Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả trong nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng cho bất cứ một học vị nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm Người thực hiện Dương Thị Thu Huyền ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu, điều tra số liệu và hoàn thành luận văn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều Thị Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Ba Bể, các phòng, ban ngành trong huyện và các xã đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm Tác giả Dương Thị Thu Huyền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii MỤC LỤC ....................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vii MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng .................................................................... 7 1.1.3. Đặc trưng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng ................................................ 9 1.1.4. Đặc điểm, vai trò và các tiêu chí đánh giá chính sách bảo vệ và phát triển rừng................................................................................................................................10 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 24 1.3. Bài học rút ra cho huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong việc thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ........................................................... 31 1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ...................................... 33 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.35 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 35 iv 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 35 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 45 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 45 2.4.1. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 45 2.4.2. Thu thập số liệu ..................................................................................... 45 2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ............................................. 46 2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................................................46 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................48 3.1. Tổng hợp hệ thống chính sách cơ bản trong bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể ..................................................................................................... 48 3.1.1. Phân tích các giai đoạn phát triển trong đường lối, chủ trường về chính sách bảo vệ và phát triển rừng......................................................................... 48 3.1.2. Đánh giá chung về các chính sách cơ bản trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đang thực hiện tại huyện Ba Bể ..................................................... 50 3.2. Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại điểm nghiên cứu ....................................................................................................... 61 3.2.1. Thông tin về nhóm hộ phỏng vấn ....................................................................61 3.2.2. Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đến phát triển kinh tế ............................................................................................................................63 3.2.3. Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đến phát triển xã hội ..................................................................................................................................65 3.2.4. Đánh giá tác động chính sách bảo vệ, phát triển rừng đến bảo vệ môi trường .............................................................................................................. 70 3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của việc thực thi chính sách bảo vệ phát triển rừng ở huyện Ba Bể ................................................................................ 74 3.3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên .................................................... 75 3.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố con người ........................................................ 76 3.3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội ......................................... 77 v 3.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường sinh thái ....................................... 78 3.4. Đề xuất các giải nâng cao hiệu quả các chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại Ba Bể ................................................................................................. 79 3.4.1. Giải pháp về tổ chức quản lý................................................................. 79 3.4.2. Giải pháp về khoa học, công nghệ ........................................................ 80 3.4.3. Giải pháp về vốn .................................................................................. 81 3.4.4. Giải pháp về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ............................... 82 3.4.5. Giải pháp phát triển thị trường .............................................................. 82 3.4.6. Các giải pháp khác ................................................................................ 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................84 1. Kết luận ....................................................................................................... 84 2. Khuyến nghị .............................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................86 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1. BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng 2. CT DVMTR : Chi trả dịch vụ môi trường rừng 3. DTTS : Dân tộc thiểu số 4. ĐDSH : Đa dạng sinh học GCN : Giấy chứng nhận GDMN : Giáo dục mầm non 5. HGĐ : Hộ gia đình 6. HTX : Hợp tác xã 7. MTQG : Mục tiêu Quốc gia 8. NTM : Nông thôn mới 9. PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng 10. PTNT : Phát triển nông thôn KBTNT : Khu bảo tồn thiên nhiên 11. QĐ : Quyết định 12. QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng 13. UBND : Ủy ban nhân dân 14. VHXH : Văn hóa xã hội VQG : Vườn Quốc gia vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại đất theo mục đích sử dụng tại huyện Ba Bể năm 2018 . 37 Bảng 2.2. Diện tích, dân số huyện Ba Bể theo từng xã năm 2018 ................. 41 Bảng 2.3. Diện tích đất nông Nghiệp của Huyện Ba Bể, ............................... 42 năm 2016 – 2018 ............................................................................................. 42 Bảng 3.1: Tổng hợp những nhóm vấn đề chính sách bảo vệ và phát triển rừng mà nhóm hộ phỏng vấn tham gia trong giai đoạn ........................................... 50 từ năm 2016 – 2018 ......................................................................................... 50 Bảng 3.2: Ý kiến của hộ gia đình về việc thực hiện các chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương giai đoạn 2016-2018....................................... 61 Bảng 3.3: Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu....................................................... 62 Bảng 3.4 : Thu nhập bình quân ngành lâm nghiệp của ................................... 63 người dân huyện Ba Bể giai đoạn 2016 - 2018............................................... 63 Bảng 3.5: Ý kiến của nhóm hộ phỏng vấn về mức độ tác động của chính sách lâm nghiệp đến thu nhập và nguồn vốn .......................................................... 64 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục ...................... 67 từ năm 2016 - 2018 trong công tác bảo vệ và PCCC của huyện Ba Bể ......... 67 Bảng 3.7: Tổng hợp hình thức số vụ vi phạm lâm luật ................................... 69 Bảng 3.8: Ý kiến của nhóm hộ phỏng vấn về mức độ tác động của chính sách lâm nghiệp đến phát triển xã hội ..................................................................... 69 Bảng 3.9 : Ý kiến của nhóm hộ phỏng vấn về mức độ tác động của chính sách lâm nghiệp đến bảo vệ môi trường.................................................................. 71 Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá chung các hộ gia đình về tác động của các chính sách bảo vệ và phát triển rừng......................................................................... 72 Bảng 3.11: Mức độ đồng ý của đối tượng được phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách bảo vệ và phát triển rừng ............................................ 75 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng. - Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bảo vệ và phát triển rừng - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 2. Phương pháp nghiên cứu *Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu,...liên quan đến tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới chính sách lâm nghiệp và tác động tới sinh kế sẽ được tổng hợp nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và xây dựng khung phân tích cho đề tài. Trọng tâm của phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp sẽ tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: 1) hệ thống các cách tiếp cận đánh giá về chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; 2) hệ thống các công trình nghiên cứu về tác động của chính sách về bảo vệ và phát triển rừng lên sinh kế của người dân Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác tối đa hệ thống các chính sách, tư liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan, làm cơ sở định hướng cho việc thiết kế, tổ chức nghiên cứu cũng như phân tích, giải thích, đề xuất các giải pháp có liên quan. * Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Đối tượng điều tra: phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi (90 hộ). 90 hộ sẽ được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ gia đình được lựa chọn là những hộ phụ thuộc vào ix rừng dựa trên sự hỗ trợ, tư vấn của cán bộ huyện, xã và thôn, bản. Phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn sâu cán bộ lâm nghiệp tại các xã Khang Ninh, Địa Linh, Yến Dương 3. Kết quả nghiên cứu - Phân tích hệ thống chính sách cơ bản trong bảo vệ phát triển rừng. - Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể. 4. Kết luận Luận văn đã tập trung phân tích những nhóm chính sách trong bảo vệ phát triển rừng, đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, chỉ ra hạn chế, nguyên nhân trong quá trình thực hiện các nhóm chính sách trong bảo vệ và phát triển rừng, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại Ba Bể. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kính tế xã hội của mỗi một quốc gia và của khu vực. Rừng bảo vệ môi trường sống của con người, bảo tồn các nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất phát triển, rừng cung cấp các nhu cầu thiếu yếu cho cuộc sống con người, rừng bảo tồn những nét văn hóa truyền thống, lịch sử của các cộng đồng,…. Đặc biệt rừng cung cấp phần lớn các nhu cầu thiết yếu cho các các cộng đồng dân tộc sống trong rừng, sống gần rừng, sống phụ thuộc vào rừng. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về quản lý bảo vệ rừng nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng. Hơn nữa việc quản lý bảo vệ rừng có thành công hay không phụ thuộc vào sự tham gia của các biên liên quan trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của cộng đồng địa phương. Do vậy các chính sách về quản lý bảo vệ rừng đều hướng vào lôi cuốn, tạo điều kiện cho các thành phần tham gia, ưu tiên cho những người dân sống trong rừng, gần rừng và sống phụ thuộc vào rừng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở hành lang pháp lý cho chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm thực thi nhiệm vụ. Các chính sách của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng được thể hiện trong các đạo luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định và qua các chương trình, dự án… được ban hành, thực hiện trong những thời kỳ nhất định. Trong đó, Luật Lâm nghiệp 2017 và Luật Đất đai năm 2013 hiện là những căn cứ pháp lý cơ bản và quan trọng để Nhà nước và các địa phương ban hành, thực thi các chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiêu biểu như chính sách giao đất, giao rừng; chính sách đồng quản lý rừng; chính sách hỗ trợ đầu tư 2 trồng rừng và khuyến lâm; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng,…Đồng thời rất nhiều chương trình, dự án được triển khai ở các địa phương như chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án 661 về trồng mới 5 triệu ha rừng… Tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với đồng bào dân tộc vùng núi nói riêng đang được chính phủ các nước quan tâm. Trong giai đoạn vừa qua, nhờ những thành công trong đổi mới chính sách quản lý bảo vệ rừng, rừng ở nước ta dần dần được phục hồi, độ che phủ tăng lên, môi trường sống được cải thiện, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ổn định và nâng cao đời sống người dân sống trong và gần rừng. Bên cạnh đó chính sách bảo vệ phát triển rừng còn những bất cập, những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý bảo vệ rừng nói chung và đến đời sống của người dân nói riêng. Thực tế này đòi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể, mang tính hệ thống về tác động của chính sách quản lý bảo vệ rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Cho đến nay đã có các nghiên cứu về đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đến phát triển kinh tế xã hội nói chung, đến đời sống người dân nói riêng, tuy nhiên các nghiên cứu này thiếu tính tổng thể và tính hệ thống, chỉ nhấn mạnh vào một số khía cạnh và các vấn đề riêng lẻ, chính vì vậy chưa thấy rõ được những tác động của các chính sách. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai một nhiệm vụ khoa học và công nghệ về “Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là hết sức quan trọng và cấp thiết, đáp ứng yêu cầu của quá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng. - Đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể. 3 - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bảo vệ và phát triển rừng - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Về thời gian: + Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài tập trung thu thập thông tin đánh giá thực trạng từ năm 2016 - 2018 + Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ 11/2018 – 03/2019 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Thực tiễn đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn và tổng quan các nghiên cứu về rừng, về công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể. Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động của chính sách và đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả các chính sách của nhà nước và địa phương về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Việc đánh giá tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng sẽ chỉ ra được những tác động tích cực và những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong các chính sách bảo vệ, phát triển rừng và nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Ba Bể một cách bền vững, hiệu quả. - Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý của huyện Ba Bể nói riêng, tỉnh Bắc Kạn nói chung và các địa phương khác có điều kiện tương 4 tự xây dựng chính sách và định hướng trong bảo vệ và phát triển rừng cho địa phương trong thời gian tới. - Các kết luận của luận văn có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối tượng khác có quan tâm. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái quát về phân tích và đánh giá chính sách Trên thế giới và ở nước ta có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về chính sách. Theo Vũ Cao Đàm, “Chính sách là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa của một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra”. Như vậy, có thể nói, chính sách là tập hợp các biện pháp can thiệp được thể chế hóa mà Nhà nước đưa ra nhằm đạt được mục tiêu quản lý của mình. (Dẫn theo Nguyễn Trung Thắng và cs, 2013). Đánh giá tác động chính sách là dự báo những tác động có thể xảy ra của một dự thảo chính sách hoặc đo lường, phân tích các tác động về kinh tế, xã hội, môi trường đã xảy ra sau khi thực hiện một chính sách đã ban hành (Nguyễn Trung Thắng và cs, 2013). Quá trình nghiên cứu chính sách được phân thành hai hoat động chính: Phân tích chính sách và đánh giá tác động của chính sách. (Đặng Ngọc Dinh, 2015). - Phân tích chính sách gồm: (i) Dự đoán các tác động của chính sách về phương diện kinh tế chính trị, xã hội;(ii) Ước đoán về kết quả và tác động của các lựa chọn chính sách; (iii) Ðưa ra các khuyến nghị. - Ðánh giá tác động của chính sách gồm: (i) Ðánh giá kết quả (tích cực và tiêu cực) của việc thực thi chính sách;(ii)Tìm mức độ mà chính sách đạt được mục tiêu; nguyên nhân thành công và thất bại khi thực hiện chính sách. Ðánh giá tác động của chính sách là một hoạt động quan trọng trong quá trình nghiên cứu chính sách, nhằm làm rõ ảnh hưởng của chính sách đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội và đối với sự phát của xã hội nói chung. Việc đánh giá này gồm cả nội dung phân tích trước khi thực hiện chính sách (dự báo) và phân tích hiệu quả đạt được sau khi thực hiện chính 6 sách.Các đối tượng chịu tác động của chính sách được phân ra: chịu tác động trực tiếp và chịu tác động gián tiếp. 1.1.1.2. Khái niệm bảo vệ rừng Ngoài việc quản lý rừng bền vững, nhà nước cũng cần phải thực hiện bảo vệ rừng. “Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái” (Nguyễn Huy Dũng, 2002). Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Huy Dũng cho rằng bảo vệ rừng bao gồm các hoạt động sau: Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật. Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây rừng. Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. 1.1.1.3 Khái niệm phát triển rừng Theo Luật số 16/2017/QH14 do Quốc Hội ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017 quy định: “Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng” Việc phát triển rừng bền vững đã được các nhà khoa học, các nhà chính sách các nước trên thế giới quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ thứ XX. Đây là tiêu chí quan trọng trong “chiến lược bảo tồn thế giới” nhằm đáp lại 7 nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng sự xuống cấp môi trường thế giới. Quan điểm chung của các nhà khoa học về sự phát triển bền vững là phải đảm bảo sao cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau. 1.1.1.4. Khái niệm chính sách quản lý, bảo vệ rừng Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Nhà nước cũng cần xây dựng các chính sách quản lý, bảo vệ rừng cho phù hợp. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng là tập hợp các chủ trương và hành động về quản lý, bảo vệ rừng của chính phủ nhằm tạo cho rừng phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn), từ đó tác động tới sản xuất đầu vào và đầu ra, tác động đến việc thay đổi tổ chức và chuyển giao công nghệ cho ngành rừng tại Việt Nam (Nguyễn Huy Dũng, 2002) 1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng 1.1.2.1. Đặc điểm của rừng Có thể nói, rừng là một quần xã sinh vật với diện tích đủ lớn trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Trong đó, quần xã sinh vật và môi trường cùng với các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Do vậy, rừng có những đặc điểm cụ thể như sau (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004). Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. Thứ hai, rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. 8 Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định. Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác. Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền. 1.1.2.2. Phân loại rừng Theo thông tư Số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, hiện nay rừng được phân thành ba loại: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Cụ thể: - Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. - Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên như khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. 9 - Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng sản xuất bao gồm: Rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng giống. Rừng tự nhiên bao gồm rừng tự nhiên sẵn có và rừng phục hồi bằng khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên từ đất không có rừng. Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. 1.1.3. Đặc trưng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng Chính sách quản lý, bảo vệ rừng được các cơ quan ban ngành rất quan tâm, bởi lẽ nó là kim chỉ nam giúp cho công việc quản lý và bảo vệ rừng bền vững. Các chính sách này cũng có những đặc trưng (Chính sách phát triển lâm nghiệp, Nguyễn Văn Tuấn, 2014) cụ thể như sau: Thứ nhất, chính sách quản lý, bảo vệ rừng được hình thành sớm. Các chính sách này được hình thành song hành cùng với các luật về rừng (từ năm 1991 tới nay) cho thấy Nhà nước hết sức quan tâm đến việc quản lý, bảo vệ rừng. Không những thế, Nhà nước cũng ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngày càng tốt hơn. Thứ hai, Nhà nước luôn xây dựng chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với các chính sách về kinh tế - xã hội, đồng thời thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lao động, ổn định và thực hiện cải thiện đời sống nhân dân tại những nơi có rừng. Thứ ba, hệ thống pháp luật về rừng từng bước được hoàn thiện. Từ năm 1991 tới nay, các luật, chính sách về rừng được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời các chính sách ngày càng khuyến khích việc phát triển, bảo vệ rừng. Thứ tư, thông qua việc thực hiện phân loại rừng (bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia), Nhà nước thực hiện đầu tư các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Không những thế, chính sách của Nhà nước còn đề ra chủ trương bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đồng thời ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net