Lã đường di cảo của thái thuận vấn đề văn bản và giá trị tác phẩm

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Lã đường di cảo của thái thuận vấn đề văn bản và giá trị tác phẩm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN -------------- VŨ THỊ HÀ LÃ ĐƯỜNG DI CẢO CỦA THÁI THUẬN: VẤN ĐỀ VĂN BẢN VÀ GIÁ TRỊ TÁC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 07/2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN -------------- VŨ THỊ HÀ LÃ ĐƯỜNG DI CẢO CỦA THÁI THUẬN: VẤN ĐỀ VĂN BẢN VÀ GIÁ TRỊ TÁC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 07/2018 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi chân thành cám ơn: - Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Văn học, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. - Xin được tri ân Quý Thầy Cô đã giảng dạy các chuyên đề thuộc chuyên ngành đào tạo Cao học Văn học Việt Nam. - Xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô trong Hội dồng chấm luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em có điều kiện chỉnh sửa, nâng cấp chất lượng của luận văn. - Đặc biệt xin được tri ân PGS.TS. Nguyễn Công Lý, người thầy đã gợi mở đề tài, định hướng nghiên cứu và tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. - Xin ghi ơn những người thân trong gia đình và bạn bè luôn tạo điều kiện và động viên tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tác giả luận văn Vũ Thị Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Công Lý. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể. Các tài liệu tham khảo, các trích dẫn đều có ghi xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Vũ Thị Hà MỤC LỤC Mở đầu ……………………………………………………………………….….1 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………...1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ……………………………………………………2 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài ………………..…………………8 4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………...8 5. Đóng góp mới của đề tài ……………………………………………………...8 6. Giới thiệu kết cấu luận văn …………………………………………………...9 Chương 1: Xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ XV và nhà thơ Thái Thuận ….10 1.1. Xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ XV ……………………………………….10 1.2. Thái Thuận: tiểu sử và sự nghiệp …………………………………………..13 1.3. Giới thiệu diện mạo tác phẩm Lã Đường di cảo…………………………….17 Tiểu kết ………………………………………………………………………...23 Chương 2: Lã Đường di cảo: vấn đề văn bản ………………………………..25 2.1. Các văn bản thơ Thái Thuận được chép tay và khắc in ……...…………26 2.1.1. Bản sưu tầm thơ Thái Thuận của Thái Khác …………………………….26 2.1.2. Bản sưu tầm thơ Thái Thuận của Đỗ Chính Mô …………………………29 2.2. Các bản tuyển thơ Thái Thuận được dịch sang tiếng Việt .……………33 2.2.1. Bản tuyển dịch của Bùi Duy Tân và Đào Phương Bình trong Sái Thuận nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc (116 bài) …………………………………............................33 2.2.2. Bản tuyển dịch của Quách Tấn trong Lữ Đường thi tuyển dịch (56 bài)..48 Tiểu kết ………………………………………………………………………...59 Chương 3: Lã Đường di cảo: giá trị nội dung ……………………………….62 3.1. Tình yêu quê hương, đất nước ……………………………………………62 3.2. Tình yêu thương con người ………………………………………………69 3.3. Nỗi niềm đối với thế sự nhân tâm ………………………………………..76 Tiểu kết ………………………………………………………………………...82 Chương 4. Lã Đường di cảo: giá trị nghệ thuật ……………………………..83 4.1. Thể thơ …………………………………………………………………....83 4.1.1. Thể thất ngôn bát cú ………………………………………………83 4.1.2. Thể thất ngôn tứ tuyệt ….………………………………………….85 4.1.3. Lối thơ Tiến thoái cách ………………………………………........87 4.1.4. Ý nghĩa thi pháp của các thể thơ ………………………………….88 4.2. Ngôn ngữ thơ ……………………………………………………………..90 4.2.1. Ngôn ngữ thơ trên bình diện: vần, đối, nhịp điệu ………………....90 4.2.2. Các biện pháp tu từ nghệ thuật …………………………………..100 4.2.3. Nghệ thuật sử dụng điển cố ……………………………………...110 4.3. Giọng điệu thơ …………………………………………………………..114 4.4. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật …………………………120 4.4.1. Không gian nghệ thuật …………………………………………...120 4.4.2. Thời gian nghệ thuật ……………………………………………..133 Tiểu kết ……………………………………………………………………….140 Kết luận ………………………………………………………………………142 Tài liệu tham khảo …………………………………………………………...143 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội Đại Việt thế kỷ XV đã có những bước chuyển mình lớn lao về mọi mặt. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với 10 năm gian khổ, cuối cùng cũng đã giành được thắng lợi vẻ vang vào cuối năm Đinh Mùi (1527). Tiếp theo, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1528). Nhà Hậu Lê được thành lập, và chính triều đại này đã xây dựng đất nước phát triển toàn diện, trở thành một nhà nước hùng cường trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, nhất là bình đẳng với phong kiến Trung Hoa. Triều đình nhà nước Đại Việt lúc này đã có nhiều chính sách để phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, giao thương. Chính sự phát triển này đã kéo theo sự phát triển về văn họcvà giáo dục. Nhất là vào nửa cuối thế kỷ XV dưới triều đại của vị hoàng đế anh minh Lê Thánh Tông (1460-1497), đất nước ta phát triển cực thịnh. Lê Thánh Tông lại là vị vua giỏi văn chương, hay sáng tác ngâm vịnh. Chính ngài đã khởi xướng phong trào sáng tác phát triển nơi cung đình, và là người lập ra Hội thơ đầu tiên ở Việt Nam do Nhà nước thành lập và quản lý: Hội Tao đàn nhị thập bát tú vào năm 1495. Văn học Việt Nam thế kỷ XV quả thực đã có những chuyển biến mới nếu so với vài ba thế kỷ trước đó. Văn học thế kỷ này đã sản sinh ra những tác gia lỗi lạc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trực, v.v.., bên cạnh đó, có một tên tuổi cần phải được vinh danh đó là Thái Thuận (Sái Thuận). Ông từng là Tao đàn Sái phu rồi Tao đàn Phó nguyên suý trong Hội Tao đàn nhị thập bát tú. Tuy vậy, tên tuổi và thơ văn của ông ít được lịch sử và văn học sử nhắc đến. Sinh thời, ông sáng tác khá nhiều nhưng để tản mát nên thất lạc không ít. Sau khi ông mất, con trai của ông là Thái Khác (Sái Khác) đã sưu tầm và cho khắc in thành tập Lã Đường di cảo. Tập thơ hiện còn 265 đầu đề (thủ) với 278 bài. Lã Đường di cảo là một tập thơ có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tập thơ này, trước đây đã được các nhà nghiên cứu như Quách Tấn, như Đào Phương Bình và Bùi Duy Tân tuyển dịch một ít rồi đưa vào các bộ hợp tuyển, chứ chưa được dịch đầy đủ, trọn vẹn. Đánh giá về giá trị của tập thơ thì trước đây, trong các bộ văn học sử, các nhà nghiên cứu chỉ mới giới thiệu chung nhất, có tính khái quát. Vì thế, với đề tài “Lã Đường di cảo của Thái Thuận - vấn đề văn bản và 1 giá trị tác phẩm” chúng tôi chọn để nghiên cứu với dự định phiên âm và dịch nghĩa đầy đủ 265 thủ (278 bài) hiện còn, trên cơ sở đó nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử về việc sưu tầm, in ấn tập thơ Sử sách cho biết, Thái Thuận là người có “văn tài” và “học hạnh”. Tài thơ của ông được dư luận đánh giá cao. Ông sáng tác cả ngàn bài thơ, chủ yếu là để giải bày tâm sự, bộc lộ tư tưởng tình cảm của cá nhân nên ít chú ý đến việc lưu truyền trước tác của mình. Mãi sau khi ông mất, con trai của ông vì thương cha khi còn sống có tiếng ở đời, đến khi mất lại không có người biết đến, nên đã cố tìm lại những bản thảo trước đây còn sót lại, tìm các môn sinh của cha còn lưu giữ được thơ của Người. Tất cả được Thái Khác sao chép lại, biên thành tập thơ có tên Lã Đường di cảo thi tập. Có thể vì sưu tầm số thơ còn sót lại chưa đầy đủ nên tập thơ mới mang tên là “di cảo”. Tập di cảo này được Thái Khác hoàn thành và viết lời Tựa vào năm Canh Ngọ (1510). Hiện ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Môn và Thư viện Khoa học Xã hội Hà Nội có lưu giữ 9 văn bản thơ Thái Thuận (4 bản khắc in và 5 bản chép tay), trong đó theo các nhà nghiên cứu thì bản mang ký hiệu R.318 là bản đầy đủ nhất. Theo Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Bùi Huy Bích thì bên cạnh Thái Khác, còn có Đỗ Chính Mô. Đỗ Chính Mô từng là học trò của Thái Thuận, là người cùng tham gia sưu tập, biên soạn Lã Đường di cảo. Lê Quý Đôn đã từng viết trong Kiến văn tiểu lục: “Khi ông ra giữ chức Tham chính Hải Dương, đề vịnh rất nhiều, học trò là Lữ Chính Mô biên tập thành từng loại, nhan đề là “Lữ Đường di cảo”. Chính Mô có bài Tựa xưng tụng rằng:…”1. Trong Toàn Việt thi lục, Lê Quý Đôn cho biết: “Học trò là Lễ bộ Tả thị Lang Đỗ Chính Mô cùng con là Khác thu thập (thơ của 1 Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, Nxb Văn hóa Thông tin, HN, 2007, tr 317. (Lê Quý Đôn đã ghi nhầm họ của ông Chính Mô chăng? (họ Đỗ ghi thành họ Lữ) ; Chữ Hán “Lã” cũng đọc là “Lữ”, nên tập Lã Đường di cảo cũng được đọc là Lữ Đường di cảo.) 2 ông) thành “Lã Đường di cảo” gồm 4 quyển, Chính Mô làm bài Tựa khen tác phẩm của Thái Thuận đều như từ trong bụng đào bới ra…”2. Từ những thông tin trên, có thể có hai khả năng xảy ra: Một là tác phẩm của Thái Thuận vốn có một bản gốc, Thái Khác và Đỗ Chính Mô cùng sưu tập và viết lời Tựa riêng. Lời Tựa của Thái Khác thì vẫn còn truyền đến ngày nay trong bản khắc in tập thơ, còn lời Tựa của Đỗ Chính Mô có thể đã thất lạc sau thời Lê Quý Đôn. Hai là có hai bản gốc, một bản do Thái Khác sưu tập viết lời Tựa và làm xong trước, vì trong lời Tựa, Thái Khác không nhắc đến việc cùng hợp tác với học trò của thân phụ là Đỗ Chính Mô để sưu tầm, biên soạn tập thơ. Còn bản sưu tập và lời Tựa của Đỗ Chính Mô hiện không tìm thấy, có thể đã bị thất lạc sau thời Lê Quý Đôn. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì ngoài các bài thơ của Thái Thuận có trong các bản khắc in và chép tay, thì trong Toàn Việt thi lục, Lê Quý Đôn có tuyển một số bài thơ, trong đó có vài bài mà trong văn bản khắc in Lã Đường di cảo không có. Vậy thì những bài thơ đó Lê Quý Đôn lấy từ đâu? Giả thuyết này có thể suy ra là học giả họ Lê có thể lấy từ văn bản của Đỗ Chính Mô sưu tập mà ngày nay đã mất hoặc chưa tìm thấy? Trong Truyền kỳ mạn lục, ở thiên truyện thứ 19: Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Kim Hoa thi thoại ký), Nguyễn Dữ đã xây dựng hình tượng nhân vật Mao Tử Biên: “Tử Biên bèn tìm đến làng Sái tiên sinh, dò hỏi tập thơ Lã Đường, thấy gián nhấm mọt gặm, tản mát mất cả. Chàng nhân đi khắp nơi hỏi han, hết sức góp nhặt, dù nửa câu, một chữ cũng không bỏ sót…”3. Có thể Mao Tử Biên là nhân vật do Nguyễn Dữ hư cấu, nhưng theo cách xây dựng hình tượng thì Mao Tử Biên rất có thể được lấy nguyên mẫu từ Đỗ Chính Mô. Như vậy là Nguyễn Dữ đã biết rõ nhà thơ Thái Thuận và có thể đã biết đến việc sưu tầm thơ Thái Thuận của Đỗ Chính Mô? Nói chung về vấn đề lai lịch sưu tầm tập Lã Đường di cảo còn khá phức tạp và rối rắm. Với tư liệu như hiện nay, chúng ta chỉ có thể công nhận Lã Đường di cảo 2 Bùi Duy Tân - Đào Phương Bình, Sái Thuận nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc, Ty Văn hóa và Thông tin Hà Bắc, 1978, tr27. 3 Dẫn lại: Bùi Duy Tân - Đào Phương Bình, Thái Thuận nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc, Ty Văn hóa và Thông tin Hà Bắc, 1978, tr28. 3 hiện còn là bản của Thái Khác sưu tập và đề Tựa. Còn Đỗ Chính Mô, theo Lê Quý Đôn, có thể cũng có sưu tập, đề Tựa, nhưng văn bản này hiện đã thất lạc. Vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu thêm. Khi tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi dùng văn bản sưu tập, khắc in, đề Tựa của Thái Khác, ký hiệu R.318 lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 2.2. Các công trình dịch thuật và giới thiệu thơ Thái Thuận Như đã nêu, trong tập Lã Đường di cảo của Thái Thuận hiện còn 265 đầu đề với 278 bài, con số chưa phải là nhiều, nhưng cho đến nay, việc dịch thuật, nghiên cứu để giới thiệu thơ của tác giả này vẫn chưa trọn vẹn, đầy đủ. Có thể nêu ra đây một số thành tựu dịch thuật và giới thiệu thơ Thái Thuận như sau: - Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn đã trích tuyển 125 bài thơ của Thái Thuận. - Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích biên soạn vào nửa cuối thế kỷ XVIII, Hy Văn đường khắc in vào đầu thế kỷ XIX, năm 1825, đã tuyển thơ Thái Thuận đến 25 bài. Bộ hợp tuyển này của Bùi Huy Bích đã được Trung tâm Nghiên cứu Quốc học do GS.TS. Mai Quốc Liên (chủ biên) cho phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ đầy đủ và Nxb Văn học ấn hành năm 2007. - Hoàng Việt thi văn tuyển của Bùi Huy Bích được nhóm của Lê Quý Đôn trích dịch và chú thích (1958) có tuyển 8 bài thơ của Thái Thuận. - Thái Thuận nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc (1978) của Bùi Duy Tân và Đào Phương Bình đã giới thiệu và tuyển dịch 116 bài thơ của Thái Thuận. - Lữ Đường thi tuyển dịch (2001) của dịch giả Quách Tấn đã giới thiệu và tuyển dịch 56 bài thơ của Thái Thuận. - Lịch triều hiến chương lại chí, (tập 3: Binh chế chí – Văn tịch chí – Bang giao chí) của Phan Huy Chú, do Viện sử học phiên dịch và chú giải (tái bản 1992), có chép lại 3 bài thơ của Thái Thuận. - Tổng tập văn học Việt Nam (tập 5) (1995) do Bùi Văn Nguyên chủ biên, có giới thiệu 31 bài thơ của Thái Thuận trong Lã Đường di cảo. Các bản dịch lấy từ bản dịch Hoàng Việt thi văn tuyển của nhóm Lê quý Đôn; bản dịch và giới thiệu Thái Thuận, nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc của Bùi Duy Tân và Đào Phương Bình. Ngoài ra còn có các bản dịch của Bùi Văn Nguyên, Vân Trình, Hùng Nam Yến. 4 - Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 4), (2004) do Trần Thị Băng Thanh chủ biên giới thiệu 10 bài thơ của Thái Thuận. Công trình cũng lấy bản dịch từ Hoàng Việt thi văn tuyển và Thái Thuận, nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc. Ngoài ra còn có bản dịch của Hồ Ngọc Băng Tâm. - Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X - XIX), Tập 1, (2004), Văn học thế kỷ X - XV của Bùi Duy Tân (chủ biên) cũng có giới thiệu sơ lược về nhà thơ Thái Thuận và nói qua về tập thơ Lã Đường di cảo, tuyển năm bài thơ của Thái Thuận, trong đó, ba bài lấy từ Thái Thuận, nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc, một bài lấy từ bản dịch Hoàng Việt thi văn tuyển, Tập III và một bài lấy từ Tổng tập văn học Việt Nam. - Các tác gia Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội (2009) do Phạm Văn Thắm chủ biên giới thiệu 7 bài thơ của Thái Thuận với bản dịch trong Hoàng Việt thi văn tuyển và bản dịch của dịch giả Vân Trình. Ngoài ra công trình còn cho biết ngoài các bản lưu ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thơ Thái Thuận còn được chép trong các sách Thi sao lưu tại Paris (Ký hiệu 3A.Ms.b.20) và Thiên gia thi tập (VHv.2). - Thơ danh nhân Thái Thuận (Tiến sĩ triều Lê) (2011) của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hữu Thăng tuyển dịch 60 bài thơ của Thái Thuận. - Danh nhân lịch sử Kinh Bắc của tác giả Trần Quốc Thịnh do Nhà xuất bản Lao Động xuất bản (2004) có giới thiệu về tác giả Thái Thuận, tuyển 5 bài thơ của ông, trong đó có hai bài được lấy từ sách Hoàng Việt thi văn tuyển của Bùi Huy Bích và ba bài thơ do Duy Phi dịch. - Di sản Hán Nôm Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn do Hoàng Giáp và Nguyễn Khắc Minh chủ biên, dưới sự chủ trì của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hải Dương và Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành (2006) giới thiệu vài nét về nhà thơ Thái Thuận và tuyển 5 bài thơ của Thái Thuận do Hoàng Giáp dịch. - Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội mười thế kỷ, Tập 1 do Bằng Việt, Nguyễn Huệ Chi (đồng chủ trì); Gia Dũng - Đặng Thị Hảo - Quách Thu Hiền tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2011 đã dành 13 trang giấy giới thiệu năm bài thơ của Thái Thuận, ba bản dịch thơ được lấy từ Thái Thuận, nhà thơ lớn 5 đất cổ Kinh Bắc của Bùi Duy Tân và Đào Phương Bình, một bản dịch của Bùi Văn Nguyên và một bản dịch của Đặng Thị Hảo. - Ngàn năm thương nhớ tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 1010 - 2010 của Gia Vũ sưu tầm - biên soạn - tuyển chọn, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn Hà Nội ấn hành năm 2004 giới thiệu 4 bài thơ của nhà thơ Thái Thuận, các bản dịch đều không đề tên người dịch. Như vậy, hiện nay, thơ Thái Thuận có 265 đầu đề với 278 bài, thì hiện đã có 147 bài được tuyển dịch, còn lại 118 đầu bài chưa được phiên âm và dịch. Tình hình giới thiệu, dịch thuật thơ Thái Thuận là như vậy. Còn đối với việc nghiên cứu, trước đây, trong các bộ văn học sử Việt Nam, nhất là trong các giáo trình, các nhà nghiên cứu ít nhiều có nhắc đến, dù chỉ rất sơ lược. Có thế nói việc giới thiệu thơ của ông tương đối dày dặn phải kể đến công trình Bùi Duy Tân và Đào Phương Bình: Thái Thuận, nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc. Gần đây, với luận văn Thạc sĩ của Võ Lưu Thị Lan Uyên: “Cảm hứng và đặc trưng nghệ thuật thơ Thái Thuận” bảo vệ năm 2014, tại Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP.HCM, thì tác giả luận văn đi sâu tìm hiểu cảm hứng và đặc trưng nghệ thuật trong thơ Thái Thuận trên cơ sở các bản dịch đã có. Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào phiên âm sang quốc ngữ và dịch nghĩa đầy đủ các bài thơ hiện còn của Thái Thuận, cũng như nghiên cứu sâu về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của thơ ông. 2.3. Các công trình nghiên cứu và nhận định thơ Thái Thuận Học giả Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, Lê Quý Đôn trích lời Tựa của Chính Mô viết về tập thơ Lã Đường di cảo: “Các bài trứ tác, đều từ trong bụng đào bới ra, rất là tân kỳ, mà cách điệu âm luật và phép đặt câu thì đủ thể của các nhà văn”4. Từ lời xưng tụng của Đỗ Chính Mô để thấy rằng những bài thơ của Thái Thuận là những dòng thơ được xuất phát từ tình cảm chân thật tự đáy lòng và cũng để khẳng định một tài năng thơ ca rất đặc biệt và cao siêu bởi sự sáng tạo trong “cách điệu âm luật và phép đặt câu”. Cũng 4 Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm phiên âm, dịch chú, Nxb VHTT, HN, tb, 2007, tr.317. 6 bởi vậy mà Lê Quý Đôn mới chốt lại một câu: “Lời xưng tụng rất đúng, bởi vì sau tập thơ Giới Hiên của Nguyễn Trung Ngạn ít khi có thể văn ấy.”5 Học giả Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí (Văn tịch chí II) do Tổ phiên dịch Viện Sử học dịch và chú giải, Phan Huy Chú đã giới thiệu về Lã Đường thi tập của Thái Thuận, trong đó có trích tuyển một vài câu thơ trong ba bài thơ có trong tập di cảo để minh chứng cho nhận định về thơ Thái Thuận: “Thơ phần nhiều thanh nhã, có phong cách đời cuối Đường.”6 và “Phần nhiều các bài đều tiêm tế, xinh đẹp, dồi dào, đáng là danh gia.”7. Lời nhận xét của Phan huy Chú ngắn gọn, súc tích nhưng đó là những nhận xét sâu sắc và chuẩn mực về thơ Thái Thuận. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn với bài viết “Thái Thuận – Từ miền quê Kinh Bắc đến kinh thành Thăng Long” in trong Danh nhân Thăng Long Hà Nội (2010) do GS. Vũ Khiêu (chủ trì), GS. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn - PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn (tuyển chọn và giới thiệu), đã có những dòng khái quát về nội dung thơ và phong cách thơ Thái Thuận. Đó là những bài thơ viết về thiên nhiên mộc mạc dân dã, đó là những bài thơ với những tâm sự, về tình yêu và sự gắn bó với mảnh đất kinh thành, về những tình cảm thật trong sáng, thủy chung đối với bạn bè. Nhận định về tập thơ Lã Đường di cảo, đoạn kết bài viết, tác giả viết: “Với Lã Đường di cảo, Thái Thuận đã để lại cho đời một tiếng thơ hồn hậu, đằm thắm tình người, chan hòa với cảnh vật và thiên nhiên đất nước.”8 Sách Danh nhân văn học Kinh Bắc do Duy Phi biên soạn (2001), Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, có giới thiệu đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Thái Thuận, bên cạnh người biên soạn có ghi lại những lời nhận xét về thơ Thái Thuận của các nhà thơ, các nhà nghiên cứu từ trước đến nay, thì người biên soạn còn trích tuyển 5 bài thơ của Thái Thuận, trong đó có hai bài trong bản dịch Hoàng Việt thi văn tuyển của nhóm Lê Quý Đôn và ba bài thơ do chính tác giả dịch. Duy Phi có một nhận xét 5 Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm phiên âm, dịch chú, Nxb VHTT, HN, tb, 2007, tr.317. 6 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, mục Văn tịch chí, bản dịch Viện Sử học, Tập 4, Nxb Sử học HN, 1961, tr.451. 7 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, mục Văn tịch chí, bản dịch Viện Sử học, Tập 4, Nxb Sử học HN, 1961, tr.451. 8 Nguyễn Hữu Sơn “Thái Thuận – Từ miền quê Kinh Bắc đến kinh thành Thăng Long” in trong Danh nhân Thăng Long Hà Nội: GS. Vũ Khiêu (chủ trì), GS. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn - PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn (tuyển chọn và giới thiệu), Nxb HN, 2010. 7 ngắn gọn về thơ Thái Thuận: “Trong thời Lê sơ, Thái Thuận xứng đáng là một tác giả lớn, một ngôi sao sáng...”9. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn là văn bản tập thơ Lã Đường di cảo của Thái Thuận 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài này có hai nhiệm vụ: Một là, trình bày vấn đề văn bản tập thơ, tiến hành phiên âm, dịch nghĩa đầy đủ tập Lã Đường di cảo của Thái Thuận. Hai là, nêu lên giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tập thơ. 4. Phương pháp nghiên cứu Đối với đề này, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp và thao tác sau: - Phương pháp thống kê - phân loại: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thống kê về các thể thơ, các đề tài sáng tác ngâm vịnh, trên cơ sở đó phân loại về loại hình thể loại, loại hình ngôn ngữ, loại hình tư tưởng v.v.. Từ đó có thể thấy được giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thơ Thái Thuận. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trong tổng số 265 đầu đề với 278 bài dự định sẽ được phiên âm, dịch nghĩa, chúng tôi sẽ đi vào phân tích, lý giải những bài thơ tiêu biểu, trên cơ sở đó tổng hợp để chỉ ra nét đặc sắc, độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tập thơ. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Thơ Thái Thuận trong Lã Đường di cảo được sáng tác theo thể thơ Đường luật. Vì vậy chúng tôi sẽ so sánh với thơ Đường luật của vài tác giả tiêu biểu cùng thời, để thấy cái riêng, cái hay của thơ Thái Thuận về bút pháp ngôn ngữ, giọng điệu và phong cách. Ngoài ra, khi triển khai đề tài, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội nhằm đặt tác giả và tác phẩm của Thái Thuận vào hoàn cảnh lịch sử xã hội - cụ thể lúc ông sống để có những nhận xét và đánh giá phù hợp nhất. 5. Đóng góp mới của luận văn Thực hiện đề tài này, hy vọng sẽ có vài đóng góp sau: 9 Duy Phi (biên soạn), Danh nhân văn học Kinh Bắc, Nxb Văn hóa Dân tộc, HN, 2001, tr 164. 8 - Một là, trình bày diện mạo và vấn đề văn bản tác phẩm Lã Đường di cảo. - Hai là, nêu rõ giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Ba là, chứng minh được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Bốn là, trên cơ sở kế thừa hai bản tuyển dịch thơ Thái Thuận của Quánh Tấn, của Đào Phương Bình và Bùi Duy Tân, lần đầu tiên, luận văn đã phiên âm, dịch nghĩa đầy đủ 265 đầu đề với 278 bài thơ trong tập Lã Đường di cảo của Thái Thuận. 6. Giới thiệu kết cấu luận văn Về kết cấu của luận văn, ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, trọng tâm của luận văn được triển khai 4 chương như sau: Chương 1: Xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ XV và nhà thơ Thái Thuận. Chương 2: Lã Đường di cảo: vấn đề văn bản Chương 3: Lã Đường di cảo: giá trị nội dung tư tưởng Chương 4. Lã Đường di cảo: giá trị nghệ thuật Cuối cùng là Kết luận và Tài liệu tham khảo. Phụ lục: Đánh máy lại toàn văn tập thơ Lã Đường di cảo, phiên âm, dịch nghĩa. 9 CHƯƠNG I XÃ HỘI ĐẠI VIỆT NỬA CUỐI THẾ KỶ XV VÀ NHÀ THƠ THÁI THUẬN 1.1. Xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ XV Lịch sử Việt Nam kể từ khi có dấu tích của con người sinh sống cho đến khi tồn tại các nhà nước phong kiến độc lập đã có hàng vạn năm trước công nguyên. Trải qua hàng vạn năm đó, Tổ tiên ngàn đời đã hình thành một đất nước ổn định về kinh tế giàu có, phong phú về văn hóa. Việc giữ nước gặp nhiều khó khăn, gian khổ do sự chống phá, cướp bóc từ các thế lực thù địch phương Bắc, phương Nam. Tuy nhiên, với sự cố gắng cùng lòng yêu nước thương nòi, các vị lãnh tụ cùng với quân dân bao đời đã đấu tranh giành chủ quyền, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Điển hình có các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 40. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vào năm 541 đánh đuổi quân Lương giành lấy chủ quyền đất nước. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán làm nên chiến thắng lịch sử vang dội trên sông Bạch Đằng cuối năm 938, v.v.. Cuộc kháng chiến suốt mười năm ròng rã (1418- 1427) nếm mật nằm gai của nghĩa quân Lam Sơn và vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đã đánh tan giặc Minh xâm lược, xây dựng một quốc gia độc lập, hùng thịnh. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho triều đại Lê sơ đã mở ra một thời kỳ phong kiến lâu dài. Từ đấy, nước Đại Việt bước sang một trang sử mới, trang sử của sự yên bình, ấm no và thịnh vượng. Nước Đại Việt nửa đầu thế kỷ thứ XV dưới sự trị vì của vua Thái Tổ (Lê Lợi), đặc biệt là đời vua Lê Thái Tông (Nguyên Long) cho đến khi Thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính dưới triều Nhân Tông (lên ngôi năm 1442), với những đường lối trị vì đúng đắn, sáng suốt đã mau chóng hàn gắn được vết thương chiến tranh trước đó và dần đưa xã hội đi vào ổn định, phát triển. Câu hát đồng dao ca ngợi một thời vàng son, thịnh trị của các vị vua thời Lê sơ như sau: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông; Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. Bước sang nửa cuối thế kỷ XV, khi vua Lê Nhân Tông đến 12 tuổi, có thể tự coi được chính sự, Thái hậu Nguyễn Thị Anh trao trả quyền bính cho ông. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng vua luôn tỏ ra là một vị vua hiền minh, sáng suốt, tiếp tục đưa kinh 10 tế, văn hóa của đất nước phát triển đi lên. Vua hiền đức là thế, nhưng sau 17 năm trị vì lại bị chính người anh của mình là Lạng Sơn Vương Nghi Dân giết hại, cướp ngôi (1459). Vì Nghi Dân cướp ngôi vua, sát hại các cựu thần, nên khắp nơi muôn dân oán thán. Tám tháng sau, vào tháng 6 năm 1460, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Nguyễn Đức Trung đồng tâm làm binh biến phế truất ngôi vua và bức giết Nghi Dân. Họ nhất tâm đưa người con thứ tư của vua Thái Tông là Bình Nguyên Vương (Gia Vương) Lê Tư Thành, tức Lê Thánh Tông lên ngôi vào ngày 26 tháng 6 năm 1460. Trong 38 năm trị vì, vua Lê Thánh Tông đã lấy hai niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần bốn thập kỷ, dưới sự trị vì sáng suốt của vị minh vương Lê Thánh Tông, mọi mặt như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự đều phát triển rực rỡ. Lê Thánh Tông rất chú trọng đến việc phát triển kinh tế từ việc khuyến khích phát triển nông nghiệp, sửa sang lại luật thuế khóa, mở mang ruộng đất, chia đều đất đai cho mọi người... Thủ công nghiệp cũng được đầu tư phát triển, rất nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ra đời và phát triển trên khắp cả nước, các chợ búa được dựng lên khắp nơi. Bên cạnh nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp theo đó cũng phát triển mạnh. Hà Nội 36 phố phường tồn tại và phát triển đến ngày nay được hình thành dưới thời của vua Lê Thánh Tông trị vì. Dưới sự chỉ đạo thông minh sáng suốt của nhà vua, kinh tế hồi này ngày một ổn định và phát triển, đời sống của nhân dân được ấm no, sung túc. Vua không những coi trọng việc phát triển kinh tế mà còn đặc biệt chú ý về quân sự, an ninh, quốc phòng. Việc bảo vệ biên cương xã tắc và mở mang bờ cõi quốc gia luôn được vua nghiêm túc chỉ đạo. Vua đã cho ra đời bộ luật Hồng Đức với 722 điều luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: luật hình sự, luật dân sự, tố tụng, hôn nhân - gia đình, hành chính,... Luật lệ đề ra được nghiêm chỉnh thực hiện từ trong triều đình đến ra ngoài nhân dân. Bộ luật này ra đời nhằm mục đích duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quốc gia và vương triều. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức thực sự đã đưa đời sống của nhân dân lên một bước phát triển mới - một thời đại văn minh trong thế kỷ XV. Nếu kinh tế, an ninh, quốc phòng phát triển vững mạnh thì văn hóa giáo dục cũng phát triển rực rỡ ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XV. Vua Lê Thánh Tông đã chú trọng và đề cao việc giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước. Vua lấy đường lối tư 11 tưởng của Khổng Tử để sắp đặt xã hội. Nho giáo được đề cao, các hệ tư tưởng khác bị đẩy xuống hàng thứ. Học chế thời Lê sơ nói chung, dưới đời vua Lê Thánh Tông nói riêng được mở rộng hơn trước. Bên cạnh Văn miếu, Quốc tử giám, Hàn lâm viện và các sảnh như Môn hạ sảnh, Trung thư sảnh… là những cơ quan văn hóa giáo dục lớn, nhà vua còn cho xây thêm Bí thư khố là nơi lưu trữ sách và xây dựng Học xá cho các giám sinh ở xa có nơi lưu trú. Kể từ đời vua Lê Thái Tông trở đi, việc thi cử luôn được tổ chức định kỳ ba năm một lần qua các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Đến đời Lê Thánh Tông thì việc giáo dục khoa cử đã đi vào nền nếp, quy mô và chính quy hoá. Năm 1484, nhà vua còn đề xướng việc khắc bia đề danh để tôn vinh các vị đỗ đại khoa, bắt đầu từ khoa thi Đình niên hiệu Đại Bảo (năm 1442) dưới triều Lê Thái Tông trở về sau. Có thể nói, chưa có vương triều nào trong các triều đại phong kiến Việt Nam, văn hoá giáo dục phát triển mạnh mẽ và nhân tài xuất hiện nhiều như triều đại do Lê Thánh Tông trị vì. Con số thống kê sau đây về giáo dục và khoa cử dưới vương triều này đã khẳng định sự phát triển rực rỡ đó: “Trong vòng 38 năm trị vì, vua Lê Thánh Tông đã cho mở 26 khoa thi Hội và thi Đình (chính khoa và ân khoa), số người thi đỗ Tiến sĩ lên đến 989 người, trong đó có 18 vị đỗ Trạng nguyên. Nếu so sánh với toàn vương triều nhà Lê (Lê sơ và Lê trung hưng), từ khoa thi đầu tiên của vương triều này là khoa Nhâm Tuất 1442 đời Lê Thái Tông đến khoa Đinh Mùi 1787 đời Lê Chiêu Thống (trải qua 345 năm), triều đình đã tổ chức 94 khoa thi Hội và thi Đình, lấy đỗ Tiến sĩ 1732 người; cộng với 4 khoa Chế khoa và Ân khoa thi đỗ 30 người; tổng cộng là 1762 Tiến sĩ, trừ 05 người thi đỗ hai lần, còn lại 1757 vị, trong đó có 26 vị đỗ Trạng nguyên10”. Hồi này, nhân tài xuất hiện nhiều cùng với sự ra đời của Hội thơ Tao đàn do nhà vua sáng lập và làm Nguyên suý đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nền giáo dục phong kiến nói chung và nền thơ ca trong thời trung đại nói riêng. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp để lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân lúc này cũng đã thay đổi theo hướng tích cực dưới sự trị vì và những luật định mà nhà vua ban ra. Các lễ nghi tập tục cổ 10 Theo thống kê của Nguyễn Công Lý trong Giáo dục – Khoa cử và Quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc, Nxb. ĐHQG TP.HCM, 2011. 12 hủ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục bị hạn chế hoặc xóa bỏ. Lúc này, văn chương có thể nói là thịnh vượng bậc nhất, bản thân nhà vua cũng là nhà thơ hàng đầu. Lê Thánh Tông còn sáng lập ra hội Tao đàn nhị thập bát tú (hai mươi tám ngôi sao trên đàn văn học) vào năm 1495. Hội gồm 28 các vị Tiến sĩ giỏi thơ văn đang việc ở các cơ quan tại triều đình, nhiều nhất là ở Viện Hàn lâm, Đông các điện… Lê Thánh Tông xưng là Nguyên súy, cử Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận làm Phó Nguyên súy, Thái Thuận làm Tao đàn Sái phu (về sau được cử làm Phó Nguyên súy). Tuy Hội chỉ tồn tại trong mấy năm ngắn ngủi (từ cuối năm 1494 đến năm 1497) và các sáng tác của các Hội viên có những hạn chế nhất định như khuôn sáo, cầu kỳ, tư tưởng tình cảm bị bó hẹp, nhưng những sáng tác và đóng góp của Hội đến nay vẫn còn được nhắc đến và đánh giá cao: “Đó là tấm lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống quang vinh của ông cha ta, đó cũng là sự quan tâm đến nhân dân và ý chí muốn làm cho dân giàu nước mạnh”11. Nhìn chung, tình hình xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XV, đặc biệt dưới triều đại vua Lê Thánh Tông về mọi mặt đều có những bước phát triển hơn các triều đại trước. Thời này, đất nước thái bình, ổn định, không có thù trong giặc ngoài. Nhân dân được ơn trên che chở, dẫn đường, khắp nơi được yên ổn, tu chí làm ăn. Tất cả đều nhờ vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc và trên hết là nhờ vào đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của vị vua anh minh Lê Thánh Tông. 1.2. Thái Thuận: tiểu sử và sự nghiệp Trong xã hội mà khắp nơi thái hòa, mọi mặt đều được quan tâm phát triển, đặc biệt là về văn hóa giáo dục, thì xã hội đó là một mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho bao hạt giống tốt lành vươn lên. Triều Lê sơ, chỉ tính trong thời gian trị vì của vua Lê Thánh Tông (1460-1497), tầng lớp nho sĩ đã tăng lên đáng kể. Những người thi cử, đỗ đạt đại khoa được xếp vào danh sách nhiều nhất trong các triều đại phong kiến trước đó và sau này. Đội ngũ trí thức đông đảo chính là nguồn tài sản vô giá đóng góp vào việc xây dựng phát triển đất nước. Trong số các nho sĩ đỗ đạt, văn hay chữ tốt được vinh danh, nổi lên có những tên tuổi như: Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Nguyễn Trực, Lê Hoằng Dục, Nguyễn Bảo, Đàm Văn Lễ, Nguyễn Nhân 11 Đinh Gia Khánh (chủ biên), Lịch sử văn học Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học Xã hội, HN, 1980, tr. 241. 13 Phùng, Vương Sư Bá... Trong đó không thể không nhắc đến một nhà thơ xuất thân từ quê hương Bắc Ninh, mảnh đất trù phú của đồng bằng Bắc bộ, cái nôi của những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, đó là nhà thơ Thái Thuận. Với những vần thơ vừa tân kỳ, mới mẻ, vừa có khí vị cổ xưa của thơ Đường thơ Tống, Thái Thuận đã tạo nên một phong cách và giọng điệu thơ độc đáo của riêng mình. Về thân thế và lai lịch của nhà thơ Thái Thuận, sử sách ghi chép lại rất ít, có chăng cũng chỉ một vài trang giấy ghi vắn tắt về xuất thân, con người và sự nghiệp của ông. Sau này, công trình nghiên cứu Thái Thuận nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc do Đào Phương Bình và Bùi Duy Tân giới thiệu và tuyển dịch thơ, xuất bản năm 1978, có thể nói là công trình nghiên cứu tương đối sâu kỹ nhất về nhà thơ Thái Thuận từ trước cho đến lúc bấy giờ (1978). Theo các nhà nghiên cứu của công trình này thì các vị đã về quê hương của Thái Thuận để tìm hiểu về nguồn cội, lai lịch, hành trạng của ông. Tuy nhiên, những gì thu thập được cũng không nhiều vì hiện tại hậu thế của nhà thơ Thái Thuận đều không còn ở tại quê hương này, bởi có thể họ đã rời quê đi làm ăn sinh sống nơi xa. Dân làng ở nơi nhà thơ sinh sống khi tấm bé đều không rõ về lai lịch của nhà thơ. Thái Thuận 蔡順 (còn gọi là Sái Thuận, chữ Thái 蔡 âm Hán Việt cũng đọc là Sái). Có tài liệu ghi rằng khi mới thành lập Hội Tao đàn, Thái Thuận được vua Lê Thánh Tông cho giữ chức Sái phu của hội. Nhiệm vụ của Sái phu là sửa chữa, biên tập các sáng tác của hội viên để ghi chép và in ấn, có thể gọi nhiệm vụ này là “biên tập”, “quét dọn vườn văn” của Hội Tao đàn. Thái Thuận có tên tự là Nghĩa Hòa, hiệu là Lục Khê, biệt hiệu là Lã Đường (Lữ Đường), người thôn Đoài, tổng Liễu Lâm, phủ Siêu Loại, thừa tuyên Kinh Bắc, nay là xã Song Liễu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hiện vẫn chưa biết chính xác năm sinh năm mất của nhà thơ. Có người cho rằng ông sinh năm 1440, nhưng nếu tính theo cách tính tuổi mụ của người xưa thì ông phải sinh vào năm 1441. Sang đầu thế kỷ XVI, tức lúc cuối đời của ông, tình hình chính trị xã hội của đất nước bất ổn nên hiện chưa tìm thấy tài liệu nào ghi năm mất của ông. Tuy nhiên có thể dựa trên một vài con số mà tài liệu có ghi chép để từ đó có thể suy đoán về khoảng thời gian ông mất. Ông thi đỗ Tiến sĩ vào năm Ất Mùi (1475) niên hiệu Hồng Đức thứ 6 lúc 35 tuổi. Trong Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn có viết “Thái Thuận giữ công việc 14

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net