Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ Luật học “Công nhận và cho thi hành Phán quyết nước ngoài ở Việt Nam hiện nay” của tôi là hoàn toàn trung thực, các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO - Học viện Khoa học xã hội. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI .......................................................................................................................5 1.1. Khái niệm phán quyết trọng tài nước ngoài ........................................................5 1.2. Khái niệm công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng Tài nước ngoài ..10 1.3. Cơ sở pháp luật về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài .................................................................................................11 1.4. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài. ................................................................................................................14 1.5. Thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài. .......................................................................16 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI 22 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết Trọng tài nước ngoài .................................................................22 2.1.1. Đối với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 .............................................26 2.1.2. Đối với Luật Trọng tài thương mại năm 2010 .......................................31 2.2. Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam ..................................................................................42 2.3. Đánh giá chung ..............................................................................................55 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI .59 3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt nam phán quyết của trọng tài nước ngoài .....................................................59 3.1.1. Quan điểm về góc nhìn thực tiễn ............................................................59 3.1.2. Về hướng dẫn xây dựng pháp luật .........................................................63 3.1.3. Về công tác cán bộ .................................................................................65 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài .....................................................................66 3.2.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định ................................................66 3.2.2. Một số yêu cầu và giải pháp ...................................................................67 3.2.3. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài ....................................68 3.2.4. Hoàn thiện các quy định Luật Trọng tài thương mại liên quan đến thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài 70 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 3.3.1. Nâng cao nhận thức, phổ biến về tư pháp quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài và đầu tư nước ngoài mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. ..............................................70 3.3.2. Giải pháp tăng cường vai trò của Tòa án trong việc hỗ trợ hoạt động của trọng tài ............................................................................................................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự LTTTM : Luật Trọng tài Thương mại TAND : Tòa án nhân dân CƯ 1958 : Công ước New York năm 1958 HĐTPTANDTC :Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao HĐXX : Hội đồng xét xử PQTTNN : Phán quyết trọng tài nước ngoài MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 20 năm qua Việt Nam đã tham gia Công ước New York năm 1958 (CƯ 1958) về Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (PQTTNN). Tuy nhiên, PQTTNN được công nhận chưa nhiều bởi trong hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp PQTTNN phát sinh từ hoạt động thương mại toàn cầu còn được phát luật Việt Nam qui định ở Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Trên thực tế, Tòa án và trọng tài thương mại đều là những hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Thủ tục của hai cơ quan này đều dựa trên những nguyên tắc chung như tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo sự độc lập của người tài phán. Việc các giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài là cách giải quyết tranh chấp đã xuất hiện từ rất lâu và hiện nay cách giải quyết bằng trọng tài đang được các thương nhân, doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng giải quyết tranh chấp thay vì tòa án. Chính vì vậy, Công nhận và cho thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, đối với thủ tục công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn còn tồn tại những điểm bất cập, chưa đồng bộ, chưa thống nhất, thể hiện rõ nét sự phân biệt đối xử đối với phán quyết của Trọng tài nước ngoài, vì vậy nhiều quyết định dẫn đến kết quả chưa phù hợp với nội dung CƯ 1958. Hiện nay, việc Công nhận và thi hành PQTTNN ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn cho việc thực thi, nhiều phán quyết chưa được thi hành tại Việt Nam dẫn đến hình thành tâm lý phân vân có nên thực hiện tranh chấp theo thể thức trọng tài bởi họ thiếu niềm tin đối với hiệu lực phán quyết trọng tài nhất là các PQTTNN được thực thi ở Việt Nam. Điều đó, vô hình dung làm cản trở những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc đưa tranh chấp bằng trọng tài thành công cụ pháp lý hữu ích giải quyết các tranh chấp thương mại bên cạnh Tòa án. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngoài việc Việt Nam phải thực hiện đúng những cam kết trong các điều ước quốc tế chúng ta đã tham gia thì còn đòi hỏi pháp luật cần tiếp tục 8 được bổ sung, hoàn thiện nhằm bảo đảm sự tương thích với các quy định của pháp 9 10 luật về kinh tế quốc tế, dần dần từng bước đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Tuy nhiên với tình hình quan hệ văn hóa - xã hội và kinh tế của Việt Nam với thế giới đang mở ra tầm cao mới, năm 1995 Việt Nam đã chính thức tham gia CƯ 1958, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thương. Bên cạnh đó, nhiều Hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam và các nước trên thế giới đã được ký kết. Có nghĩa là, giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đã và đang có nhiều những giao dịch thương mại đồng nghĩa với việc sẽ sảy ra các tranh chấp thương mại giữa các thương nhân, doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp, thương nhân toàn cầu. Từ sự phát triển và giao thoa văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và các nền kinh tế thế giới, sẽ có nhiều hoạt động kinh doanh phải giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài. Ngày nay, các chủ thể của tranh chấp kinh doanh thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp Trọng tài do các ưu điểm về bảo mật thông tin, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Nhưng cũng chính vì bảo mật thông tin, ít công bố nên tác giả cũng gặp khó khăn trong việc thực tế đi thu thập tài liệu. Do đó, đề tài nghiên cứu: “Công nhận và cho thi hành Phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay” của tác giả mang tính cấp thiết, điều này hy vọng được các ban ngành trong lĩnh vực pháp luật cũng như Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhận thức được sự cầp thiết đó cho nên tác giả đã chọn đề tài “Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.” làm luận văn thạc sĩ luật học. Tình hình nghiên cứu đề tài. Mặc dù công nhận và thi hành các phán quyết của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam số vụ được công nhận rất ít, lý do mà việc Công nhận và thi hành các Phán quyết của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam gặp khó khăn do nhiều yếu tố mang lại trong đó có yếu tố con người. Chính vì vậy, cũng không ít các hội thảo và các công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng chưa gỡ được nút thắt của hệ thống. Ngoài các chế định về Pháp luật mà Việt Nam đã điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ 1 quốc tế thì nhiều nhà nghiên cứu và cán bộ làm công tác thực tiễn trăn trở quan tâm, được thể hiện qua một vài công trình khoa học sau: - Nguyễn Văn Đức, Thi hành phán quyết trọng tài thương mại - Mối quan hệ giữa Trọng tài và Tòa án, Luận văn Thạc sĩ Luật học, TPHCM, 2010. - Nguyễn Tiến Lộc, Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Trọng tài - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, TPHCM, 2000. - Nguyễn Trung Tín, Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của Trọng tài kinh tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2002. - Trương Quốc Tuấn, Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng con đường Trọng tài, Luận văn Thạc sĩ Luật học, TPHCM, 2003. - Nguyễn Văn Bình, Thực trạng và hướng hoàn thiện Trọng tài thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sĩ Luật học, TPHCM, 2003. - Phan Thông Anh, Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, TPHCM, 2005. - Trần Dự Yên, Hiệu lực của quyết định trọng tài đối với vấn đề thi hành trong pháp luật và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, TPHCM, 2006. - Đặng Quang Phương, Những vấn đề lý luận và thực tiễn của công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, Đề tài khoa học cấp cơ sở của Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2009. Mặc dù vậy, nhưng vì nhiều lý do và nhiều quy định đã tạo ra sự sai biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước khác cũng là thành viên của Công ước News York 1958, dẫn đến khó khăn trong việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn của tác giả đưa ra giải pháp khoa học mong mỏi hoàn thiện pháp luật về Công nhận và cho thì hành Phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện 2 nay, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực thi các phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, đẩy mạnh quan hệ tư pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Qua đó, dần hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật, thể chế, tăng cường các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực về đội ngũ Thẩm phán, Trọng tài, phải đáp ứng đầy đủ bao gồm có cả việc thay đổi và xây dựng pháp luật phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là việc công nhận và cho thì hành Phán quyết trọng tài của nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Các quy định, hạn chế và bất cập về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. 3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định theo CƯ 1958, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 về Công nhận và cho thì hành Phán quyết trọng tài của nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, luận văn này còn tham khảo một số ý kiến của chuyên gia, Thẩm phán và các nhà nghiên cứu về Công nhận và cho thì hành Phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật về Công nhận và cho thì hành Phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành của Pháp luật Việt Nam và CƯ 1958, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Trọng tài thương mại năm 2010, luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc phân tích, giải quyết các vấn đề. Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê và phỏng vấn một số chuyên gia… 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 3 Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trên cơ sở đó nhằm mục đích hướng đến hoàn thiện pháp luật về Công nhận và cho thì hành Phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, nâng cao hiệu quả, điều chỉnh và rút kinh nghiệm để thực thi các phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam. Góp phần đưa thực tiễn vào giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý trong việc thực hiện nghiêm các qui định của pháp luật Việt Nam cũng như các qui định khác mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia khác trên thế giới. Góp phần giảm tải về giải quyết các tranh chấp thương mại bên cạnh Tòa án, trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu đòi hỏi pháp luật hiện hành phải tuân thủ luật chơi quốc tế. Hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đối tượng được nghiên cứu sau này. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành ba chương và phần tài liệu tham khảo kèm theo như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp luật về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài. Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Vam phán quyết của trọng tài nước ngoài. Chương 3. Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm phán quyết trọng tài nước ngoài Công nhận và cho thi hành PQTTNN có nghĩa là thừa nhận giá trị pháp lý và áp dụng các biện pháp qui định của pháp luật để thực hiện Phán quyết Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của nước mà bên yêu cầu được thi hành. Song song đó, khái niệm “phán quyết trọng tài nước ngoài” là khái niệm đóng vai trò chủ đạo cho toàn bộ quy trình công nhận và cho thi hành. Một khi đã xác định chính xác thế nào là PQTTNN thì quy trình công nhận và cho thi hành mới diễn ra một cách đúng đắn. Chính vì vậy, mà ngay từ những phần đầu tiên của CƯ 1958 đã khẳng định về khái niệm phán quyết trọng tài nước ngoài. Cho nên, Điều I (1) CƯ có nêu ra các yếu tố để xác nhận một phán quyết trọng tài có phải là phán quyết trọng tài nước ngoài hay không, đó là vấn đề trọng tâm. Đồng thời, Công ước còn được áp dụng cho những Phán quyết trọng tài không được coi là phán quyết trong nước tại quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng khi được yêu cầu. Điều I (3) CƯ cho rằng: Thuật ngữ “các phán quyết trọng tài” bao gồm không chỉ những phán quyết được ban hành bởi các Trọng tài viên được chỉ định cho từng vụ mà còn bao gồm những phán quyết được ban hành bởi các tổ chức trọng tài thường trực được các bên đưa vụ việc ra giải quyết. Căn cứ vào Điều 1 CƯ nêu rõ: “Công ước này áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân. Công ước còn được áp dụng cho những phán quyết trọng tài không được coi là phán quyết trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu. 5 PQTTNN được xem là yếu tố chủ yếu vì đây là yếu tố có tính căn bản, có tính nền tảng để các quốc gia thành viên khi xây dựng những quy định pháp luật trong nước của mình phải tuyệt đối tuân thủ. Vì lẽ đó cho nên (Điều I) CƯ cũng khẳng định: Khi ký kết, phê chuẩn, hoặc gia nhập Công ước này, hoặc thông báo phạm vi áp dụng Công ước theo điều X, bất kỳ Quốc gia nào cũng có thể trên cơ sở có đi có lại tuyên bố rằng Quốc gia đó sẽ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành các quyết định được đưa ra tại lãnh thổ một Quốc gia thành viên khác mà thôi. Quốc gia đó còn có thể tuyên bố chỉ áp dụng Công ước cho các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp lý dù là quan hệ hợp đồng hay không thì cũng được coi là quan hệ thương mại theo pháp luật quốc gia của Quốc gia đó. Như vậy, có thể thấy rằng, yếu tố chủ yếu để CƯ xem một phán quyết trọng tài nước ngoài có thể thuộc đối tượng điều chỉnh của mình hay không chính là nguyên tắc lãnh thổ. Tức là ở đây yếu tố lãnh thổ có vai trò quyết định về tính nước ngoài của một phán quyết Trọng tài. Theo đó, bất kỳ phán quyết nào được tuyên tại một quốc gia khác với quốc gia của Tòa án công nhận và cho thi hành đều có thể thuộc phạm vi của CƯ. Có nghĩa là “Phán quyết Trọng tài nước ngoài” bất kể là nước nơi Phán quyết Trọng tài được tuyên có phải là thành viên công ước hay không. Chính vì vậy, quốc tịch, nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, hoặc trụ sở của các bên không liên quan đến việc xác định liệu một phán quyết có phải là Phán quyết trọng tài nước ngoài hay không. Một ví dụ sau đây, trọng tài VACC tuyên phán quyết tại Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp giữa hai doanh nghiệp của Singapore thì phán quyết này là PQTTNN. Ngoài ra, một Phán quyết được tuyên trong lãnh thổ của quốc gia nơi tiến hành việc công nhận và cho thi hành nhưng không được xem là Phán quyết Trọng tài trong nước thì cũng được xem là PQTTNN. Tóm lại, yếu tố về mặt lãnh thổ là vấn đề quan trọng, đã được áp dụng một cách rộng rãi và chiếm đa số trên hầu hết các quốc gia thành viên của CƯ 1958. Song song đó, CƯ 1958 còn cho phép các nước thành viên vận dụng thêm, một phán quyết được tuyên ngay trên lãnh thổ của nước được yêu cầu công nhận và cho thi hành cũng có thể xem là PQTTNN nếu phán quyết này không được xem là Phán quyết trong 6 nước. Nếu như với yếu tố quan trọng vốn được ưu tiên là “nguyên tắc lãnh thổ”, thì yếu tố ít quan trọng hơn lại tập trung vào tính “không phải trong nước”của một PQTTNN. Có thể hiểu rằng, khi yếu tố quan trọng được quy định một cách rõ ràng và cụ thể thì thứ yếu lại hoàn toàn được CƯ 1958 bỏ ngỏ, đây cũng là một đều kiện thuận lợi cho các nước có tham giam gia CƯ 1958. Cho nên, việc xác định thế nào là một “Phán quyết Trọng tài” không phải trong nước sẽ được điều chỉnh do pháp luật của quốc gia nơi tiến hành công nhận và cho thi hành. Như vậy, giải pháp này nhiều chuyên gia cho rằng tính bỏ ngỏ của CƯ là vô cùng hợp lý và thuyết phục, bởi các lý do sau: (i) mỗi quốc gia có truyền thống và nhận thức pháp luật nói chung, cũng như truyền thống đối với việc công nhận và cho thi hành Phán quyết Trọng tài nước ngoài nói riêng, vốn dĩ pháp luật mỗi nước thực tế là khác nhau, nên việc đặt ra một quy trình “chuẩn” cho tất cả các quốc gia thành viên CƯ là điều không thể; (ii) xuất phát từ cách thức và hành động mà một quốc gia thành viên quan niệm về việc công nhận và cho thi hành Phán quyết Trọng tài nước ngoài tại quốc gia của mình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn của Tòa án quốc gia đó về tính “không phải trong nước” của một Phán quyết Trọng tài. Ví dụ như, việc thừa nhận và cho phép thi hành tại Việt Nam PQTTNN có thể được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và Phán quyết trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam nhưng không do trọng tài Việt Nam tuyên, theo những nguyên tắc và trình tự pháp lí nhất định. Tòa án Việt Nam xem xét việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam PQTTNN trong trường hợp Phán quyết được tuyên tại nước hoặc của trọng tài của nước mà Việt Nam và nước đó đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này. Ngoài ra, trên cơ sở Việt Nam đã kí kết với nhiều quốc gia về các Hiệp định thương mại, thì PQTTNN cũng có thể được Tòa án Việt Nam dựa trên các yếu tố đó để xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở “có đi có lại”. 7 PQTTNN được thi hành tại Việt Nam sau khi được tòa án Việt Nam có quyết định công nhận và cho thi hành. Khoản 1, Điều 425 Bộ luật TTDS năm 2015 qui định: “Tổ chức, cá nhân được thi hành, người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết của trọng tài nước ngoài nếu tổ chức phải thi hành có trụ sở tại Việt Nam, cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc nếu tài sản liên quan đến việc thi hành có tại Việt Nam…” Tòa án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức phải thi hành đóng trụ sở chính, nơi cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan. Tại Việt Nam từ khi gia nhập CƯ 1958 đến nay, trải qua nhiều văn bản pháp luật từ Pháp lệnh Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, và Luật Trọng tài thương mại 2010 đến Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đều sử dụng thuật ngữ “phán quyết của trọng tài nước ngoài” thay vì thuật ngữ “phán quyết trọng tài nước ngoài” là đúng hơn. Trên thực tế diễn giải một cách dài dòng hơn là “phán quyết của trọng tài nước ngoài”. Để được hiểu nghĩa rộng theo quan niệm của pháp luật Việt Nam hiện thời thì “phán quyết của trọng tài nước ngoài” chính là phán quyết được tuyên ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam bởi trọng tài nước ngoài (trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài) nhằm giải quyết các tranh chấp tức là PQTTNN. Có hai vấn đề cần làm rõ từ định nghĩa này: trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài và nơi tuyên phán quyết. Căn cứ Luật trọng tài thương mại 2010, được qui định tại khoản 11(Điều 3): “trọng tài nước ngoài là trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”. Như vậy, trong qui định pháp luật hiện hành của Việt Nam, một phán quyết có phải là “phán quyết của trọng tài nước ngoài” hay không thì Điều 3 (12) Luật Trọng tài thương mại cũng khẳng 8 định: “phán quyết của trọng tài nước ngoài” là phán quyết do trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn. Song song đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, với tư cách là đạo luật điều chỉnh toàn bộ quy trình công nhận và cho thi hành “Phán quyết Trọng tài nước ngoài” ở Việt Nam thì cũng dẫn chiếu ngược lại các quy định của Luật Trọng tài thương mại (Điều 424 (3) Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Hiểu một cách đơn giản là cho dù Phán quyết Trọng tài được tuyên tại Việt Nam hay ngoài lãnh thổ Việt Nam, chỉ cần do trọng tài nước ngoài tuyên thì đều được xem là “Phán quyết Trọng tài nước ngoài”, điều đó được hiểu như sau: a) Trọng tài nước ngoài ban hành phán quyết ngoài lãnh thổ Việt Nam (áp dụng nguyên tắc lãnh thổ). b) Trọng tài nước ngoài ban hành Phán quyết trong lãnh thổ Việt Nam thì trường hợp này là (phán quyết được ban hành trên lãnh thổ của nước công nhận và cho thi hành nhưng không phải là phán quyết trong nước). Có thể hiểu thêm là: Một phán quyết do trọng tài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ban hành trong lãnh thổ của một nước khác là PQTTNN, như vậy sẽ phù hợp và sát sao với nguyên tắc lãnh thổ của CƯ hơn. Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật, trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam. Tóm lại, dù có cần giải nghĩa ra thì “Phán quyết trọng tài nước ngoài” cũng là “Phán quyết của trọng tài nước ngoài” và được hiểu rằng: Phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc được tuyên ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn. 9 1.2. Khái niệm công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng Tài nước ngoài Việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài hiện nay được hầu hết các nước áp dụng theo CƯ 1958, CƯ được thông qua vào ngày 10/6/1958 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 7/6/1959. CƯ có tổng cộng 16 điều, trong đó 9 điều quy định về các thủ tục gia nhập, ký kết, phê chuẩn của các quốc gia thành viên, về hiệu lực của công ước, các điều còn lại quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, việc từ bỏ tham gia công ước, việc sử dụng công ước của các quốc gia và trách nhiệm của Liên Hợp quốc trong việc triển khai thi hành công ước. Như vậy, mục tiêu của CƯ 1958 là tạo ra những tiêu chuẩn pháp lý chung cho tất cả các nước tham gia về việc công nhận các thỏa thuận trọng tài cũng như việc công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài. Theo đó, chính vì mục tiêu chuẩn về pháp lý cho nên các quốc gia thành viên CƯ không được phân biệt đối xử đối với các PQTTNN và có nghĩa vụ phải đảm bảo các PQTTNN được công nhận và có khả năng thi hành giống như các phán quyết trọng tài trong nước. Ngoài ra, CƯ 1958 còn yêu cầu Tòa án của các nước thành viên trao hiệu lực đầy đủ cho thỏa thuận trọng tài bằng cách từ chối giải quyết các các tranh chấp có dẫn chiếu đến một thoả thuận trọng tài. Như vậy, điều này cũng cho thấy tính chất chuẩn mực về pháp lý của công ước cũng như những mục tiêu yêu cầu đề ra. Ngày 28/7/1995, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 453/QĐ-CTN về việc tham gia Công ước về công nhận và thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài. Được biết cho đến nay đã có 157 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia CƯ 1958. Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết với 18 nước Hiệp định song phương, trong đó có 14 hiệp định về tương trợ tư pháp đề cập đến quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, PQTTNN. Bao gồm: Liên bang Nga, Séc, Xlôvakia, Ba Lan, Hungari, Bungari, CuBa, CHDCND Lào, Trung 10 Quốc, CHDCND Triều Tiên, Ucraina, Belarut, Pháp, Mông Cổ. Tất cả các Hiệp định song phương này đều có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. Chế định công nhận và thi hành bản án, quyết định của nước ngoài trong các Hiệp định tương trợ tư pháp thường bao gồm các nội dung: phạm vi công nhận và thi hành; về điều kiện công nhận và thi hành; về nội dung đơn yêu cầu công nhận và thi hành; thủ tục công nhận và thi hành; việc chuyển tiền và tài sản để đảm bảo thi hành quyết định. a/ Phạm vi công nhận và thi hành: các bản án, quyết định của nước ngoài được công nhận và cho thi hành bao gồm: bản án, quyết định dân sự; phần dân sự trong bản án hình sự; các quyết định của Trọng tài thương mại. Đặc biệt trong một số các Hiệp định tương trợ tư pháp ký với các nước còn phân biệt các bản án, quyết định dân sự có tính chất tài sản và bản án, quyết định không mang tính chất tài sản trong việc công nhận và cho thi hành. Điều 51 Hiệp định với Nga quy định đối với các bản án, quyết định dân sự không mang tính tài sản của Bên ký kết này được công nhận trên lãnh thổ của Bên ký kết kia mà không phải qua một thủ tục đặc biệt nào. Như vậy, ở đây có thể hiểu việc Toà án xem xét công nhận và cho thi hành chủ yếu đặt ra đối với các bản án, quyết định có tính chất tài sản và trong tương lai sẽ phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành. b/ Điều kiện công nhận và thi hành: các Hiệp định đều quy định rất cụ thể các điều kiện đặt ra đối với một bản án, quyết định để có thể được công nhận và cho thi hành. Tóm lại: Thứ nhất, bản án, quyết định phải có hiệu lực pháp luật trên lãnh thổ nước tuyên bản án, quyết định đó; Thứ hai, bản án, quyết định được cơ quan có thẩm quyền tuyên; Thứ ba, các thủ tục tố tụng phải được đảm bảo. 1.3. Cơ sở pháp luật về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài Sau khi tham gia CƯ 1958 vào năm 1995, đến nay Việt Nam đã nội luật hóa các quy định của Công ước thể hiện tại BLTTDS năm 2015, Luật trọng tài thương mại năm 2010 làm cơ sở pháp lý cho việc công nhận PQTTNN. Vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam PQTTNN hiện đã được quy định tại Phần thứ bảy 11 (Chương XXXV và Chương XXXVII): Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết Trọng tài nước ngoài của BLTTDS năm 2015. Những phán quyết được xem xét và cho thi hành tại Việt Nam quy định tại Điều 424. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, và quy định đó được xác định tai Điều 67 của Luật Trọng tài Thương Mại năm 2010: : Phán quyết Trọng tài được thi hành theo qui định của pháp luật thi hành án dân sự.” Theo Điều 424 BLTTDS năm 2015; + Phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam: a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài; b) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm (a) khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. + Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành. + Trọng tài nước ngoài, Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định của Luật trọng tài thương mại của Việt Nam. Việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là một việc làm tất yếu để thi hành. Việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền về công nhận và cho thi hành (khoản 3 Điều 427 BLTTDS) về bảo đảm hiệu lực quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận Phán quyết của Trọng tài nước ngoài; Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chỉ 12 được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành Phán quyết của Trọng tài nước ngoài đó có hiệu lực pháp luật. Theo đó, việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài được quy định trong BLTTDS, phù hợp với CƯ 1958 mà Việt Nam gia nhập từ năm 1995. Như vậy, Phán quyết trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài (khác với Quyết định trọng tài là quyết định được ban hành trong quá trình giải quyết tranh chấp). Theo cuốn hướng dẫn của Hội đồng quốc tế về trọng tài thương mại (viết tắt là ICCa) diễn giải CƯ 1958 có viết “Thể thức trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên thống nhất đưa tranh chấp ra một bên thứ ba là bên sẽ đưa ra quyết định chung thẩm và có tính ràng buộc thay vì đưa ra Tòa án”. Phán quyết trọng tài có 3 ý nhĩa sau: + Có sự đồng thuận dựa trên thỏa thuận của các bên; + Là biện pháp giải quyết tranh chấp có tính chất chung thẩm (có hiệu lực pháp luật ngay) và ràng buộc các bên; + Là phương thức thay thế tố tụng tại Tòa án. - Phán quyết Trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài (khoản 10 Điều 3 Luật TTTM) và khoản 2 Điều 424 BLTTDS năm 2015 quy định: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành” - Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam (khoản 11 Điều 3 Luật TTTM). - PQTTNN là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn (khoản 12 Điều 3 Luật TTTM). 13

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net