Văn hóa phật giáo trong đời sống cư dân thái lan

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Văn hóa phật giáo trong đời sống cư dân thái lan

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ ĐÀO DUY ĐẠI VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CƯ DÂN THÁI LAN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC MÃ SỐ: 60.31.50 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐINH LÊ THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009 MỤC LỤC DẪN LUẬN ................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................ 4 4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................................. 5 6. Bố cục luận văn .......................................................................................... 6 Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO THÁI LAN ....................................... 7 1.1 Lý thuyết về văn hóa ........................................................................... 7 1.2 Lý thuyết về văn hóa Phật giáo ............................................................ 9 1.3 Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Thái Lan ........................ 13 1.3.1 Con đường du nhập của Phật giáo vào Thái Lan .......................... 13 1.3.2 Phật giáo ở Thái Lan qua các triều đại ......................................... 19 Chương 2: VĂN HÓA VẬT CHẤT PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CƯ DÂN THÁI LAN ......................................................................................... 32 2.1 Ngôi chùa, bảo tháp và nhà ở của người Thái .................................... 32 2.1.1 Ngôi chùa .................................................................................... 32 2.1.2 Bảo tháp ...................................................................................... 35 2.1.3 Nhà ở của người Thái .................................................................. 37 2.2 Nghệ thuật Phật giáo Thái Lan ........................................................... 39 2.2.1 Điêu khắc .................................................................................... 39 2.2.2 Hội họa ....................................................................................... 47 2.2.3 Tượng Phật trong phong cảnh ..................................................... 49 2.3 Biểu tượng trong văn hóa Phật giáo ................................................... 52 2.5.1 Biểu tượng rắn Naga ................................................................... 52 2.5.2 Biểu tượng chim thần Garuda ...................................................... 53 2.5.3 Biểu tượng chằn .......................................................................... 54 2.5.4 Biểu tượng hoa sen ...................................................................... 55 2.4 Ẩm thực ............................................................................................. 56 2.3.1 Quy định về thức ăn .................................................................... 56 2.3.2 Khất thực trong Phật giáo Thái Lan ............................................. 58 2.5 Trang phục ........................................................................................ 64 2.4.1 Trang phục Phật giáo .................................................................. 64 2.4.2 Ảnh hưởng của trang phục Phật giáo đối với đời sống người dân 66 Chương 3: VĂN HÓA TINH THẦN PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CƯ DÂN THÁI LAN ......................................................................................... 69 3.1 Ngôn ngữ văn tự ................................................................................ 69 3.1.1 Lịch sử ........................................................................................ 69 3.1.2 Bảng chữ cái và quy tắc trong tiếng Thái ..................................... 70 1 3.1.5 Tiếng Thái và từ vay mượn ......................................................... 75 3.2 Văn học ............................................................................................. 86 3.2.1 Văn học Thái qua các thời kỳ ...................................................... 87 3.2.2 Ảnh hưởng văn hóa Phật giáo trong văn học Thái ....................... 91 3.3 Giáo dục Phật giáo ............................................................................. 94 3.3.1 Truyền thống giáo dục Tăng già. ................................................. 95 3.3.2 Nền giáo dục Phật giáo thời nay .................................................. 96 3.3.3 Trường Phật học ngày chủ nhật ................................................... 96 3.3.4 Bộ môn Phật học trong trường .................................................... 97 3.4 Phong tục vòng đời ............................................................................ 98 3.4.1 Lễ cạo tóc và đặt tên .................................................................... 98 3.4.2 Lễ cắt chỏm tóc ........................................................................... 99 3.4.3 Lễ tấn phong sư (hay lễ thọ giới) ................................................100 3.4.4 Lễ cưới .......................................................................................101 3.4.5 Lễ tang .......................................................................................101 3.5 Lễ hội và sinh hoạt tôn giáo ..............................................................102 3.5.1 Các lễ hội tôn giáo .....................................................................102 3.5.2 Sinh hoạt tôn giáo ......................................................................113 KẾT LUẬN ................................................................................................118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................122 PHỤ LỤC ...................................................................................................129 2 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Thái Lan “Đất nước của áo cà sa vàng” đây là lời nói của những học giả Phương Tây đã nói về Thái Lan khi nghiên cứu và tìm hiểu về đất nước này. Không phải tự dưng mà có tên gọi này. Hẳn là Thái Lan có gì đặc biệt. Đó chính là Phật giáo, một đất nước có hơn 95% (2007) dân số theo Phật giáo. Trên thế giới, Thái Lan là nước có nhiều dân chúng theo Phật giáo nhất và sức ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống của người dân rất sâu đậm. Nhà chùa vừa là nơi sinh hoạt tôn giáo vừa là nơi giao lưu văn hóa. Tượng Phật được dân chúng thờ khắp mọi nơi. Ở trường học, trên xe buýt, trong tiệm buôn, quán giải khát tư nhân, nhất là tại các công sở, đâu đâu cũng đều có thiết bàn thờ Phật tuy đơn giản nhưng trang nghiêm. Bất cứ người công dân Thái nào trong đời mình cũng hy vọng ít nhất có một lần được xuất gia vào chùa tu vài năm, vài tháng, vài tuần, hoặc vài ngày. Hiến pháp của Thái Lan (xưa và nay) quy định rằng quốc vương phải là một Phật tử và là người ủng hộ các tôn giáo trong nước. Vua Bhumibol đã hoàn thành nghĩa vụ này qua việc quan tâm và khuyến khích bảo vệ tất cả những truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Thái. Riêng bản thân, vào ngày 22/10/1956, Bhumidol đã cử hành lễ xuất gia tại chùa Benchamabopotr và được vua sãi Thái Lan là Trưởng lão Somdech Phra Vanarat truyền giới cụ túc và vua đã trở thành môt tỳ kheo với đạo hiệu là Bhumibalo. Sau khi thọ đại giới, ngài đến trụ trì chùa Emerald Buddha. Hết hạn 15 ngày, vua xả giới, hoàn tục và trở lại với cương vị của mình1. Nhờ đa số tầng lớp nhân dân theo đạo Phật và thấm nhuần được giáo lý nhà Phật nên người dân Thái cũng rất hiền hòa và được mệnh danh là “Đất nước của những nụ cười”. Là quốc gia có đến hai vạn bảy ngàn ngôi chùa nên Thái Lan cũng được mệnh danh là “Đất nước chùa tháp”. Phật giáo ở Thái Lan chiếm một vai trò quan trọng như vậy cho nên sức ảnh hưởng của nó đối với người dân Thái Lan rất sâu đậm. Phật giáo dường như đã trở thành một di sản tinh thần thiêng liêng mà bất cứ người dân nào cũng có bổn phận 1 Thông tin theo Thích Nguyên Tạng 2000: BHUMIBOL ADULYADEJ - một ông vua Phật tử, http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nguoi/019-vuathai.htm 3 phát triển và duy trì. Với đề tài “Phật giáo trong đời sống cư dân Thái Lan” tác giả hy vọng sẽ tập hợp được những thông tin quan trọng và rõ nét cho người đọc hiểu thêm về Phật giáo ở Thái Lan. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung đi sâu vào một giác độ chính, đó là văn hóa Phật giáo trong đời sống của người dân Thái Lan, vì thế đề tài quy tụ được những nét tiêu biểu của văn hóa Phật giáo ở Thái Lan, tổng hợp và làm rõ những nét này. So sánh Thái Lan với một số nước trong khu vực. Luận văn này sẽ làm một tư liệu tham khảo cũng như tư liệu tìm hiểu về Thái Lan cho những ai muốn quan tâm. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về Thái Lan và Phật giáo ở Thái Lan đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Trong cuốn Lịch sử vương quốc Thái Lan [Lê Văn Quang 1995] đã trình bày quá trình hình thành đất nước và con người Thái Lan từ thời tối cổ trải qua các triều đại trong mối quan hệ ngoại giao, chủ yếu dựa trên phương pháp lịch sử để nghiên cứu và trình bày. Trong cuốn Văn hóa Thái Lan [Phó Đài Trang 1997] nghiên cứu về những mảng văn hóa theo đề mục và kinh nghiệm như: Cách chắp tay chào, trang phục, dáng vẻ, giọng nói, trẻ em, tôn giáo v.v…KTS Trần Hùng [2004] thì viết về những công trình kiến trúc của Thái Lan và chủ yếu nghiên cứu ở thủ đô Bangkok, về kiến trúc chùa tháp, nhà thờ, khách sạn, văn phòng, nhà họp hội. PTS. Quế Lai thì nghiên cứu về những mảng đề tài đặc trưng của Phật giáo Thái Lan như: Phật giáo Thái Lan với những nét tương đồng với Phật giáo Việt Nam trong cuốn “Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Thái Lan tập I”, nghiên cứu về ngôn ngữ trong cuốn “Những vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Thái Lan hiện đại”, văn học Thái trong cuốn “Tìm hiểu văn hóa Thái Lan”. Ngô Văn Doanh thì nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật Thái Lan trong cuốn “Tìm hiểu văn hóa Thái Lan”, về sau nghiên cứu sâu vào hội họa truyền thống Thái Lan trong cuốn “Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Thái Lan tập I”. Mới đây với tập sách mới “Phật giáo ở Thái Lan” (2007), TS. Nguyễn Thị Quế đã tìm hiểu về các trường phái Phật giáo ở Thái Lan ngày nay và còn nhiều học giả khác nghiên cứu về Phật giáo Thái Lan… Về học giả nước ngoài có Hall D.G.E 1997 nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á trong đó có Thái Lan; Mattani Mojdara Rutnin nghiên cứu về những điệu múa, 4 kịch và nhà hát ở Thái Lan; Joe Cumming với sự hỗ trợ từ Richard Nebesky với đề tài đi du lịch Thái Lan; K.I. Matics nghiên cứu về oai nghi của Đức Phật; Mont Redmond viết về đề tài “Tuyệt vời văn hóa Thái”; Karl Döhring viết về những ngôi chùa Phật giáo của Thái Lan; Clarence Aasen viết về “Kiến trúc Siam, một kiến trúc làm sáng tỏ lịch sử văn hóa”; Mark Standen nghiên cứu về “Đức Phật trong phong cảnh – một sự biểu hiện thiêng liêng của Thái Lan”; Robert E.Fisher nghiên cứu về mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo v.v... Nhìn chung, nghiên cứu về Thái Lan và Phật giáo Thái Lan đã có nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, về mảng đề tài về văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân Thái Lan thì chưa tập hợp được đầy đủ. Vì thế, đề tài này sẽ hướng đến mục đích đó, và hoàn thiện nó. 4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là đề tài viết về văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân Thái Lan. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Thái Lan. Mức độ ảnh hưởng của nó, đậm nhạt theo từng thời kỳ và trong tương lai có còn ảnh hưởng, mức ảnh hưởng như thế nào. - Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: không gian nghiên cứu là đất nước Thái Lan theo phân giới địa lý từ khi thành lập nước đến nay.  Về thời gian: thời gian nghiên cứu xuyên suốt từ thời sơ sử cho đến ngày nay, nhưng chủ yếu là văn hóa Phật giáo Thái Lan hiện đại.  Về chủ thể văn hóa: nghiên cứu trên bình diện chung các cộng đồng tộc người sống ở Thái Lan mà có quốc tịch là người dân Thái Lan xét trong mối ảnh hưởng văn hóa của Phật giáo. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa học để giải thích các hình tượng, sự kiện nguồn gốc và các nhân tố cấu thành văn hóa Phật giáo tương quan trong sự ảnh hưởng đến người dân Thái Lan. Tác giả cũng sử dụng phương pháp luận sử học để so sánh các thời kỳ du nhập Phật giáo, quá trình hình thành và phát triển qua các triều đại. 5 Sử dụng thành tựu của khảo cổ học để xác định niên đại Phật giáo và nguồn gốc Phật giáo, cũng như những vấn đề liên quan trong đề tài. Sử dụng thành tựu của ngành nhân học để khảo sát các hoạt động sinh hoạt của người dân Thái Lan trong sinh hoạt tôn giáo. Áp dụng phương pháp so sánh nhằm đối chiếu lịch sử giữa các nước Đông Nam Á với Thái Lan, Phật giáo trong đời sống người dân Thái và các dân tộc khác ở các nước khác trong khu vực. Nguồn tư liệu chính là các tư liệu sách, bài viết, thông báo khoa học, các trang web, phim tài liệu của các học giả trong và ngoài nước cùng sự khảo sát điều tra sẽ được tập hợp, phân tích, so sánh, đánh giá. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Lý thuyết về văn hóa Phật giáo và quá trình du nhập, phát triển Phật giáo Thái Lan. Phần này sẽ đưa ra một số định nghĩa về văn hóa và văn hóa Phật giáo, cùng sự giải thích những khái niệm ấy. Phần cuối chương 1 sẽ trình bày sự du nhập của Phật giáo ở Thái Lan, sự hình thành và phát triển qua các triều đại. Chương 2: Văn hóa vật chất Phật giáo trong đời sống của cư dân Thái Lan. Phần này sẽ trình bày về văn hóa vật thể Phật giáo như kiến trúc, điêu khắc, trang phục, ẩm thực v.v… Chương 3: Văn hóa tinh thần Phật giáo trong đời sống cư dân Thái Lan. Phần này nói đến những loại hình văn hóa tinh thần như ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lễ hội, sinh hoạt tôn giáo, v.v… 6 Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO THÁI LAN 1.1 Lý thuyết về văn hóa Văn hóa đã xuất hiện cùng với loài người, nhưng mãi đến thế kỷ XX – thế kỷ của Văn hóa, việc nghiên cứu về văn hóa mới đặt ra một cách nghiêm túc, và thuật ngữ văn hóa học do Wilhelm Ostwald – một triết gia người Đức dùng đầu tiên vào năm 1909, nay đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên khắp thế giới. Theo W. Ostwald thì “chúng ta gọi những gì phân biệt con người với động vật là văn hóa”2. Trong sách “Bồ chi thi”, Thúc Triết đã viết: “Văn hóa là tạo nên cái bên trong, còn vũ công chỉ làm chuyển biến hình thức bên ngoài” (Văn hóa nội tập, vũ công ngoại tu). Vương Dung trong sách Tam nhật nguyệt khúc thương cũng nói: “Đem cái đúng đắn nhất tạo thành tập tục thói quen cho dân, có như thế văn hóa mới bền lâu được” (Thiết thần lý dĩ cảnh tục, phu văn hóa dĩ nhu viễn). Lưu Hướng (77-4 TCN) trong sách Thiết uyển chỉ vũ cũng cho rằng: “Không coi trọng văn hóa mọi việc sẽ bê trễ, bế tắc” (Văn hóa bất cải nhiên hậu gia thù) [Nguyễn Đăng Duy 2005:249]. Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu. Về mặt từ nguyên văn hóa trong tiếng Hán, nghĩa của văn là xăm thân, và nghĩa gốc của văn hóa là nét xăm mình mà qua đó người khác nhìn vào để nhận biết mình3. Trong một số ngôn ngữ phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt là culture trong tiếng Anh và culturologie trong tiếng Pháp, kunlturkunde trong tiếng Đức,...[Phạm Đức Dương 2002:45] có nguồn gốc từ các dạng của động 2 Dẫn lại theo GS TS. Phạm Đức Dương 2002: Từ văn hoá đến văn hoá học, Viện văn hoá và NXB Văn hoá thông tin – trang 45 3 Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/van_hoa 7 từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: 1- Giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt. 2- Cầu cúng4. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, phim ảnh... như các "trung tâm văn hóa" có mặt ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ăn mặc, ăn uống, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận.... Vì thế chúng ta nói hay đánh giá một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người5. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà chúng ta là thành viên6. Theo UNESCO, văn hóa là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một xã hội thể hiện trên mặt vật chất và tinh thần, tri thức và tình cảm. Văn hóa mang bản sắc dân tộc.7 4 Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/van_hoa 5 Macionis, J. Jonhn 1987: Xã hội học, NXB Thống kê - trang 82 Dẫn lại theo http://vi.wikipedia.org/wiki/văn_hóa 6 Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/văn_hóa 7 Nguyễn Đăng Duy (biên soạn) 2005: Một số vấn đề văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại, Hà Nội, NXB Lao Động – trang 238 8 Ở nước ta, theo từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2000) thì từ văn hóa có 5 nghĩa: 1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (Thí dụ: Kho tàng văn hóa Việt Nam). 2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần – nói một cách tổng quát (Thí dụ: phát triển văn hóa). 3. Tri thức kiến thức khoa học (Thí dụ: Trình độ văn hóa). 4. Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (Thí dụ: sống có văn hóa). 5. Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (Thí dụ: văn hóa Đông Sơn).8 Theo GS. VS. TSKH Trần Ngọc Thêm viết trong cuốn “Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam” thì: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”[Trần Ngọc Thêm 1995:27] 1.2 Lý thuyết về văn hóa Phật giáo Tôn giáo, tín ngưỡng đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử nhân loại ở mọi quốc gia, qua nhiều thể chế chính trị. Tuy thịnh suy mỗi thời một khác, nhưng vai trò và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội không như nhau… việc gắn đạo với đời, tôn giáo với dân tộc để cho "nước vinh đạo sáng" luôn là tâm nguyện của mọi người bao đời nay, dễ gì để cho ai đó có toan tính phân ly, chia tách9. Mỗi đất nước, mỗi xã hội, mỗi nhóm người đều có một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc10 cũng như có hình thức sinh hoạt riêng. Cũng tương tự như thế, các tôn giáo có một lý thuyết về 8 GS TS. Phạm Đức Dương 2002: Từ văn hoá đến văn hoá học, Viện văn hoá và NXB Văn hoá thông tin – trang 46 9 Nguyễn Đức Lữ 2006: Tôn giáo cùng tồn tại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nguồn: www.tapchicongsan.org.vn. 10 Khái niệm văn hóa, dẫn theo Huyền Châu, Phật giáo với văn hóa dân gian, http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/phatgiao-dangian.htm 9 vũ trụ, về đời sống con người, về cách uốn nắn rèn luyện và một hình thức thờ phụng nguyện cầu riêng có thể gọi là “văn hóa tôn giáo”. Đạo Phật, đạo Chúa, đạo Hồi, đạo Ấn,… đều có một lối nhìn vũ trụ và một cách ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với xã hội nhân sinh riêng nên tôn giáo nào cũng có một quy ước văn hóa riêng của mình. Thậm chí, có những hiện tượng tôn giáo nhất thời mượn từng mảnh lý thuyết của các tôn giáo nổi tiếng để khâu vá thành một chiếc áo tôn giáo riêng của mình thì vẫn có một hiện tượng “văn hóa tôn giáo” riêng của họ. Đạo Phật trải qua hơn hàng chục thế kỷ phát triển và tương tác với đời sống hiện thực của con người đã định hình riêng một hiện thể đặc thù, có một nền văn hóa riêng – nền văn hóa Phật giáo. Ngoài những quan niệm triết học ra, văn hóa Phật giáo còn được thể hiện thông qua kinh điển, nghi lễ, chùa chiền, các hình tượng thờ cúng, chế độ tổ chức tạo thành một lối sống đa dạng, phong phú để lại những ảnh hưởng sâu sắc trong đạo đức, tư tưởng, văn học, nghệ thuật Phật giáo với một hệ thống ổn định có nhiều thứ lớp, nhiều hình thức vật thể và phi vật thể. Tự bản thân nó tạo ra sắc thái văn hóa riêng biệt11. Xã hội ngày nay, trong vòng xoáy toàn cầu hóa, với tốc độ phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, con người bị cuốn hút vào trong dòng thác vật chất. Người ta vì ham mê hưởng thụ vật chất và những phát minh khoa học cao độ mà đánh mất chính mình. Quan niệm đạo đức, luân lý gia đình bị lung lay đến tận gốc rễ. Bên cạnh đó, các thế lực vì lợi ích riêng mà đua nhau chế tạo vũ khí giết người hàng loạt, để phục vụ cho chiến tranh. Nạn tham nhũng, tham ô, tệ nạn xã hội, cướp bóc giết người đầy dẫy. Mãi lo tranh danh đoạt lợi khiến cho đầu óc con người trở nên u mê không còn biết mình. Họ không biết mình đang ở chỗ nào, không biết mình đang làm gì. Bên ngoài thì say đắm, bên trong lại sầu mộng hoang mang. Cho nên Phật giáo là nhu cầu cần thiết cho xã hội ngày nay nhằm tạo sự cân bằng cho cuộc sống. Phật giáo lại tạo cho con người có một niềm tin vào bản thân, xã hội, để có thể thoát khỏi tai nạn, khổ đau và có mệnh sống lâu dài. 11 Theo Phan Đại Doãn: Tản mạn văn hóa Phật giáo Việt Nam, http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va- nghe-thuat/van-tho-phat-giao/758-tn-mn-v-vn-hoa-pht-giao-vit-nam.html 10 Văn hóa Phật giáo phải được nhìn dưới nhiều góc độ mới có thể mô phỏng phần nào về hình thái và hành trạng của nó. Trước hết xét về mặt triết lý Phật giáo, nhìn vào tổng quan các giá trị mà xét thì bản chất Phật giáo là từ bi, trí tuệ; bản nguyện Phật giáo là giác ngộ, giải thoát; bản hạnh Phật giáo là hòa bình, giáo dục và từ thiện12. Như vậy đường hướng của Phật giáo là tập trung đi vào việc sửa đổi tự thân tâm của mỗi con người để hướng đến chân thiện mỹ, đề cao tinh thần tự lực, tự giác. Trong những kinh, luận của Phật giáo chúng ta thường nghe câu: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Đường hướng của việc tu tập tự thân đó là ba yếu tố chính: giới - định - tuệ. Giới giúp cho mỗi người giữ mình có một khoảng cách tránh xa những cái xấu, định giúp cho mỗi người tỉnh thức, và tuệ giúp cho mỗi người có một cái nhìn thật đúng đắn. Nền giáo lý Phật giáo được xây dựng trên nền tảng từ bi và trí tuệ. Bởi từ bi mà không có trí tuệ thì sẽ tạo điều kiện cho những kẻ xấu lợi dụng. Trong đạo Phật trí tuệ được đặt lên hàng đầu “Chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp” (Duy tuệ thị nghiệp). Niềm tin trong đạo Phật phải xuất phát từ sự hiểu biết và kinh qua thì niềm tin mới vững bền. Một tư tưởng cũng xuyên suốt trong triết lý của nhà Phật là luật nhân – quả. Nó chỉ rõ xu hướng chuyển động tốt hay xấu của đời người chính là do nghiệp quyết định. Nghiệp mà con người lựa chọn được phân biệt là thiện và ác. Thiện nghiệp sẽ đưa đến thiện quả, ác nghiệp nhất định đưa tới ác quả. Với luật nhân quả này, ta thấy xuất hiện rất nhiều trong truyện tích, ca dao, tục ngữ và lời nói hàng ngày của người dân các nước theo Phật giáo. Ở Việt Nam ta thường nghe câu: gieo gió thì gặt bão, đời cha ăn mặn đời con khát nước…, ở Thái Lan thì có câu như: không nên cố mang ngà voi vào mình (vì voi là một biểu tượng tôn quý của hoàng gia, nếu mang vào mình ắt sẽ gặp họa). Với tư tưởng và triết thuyết của mình, Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn trong sáng tác văn học dân gian và văn học hiện đại mang một đặc sắc riêng, góp phần tạo nên một mảng đề tài riêng cho nền văn học chung của các nước. Nhiều nhà thơ, nhà văn xuất thân là tu sĩ Phật giáo, hoặc những người thân cận Phật giáo luôn đưa vào sáng tác của mình những tư tưởng, triết thuyết Phật giáo để giáo dục mọi người. 12 Theo Huyền Châu, Phật giáo với văn hóa dân gian, http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/phatgiao- dangian.htm 11 Bên cạnh những yếu tố văn hóa Phật giáo về mặt tinh thần, thì ngôi chùa là một hình tượng phổ biến trong văn hóa vật chất, thể hiện những giá trị mà con người cảm nhận được và truyền tải chúng thành tác phẩm nghệ thuật. Ngôi chùa của từng vùng, từng nước có những kiểu kiến trúc khác nhau và hệ thống điêu khắc, tạc tượng thờ cũng có nhiều phong cách phong phú, nó là nơi đáp ứng nhu cầu tâm linh cho mọi người khi họ có nhu cầu giải giới nội tâm để tâm hồn được thanh thản. Những công trình kiến trúc lớn nhỏ, những hình tượng điêu khắc đó đã góp phần thể hiện sự phong phú và đa dạng trong nghệ thuật chung của các nước. Trong sinh hoạt và ẩm thực, Phật giáo cũng thể hiện được những nét riêng của mình. Với tinh thần sống hòa đồng với nhau như nước và sữa, Phật giáo xây dựng con người sống với nhau trong một tinh thần lục hòa. Đó là sáu phương cách giúp cho con người ta sống trong hòa hợp: thân cùng ở chung, miệng không tranh cãi, ý nghĩ cùng nhau duyệt, giới luật (giống như luật pháp của xã hội) cùng thực hành, cái thấy biết cùng nhau giải bày, lợi lộc đều được chia đều cho nhau. Trong ẩm thực, tuy có khác nhau giữa các trường phái Phật giáo nhưng có những giới hạn trong cách ăn uống13 và thực phẩm ăn uống để giúp cho người tu hành theo Phật giáo vẫn giữ được đức tính từ bi của mình, và văn hóa ẩm thực Phật giáo đã tạo được một phong cách ăn uống phổ biến trong thời đại ngày nay. Nhìn chung văn hóa Phật giáo có sự liên quan qua lại giữa vật chất và tinh thần nhằm giữ được vai trò chủ đạo của nền tảng học thuyết từ bi và trí tuệ của mình. Nếu tách rời ra thì không diễn tả hết được bản chất của văn hóa Phật giáo. Nhưng có thể cô kết lại trên một số mặt nổi bật về văn hóa vật chất như: ngôi chùa, trang phục, ẩm thực… và tinh thần: như đạo đức, ngôn ngữ, văn học… để có thể phân tích và định hình một nét văn hóa riêng của Phật giáo. Đặc biệt văn hóa Phật giáo trong tinh thần hài hòa, tùy duyên bất biến, văn hóa Phật giáo đã đi vào văn hóa dân gian của các nước một cách nhẹ nhàng và gần gũi. Từ những tính chất thiết thực của mình, Phật giáo đã phát huy chức năng nhập thế, hòa mình vào nền văn hóa bản địa, giúp các dân tộc xây dựng một nền văn hóa rực rỡ, đa dạng và phong phú hơn. Qua đó, văn hóa Phật giáo đã ảnh hưởng không nhỏ trong cách cư xử và sinh hoạt trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là các 13 Xin xem phần 2.4 Ẩm thực 12 nước mà đa số người dân theo Phật giáo như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanamar… nhờ thực hiện đời sống trên tinh thần từ bi và giữ gìn năm giới nên họ sống rất hiền hòa với thiên nhiên, cởi mở cùng thân thiện với mọi người kể cả người nước ngoài, không trộm cắp, biết kính trọng những người lớn, tu tạo phước lành, tránh làm những việc xấu ác… những đức tính đó được lưu xuất từ tinh thần của Phật giáo tồn tại và phát huy qua nhiều thế hệ, cho đến bây giờ người dân theo Phật giáo đã sống một cách tự nhiên theo những tập quán đó và xem nó như là một nền văn hóa dân gian của dân tộc mình, chỉ khi các nhà nghiên cứu về lịch sử và nhân học, so sánh mới thấy được tinh thần đạo Phật thể hiện trong văn hóa và đời sống của người dân. 1.3 Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Thái Lan 1.3.1 Con đường du nhập của Phật giáo vào Thái Lan Phật giáo bắt đầu xuất hiện ở vùng đất thuộc Thái Lan ngày nay vào thời kỳ nào? Có nhiều giả thuyết khác nhau. Theo ý kiến của một số học giả, Phật giáo du nhập vào vùng đất này khoảng năm 304 Phật Lịch thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch (năm 241 trước Tây Lịch), sau khi vua A Dục (Asoka) của Ấn Độ bảo trợ việc kết tập Kinh tạng lần thứ III, liền phái các vị sư truyền giáo chia làm 9 đường đi về các địa phương khác nhau để hoằng pháp. Theo ghi chép trong Đại Sử (Mahavamsa) của Sri Lanka, hai vị trưởng lão là ngài Sona và ngài Uttara đi hoằng pháp ở vùng Đông Nam Á lục địa bao gồm Miến Điện,Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam ngày nay (Theo các sách sử xưa đó là vùng Kim Địa). [Nguyễn Thị Quế 2007:16] Tài liệu trên viết: "Vào ngày 1 tháng 11 năm 689, theo thuyền buồm rời khỏi Phiên Ngung, hướng về Champa giương buồm thẳng tiến, lại rong ruỗi về phía Phật Thệ (Srivijaya). Có lời tán thán: Ta là bạn tốt, cùng đến Kim Châu". Như vậy đây là lộ trình đến vùng đất Sumatra ngày nay. Về sau còn tiếp nhận thêm nhiều nhà truyền bá đến từ Miến Điện vào năm 1044 và các pháp sư đến từ Tích Lan vào năm 115514. [67] 14 Hầu hết là theo truyền thống Phật giáo Theravada. Tuy vậy, Phật giáo chỉ thực sự đặt lại nền móng, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng vào xã hội Thái Lan từ triều đại Sukhothai (1237-1456). Trong thời kỳ này có rất nhiều vị vua tín ngưỡng Phật pháp, xây dựng chùa chiền, ủng hộ việc đào tạo tăng tài để phát triển Chánh pháp, thậm chí có nhiều vị xuất gia tu học luôn, như Vua Ramkhamheng và Vua Lithai. 13 Nhưng, dựa vào các chứng cớ lịch sử cũng như các di tích đào thấy của nhiều nhà khảo cổ, người ta tin rằng Đạo Phật được truyền vào vùng đất thuộc Thái Lan ngày nay đầu tiên do giống người Lavô15 đến cư ngụ tại xứ này. Kinh đô của họ bấy giờ ở Dvaravati, tức đô thị Nakon Pathom (Phật Thống) ngày nay, cách Bangkok 50 km về phía Nam. Những cuộc khảo cổ học gần đây đã cho thấy nhiều di tích, di chỉ Phật giáo được truyền bá vào đây năm 241 trước Công Nguyên, tức là thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ III. Nhiều di tích khác lại liên quan đến Phật giáo thời vua A Dục (Asoka) tức là vào khoảng 272 - 231 trước Công nguyên. Đại Tháp Phật Thống tại Thái Lan là di tích thời này.[67] Các dấu tích khảo cổ cũng cho thấy sự hiện diện của người Ấn Độ tại đây vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch. Tài liệu Phật giáo Sinhalese là Mahavamsa còn kể lại Vua Ấn Độ Asoka (268- 232 trước TL) đã cử hai đặc sứ tới miền Suvannabhumi, thuộc Đông Nam Á. Tới đầu kỷ nguyên Tây Lịch, đã có giao dịch buôn bán qua đường biển giữa Ấn Độ và miền nam Thái Lan. Các tượng Ấn Độ cổ đã được tìm thấy tại cả hai cửa sông miền nam Thái Lan ngày nay, ghi dấu của thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch. Trong các thế kỷ tiếp theo, Phật giáo và Ấn Độ giáo do các thương gia và di dân Ấn Độ tiếp tục được du nhập vào các miền Đông Nam châu Á, bằng chứng là có nhiều pho tượng Vishnu, Siva (Ấn Giáo) và đức Phật đã được đào thấy ở các thắng tích xưa của Thái Lan. Tại Lopburi, Phimai và các nơi khác hiện còn thấy nhiều chùa thờ tượng thần Siva do những người Thái đầu tiên xây cất bằng đá thạch và đá ong. Về ngôn ngữ, vào thế kỷ thứ XII và XIII người Thái di cư từ tỉnh Yunnan (Vân Nam – Trung Quốc) xuống miền nam, sau này do sự xua đuổi của người Trung Quốc dân tộc Thái vượt sông Cửu Long và định cư tại các thung lũng hẹp ở miền Bắc Thái Lan, sau khi họ chinh phục được các dân tộc Môn – Khmer. Cho nên ban đầu ngôn ngữ Thái có cùng đặc tính đơn âm (momosyllabic) như ngôn ngữ Môn – Khmer và hơi giống tiếng Trung Hoa. Nhưng về sau do chịu ảnh hưởng của Phật giáo thông qua những kinh điển bằng tiếng Pali và Sanskrit (Phạn) nên tiếng Thái trở thành đa âm (polysyllabic) do sự thêm vào của nhiều từ ngữ Ấn Độ. 15 Là từ gọi tắt của Lavapura – tên mà người ta gọi thay cho Dvaravati vào thế kỷ thứ IX, thứ X (theo Lê Văn Quang 1995: Lịch sử vương quốc Thái Lan, TP.HCM, NXB TP.HCM – trang 19) 14 Tiếng Phạn (Sanskrit) được giới quý tộc dùng làm ngôn ngữ triều đình cũng như để diễn tả các danh từ chuyên môn và khoa học phương Tây trong khi tiếng Pali là ngôn ngữ của kinh Phật giáo. Các nhà cai trị địa phương thời bấy giờ có lẽ đã dùng các tu sĩ Bà La Môn làm cố vấn trong việc tổ chức chính quyền. Các sắc dân định cư đầu tiên của xứ Thái Lan là người Môn và người Khmer đã chịu ảnh hưởng Ấn Độ rất nhiều. Các khai quật khảo cổ tại Lop Buri và Nakhon Pathom đã chứng minh miền định cư của người Môn từ thế kỷ thứ VII và nghệ thuật Phật giáo của thời đại Dvaravati (thế kỷ VI tới thế kỷ XI) là của sắc dân người Môn. Người Khmer nổi tiếng vì khu vực đền đài Angkor Wat, cũng để lại nhiều ngôi đền thờ tại các tỉnh miền đông bắc Thái Lan. Ngôi chùa lớn Phra Pathom Chedi ở Nakon Pathom và nhiều di tích lịch sử khác tìm thấy các nơi minh chứng cho giả thuyết trên, cũng như để xác nhận rằng Phật giáo du nhập vào Thái Lan, qua nhiều hình thức, trong 4 thời kỳ sau đây: 1.3.1.1 Thời kỳ thứ nhất: Phật giáo nguyên thủy hay Phật giáo Nam tông (Theravada) Phật giáo Theravada du nhập vào vùng đất thuộc Thái Lan ngày nay đầu tiên. Bằng chứng là người ta đã đào thấy nhiều di tích khắc trên đá như bánh xe Pháp, (Wheel of Law), bảo tòa, những dấu chân của Phật và kinh Pali ở vùng Nakon Pathom. Trước kia, tại Ấn Độ, Phật tử chỉ biết sùng kính Phật qua những pháp khí đó. Sau này, vì chịu ảnh hưởng của Hy Lạp, người ta mới tạo tượng Phật để thờ. Như vậy, trước năm 500, vùng đất thuộc Thái Lan ngày nay đã có đạo Phật và Phật giáo lúc bấy giờ không khỏi chịu ảnh hưởng ít nhiều nền Phật giáo Theravada do Đại đế A Dục truyền sang. Mãi đến khi đa số dân chúng Ấn Độ đều biết thờ tượng Phật, thì lối thờ phụng này cũng được lan tràn qua các nước Phật giáo khác. Bởi lẽ đó, về sau, người ta đã tìm thấy giữa những cảnh phế tích ở vùng Nakon Pathom và các thành phố lân cận nhiều tượng Phật; nhất là những pho tượng tạo tác vào thời kỳ mỹ thuật Gupta. Căn cứ vào giai đoạn tượng Phật xuất hiện, người ta cũng có thể đoán rằng những nhà truyền giáo đạo Phật đến Thái Lan đầu tiên là ở vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) tức Bihar thuộc Ấn Độ ngày nay, nơi gốc xuất phát tượng Phật theo kiểu mẫu Gupta.[67] 15 1.3.1.2 Thời kỳ thứ hai: Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Bắc Tông Xuất phát từ Ấn Độ, Phật giáo Đại thừa cũng được lan rộng truyền vào các vùng lân cận như Sumatra, Java (Indonesia ngày nay) và Campuchia. Chắc rằng Phật giáo Đại thừa từ Magadha đã du nhập Burma, Pegu (Hạ lưu Miến Điện), Dvaravati (Nakon Pathom, miền Nam Thái Lan bây giờ) và bán đảo Mã Lai. Nhưng thời gian đó, Phật giáo Đại thừa không phát triển mấy, thành ra sau này, chẳng có di tích gì đáng kể của Đại thừa ở các nơi trên. Đến năm 1300 Phật lịch (khoảng 757 Tây lịch) quốc gia Sri Vijaya, đóng kinh đô ở Sumatra trở nên hùng mạnh, nên bán đảo Mã Lai và một phần đất miền Nam Thái Lan ngày nay (từ vùng Surasthani trở xuống) đều thuộc quyền bảo hộ của vua Sri Vijaya. Là Phật tử Đại thừa, chính quyền Sri Vijaya đã khuyến khích và nâng đỡ rất nhiều trong việc phát triển nền Phật giáo Đại thừa. Ngày nay, có nhiều bằng cớ chứng tỏ rằng Phật giáo Đại thừa một thời đã thịnh hành tại miền Nam Thái Lan. Những chứng cớ đó người ta đã tìm ra tại đây, nhiều tháp thờ Phật và các pho tượng Phật, Bồ Tát giống như những Tháp, Tượng tìm thấy ở Java và Sumatra. Những tháp Phật ở Chaiya và Nakon Sri Thammarath, miền Nam Thái Lan đều biểu hiện rõ tính chất của Đại thừa Phật giáo. Hiện ở Viện Bảo tàng quốc gia tại Bangkok đang còn giữ một tấm bia đá, khắc ghi rằng vào năm 1550 Phật lịch, có một vị vua thuộc dòng hoàng tộc Sri Vijaya, từ Nakon Sri Thammarath (Nam Thái) đến cai trị vùng Lopburi (Trung Thái). Nhà vua có một người con, về sau hoàng tử này lên làm vua xứ Campuchia và đã bảo hộ Thái Lan trong một thời gian khá lâu. Do đó, có nhiều sự hòa hợp, trao đổi về tôn giáo lẫn văn hóa giữa hai dân tộc Thái và Khmer suốt trong giai đoạn này. Căn cứ vào lịch sử ghi ở tấm bia trên, người ta biết thêm rằng vào thời đó, Phật giáo Theravada thịnh hành ở vùng Lopburi, còn Đại thừa Phật giáo đã có nền tảng tại Campuchia và chỉ được phát triển trên đất Thái Lan trong thời kỳ xứ này thuộc chủ quyền của Campuchia. Ngay cả ảnh hưởng Bà la môn giáo hiện tồn tại ở Thái Lan cũng do Campuchia truyền sang trong thời gian đó. Nhiều vị vua Campuchia đã từng là những tín đồ nhiệt thành của đạo Bà la môn. Tóm lại, có thể nói, Thái Lan đã chịu ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa trong giai đoạn vừa kể trên và 16 tiếng Phạn (Sanskrit), Thánh ngữ của Ấn Độ, đã thấm nhuần sâu xa dân tộc Thái cũng vào thời kỳ này.[67] 1.3.1.3 Thời kỳ thứ ba: Phật giáo Miến Điện Khoảng năm 1044, (Phật lịch 1600), tại Miến Điện, vua Anurudh (Anarata) trở nên có thế lực, đóng đô ở Pagan (Trung Miến). Nhà vua bành trướng lãnh thổ qua Thái Lan, chiếm những vùng đất, ngày nay là Chiangmai, Lop Buri, Nakon Pathom. Là một Phật tử Theravada, vua Anurudh đã tận tình giúp đỡ trong công việc phát triển nền Phật giáo Theravada mà Miến Điện cũng như Thái Lan đầu tiên đã hấp thụ trực tiếp từ Ấn Độ, qua các vị truyền giáo của vua A Dục phái sang. Nhưng sau một thời tao loạn, Phật giáo ở Ấn Độ bị suy đồi, và sự tiếp xúc giữa Miến và Ấn Độ cũng phai nhạt dần. Lúc bấy giờ, tại Miến Điện Phật giáo Theravada đang thịnh hành, nhưng hình thức giáo lý đã biến đổi khác phần nào với Phật giáo nguyên thủy, để sau này tạo thành nền Phật giáo Miến Điện. Suốt thời gian vua Anurudh bảo hộ Thái Lan, Phật giáo Miến Điện được phát triển mạnh tại xứ này. Bởi vậy ngày nay, những di tích tìm thấy ở miền Bắc Thái đều chịu ảnh hưởng rõ rệt Phật giáo Theravada, còn những vết tích khám phá được ở miền Nam Thái, lại mang nhiều màu sắc của Đại thừa. Theo Kuruna Kusalasaya, bắt đầu từ năm 156 trước công nguyên, khoảng năm 400 Phật lịch, một số người Thái, gốc ở vùng giữa Trung Hoa và Tây Tạng bị người Tàu xua đuổi, phải đi xuống phía Nam. Qua nhiều thế kỷ chạy loạn, đoàn di dân này, chia làm hai nhóm chính: Một nhóm đến định cư trên các đồng bằng sông Salween miền Shan. Nhóm người này là Thai Yai (Thái Lớn). Còn nhóm kia tiến xa xuống miền Nam và cuối cùng định cư ở vùng đất thuộc Thái Lan ngày nay. Nhóm sau gọi là những Thai Noi (Thái Bé). Dân tộc Thái Lan hoặc Xiêm La ở Thái Lan bây giờ chính là con cháu của nhóm người Thái thứ hai này. Và bởi lẽ họ phải di cư nhiều thế kỷ, như đã nói trên, nên không tránh khỏi có sự pha trộn nhiều dòng máu qua các cuộc hôn phối giữa những nhóm người Thái đó. Cho nên ngày nay, chúng ta nhận thấy có sự tương quan về ngôn ngữ giữa nhóm người Thái hiện sống rải rác trong các vùng rộng ở Assam, Yunnan, Shan, Lào và Thái Lan.[67] Sau bao ngày đấu tranh gian khổ, khoảng vào thế kỷ XIII - XIV, người Thái mới có thể tạo lập và làm chủ được vùng Sukhothai, ở miền Bắc Thái Lan. Chính 17 trong thời kỳ dân Thái chạy lần xuống phía Nam, họ đã tiếp xúc với nền Phật giáo đang được phát triển ở Miến Điện dưới triều vua Anurudh bấy giờ. Về sau, nhóm người Thái lớn mạnh, bành trướng lãnh thổ và cuối cùng, họ kế tiếp làm chủ vùng đất của vua Anurudh, vì đến lúc này, quyền lực vua Anurudh đã suy yếu. Thời gian tiếp đó, người Thái giao thiệp với Campuchia và họ lại kết duyên với Phật giáo Đại thừa. Phần lớn ảnh hưởng của Bà la môn như văn hóa, nghi lễ, tôn giáo v.v…. đều do Campuchia truyền sang Thái Lan trong giai đoạn này, vì lúc bấy giờ, ở Campuchia đạo Bà la môn đang thịnh hành. Ngay đến tiếng Thái Lan mà nguồn gốc phát sinh từ chữ Campuchia, cũng do vua RamKhamHaeng ở Sukhothai sáng tạo vào thời kỳ nói trên.[67] 1.3.1.4 Thời kỳ thứ tư: Phật giáo Tích Lan Vào năm 1155, (Phật lịch 1696), Paràkramabahu lên làm vua ở Tích Lan (Sri Lanka). Với nhiệt tâm nâng đỡ đạo Phật, Ngài đã phát triển và truyền bá giáo pháp của Phật giáo khắp quốc gia. Nhà vua đã đứng ra triệu tập một đại hội kết tập kinh điển lần thứ 7, đặt dưới quyền chủ tọa của Đại sư Maha Kassappa Thera. Phật giáo Tích Lan nhờ thế càng thêm vững mạnh và ảnh hưởng lan khắp các vùng lân cận. Nhiều vị Tăng từ các nơi như Burma, Pegu (Miến Điện ngày nay), Campuchia (Kambuja), Lànnà (Bắc Thái Lan) và Lànchàng (Lào) đổ dồn qua Tích Lan để được trực tiếp hấp thụ nền giáo lý thuần túy của Phật đà. Một số Tỳ kheo Thái Lan cũng được gởi qua Tích Lan. Lúc bấy giờ vào khoảng năm 117616, sau một thời gian tu học ở Tích Lan, chính các vị Tăng này đã trở về hoạt động Phật sự đầu tiên tại Nakon Sri Thammarath (Nam Thái Lan). Nhiều di tích Phật giáo như những Tháp Phật chịu ảnh hưởng của Tích Lan tìm thấy ở đó. Về sau ảnh hưởng của các vị Sư trên lan dần đến miền Sukhothai, nơi vua Ramkamhaeng đang trị vì. Nhà vua liền thỉnh họ về kinh đô và đã tích cực giúp đỡ họ trong việc phát triển Phật pháp. Điều này được ghi chép ở một trong những tấm bia kỷ niệm của nhà vua, khoảng vào năm 127717. Từ khi Phật giáo Tích Lan được bành trướng ở Thái Lan thì Phật giáo Đại thừa, do Campuchia truyền sang dần dần bị mất ảnh hưởng. Phong trào học tiếng 16 Nguyễn Thị Quế 2007: Phật giáo ở Thái Lan, NXB Khoa học xã hội – trang 24 17 Nguyễn Thị Quế 2007: sđd – trang 25 18 Pali, Thánh ngữ của Theravada hay Phật giáo Nam Tông lại được tiến triển. Tuy nhiên, không có sự việc gì chống đối giữa hình thức Phật giáo hiện có lúc bấy giờ với nền Phật giáo do Tích Lan truyền qua sau này. Trái lại, cả hai giáo phái hình như đã phối hợp, dung hòa nhau để thực hiện những lợi ích chung. Điều này có thể nhận thấy rõ qua các cuộc lễ tại Thái Lan. Thật vậy, đặc tính của những người Phật tử là biết nhẫn nhịn nhau trong mọi trường hợp. Chẳng hạn như hiện nay tại Thái Lan và Campuchia, những nghi lễ Bà la môn vẫn còn được duy trì bên cạnh nghi lễ Phật giáo, nhất là trong Hoàng cung. Lịch sử chỉ là một sự tái diễn cho nên thời gian sau này, khi nền Phật giáo ở Tích Lan có phần bị lu mờ, để nhớ ơn, Thái Lan đã gửi qua Tích Lan một danh sư là Đại Đức Upàli Thera. Tại đây, Ngài đã hoạt động Phật sự, thành lập Phật giáo Thái Lan Tông và cuối cùng viên tịch ở Sri Lanka (Tích Lan) nơi mà Ngài đã mến không kém gì chính xứ sở của Ngài.[67] 1.3.2 Phật giáo ở Thái Lan qua các triều đại 1.3.2.1 Thời kỳ những vương quốc đầu tiên của người Môn Thế kỷ thứ IV trên khu vực sông Mênam18 và sông Irawadi là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Môn. Có thể là do quá trình bành trướng của vương quốc Phù Nam, vùng hạ lưu sông Mênam cùng với một số quần cư của người Môn bị lệ thuộc vào vương quốc Phù Nam. Thư tịch cổ Trung Quốc có nói tới một trong những nước phụ thuộc ấy là “Xích Thổ” một nước của người Môn ở hạ lưu sông Mênam.[Nguyễn Văn Nam 2007:57] Vào thế kỷ thứ VII , ở vùng này xuất hiện một nước nữa là Dvaravati, qua tấm bia khắc đã cho phép đoán được vương quốc này nằm ở hạ lưu sông Mênam. Sau đó một bộ phận của hoàng tộc này chuyển lên phía bắc tham gia xây dựng một quốc gia khác đó là Haripunjaja. Tất cả người Shan, người Thái, người Lào đều xuất thân từ một nhóm chủng tộc mẹ gần gũi với người Trung Quốc ở phía Nam Trường Giang. Sử sách Trung Quốc thường gọi là “người 18 Sông Mênam chảy từ Ấn Độ qua Miến Điện xuống Thái Lan (ở hạ lưu), còn sông Irawadi chỉ ở Miến Điện. 19

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net