Những đóng góp của ngọc linh về thể loại tiểu thuyết

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Những đóng góp của ngọc linh về thể loại tiểu thuyết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHÙNG THỊ PHƯƠNG NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGỌC LINH VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHÙNG THỊ PHƯƠNG NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGỌC LINH VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VÕ VĂN NHƠN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi. Các dẫn chứng, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Họ và tên Phùng Thị Phương LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: - PGS.TS Võ Văn Nhơn, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. - Quý thầy cô giảng dạy trong khoa Văn học đã giúp tôi có được những kiến thức nền tảng quý báu trong quá trình học tập. - Bà Dương Thị Liên Chi, nhà viết kịch Lê Chí Trung (con gái và con rể) nhà văn Ngọc Linh đã gìn giữ các tác phẩm của nhà văn Ngọc Linh, hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tiếp cận các tác phẩm của ông; giới thiệu cho tôi gặp gỡ những người bạn, đọc giả của Ngọc Linh; động viên và đóng góp nhiều ý kiến cho luận văn của tôi. - Nhà viết kịch Dương Linh, Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương, nhà văn Trầm Hương, nhà văn Lê Văn Nghĩa, nhà văn Trần Nhật Vy là những người bạn, người đồng nghiệp thân tình luôn trân trọng tài năng và yêu mến con người, tác phẩm của Ngọc Linh, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc sưu tầm tài liệu, trao đổi, đóng góp các ý kiến về những nội dung của luận văn. - Lãnh đạo, cán bộ Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học và làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 8 năm 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 9 5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 10 6. Kết cấu luận văn.................................................................................................. 11 . CHƯƠNG 1: NGỌC LINH VÀ TIỂU THUYẾT Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975................. ..................................................................... 12 1.1. Đôi nét về tiểu thuyết miền Nam trước 1975.................................................. 12 1.2. Ngọc Linh - Con người và sự nghiệp văn chương......................................... 20 1.2.1. Ngọc Linh - nhà văn đa tài......................................................................... 20 1.2.2.1. Quá trình sáng tác .............................................................................. 23 1.2.2.2. Cảm hứng sáng tác và những đề tài chính ......................................... 25 1.2.2.3. Sự chuyển mình trong sáng tác của Ngọc Linh ................................ 28 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Ngọc Linh ....................................................... 35 1.2.2.1. Nhà văn phải luôn tràn đầy nhiệt huyết và trách nhiệm ................... 35 1.2.2.2. Sáng tạo nghệ thuật là quá trình tự làm mới mình............................. 39 CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓP VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT NGỌC LINH................................................ 47 2.1. Nội dung tư tưởng là linh hồn của tác phẩm .................................................... 47 2.2. Gia đình và tình yêu luôn là đề tài lớn ............................................................. 49 2.2.1. Gia đình - nơi nuôi dưỡng tâm hồn............................................................ 50 2.2.2. Nghĩa vợ, tình chồng được đề cao khẳng định .......................................... 59 2.3. Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ .......................................................................... 61 2.3.1. Niềm thương cảm với người phụ nữ.......................................................... 61 2.3.2. Vượt lên nghịch cảnh, số phận để khẳng định mình ................................. 66 2.4. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc................................................................. 71 2.4.1. Miền Nam, vùng tạm chiếm khốc liệt, đau thương ... .............................. 72 2.4.2. Khơi gợi, đánh thức lòng yêu nước, lên án chiến tranh ........................... 80 2.4.3. Bài học giáo dục nhân văn sâu sắc ........................................................... 82 CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP VỀ NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT NGỌC LINH ................................................ 88 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu ..................................................... 88 3.1.1. Nét đặc sắc trong xây dựng cốt truyện........................... ...........................89 3.1.1.1. Cốt truyện mang tính hoàn chỉnh ........................................................ 91 . 3.1.1.2. Cốt truyện mang tính kịch cao ............................................................ 98 3.1.2. Nét đặc sắc trong xây dựng kết cấu.......................................................... 102 3.1.2.1. Kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện 3.1.2.2. Nghệ thuật sắp đặt tình tiết ................................................................ 107 3.1.2.3. Kết cấu feuilleton................................................................................ 110 3.1.2.4. Kết thúc truyện mang tính nhân bản .................................................. 114 3.2. Nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật .............................................................. 118 . 3.2.1. Nhân vật mang đậm tính cách, văn hóa Nam bộ..................................... 119 3.2.1.1. Con người nghĩa tình ......................................................................... 119 3.2.1.2. Con người nghĩa hiệp ........................................................................ 120 3.2.2. Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. .................. ..........125 3.2.2.1. Nhân vật đa tính cách ........................................................................ 125 3.2.2.2. Diễn biến tâm lý nhân vật................................................................... 128 3.3. Nét đặc sắc trong ngôn ngữ nghệ thuật .............................. ...........................133 .. 3.3.1. Lời văn trong sáng, súc tích ................................................................... 134 3.3.2. Ngôn ngữ Nam bộ đậm tính sáng tạo ...................................................137 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 147 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 152 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngọc Linh là một nhà văn khá đặc biệt. Sự nghiệp sáng tác của Ngọc Linh đã đi cùng những thăng trầm trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ông trưởng thành và sáng tác qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng đất nước khi hòa bình lặp lại sau năm 1975. Ngọc Linh đã để lại dấu ấn của mình qua hơn 70 tác phẩm ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn và thơ. Đề tài luận văn đến với tôi như một cơ duyên. Biết tôi muốn làm luận văn về văn học Nam bộ, khi tôi còn băn khoăn trong việc quyết định lựa chọn đề tài, PGS.TS Võ Văn Nhơn cũng chính là người hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này đã gợi ý, giới thiệu cho tôi tìm hiểu về nhà văn Ngọc Linh. Rất may, con gái nhà văn Ngọc Linh lại chính là đồng nghiệp của tôi. Do đó, tôi có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với các tác phẩm của Ngọc Linh. Quá trình tìm hiểu về con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngọc Linh đã khiến tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Sự ngỡ ngàng của tôi đối với Ngọc Linh không chỉ ở sự đồ sộ về số lượng tác phẩm và sự phong phú ở các thể loại mà còn là ở những giá trị về nội dung tư tưởng, bút pháp, vốn sống và văn hóa của nhà văn qua các tác phẩm. Trong đó, các tác phẩm thuộc thể loại tiếu thuyết của Ngọc Linh đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Có thể nói, với sở trường của mình, thể loại tiểu thuyết là điều kiện thuận lợi để Ngọc Linh thể hiện kiến thức, kinh nghiệm sống mà ông có qua từng tác phẩm cùng những kỹ thuật độc đáo trong quá trình xây dựng một tác phẩm. Ngọc Linh là nhà văn, nhà báo, soạn giả đã tạo được tiếng vang lớn ở Nam bộ. Nhiều tác phẩm của ông ngay từ khi ra đời đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Ông sáng tác rất nhiều thể loại và một trong những thể loại tạo sự thành công cho ông là tiểu thuyết với hàng chục tác phẩm, trong đó có những tác phẩm đã tái 1 bản nhiều lần và được chuyển thể sang phim, kịch, mang lại cho người xem những trải nghiệm và suy ngẫm thú vị. Đối với một người viết thì đây là một sự thành công rất đáng kể trong bối cảnh xã hội miền Nam đang là vùng tạm chiếm đầy phức tạp lúc bấy giờ. Bộ phận tuyên truyền của chế độ Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm chủ xướng ngày đêm chống lại chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà thực chất là chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Đồng thời, lúc bấy giờ cùng với những phức tạp của thời cuộc, chủ nghĩa thực dụng đã tràn ào ạt vào miền Nam, phá hoại đạo lý và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, đặt ra nhiều thách thức đối với lực lượng cầm bút. 1.2. Cùng thời với các nhà văn Nam bộ tên tuổi như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy nhưng Ngọc Linh lại chưa được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đề cập sâu về những đóng góp của ông đối với văn học, nghệ thuật; phần lớn các tác phẩm của ông được giới thiệu thông qua các bài viết đăng trên báo, tạp chí, bình luận, chia sẻ về các quyển sách, kịch bản phim, kịch của ông. Do đó, thực hiện đề tài “Những đóng góp của Ngọc Linh về thể loại tiểu thuyết”, chúng tôi mong muốn góp sức nhỏ của mình vào việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách tổng thể về chân dung nhà văn Ngọc Linh với những quan niệm nghệ thuật, những giá trị nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết của ông, nhằm một lần nữa khẳng định, ghi nhận những đóng góp của Ngọc Linh đối với văn học, đặc biệt là mảng tiểu thuyết trước năm 1975. 1.3. Việc tìm hiểu đề tài khoa học “Những đóng góp của Ngọc Linh về thể loại tiểu thuyết” giúp tác giả luận văn có điều kiện tìm hiểu về đời sống văn học nghệ thuật của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình lịch sử, góp phần rất quan trọng trong việc có cái nhìn khái quát khi nhận định, đánh giá từng sự kiện, từng hiện tượng, từng tác giả, tác phẩm văn học nghệ thuật cụ thể, đặc biệt, từ đó sẽ khơi gợi cho người nghiên cứu những suy ngẫm thêm về đời sống văn học, nghệ thuật của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy văn học của đất nước. 2 2. Lịch sử nghiên cứu Ngọc Linh là một cây bút có sức sáng tạo lớn, hàng loạt các tác phẩm của ông ra đời ở nhiều thể loại khác nhau. Các tác phẩm của ông đều được bạn đọc đón nhận và các nhà phê bình, báo chí đánh giá cao. Điều này được thể hiện qua hàng trăm bài viết đăng trên các báo trước và sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 2.1. Trước năm 1975, tác phẩm của Ngọc Linh nổi bật là các tiểu thuyết liên tục tạo nên những “cơn sốt” trong độc giả. Những cái tên tiểu thuyết như Đôi mắt người xưa, Ngã rẽ tâm tình, Trời không có nắng, Trên sông hoàng hôn xuất hiện với tần suất khá dày trên các báo Lẽ Sống, Tiếng Dân, Buổi Sáng, Tiếng Dội, Đồng Nai, Điện Ảnh, Sai Gon Mai, Phim Kịch…, được nhiều nhà phê bình đánh giá là đáng đọc, xin trích giới thiệu một số bài viết trên các báo: Nhật báo Sai Gon Mai, chủ nhật, ngày 08/01/1962 “Liêm fims sắp thực hiện cuốn phim đầu tiên Việt - Nam chiếu trên màn ảnh đại vĩ tuyến: Hãng Liêm Fimls sẽ khởi công thực hiện bắt đầu từ ngày 8 tháng 1, một cuốn phim Việt Nam đầu tiên chiếu trên màn ảnh đại vĩ tuyến và hãng này hy vọng sẽ xuất cảng phim đó qua Âu Châu và Nhật Bản. Đây là một cuốn phim tình cảm xã hội, cốt truyện phỏng theo cuốn tiểu thuyết Đôi mắt người xưa của nhà văn Ngọc Linh…giữ nguyên ý chính của tác giả, cuốn phim nói lên những thắc mắc, nghịch cảnh trói buộc giữa một người cha và hai người con gái khác mẹ”. Báo Lẽ Sống, ngày 27/02/1962 có bài Nhóm điện ảnh trẻ Lê Sơn thực hiện tiểu thuyết Ngã rẽ tâm tình của Ngọc Linh; Thử nhận xét một vài điểm trong Ngã rẽ tâm tình tiểu thuyết của Ngọc Linh của Phùng Phương Sơn đăng trên báo Buổi Sáng, ngày 31 tháng 12 năm 1962, có đoạn: Lần đầu tiên, Giỏ Vịt chọn đăng bài phê bình một tác phẩm mới xuất bản của nhà văn trẻ tuổi Ngọc Linh. Đầu tiên đối với trang báo chuyên nhiều đặc tính trào lộng hơn văn chương. Nhưng riêng đối với chúng tôi, từ lâu đã có dụng ý thỉnh thoảng cũng cần đăng tải những bài - nếu nói được 3 - Có mục đích giới thiệu cùng bạn đọc thân mến bốn phương, những văn, thi phẩm đáng đọc trong các loại sách vừa được phát hành. Ngoài chủ trương nâng đỡ và khuyến lệ những mầm non vươn mình trên vườn ươm văn nghệ, chúng tôi còn thấy có bổn phận vun quén những loại cây đã đâm chồi nẩy lộc trổ thêm hoa đẹp ngát hương, và quả quí tốt tươi, bồi bổ tâm trí con người. Trên tờ Kịch phim Xuân Nhâm Dần có đăng bài …Và những nhận xét phê bình của báo giới đối với tiểu thuyết của Ngọc Linh có nhiều ý kiến rất thú vị. Qua những đánh giá, nhận xét của bạn đọc cho thấy sự quan tâm của công chúng đối với văn học, nghệ thuật đến mức nào. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến của bạn đọc về tác phẩm của Ngọc Linh: Ông Sơn Mẫn báo Đồng Nai: … Đôi mắt người xưa là một tiểu thuyết hay có giá trị về mặt giáo dục và những quan niệm tiến bộ. Ngọc Linh có một lối tả cảnh qua cách trình bày sự kiện và động tác của nhân vật. Ngọc Linh đã tả cảnh bằng cách dùng sự suy tưởng và nhận thức của chính độc giả. Độc giả tự hình dung cảnh trạng tùy theo sự hiểu biết và tình cảm của mình lối tả cảnh này cũng là một lối độc đáo… Bạn Hoàng Anh Tuấn báo Tiếng Dân: “Tôi phải thú thực Đôi mắt người xưa đã hấp dẫn tôi từ dòng đầu cho tới dòng cuối…” Ông Diệp Hồng Thanh báo Phụ Nữ diễn đàn: Đôi mắt người xưa cũng như trăm ngàn tiểu thuyết đã ra đời nhưng nhìn sâu vào nội dung chúng ta sẽ thấy có nhiều điểm khác biệt liên quan mật thiết đến quan niệm luyến ái của phụ nữ Việt Nam và vấn đề “con rơi”: Một vấn đề không kém phần quan trọng đối với hiện tình xã hội…”. Cô ĐT Thanh Phương báo Saigon Thời Báo :… Đôi mắt người xưa là một câu chuyện tình sóng thuộc loại đề tài xây dựng. Tình tiết thật lâm ly mỗi nhân vật trong truyện đều nói lên được những bí ẩn tâm lý của mình! Lồng trong câu chuyện tình sống động, xác thực ấy còn là một khung cảnh của mặt thật trong xã hội…” 4 Ông Đăng Nguyên báo Phụ Nữ ngày mai: “Tác giả không cần dẫn giải nhiều về thuyết Khổng-Mạnh trong Đôi mắt người xưa nhưng chúng ta có thể tìm được ít nhiều nét luân lý cổ truyền trong trật tự phục tòng, trong gia nghiêm, lễ giáo của gia đình”. Ông Minh Lan báo Tiếng Dội Miền Nam: … “Nội dung Đôi mắt người xưa trong sạch, không đầu độc người xem…” 2.2. Sau 1975, Ngọc Linh không còn viết tiểu thuyết mà chuyển sang viết kịch nhưng những tác phẩm tiểu thuyết của ông vẫn tiếp tục được tái bản và là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim, biên kịch sân khấu thỏa mãn sự sáng tạo qua cách chuyển thể các tác phẩm của Ngọc Linh. Trong khuôn khổ mức độ thời gian hạn hẹp, tác giả luận văn xin trích đăng một số bài viết đăng trên các báo Sài Gòn Giải Phóng, Sân khấu Thành phố, Lao Động, Thể thao và Đời sống, Văn nghệ Châu Đốc…viết về Ngọc Linh và các tác phẩm của ông, trong đó có một số bài viết đáng chú ý như: Bài viết Ngọc Linh và những người làm sân khấu viết ngày 15/4/1992, nhà văn Sơn Nam đã nhận định rất chân tình về lối viết của Ngọc Linh: Trước 1975, tuy thỉnh thoảng có mô tả về đời sống sân khấu, nhưng sở trường của Ngọc Linh vẫn là viết tiểu thuyết tâm tình, lành mạnh, nhắc nhở đạo lý làm người qua cơn biến động trong xã hội thực dân cũ, thực dân mới. Anh sống sát giới sân khấu, nhập thân vào thế giới ấy qua những phụ trang về kịch trường trên báo hàng ngày. Một số đáng kể tiểu thuyết của anh đã chuyển thể ra điện ảnh. Nay đã quá tuổi “tri thiên mệnh”, anh muốn đi sâu vào thế giới của những người sống với ánh đèn sân khấu. Ngòi bút của anh lại tả thực, từ cốt truyện đến chi tiết nhỏ, vì vậy mà sống động, thuyết phục… Nhờ sống và tay nghề già dặn, với thiện tâm và sự đam mê sân khấu, như một bản năng bẩm sinh, Ngọc Linh đã viết một số truyện mà người đọc khó tính, tôi tin là sẽ tâm đắc. Các bài viết: L ờ i bạt cho tập truyện ngắn Lời thề không khắc ghi vào đá của Nguyễn Thị Minh Ngọc đăng trên Báo Sài Gòn ngày 27 tháng 4 năm 1992; Tấm lòng nghệ sĩ văn xuôi sân khấu Ngọc Linh của PGS. Tất Thắng (tác giả Ngọc Linh lưu giữ); 6 bài Ngọc Linh nhân ái và từng trải của nhà văn Trầm Hương viết vào tháng 9 năm 1994; Trên sông hoàng hôn nghĩ về đời viết văn của Ngọc Linh, tác giả Dương Linh, Báo Sân khấu, số 264, năm 1995; Đọc truyện của Ngọc Linh, tác giả Trân Châu đăng trên báo Văn nghệ Châu Đốc ngày 03 tháng 02 năm 1996; Nhà văn Ngọc Linh - Người công dân sáng tạo của tác giả Trang Phượng đăng trên Tạp chí Văn hóa, số 03 năm 1997; bài viết “Nhà văn Ngọc Linh: Luyện võ để tự thắng mình của tác giả Cát Vũ đăng trên báo Thể thao và Đời sống Xuân 1998; Công trình Một thế kỷ văn chương yêu nước, cách mạng thành phố Hồ Chí Minh, gồm 25 tập, tổng chủ biên: GS.TS Mai Quốc Liên, chủ biên: Cao Đức Trường đã ra mắt bạn đọc, trong đó đã giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp văn chương và đăng một số tác phẩm của Ngọc Linh trong tập 2 của tổng tập này. Gần đây nhất, trong cuốn sách Ấn tượng văn chương phương Nam do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2018, Nguyễn Mẫn đã có hai bài viết: “Nhà văn Ngọc Linh - Mưa buồn thấm ướt phù sa” (tr.165) và “Người đi để lại tơ vương” (tr.181) mang tính tổng kết, khái quát khá tốt về giả giả, tác phẩm Ngọc Linh rất bổ ích, giá trị thông tin cao. Bài viết Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang (2009) đăng trên Trang Thông tin điện tử của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều đoạn thống kê những hoạt động của Ngọc Linh và các nhà văn khác đối với văn học và báo chí: Thế hệ những nhà văn miền Nam sau thời của Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức... hồi đầu thế kỷ; và sau thời kháng chiến chín năm của Mai Văn Bộ, Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh, Dương Tử Giang, Thẩm Thệ Hà... là Ngọc Linh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Hà Huy Hà, Vân Trang... Còn có sự tham gia của nhiều tên tuổi khác từ miền Trung như Vũ Hạnh, Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Minh Quân, Nguyễn Mộng Giác... Họ là những người đã từng tham gia kháng chiến, những người có cảm tình với kháng chiến hoặc chỉ có tình yêu văn chương và tinh thần dân tộc. Nếu Ngọc Linh, Ngọc Sơn trên Nhân Loại, Tiếng Chuông, Sài Gòn Mới và nhiều nhật báo khác trung thành với loại tiểu thuyết dài, tình cảm hay chuyện gay cấn, ly kỳ; thì Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ là trụ cột của 7 tờ Sáng Tạo. Mai Thảo, Viên Linh, Võ Phiến, Vũ Bằng và một số người khác thường xuyên viết cho mục tùy bút, đoản văn trên tuần báo Khởi Hành, Văn, Thời Tập và các báo khác. Cũng như vậy, những bài nghị luận chính trị - xã hội của Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Lữ Phương, Nguyễn Nguyên, Nguyễn Trọng Văn…luôn là phần quan trọng trên các tạp chí Đối Diện, Tự Quyết, Đất nước, Tin Văn, Trình Bầy…Hình thức dài, ngắn của văn xuôi hầu như được thể hiện khá linh hoạt để tính chữ, tính trang. Trong các bài viết và công trình nghiên cứu, phê bình văn xuôi, ông Cao Huy Khanh và nhiều người khác gọi chung các thể loại truyện ngắn, truyện dài cho tới tùy bút, đoản văn …bằng cái tên “tiểu thuyết”. Loại tiểu thuyết dài (nhiều trang) có số lượng rất lớn, như Ngọc Linh có hơn 20 tiểu thuyết. Cao Huy Khanh (1970), Sơ thảo mười lăm năm văn xuôi miền Nam có nhắc đến Nhóm Nhân Loại gồm các tên tuổi như: Ngọc Linh, Sơn Nam và Lưu Nghi là ba tác giả hoạt động nhiều nhất ở nhóm Nhân Loại. Tờ báo Nhân Loại là cơ quan hoạt động chính của nhóm và sau khi tờ báo bị đình bản thì Nhà Xuất bản Phù Sa được thành lập để tiếp tục đường hướng quảng bá nền văn chương và văn hóa đặc biệt miền Nam. Nhận định về Ngọc Linh, Cao Huy Khanh có những dòng sau đây: Ngọc Linh xứng đáng là một nhà văn theo đúng truyền thống các nhà văn miền Nam điển hình như Hồ Biểu Chánh hay Phú Đức, nghĩa là tác phẩm của ông có đủ các tính chất đặc biệt như có một không khí, có một bối cảnh miền Nam duy nhất, chuyên khai thác những đề tài có nhiều tình tiết éo le, gay cấn, sử dụng một ngôn ngữ miền Nam thuần túy và sống động, tác phẩm nào cũng dài và số lượng tác phẩm rất dồi dào: Đó là một thứ tiểu thuyết nghịch cảnh, đầy nan giải, được nhìn bằng cái nhìn thi sĩ, kín đáo và khiêm nhượng. Có lẽ đó cũng là cái thi tính tự nhiên và đơn sơ nhưng đằm thắm chung của người miền Nam vậy. (Tuần báo Khởi Hành, số 74). Trong công trình nghiên cứu đã được công bố của Nguyễn Vy Khanh Văn học 8 Việt Nam thế kỷ 20 - Một số hiện tượng và thể loại của Nhà Xuất bản Đại Nam, 2004, khi nói về Một số ghi nhận về văn học miền Nam lục tỉnh giai đoạn 1954- 1975, Nguyễn Vy Khanh cũng đã đề cập và đánh giá cao những đóng góp của một số tên tuổi nhà văn như Phạm Thái, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Hồ Hữu Tường, Lê Xuyên, Bà Tùng Long và không quên nhắc đến tên Ngọc Linh, có đoạn viết: Dịch giả và tác giả trên 60 xuất bản phẩm trong đó 20 ký Ngọc Linh. Ông bắt đầu viết bằng truyện ngắn từ năm 1957 (Chị Hà) và có nhiều tiểu thuyết được quay thành phim và cải thành tuồng cải lương: Trên sông hoàng hôn; Ngả rẽ tâm tình… nhưng với Đôi mắt người xưa, ông đã cố gắng làm văn chương, dù bị hệ lụy “feuilleton” đăng báo. Tiểu thuyết của Ngọc Linh có hai đặc điểm: đề cao tâm hồn phụ nữ Việt Nam, sự hi sinh và chịu đựng của họ, và thứ nữa chuyện thường gay cấn, bi đát nhưng kết cục luôn có hậu, dù là chuyện thời chiến có những bất ngờ... Kết có hậu theo luân lý bình dân miền lục tỉnh, mà lạc quan, vì “thiện ác đấu đầu chung hữu báo”, những nhân vật biết phục thiện. Tiểu thuyết của ông dù vậy đã có công cho thấy những tâm hồn trữ tình hồn nhiên của con người lục tỉnh: “Dòng sông này buồn quá phải không cô? Nhất là trong những buổi hoàng hôn như chiều nay… tôi lại nghĩ đến những ngày vui rồi hết, những cuộc gặp gỡ rồi li tan, những người yêu nhau rồi chia cách. (Trên sông hoàng hôn, tr.335) 2.3. Các bài viết trên đều có rất nhiều chi tiết giá trị về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Ngọc Linh cũng như đề cập đến những đóng góp của ông ở nhiều góc độ văn nghệ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về cuộc đời, sự nghiệp văn chương cũng như những đóng góp của Ngọc Linh ở thể loại tiểu thuyết trong việc xây dựng và hình thành dòng văn xuôi hiện đại miền Nam. Do đó, khi tiếp cận các tác phẩm của Ngọc Linh, đặc biệt với thể loại tiểu thuyết, tác giả luận văn mong muốn bước đầu hệ thống lại các tiểu thuyết của 8 Ngọc Linh, từ đó tìm hiểu những đặc trưng giá trị của các tác phẩm nhằm góp tiếng nói khẳng định những đóng góp của Ngọc Linh ở cả hai phương diện, nội dung và nghệ thuật tác phẩm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tên đề tài là Những đóng góp của Ngọc Linh về thể loại tiểu thuyết, do đó đối tượng và phạm vi nghiên cứu rất rõ là toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn Ngọc Linh. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên tác giả luận văn chỉ xin được đi sâu khảo sát, phân tích, đánh giá khoảng 17 tác phẩm tiêu biểu, được các nhà phê bình văn học, nghệ thuật các thời kỳ đánh giá cao, từ đó bước đầu nêu lên những nhận định, đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Ngọc Linh cũng như những đóng góp của ông ở thể loại tiểu thuyết đối với nền văn học nước nhà. Ngoài ra, tác giả luận văn cũng khảo sát thêm các tài liệu liên quan đến những nhận định, đánh giá của các tác giả đối với Ngọc Linh ở nhiều góc độ; những tác phẩm của Ngọc Linh ở thể loại khác và đặc biệt là những bài báo của Ngọc Linh và những bài báo viết về tác giả, tác phẩm Ngọc Linh để khái quát, làm nổi bật vị thế của Ngọc Linh . Như tôi đã đề cập ở phần trên của Luận văn, sự nghiệp sáng tác của Ngọc Linh rất phong phú và đa dạng. Ở thể loại nào, người nghệ sĩ Ngọc Linh cũng đạt được những thành công. Sở dĩ Ngọc Linh có nhiều sáng tác như vậy vì ông luôn giữ được ngọn lửa đam mê sáng tạo. Xem sáng tác như cái “đạo”, phải “ngộ” thì mới tìm ra được kết quả cuối cùng. Chính vì lý do đó, tác giả luận văn rất muốn tìm hiểu thêm về các thể loại Ngọc Linh đã sáng tác để làm rõ hơn trong phần khái quát sự nghiệp sáng tác và làm nổi bật những đóng góp của nhà văn Ngọc Linh đối với nền văn học, nghệ thuật Việt Nam đặc biệt là đối với thể loại tiểu thuyết quốc ngữ Nam bộ trước năm 1975. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận nghiên cứu văn học sẽ giúp tôi nghiên cứu vận dụng tất cả các bộ môn nghiên cứu văn học như: Lý luận văn học, Lịch sử văn học, Phê bình văn học, Thi học, Phong cách học. Phương pháp này giúp cho tôi nghiên cứu tiếp cận với tác giả, tác phẩm một cách đầy đặn và toàn diện hơn. - Phương pháp loại hình học. Với phương pháp này sẽ giúp tôi nghiên cứu 9 tìm hiểu về loại hình tư tưởng thế giới quan của nhà văn, loại hình thể loại và loại hình ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm. Từ những đặc trưng riêng này, trong quá trình nghiên cứu tôi có sự tổng hợp, đối chiếu và rút ra những điểm tương đồng, điểm khác biệt giữa các tác phẩm, các nhà văn, đồng thời chỉ ra được những ảnh hưởng, tiếp thu do giao lưu văn hóa. - Phương pháp lịch sử - xã hội: Phương pháp này sẽ giúp cho đề tài nghiên cứu tăng thêm tính thuyết phục và khoa học. Vì theo quan điểm của lịch sử, sự việc nào diễn ra cũng đều là đối tượng của lịch sử. Đặc biệt tác phẩm văn học ra đời vốn dĩ là tấm gương phản chiếu những vấn đề lịch sử - xã hội. Mặt khác, trên cơ sở bối cảnh lịch sử - xã hội mà nhà văn đang sống, thông qua tác phẩm, chúng ta có thể chỉ ra những độc đáo, sáng tạo, đặc sắc, đổi mới của nhà văn. - Phương pháp hệ thống. Sử dụng phương pháp này, tôi sẽ hệ thống tất cả các tác phẩm tiểu thuyết của Ngọc Linh, sau đó phân loại chúng theo đề tài phản ánh. Tôi cũng sẽ đặt các tác phẩm của Ngọc Linh trong hệ thống của các tiểu thuyết khác cùng thời để nghiên cứu một cách tỉ mỉ để thấy được những đóng góp của ông ở thể loại này. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. Từ những tác phẩm của Ngọc Linh cùng những nhận định đánh giá về ông, tôi sẽ đi sâu vào phân tích để chứng minh cho những nhận định của mình về những đóng góp của Ngọc Linh ở thể loại tiểu thuyết giai đoạn trước 1975. Trong quá trình phân tích, nếu có thể, tôi sẽ chỉ ra mặt mạnh, điểm hạn chế của Ngọc Linh ở thể loại này. Trên cơ sở phân tích các tác phẩm của Ngọc Linh ở thể loại tiểu thuyết tôi sẽ rút ra những nhận định của riêng mình. Đồng thời có thể đề ra hướng nghiên cứu mới cho đề tài. - Phương pháp so sánh. Trong quá trình tìm hiểu tiểu thuyết Ngọc Linh, tôi sẽ tìm hiểu thêm về tiểu thuyết của các nhà văn trước và cùng thời với Ngọc Linh để có những so sánh nhằm tìm ra những nét mới, nét độc đáo của nhà văn. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu trực tiếp thể loại tiểu thuyết của Ngọc Linh trên phương diện những đóng góp của ông về mặt đề tài, kết cấu, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, với 10 mong muốn đem lại cái nhìn tổng quan về tiểu thuyết của Ngọc Linh; những đóng góp về nội dung, nghệ thuật của ông cho nền văn học hiện đại nước nhà. Từ đó, mong muốn giới thiệu các tiểu thuyết của Ngọc Linh đến với đông đảo bạn đọc nhiều hơn. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Ngọc Linh và tiểu thuyết ở miền Nam trước 1975 Chương này sẽ khái quát đôi nét về tiểu thuyết miền Nam thời kỳ trước 1975 để thấy được bối cảnh, quá trình phát triển của tiểu thuyết. Đây cũng chính là yếu tố khách quan tác động không nhỏ đến con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngọc Linh; những quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Chương 2: Đóng góp về nội dung tư tưởng của tiểu thuyết Ngọc Linh Tác phẩm của Ngọc Linh rất phong phú, đa dạng về nội dung tư tưởng, thể hiện được cái nhìn đa chiều của tác giả về đời sống và con người. Qua tìm hiểu các tiểu thuyết của Ngọc Linh, tác giả luận văn nhận thấy chủ đề tư tưởng xuyên suốt của các tác phẩm tập trung vào ba nội dung lớn đó là gia đình và tình yêu, đề cao vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Chương 3: Đóng góp về nghệ thuật của tiểu thuyết Ngọc Linh Cả cuộc đời Ngọc Linh sống và viết ở nhiều thể loại: làm báo, viết văn, sáng tác kịch (kịch nói, cải lương), làm thơ. Ở thể loại nào Ngọc Linh cũng để lại dấu ấn trong lòng độc giả và công chúng. Qua việc tìm hiểu nội dung sáng tác ở mảng tiểu thuyết, tác giả luận văn sẽ khái quát lên những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của Ngọc Linh đóng góp cho thể loại này. 11 CHƯƠNG 1 NGỌC LINH VÀ TIỂU THUYẾT MIỀN NAM TRƯỚC 1975 1.1. Đôi nét về tiểu thuyết ở miền Nam trước 1975 Lí luận về tiểu thuyết và quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đã đã được đề cập nhiều trong các hình thức thể hiện: thông qua các chuyên luận, giáo trình, các bài giới thiệu, phê bình tác phẩm, các bài tiểu luận và các sách dịch từ tiếng nước ngoài như: công trình của Vũ Bằng, Khảo về tiểu thuyết (biên khảo, 1955); Nguyễn Văn Trung, Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (1962); Công việc của người viết tiểu thuyết, tập tiểu luận của Nguyễn Đình Thi (1969), trong đặt vấn đề Tiểu thuyết là gì? (trang 114); Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn của Nguyễn Đăng Mạnh (1994), đề cập về sự biến đổi, vận động, phát triển của tư tưởng nghệ thuật và quá trình sáng tác của nhà văn. Tác động của hoàn cảnh khách quan tới sự vận động của tư tưởng nghệ thuật. Con đường nghệ thuật hay quá trình tự tìm mình của người cầm bút. Ta là ai và Ta là ai?; Bàn về Tiểu thuyết của Bùi Việt Thắng (biên soạn, 2000), là công trình rất ý nghĩa, đã tập hợp, giới thiệu nhiều ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu, lý luận - phê bình bàn về tiểu thuyết ở các mặt thể hiện của nó như: viết và đọc tiểu thuyết, xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, sáng tạo nhân vật, đặc trưng và thể loại,…; Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỷ XX của Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn và biên soạn, 2008) đã tập hợp, sắp xếp, phân loại được khối lượng khá lớn các bài viết về tiểu thuyết trong cả thế kỷ XX; ngoài ra còn có thêm công trình nghiên cứu của Vương Trí Nhàn, Khảo về tiểu thuyết: Những ý kiến, những quan niệm của các nhà văn, nhà nghiên cứu ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến 1945 (1996). 12 Qua các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết nêu trên, giúp người nghiên cứu có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về từng vấn đề của tiểu thuyết, từ chủ đề, tư tưởng, nghệ thuật, sự vận động, phát triển, đặc điểm của tiểu thuyết ở từng giai đoạn lịch sử. Mặc dù tiểu thuyết xuất hiện ở nước ta khá muộn nhưng với ưu điểm nổi trội là khả năng chuyển tải nội dung, bút pháp nghệ thuật mới mẻ, ngay từ khi ra đời đã được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận rất nhanh, thể hiện ở sự phong phú, đa dạng về đề tài và số lượng sáng tác. Nói về chức năng của tiểu thuyết khi xuất hiện ở Việt Nam, trong công trình Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỷ XX, công bố năm 2008, Nguyễn Văn Tùng nhận định: Trong vấn đề chức năng của tiểu thuyết, các nhà văn, nhà phê bình quan tâm đến khía cạnh tiểu thuyết giúp gì cho việc giáo hóa luân lý, đạo đức, truyền bá văn minh. Điều đó có cơ sở từ bối cảnh xã hội, văn hóa của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nước ta lúc đó ở trong tình trạng thực dân nửa phong kiến vô cùng lạc hậu so với sự phát triển của thế giới, đặc biệt so với các nước phương Tây. Nhận thấy tiểu thuyết là một công cụ nghệ thuật có khả năng ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống cộng đồng, các nhà văn, nhà phê bình muốn dùng thể loại văn học này vào việc giáo hóa, truyền bá văn minh, mở mang tầm nhìn cho người Việt. ( tr.11). Như vậy, văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, đã có những điều kiện cần và đủ để chuyển từ phạm trù văn học truyền thống sang phạm trù văn học hiện đại. Nhiều thể loại mới ra đời và có những thành tựu đáng kể đóng góp cho lịch sử văn học dân tộc những tác giả và tác phẩm tiêu biểu; trong đó không thể không kể đến tiểu thuyết. Tuy ra đời muộn hơn so với một số thể loại khác nhưng tiểu thuyết đã chứng tỏ được sức trẻ và sức sống của một thể loại trong quá trình hình thành và phát triển. Tiểu thuyết vừa kế thừa, tiếp nối những yếu tố truyền thống, vừa tạo nên những đứt đoạn, bứt phá quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. 13 Tiểu thuyết miền Nam tuy sinh sau đẻ muộn hơn báo chí, thơ, truyện Tàu, nhưng nó đã mang lại cho văn học miền Nam thêm một bước tiến trong quá trình phát triển của chữ quốc ngữ. Theo các nhà văn hay các nhà khảo cứu thì tiểu thuyết sơ khai được in trong các tập sách quảng bá của các nhà thuốc Tây (Pharmacie) hay nhà thuốc Nhị Thiên Ðường th ời bấy giờ, những quyển sách ấy cũng chỉ còn lại trong ký ức của họ, sách xuất hiện vào khoảng những năm 1910. Từ Thầy Lazazô phiền của Nguyễn Trọng Quản - Cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên được ấn hành năm 1887. Vị trí, ý nghĩa của tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ đối với dân tộc đã được nhiều công trình nghiên cứu khẳng định và ghi nhận. Điều này cho thấy sự chuyển biến, phát triển của tiểu thuyết quốc ngữ trong dòng chảy văn học Việt Nam. Trong bài viết Dân ta với tiểu thuyết, Nguyễn Văn Ngọc phát biểu rằng: Khi chữ quốc ngữ ra đời đến nay, nghĩa là từ khi người ta biết lấy chữ quốc ngữ làm cái lợi khí đạo đạt ý chí, ở xã hội ta, với người sang cũng như người nghèo, ai cũng được hưởng cái thú đọc tiểu thuyết bằng tiếng nước mình mà khỏi bận lòng coi tiểu thuyết Tàu hay Tây trừ khi nào muốn xem rộng ra mới phải coi đến sách, truyện ngoài (như trích dẫn ở Nguyễn Văn Tùng, 2008, tr. 68). Dấu son tiểu thuyết quốc ngữ đã phổ cập ở phạm vi sâu và rộng trong các tầng lớp nhân dân. Sự chuyển dịch của nó thể hiện ở chỗ từ tiểu thuyết của của Trung Quốc và các nước phương Tây, các tiểu thuyết dịch với những nội dung đề cập xa lạ với văn hóa, con người Việt Nam đến việc các nhà văn Việt Nam đã tự xây dựng những tiểu thuyết cho dân mình đọc, chuyển tải trong đó biết bao những vấn đề tâm tư, tình cảm, khát vọng, trăn trở của con người Việt thì thật đáng quý biết bao. Tuy nhiên, có thể nói, văn học Quốc ngữ miền Nam cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, vẫn là trạng thái tiếp nhận, nó chưa gây được ảnh hưởng mạnh cho người sáng tác và giới thưởng ngoạn, không tạo nên được một sự khuấy động khiến đời sống sáng tác chuyển mình, nó bị chìm trong lãng quên, mãi cho tới khoảng 25 năm sau, tiểu thuyết mới gây được phong trào sáng tác và thưởng thức. 14

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net