thoát ...................................................................................... 56 2.2. Thiên nhiên trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh qua cảm quan Phật giáo của Phạm Thiên Thƣ ......................................................... 60 2.2.1. Bức tranh thiên nhiên trần thế................................................................ 61 2.2.2. Bức tranh thiên nhiên trong mộng tưởng .............................................. 62 2.3. Con ngƣời trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh qua cảm quan Phật giáo của Phạm Thiên Thƣ ......................................................... 66 2.3.1. Hình ảnh người tu hành đắc đạo ............................................................ 67 2.3.2. Con người buông bỏ, phá chấp ............................................................... 69 2.3.3. Hình ảnh người chân quê hiền hòa ........................................................ 72 2.3.4. Con người với tình yêu thánh thiện ........................................................ 74 2.4. Tinh thần dân tộc trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh qua cảm quan Phật giáo của Phạm Thiên Thƣ ................................................. 76 2.4.1. Niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống .............................. 77 2.4.2. Tư tưởng đại đồng thế giới ...................................................................... 85 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 88 Chƣơng 3. CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRONG THƠ PHẠM THIÊN THƢ QUA ĐỘNG HOA VÀNG VÀ ĐOẠN TRƯỜNG VÔ THANH NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT .................................................................................................... 89 3.1. Thể thơ lục bát trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ............... 89 3.1.1. Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại ............................................... 89 3.1.2. Giọng điệu thơ lục bát trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh .................................................................................................................. 93 3.1.3. Nhịp điệu thơ lục bát trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh 96 3.1.4. Vần trong thơ lục bát ở Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ...... 99 3.1.6. Sự sáng tạo trong thơ lục bát ở Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ................................................................................................................. 106 3.2. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ............................................................................................................... 108 3.2.1 Vẻ bình dị và sang trọng trong ngôn ngữ thơ lục bát ở Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ................................................................................ 109 3.2.2 Thuật ngữ Phật giáo được vận dụng linh hoạt trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ................................................................................. 112 3.2.3. Thế giới từ láy phong phú trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ................................................................................................................. 114 3.2.4. Nghệ thuật sử dụng các phép tu từ trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ................................................................................................ 116 3.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ................................................................................................... 119 3.4. Nghệ thuật khắc họa hình tƣợng nhân vật trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh .................................................................................... 120 3.4.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ............................................................................................................ 121 3.4.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh ................................................................................................ 124 3.5. Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn trong Đoạn trường vô thanh ..................... 131 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 135 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 140 PHỤ LỤC 1 MỞ Đ U 1. L do chọn đề tài Như một hạt giống tốt được ươm mầm trên mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu, Phật giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm. h o l o kết hợp với tín ngưỡng văn hoá bản địa, Phật giáo đã b n rễ trong lòng dân tộc, trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt tinh thần của người dân đất Việt và luôn đồng hành c ng lịch s đất nước. Theo Nguyễn Công Lý (2016a), chính cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng ghi nhận: Dân tộc ta có hai lần nhảy vọt về tư tưởng: Lần đầu dân tộc ta gặp Phật giáo; lần thứ hai gặp chủ ngh a Mác – Lê-nin” (tr. 52). Trong sinh hoạt văn hoá dân gian, qua nhiều câu tục ngữ, ca dao, cha ông ta đã răn dạy con cháu những bài học đạo lí làm người thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Ch ng hạn như: Cứu một mạng người hơn xây chín toà tháp”, hiền gặp lành”, Bụt ở trên tòa, gà không dám mổ”, Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”… Rồi như một lẽ tự nhiên, những thuật ngữ Phật học đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, như: hiền như bụt, tâm Phật, tu tâm dưỡng tính… C ng với biến động của lịch s dân tộc, đạo Phật cũng không ít lần thăng trầm. Phát triển đỉnh cao ở thời Lí – Trần rồi có vẻ chững lại dưới thời Lê – Nguyễn, lúc Nho giáo thắng thế trên chính trường, để sang thời hiện đại ( đầu thế kỉ XX và hiện nay), Phật giáo lại được ho ng dương, hưng thịnh sau bao lần o n mình đầy đau đớn chống lại sự tàn bạo của phong trào đàn áp Phật giáo dưới thời thực dân Pháp đô hộ và thời Ngô Đình Diệm cầm quyền. Lịch s đất nước đã ghi nhận công lao đóng góp của các thiền sư: huông Việt, Pháp Thuận, Vạn ạnh, Mãn Giác...Nhiều vị vua thời Lí – Trần s ng bái đạo Phật đã trị vì đất nước bình yên, an lạc như Lí Công Uẩn, Trần Nhân Tông... hi phải đương đầu với bão l a hung tàn của thế lực xâm lược phương Tây, không ít nhà sư đã cởi áo cà sa khoác chiến bào” để góp phần vào sự nghiệp thống nhất đất nước, m a xuân năm 1975. Nếu tiến hành một cuộc khảo sát về tình cảm của công chúng với mỗi tác phẩm văn học dân tộc, tôi tin r ng Truyện Kiều của Nguyễn Du sẽ chiếm vị trí đỉnh cao. Có lẽ nói không ngoa cơ hồ cả dân tộc đều yêu tác phẩm này. Ch ng thế mà dù 2 người khai sinh ra Truyện Kiều đã về với tổ tiên gần 200 năm nhưng Truyện Kiều vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt. Người ta ngâm Kiều, bói Kiều, vịnh Kiều, lẩy Kiều, sân khấu hóa Kiều…và viết tiếp Truyện Kiều. Kiều đã đi vào lời ăn tiếng nói của người Việt, theo chân người chiến s ra chiến trường: Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến/ Đi đường dài, em giữ Truyện Kiều theo!” ( G i iều cho em năm đánh M ” – Chế Lan Viên). Có nhiều cụ già không biết chữ nhưng thuộc làu 3254 câu lục bát mà cứ day dứt thương nàng iều: Nước Nam mình đẹp nhất cô Kiều mà khổ nhất cũng cô iều”! Người yêu Kiều đã thành lập Hội Kiều học. Năm 2015, nhân dịp kỉ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du, trên cả nước đã long trọng tổ chức ba cuộc hội thảo tại quê hương à T nh của tác giả, tại Hà Nội – nơi nhà thơ sinh ra và tại trường Đ X &NV TP. CM thu hút đông đảo người ái mộ tham gia. Tính đến nay đã có 7 cuốn Hậu Truyện Kiều: Đào Hoa Mộng kí của Mộng Liên Đình, Đào Hoa Mộng kí diễn ca của à Đạm Hiên, Kiều tân thời của Bạch Diện, Kiều bình dân học vụ của Nguyễn Văn Trinh, Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư, Đoạn trường nhất thanh của Trần Thanh Vân, Truyện Kiều đọc ngược của Phạm Đan Quế. Trong số những tác phẩm ấy, cố GS Cao Xuân Hạo (2006) đã có đánh giá khá công tâm r ng Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư là thành công hơn cả”. (tr.175) Trong nền văn học dân tộc, văn học Phật giáo Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu vì có sự đóng góp khá lớn với lực lượng sáng tác khá đông đảo tạo nên một diện mạo riêng. Bắt nguồn từ văn học dân gian, khởi sắc ở thời đại Lí - Trần rồi như một dòng chảy thông suốt hàng ngàn năm, văn học Phật giáo ngày càng gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Sự giao thoa, ảnh hưởng của văn hoá – tư tưởng Phật giáo đối với văn học dân tộc ngày càng rõ nét. Trong các sáng tác của những nhà văn, nhà thơ hiện đại, nhiều tác phẩm thấm đẫm tư tưởng Thiền – Phật như: thơ Quách Tấn, Bùi Giáng, một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Mảnh đất l m người nhiều ma của Nguyễn hắc Trường, C nh đ ng ất tận của Nguyễn Ngọc Tư, Thiên th n s m h i của Tạ Duy nh,... 3 Trong số những tác giả nổi danh có đóng góp không nhỏ đối với văn học Phật giáo thì Phạm Thiên Thư là một cái tên không thể không nhắc đến. Cả đời ông thu chung” với một kiểu sáng tác là chỉ viết về Phật giáo. Là người Việt Nam đầu tiên thi hoá kinh Phật, Phạm Thiên Thư nổi tiếng trên thi đàn với những vần thơ nhẹ nhàng, cảm xúc miên man, chan chứa tình yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên, vạn vật. Thơ ông làm đắm say lòng người không chỉ bởi giàu nhạc điệu, nhiều bài đã được nhạc s tài hoa Phạm Duy phổ nhạc mà còn thấm đẫm hương vị Thiền, chứa đựng triết lí Phật giáo uyên sâu. Trong số những tác phẩm nổi danh ấy, 100 đoản khúc trong tập Động hoa vàng và truyện thơ Hậu Kiều - Đoạn trường vô thanh đã ngân vọng mãi trong lòng người yêu thơ. Hai tập thơ này còn để lại ấn tượng sâu đậm bởi vẻ độc đáo vừa chứa đựng tư tưởng Phật giáo vừa rất dung dị, đời thường. Tác giả của hai tập thơ này cũng độc đáo như tác phẩm của mình. Ông gia nhập chốn Thiền môn từ biến cố cuộc đời rồi khi thấu triệt tư tưởng Phật giáo lại hoàn tục về với đời vì bổn phận làm con nhưng vẫn tu Thiền theo cách của riêng mình. ông, ta nhận ra tư cách k p của một tu s - thi s . Vậy nên thơ ông hấp dẫn người đọc và dễ đi vào lòng người. Như chúng ta đã biết, Phật giáo được coi gần như là một quốc giáo của người Việt từ bao đời. Mỗi con người trong cốt tu đều có Phật tính. Việc nghiên cứu Phật học trong tác phẩm văn chương cũng là một trong những cách để người viết học hỏi, tu dưỡng, hiểu mình, hiểu người, hiểu đời hơn. Chính vì những lẽ trên, chúng tôi chọn đề tài: Cảm quan Phật giáo trong thơ Phạm Thiên Thư qua “Động hoa vàng” và “Đoạn trường vô thanh”. 2. Lịch ử v n đề Có thể nói, Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh c ng người khai sinh ra tác phẩm có sức quyến rũ đặc biệt đối với công chúng yêu thơ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tìm được 40 bài viết về tác giả và hai tác phẩm này. Tuy nhiên, trong mục này, chúng tôi chỉ đề cập tới những bài viết tập trung, gần sát với đề tài của mình. Tiêu biểu như: 4 Đầu tiên, người cùng thời với tác giả là oàng Vũ (1974) có viết bài Định hướng dân tộc và con đường Việt hóa tư tưởng nghệ thuật Đông phương qua sự nghiệp thi ca của Phạm Thiên Thư” in trên Văn học, số 179. Trong bài viết này, bác s oàng Văn Đức (tên thật của bút danh oàng Vũ) đã rút ra một số đặc điểm về tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của Đoạn trường vô thanh. Về tư tưởng, tác phẩm đã giải nghiệp vận của Việt Nam và Việt hóa Truyện Kiều. Còn về nghệ thuật, tác giả phân tích khá thấu đáo nghệ thuật tả người, nghệ thuật tả tiếng đàn c ng nghệ thuật diễn tả tâm lí. Bẵng đi một thời gian sau ngày đất nước thống nhất, Phạm Đan Quế (2002) có viết trong cuốn Lục bát hậu truyện Kiều đã đánh giá cao về sự nghiệp sáng tác của Phạm Thiên Thư: Trong những quyển Hậu Kiều thì Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư là thành công hơn cả, ít nhất về cái bình dị, tự nhiên đậm chất ca dao dân ca trong câu thơ lục bát. Tác phẩm đã đoạt giải Nhất văn chương tại miền Nam tạm chiếm năm 1973. Tác giả là một tu s , ông được phú cho một năng khiếu thơ bẩm sinh, đặc biệt là thơ lục bát (tr. 32). hi những tác phẩm của Phạm Thiên Thư được tái bản đồng loạt, nhà xuất bản cho in lại những bài cảm nhận của những nhà nghiên cứu. Trong đó, Giáo sư Cao Xuân ạo – nhà ngôn ngữ học (2006) trong bài Đôi lời vô thanh” cũng có nhận x t về Phạm Thiên Thư, tác giả cuốn Đoạn trường vô thanh: Những dòng thơ lục bát rất gần gũi với câu iều và thiên tự sự đầy hình tượng và màu sắc của anh về đoạn sau của đời nàng iều mà Nguyễn Du chưa kịp viết” (tr. 202). Ngoài ra, Lê Thanh Cảnh (2006) với bài viết Đôi dòng cảm đề” cũng đã bày tỏ cảm nhận của mình về Phạm Thiên Thư: Qua tác phẩm Đoạn trường vô thanh, Phạm Thiên Thư, với lời thơ thanh nhã và siêu thoát đã xứng đáng đứng vào hàng ngũ con dân khả ái của Đất Nước vậy” (tr. 230). Rồi òa Thượng Thích Tâm Giác (2006) trong Hội Hoa Đàm cũng có lời giới thiệu về nhà thơ Phạm Thiên Thư như sau: 5 Phạm Thiên Thư đã mở ra một trang s mới cho nền văn học Phật giáo Việt Nam trong việc thi hóa kinh Phật và mang giáo ngh a giải thoát vào thi ca dân tộc. Mỗi khi nghe lời thơ Đạo Ca, ngâm Đoạn trường vô thanh và đọc Kinh Ngọc, Kinh Thơ, Kinh Hiền... của thi s họ Phạm, người ta như thể không còn phân biệt nổi biên giới giữa Đạo và Đời mà dường như bị hút vào một dòng sinh lực không gian vô tận dung hòa mọi tư tưởng nhân sinh. Phải chăng, đó là n t đặc th của Phật giáo Việt Nam đã hơn một lần chói sáng qua triều đại Lý, Trần...? (tr. 11). C ng cảm mến tác giả và say mê Đoạn trường vô thanh còn có Vương Mộng Giác (2006) với bài viết Cảm đề sau khi đọc xong Đoạn Trường Vô Thanh” cũng cho r ng: Thi ca của Phạm tiên sinh tiếp nối suối nguồn thi ca dân tộc Việt và thi ca Nguyễn Du. Qua miền đoạn trường, kẻ thức giả chợt nhận ra r ng, thì ra thi ca cũng là tiếng kêu sâu th m của một thực tại v nh c u, có năng lực diệu dụng độ khách lữ thứ qua bến hàn giang vào một chiều thu cô liêu (tr. 224). Phạm Thiên Thư còn nhận được sự quan tâm của những nhà báo. Anh Hồ, Hoài Giang (2008) trong bài viết Phạm Thiên Thư hoa vàng vẫn nở” rất thích thú khi tìm hiểu về nhà thơ độc đáo này: Ch ng bao giờ xuất hiện trước đám đông nhưng rất nổi tiếng, không nhớ nhiều về... mình và tác phẩm của mình nhưng viết toàn trường ca, trong thời gian nương náu c a ch a lại nổi tiếng về... thơ tình, sau khi hoàn tục lại được trao k lục Phật giáo Việt Nam... Người đàn ông gắn liền với cái trái khoáy (tr. 1). à Dương (2008) đăng trên báo An ninh thủ đô bài đánh giá về sự nghiệp văn học của Phạm Thiên Thư với tiêu đề Người phá k lục thơ lục bát của Nguyễn Du” đã kh ng định r ng: Với Đoạn trường vô thanh, Phạm Thiên Thư đã phá k lục thơ lục bát của Nguyễn Du b ng 3.254 câu lục bát - hơn 20 câu (thực ra thì hơn 44 câu – 6 đính chính của tác giả luận văn). Và sau 200 năm, Phạm Thiên Thư đã làm việc chưa từng có ở văn học Việt Nam là mạnh dạn viết tiếp Truyện Kiều b ng chữ Việt 100%”, cốt truyện theo đánh giá của các nhà phê bình văn học nổi tiếng thì sức hấp dẫn không thua Kim Vân Kiều (tr. 6). Một bài viết có giá trị về tu s - thi s này phải kể đến Thái Doãn Hiểu (2009) trong bài hi sư ông xả thân làm tín đồ thơ!” in trên Tạp chí Sông Hương, số 179 – 180, tháng 1 – 2, trầm trồ tán dương: Vào trước và sau thập k 70 của thế k trước, Phạm Thiên Thư xuất hiện trên bầu trời thi ca Phật giáo miền Nam như một ngôi sao sáng” (tr. 1)… Với Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du đã thi hoá Thanh Tâm Tài Nhân, diễn bày số phận Thuý iều trong một xã hội thối nát, thì với Đoạn trường vô thanh, Phạm Thiên Thư diễn bày cái tâm thức trưởng thành của Thuý iều như đoá hoa ngát hương trong vũng lầy xã hội phong kiến. ai quyển Kiều có chỗ nhất quán là cuộc đời, ý thức vượt lên định đoạt thân phận con người, đòi quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc (tr. 4) …Nghệ thuật biểu hiện linh hoạt và ngôn ngữ cẩm tú của Đoạn trường vô thanh có khá nhiều câu, đoạn, chương hay nghiêng ng a với Đoạn trường tân thanh. ai quyển Kiều có giá trị bổ sung nâng đỡ làm đẹp cho nhau, chứ không phải loại trừ nhau như có người lầm tưởng (tr. 7). Bên cạnh những bài viết khái quát về sự nghiệp của nhà thơ hay tác phẩm cụ thể của ông còn có những bài viết nghiên cứu sâu về một khía cạnh của tác phẩm. Hồ Tấn Nguyên Minh (2011), trong bài viết “Động hoa vàng của Phạm Thiên Thư - Cõi Thiền hay không gian thoát tục” có đoạn: Tựa một viên ngọc lung linh huyền ảo, nó dẫn người đọc tìm về một thế giới tịch lặng, đơn sơ đẫm hương Thiền. Nơi ấy con người có thể tìm được con đường nuôi dưỡng chân tâm hầu mong một cuộc sống bình an, thanh thản. n không mấy khó khăn để nhận ra r ng văn hóa Thiền thấm đẫm trong từng câu, từng chữ và làm nên n t đẹp thâm trầm, ý nhị cho bài thơ (tr. 1). 7 Trải qua bao năm tháng, nhà thơ Phạm Thiên Thư vẫn được công chúng yêu mến, kiếm tìm. Tuyết Dân (2011) trong bài viết Phạm Thiên Thư – Chủ nhân của Động hoa vàng”, nhận định: Là một nhà thơ Việt nổi danh song Phạm Thiên Thư lại chọn cho mình một phong cách sáng tác khá lạ, độc đáo - thơ đạo. Tức tứ thơ cứ quấn quýt n a đời n a đạo như một tu s quyến luyến chữ tình khiến cho người đọc phải ngẩn ngơ, bất ngờ, thổn thức (tr. 1). Và V nh ảo (2012) lại hết sức ngợi ca trong Đọc Thơ Phạm Thiên Thư”: Những vần lục bát của Phạm Thiên Thư từ khi có mặt, cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, cho đến nay, vẫn rung dài âm hưởng trong tôi, cũng như trong nhiều người khác. Nhất là qua thi phẩm Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng với 100 đoản thi, quả thực là vẫn chưa có giòng lục bát nào sau Nguyễn Du có thể óng ả tuyệt bích như thế (tr. 1). Đặc biệt, sáng tác của Phạm Thiên Thư còn là đối tượng nghiên cứu của những học viên cao học. V Thị Ngọc ân (2012) trong Luận văn Thạc s của mình với đề tài Thơ lục t Phạm Thiên Thư, tác giả đã khảo sát về thơ lục bát để tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ lục bát Phạm Thiên Thư. Mà Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh là đối tượng nghiên cứu chủ yếu nhưng chỉ trên phương diện thể hiện của thể loại thơ. Hay Nguyễn Thị Trúc Đào (2013) trong bản tóm tắt Luận văn Thạc s Cảm thức Thiền trong thơ Phạm Thiên Thư đã có cảm nhận khá sâu sắc những biểu hiện của tính Thiền trong thơ Phạm Thiên Thư ở phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Một nhà thơ Thiền sẽ không có uy tín nếu không dành được cảm tình của những nhà nghiên cứu văn học Phật giáo. Phạm Thiên Thư của chúng ta lại được nhiều người mến mộ. Tâm Nhiên (2013) trong Suối nguồn thi cảm Phạm Thiên Thư” có cảm nhận khá tinh tế: Đi vào c i thơ Phạm Thiên Thư là phiêu du lồng lộng những phương trời bồng bềnh chuếnh choáng, tràn đầy cỏ hoa, chim bướm, sắc nước hương 8 trời với nhiều quyến rũ thanh kỳ tú lệ. Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với biết bao thú vị như lạc vào chốn nào thấp thoáng sương mù, bàng bạc ẩn hiện ánh trăng huyền ảo, rạo rực phơi bày lung linh những sắc màu kỳ hoa dị thảo, lấp lánh long lanh giữa trời thơ đất mộng (tr. 1). Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm (2013) đã rất tâm huyết cảm nhận về Đoạn trường vô thanh qua bài Viền trăng vô tướng qua thi phẩm Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư”: Đọc Đoạn Trường Vô Thanh (Thư Viện Hoa Sen), mộng và thực lồng vào nhau, không gian thời gian đan kết vô ngại. Những kiếp người xen kẽ, nối tiếp vô thủy vô chung. Những cảnh du sơn, ruổi dong nhật nguyệt cũng là những cảnh trong tâm tưởng Kim, Kiều hiển hiện không bờ mé giữa lòng thực tại mà cũng chính là sự trực nghiệm giữa hai cá thể như một dòng chuyển hóa của tâm thức (tr. 1). Còn Vô Lượng Công Đức (2013) viết Tìm hiểu tác phẩm Đưa em tìm động hoa vàng” đánh giá: Cuộc chiến đang đến hồi b ng vỡ ở nhiều mặt trận cao nguyên, miền địa đầu giới tuyến, mỗi ngày đều nhìn thấy những chiếc trực thăng trắng chở những chiến s bị thương từ chiến trường về những bệnh viện ở những thành phố miền Nam, tâm trạng thanh niên hoang mang, cảm thấy đời sống buồn bã, thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như viên thuốc an thần (tr. 1. Trên báo Gi c Ngộ, tác giả Đặng Tiến (2014) có bài Ngày xuân tìm Động hoa vàng” đã rất công tâm cho r ng: Động hoa vàng chứng tỏ tài hoa của tác giả, nhưng ít người quan tâm đến n t thâm trầm của những câu thơ, nói chung là diễn tả giấc mơ thoát tục của con người trong một giai đoạn nhiễu nhương, đồng thời niềm hoài vọng hướng về quá khứ xa xưa của dân tộc, nhớ nhung nhiều k niệm cũ càng, có thật hay hư tưởng, từ quê hương thôn dã, một thuở thanh bình đã phôi pha (tr. 1). 9 Cũng trong năm này, Hà Minh Châu (2014), ở bài viết Thơ về đạo của Phạm Thiên Thư” in trong Tạp chí khoa học Văn ho và Du l ch số 18 (72) cũng có nhắc đến Đoạn trường vô thanh nh m minh chứng cho luận điểm thế giới kinh Phật thấm đẫm hồn dân tộc b ng việc s dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong thơ (tr. 83). Tác giả Thiên Ca (2014) trong bài viết Thi s Phạm Thiên Thư và nhạc s Phạm Duy trong thành vách sương m của Đạo ca” hết sức tán dương: Thi s kiêm nhà tu Phạm Thiên Thư (pháp danh Tuệ Không) lúc đó nổi danh trên thi đàn bởi những vần thơ lục bát trác tuyệt, bay bổng n a tăng n a tục vừa mênh mang hoa lệ, Thiền ý sâu xa, vừa ngông nghênh”. …Phạm Thiên Thư viết Đoạn trường vô thanh – một tác phẩm được coi như hậu Truyện Kiều với những vần thơ lục bát sang trọng, tuyệt mỹ và điều mà ông tâm đắc nhất chính là sự Việt hóa câu chuyện im iều, như ông nói: Sáng tác phải có chất riêng của Việt Nam”. thi phẩm đồ sộ này, ông còn hơn cụ Nguyễn Du những 20 câu lục bát. (thực ra thì hơn 44 câu – đính chính của tác giả luận văn) (tr. 1). Đoàn ưng (2016) đã viết trong Đêm nhạc tâm xuân, phamduy.com cho r ng: Có một sắc thái rất riêng biệt trong những tình khúc Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư, mà trước đó trong dòng tình ca Phạm Duy chưa hề có. Người nghe nhận ra bàng bạc sắc thái riêng đó qua hai bài nhạc phổ thơ lục bát Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng và Gọi Em Là Đóa Hoa S u. Vẫn là âm hưởng ngũ cung, nhưng giai điệu của hai ca khúc này thanh thoát, du dương đến lạ lùng! Những câu luyến láy tình tứ vừa mang màu sắc lãng mạn của làng Quan Họ Miền Bắc, mà vẫn có n t vương giả, đài các của chốn cung đình Huế (tr. 3). Cuối cùng là bài viết của Hồ Tấn Nguyên Minh (2017) khi viết Bài thơ Động hoa vàng của Phạm Thiên Thư nhìn từ văn hoá Thiền” cho r ng: Đến thế k XX, một thế k nhiều vinh quang nhưng cũng quá nhiều cay 10 đắng của người Việt, văn học lại chứng kiến sự xuất hiện của một nhà thơ Phật giáo: Phạm Thiên Thư – người hiền s ngồi bên lề cuộc sống ta bà, lặng yên thi hóa kinh Phật”. Đọc thơ ông, ta tìm thấy những điều phong phú và mới lạ về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Giữa một thời đạn l a, ông bình thản lập cho mình một cõi thi ca riêng: trong trẻo, trữ tình và đậm chất Thiền (tr. 1). Những bài viết trên cũng được chúng tôi đưa vào danh mục tài liệu tham khảo, trở thành tư liệu quý báu giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này. Những gì tôi trình bày ở trên đã cho chúng ta thấy, Phạm Thiên Thư và hai tập thơ này đã thu hút sự quan tâm của công chúng, của những nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, những bài viết này chỉ là những cảm nhận chung về tác giả với tất cả các sáng tác của ông hoặc đi sâu vào một chi tiết rất nhỏ của một tác phẩm. Ngay cả hai luận văn trước, một công trình đi tìm hiểu sâu về thể thơ, một công trình cũng tìm hiểu cảm thức Thiền (một khái niệm gần với cảm quan Phật giáo) nhưng người nghiên cứu không chọn lọc tác phẩm tiêu biểu mà xét ở bề rộng tức các sáng tác của nhà thơ. Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, chúng tôi tập trung nghiên cứu hai tác phẩm có thể nói là tinh tuý nhất của tác giả trên phương diện cảm quan Phật giáo để tìm hiểu về đặc điểm nội dung và hình thức thể hiện trong thơ ông. 3. Mục đ ch và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn này sẽ làm sáng tỏ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật dưới cái nhìn cảm quan Phật giáo trong hai tác phẩm tiêu biểu của Phạm Thiên Thư. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - ệ thống những tư liệu để khắc hoạ chân dung cuộc đời và thơ của Phạm Thiên Thư. - Tìm hiểu cảm quan Phật giáo của Phạm Thiên Thư qua Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh nhìn từ nội dung thể hiện. - Tìm hiểu cảm quan Phật giáo của Phạm Thiên Thư qua Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh nhìn từ nghệ thuật biểu đạt. 11 4. Phạm vi nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát thơ của Phạm Thiên Thư dưới cảm quan Phật giáo ở hai tác phẩm: - Phạm Thiên Thư. (2006). Động hoa vàng TP.HCM: Văn nghệ, tái bản. - Phạm Thiên Thư. (2006). Đoạn trường vô thanh. TP.HCM: Văn nghệ, tái bản. Trong quá trình thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, chúng tôi có thể s dụng thêm một số tư liệu có sẵn được trích dẫn lại trong các công trình có liên quan đến nội dung đề tài. Đôi lời giới thuyết về tên đề tài: Trước hết, ta cần làm r khái niệm cảm quan”. Trong tiếng Việt từ cảm quan” được s dụng khá phổ biến song để hiểu nội hàm ý ngh a của thuật ngữ này quả thật là không hề đơn giản. Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) có viết rất đơn giản: Cảm quan có ngh a là giác quan” (tr. 103). Trong tiếng Anh, cảm quan tương ứng với từ: sense” hoặc feeling”. đây, chúng tôi nghiêng về phía từ feeling” hơn. Bởi sense” là cảm nhận từ giác quan còn feeling” là cảm nhận từ tâm hồn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Tuyết (2015) đã có những luận giải, phân tích thật thấu đáo về thuật ngữ này thông qua việc dẫn giải những công trình nghiên cứu ở nhiều l nh vực như triết học, m học, tâm lí, văn học trong bài viết Cảm quan và cảm quan nghệ thuật”. Cuối c ng bài viết kết luận: cảm quan là cách nhìn nhận, đánh giá mang tính chất tổng quan, toàn cục, nó tiên báo suy ngh hay lý luận về một vấn đề đang được nói tới, mà vấn đề đó thiên về l nh vực tinh thần (phi vật chất), phi hình thức” (tr. 2). Còn Phật giáo” thường được hiểu là một tôn giáo hướng con người đến sự nhận thức chân lí hay gọi là giác ngộ để giải thoát khỏi phiền não, khổ đau. Như vậy, có thể nói ngắn gọn r ng ở đề tài trên, chúng tôi tìm hiểu cách nhìn nhận của nhà thơ Phạm Thiên Thư về cuộc sống qua lăng lính Phật giáo được thể hiện trong tập thơ Động hoa vàng và truyện thơ Hậu Kiều - Đoạn trường vô thanh. 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng chủ yếu các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: Phương pháp này chúng tôi s dụng trong chương III của luận văn nh m thống kê tần số s dụng các phép tu từ, cách gieo vần, các thuật ngữ Phật học để có cơ sở đánh giá đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Ngay từ khi đặt bút viết Đoạn trường vô thanh, tác giả đã có tinh thần dân tộc, kh ng định giá trị của một kiệt tác văn chương. Vì vậy, chúng tôi vận dụng thao tác đối chiếu – so sánh với Truyện Kiều để thấy được những sáng tạo của nhà thơ trong cách s dụng điển tích, xây dựng hình tượng nhân vật, tạo dựng cốt truyện,… - Phương pháp phân tích - tổng hợp: chương II và III, chúng tôi dùng phương pháp này để phân tích những câu thơ để sáng tỏ cho những luận điểm đã rút ra. - Phương pháp tiểu s : Trong chương I, chúng tôi d ng phương pháp này để ghi lại cuộc đời, sự nghiệp của tác giả. - Phương pháp phỏng vấn: Trong phần phụ lục, tác giả luận văn có ghi lại những câu hỏi và câu trả lời cơ bản sau những lần tiếp xúc với ông khi thực hiện luận văn này. - Phương pháp nghiên cứu lịch s - xã hội: Bất kì nhà thơ, tác phẩm nào đều sống đời sống của mình trong mối quan hệ không thể tách rời với đời sống của cộng đồng. Cả hai tác phẩm chúng tôi nghiên cứu đều ra đời trong thời đạn bom khốc liệt của cuộc chiến tranh chống M và nhất quán trong cảm quan. Hiện thực cuộc sống h n có những cơn sóng vỗ vào thành vách tư tưởng của tác giả để có những xao động trong quá trình sáng tạo. Vì vậy, tìm hiểu đối tượng nghiên cứu, chúng tôi không thể bỏ qua bối cảnh lịch s , những biến động cuộc đời Phạm Thiên Thư. Phương pháp lịch s - xã hội ở đây chính là sự phối kết của văn học – lịch s - tâm lí học. 13 - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Cả hai tác phẩm chúng tôi tìm hiểu đều được viết b ng thể thơ lục bát. Chúng tôi s dụng phương pháp này nh m chỉ ra những đặc trưng thể loại được tác giả tiếp thu đồng thời tìm hiểu những sáng tạo của nhà thơ trong sáng tác của mình ở chương 3 của luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Qua luận văn này, chúng tôi mong muốn hệ thống hóa các quan điểm đánh giá, phê bình về thơ Phạm Thiên Thư; khắc họa chân dung một nhà thơ độc đáo theo tinh thần lấy điểm chỉ diện để chỉ ra những n t đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong thơ ông, đặt trong mối tương quan so sánh với các nhà thơ c ng thời. Đặc biệt, với lợi thế đã tiếp xúc trực tiếp với tác giả, chủ nhân của luận văn có thể trao đổi những vấn đề còn mơ hồ trong cách hiểu từ ngữ trong thơ để có thể hiểu một cách thấu đáo hơn. Đồng thời, tác giả luận văn cũng cập nhật những sáng tác mới của nhà thơ làm cho công trình trở nên đầy đặn, có thể trở thành một tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về nhà thơ tài hoa này. 7. C u trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, trọng tâm của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Phạm Thiên Thư: Cuộc đời và hành trình thơ. - Chương 2: Cảm quan Phật giáo trong thơ Phạm Thiên Thư qua Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh nhìn từ nội dung thể hiện. - Chương 3: Cảm quan Phật giáo trong thơ Phạm Thiên Thư qua Động hoa vàng và Đoạn trường vô thanh nhìn từ nghệ thuật biểu đạt.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net