Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm cá hồng mỹ tại việt nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm cá hồng mỹ tại việt nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGA NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÁ HỒNG MỸ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGA NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÁ HỒNG MỸ TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Huy Tựu 2. PGS.TS. Trần Đình Thao HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm cá hồng Mỹ tại Việt Nam” là đề tài luận án nghiên cứu do chính tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu. Tất cả các thông tin liên quan, số liệu minh chứng, tài liệu trích dẫn được sử dụng trong toàn nội dung luận án nghiên cứu của tôi đều chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN....................9 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng thủy sản ....9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng ..........................12 1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu......................................................................................................14 Chƣơng 2: CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN ..............................................................................................................18 2.1. Các khái niệm liên quan ..................................................................................18 2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng thủy sản ........................18 2.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng thủy sản ..........................................................19 2.2. Vai trò và đặc điểm chuỗi cung ứng thủy sản ...............................................25 2.2.1. Vai trò chuỗi cung ứng thủy sản ............................................................25 2.2.2. Đặc điểm chuỗi cung ứng thủy sản ........................................................26 2.3. Sự cần thiết phải thực hiện liên kết giữa các tác nhân chuỗi cung ứng thủy sản ....................................................................................................................27 2.4. Các hình thức thực hiện liên kết trong chuỗi cung ứng thủy sản ................27 2.4.1. Khái niệm liên kết ..................................................................................27 2.4.2. Các hình thức liên kết chuỗi ...................................................................28 2.5. Nội dung phân tích cấu trúc chuỗi cung ứng thủy sản .................................30 2.5.1. Khái niệm về phân tích cấu trúc chuỗi cung ứng thủy sản ...................30 2.5.2. Sự cần thiết phân tích cấu trúc chuỗi cung ứng thủy sản .......................31 2.5.3. Bản chất phân tích cấu trúc chuỗi cung ứng thủy sản ...........................32 2.5.4. Nội dung phân tích cấu trúc chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam ....32 2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định liên kết giữa hộ nuôi với các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam ...................................40 2.6.1. Thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior -TPB) ................40 ii 2.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................41 2.7. Kinh nghiệm của một số các quốc gia trên thế giới về vận hành chuỗi cung ứng thủy sản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................45 2.7.1. Kinh nghiệm vận hành chuỗi cung ứng thủy sản ...................................45 2.7.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................50 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN ...................................53 3.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích ....................................................53 3.1.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ..........................................................53 3.1.2. Khung phân tích .....................................................................................53 3.2. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................56 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................56 3.2.2. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................59 3.3. Đo lƣờng khái niệm ..........................................................................................63 3.3.1. Đo lường ý định liên kết chuỗi ...............................................................63 3.3.2. Đo lường thái độ đối với liên kết ...........................................................63 3.3.3. Đo lường chuẩn mực xã hội đối với liên kết ..........................................64 3.3.4. Đo lường kiểm soát hành vi đối với liên kết ..........................................64 3.3.5. Đo lường sự tin tưởng ............................................................................64 3.3.6. Đo lường văn hóa liên kết ......................................................................65 3.3.7. Đo lường chính sách của Chính phủ ......................................................65 3.3.8. Đo lường kiến thức về liên kết ...............................................................66 3.3.9. Đo lường sự bất định của liên kết...........................................................66 3.3.10. Đo lường biến số nhân khẩu của hộ nuôi .............................................67 3.4. Xây dựng Phiếu điều tra ..................................................................................67 3.5. Mẫu điều tra .....................................................................................................69 3.6. Các phƣơng pháp phân tích định lƣợng ........................................................69 3.6.1. Phương pháp thống kê kinh tế ................................................................69 3.6.2. Phương pháp phân tích SWOT...............................................................69 3.6.3. Phương pháp phân tích chuỗi .................................................................70 3.6.4. Phương pháp hạch toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận ...........................70 iii 3.6.5. Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's alpha .................................70 3.6.6. Phương pháp mô hình phương trình cấu trúc dựa trên kỹ thuật phân tích bình phương tối thiểu từng phần (PLS -SEM) ..........................................71 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ HỒNG MỸ TẠI VIỆT NAM ..............................................................................................................75 4.1. Thị trƣờng tiêu thụ cá hồng Mỹ......................................................................75 4.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm cá hồng Mỹ ......................................................75 4.1.2. Thị trường tiêu thụ cá hồng Mỹ .............................................................76 4.1.3. Kim ngạch cá hồng Mỹ xuất khẩu..........................................................76 4.2. Thực trạng chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam .................................77 4.2.1. Thực trạng chuỗi cá hồng Mỹ tại Việt Nam được vận hành qua khâu ..77 4.2.2. Đặc điểm các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam .........................................................................................................79 4.2.3. Cấu trúc chuỗi cung cá hồng Mỹ tại Việt Nam ......................................89 4.2.4. Hoạt động tạo ra giá trị và dòng chảy tài chính trong chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam .................................................................................91 4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định liên kết chuỗi cung cá hồng Mỹ tại Việt Nam ...........................................................................................112 4.3.1. Tầm quan trọng nhân tố ảnh hưởng đến ý định liên kết .......................112 4.3.2. Kết quả nghiên cứu ...............................................................................112 Chƣơng 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ HỒNG MỸ TẠI VIỆT NAM .............................................................................................123 5.1. Các căn cứ quan trọng đƣa nhóm giải pháp ...............................................123 5.2. Định hƣớng hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cá hồng Mỹ tại Việt Nam ................................................................................................................130 5.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện chuỗi cung cá hồng Mỹ tại Việt Nam ..................131 5.3.1. Giải pháp vận dụng cho từng tác nhân .................................................131 5.3.2. Nhóm các giải pháp thúc đẩy ý định liên kết chuỗi cung cá hồng Mỹ 136 5.3.3. Phát huy vai trò liên kết dọc, ngang và kết hợp để giải quyết lợi ích cho tác nhân trong chuỗi cung cá hồng Mỹ ...................................................140 iv 5.3.4. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước đối với phát triển ngành sản phẩm cá hồng Mỹ tại Việt Nam ..............................143 KẾT LUẬN ............................................................................................................147 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN LUẬN ÁN ....151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of South East Asian Nation Hiệp hội các nước Đông Nam Á BB Bán buôn BQ Bình quân CBTS Chế biến thủy sản CC Cung cấp CCA Commodity Chain Analyzis Phân tích ngành hàng hay chuỗi hàng hóa CB- SEM Covariance Based structural equation modeling Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên hiệp phương sai CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí CPBQ Chi phí bình quân CP Chi phí CPSX Chi phí sản xuất CPXK Chi phí xuất khẩu CBXKTS Chế biến xuất khẩu thủy sản ĐVT Đơn vị tính FAO Food Agriculture Organization Tổ chức lương thực và nông nghiệp GSO General of Statistics Office Tổng cục Thống kê Việt Nam GTZ Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Kỹ thuật Liên Bang Đức KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm NK Nhập khẩu NLBQ Nguyên liệu bình quân NTD Người tiêu dùng NTTS Nuôi trồng thủy sản NH Nhà hàng vi PLS-SEM Partial least squares structural equation modeling Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên kỹ thuật phân tích bình phương tối thiểu bán phần SCM Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng SCP Structure – Conduct – Performance Cấu trúc thực hiện kết quả thị trường SEAT Sustaining Ethical Aquatic Trade Dự án nuôi trồng phát triển thủy sản theo chuẩn thương mại SX Sản xuất STT Số thứ tự TATS Thức ăn thủy sản TD Tiêu dùng TMBQ Thu mua bình quân TPBQ Thành phẩm bình quân TPB Theory of Planned Behavior Thuyết hành vi dự định TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý tra UNIDO United Nations Industrial Development Organization Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc VASEP Việt Nam Association of Seafood Exporters and Producers Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm XKBQ Xuất khẩu bình quân XKTS Xuất khẩu thủy sản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thang đo ý định liên kết ...........................................................................63 Bảng 3.2. Thang đo thái độ đối với liên kết ..............................................................63 Bảng 3.3. Thang đo chuẩn mực xã hội đối với liên kết ............................................64 Bảng 3.4. Thang đo kiểm soát hành vi đối với liên kết ............................................64 Bảng 3.5. Thang đo sự tin tưởng ...............................................................................65 Bảng 3.6. Thang đo văn hóa liên kết .........................................................................65 Bảng 3.7 Thang đo chính sách của Chính phủ ..........................................................65 Bảng 3.8. Thang đo kiến thức về liên kết chuỗi........................................................66 Bảng 3.9. Thang đo sự bất định của liên kết chuỗi ...................................................66 Bảng 3.10. Các biến nhân khẩu học ..........................................................................67 Bảng 4.1. Chi phí - lợi nhuận nuôi cá hồng Mỹ của hộ nuôi - công ty CBXKTS ........................................................................................................93 Bảng 4.2. Chi phí - lợi nhuận nuôi cá hồng Mỹ của hộ nuôi - thương lái ................93 Bảng 4.3. Chi phí - lợi nhuận nuôi cá hồng Mỹ của hộ nuôi - người bán lẻ (NH) .........93 Bảng 4.4. Chi phí - lợi nhuận nuôi cá hồng Mỹ của hộ nuôi - người bán lẻ (chợ) .........94 Bảng 4.5. Chi phí - lợi nhuận nuôi cá hồng Mỹ của hộ nuôi - người tiêu dùng .......94 Bảng 4.6. Chi phí - lợi nhuận của công ty CBXKTS thu mua từ hộ nuôi ................95 Bảng 4.7. Chi phí - lợi nhuận của công ty CBXKTS mua của thương lái ................95 Bảng 4.8. Chi phí - lợi nhuận của thương lái bán cho công ty CBXKTS .................97 Bảng 4.9. Lợi nhuận - chi phí của thương lái bán cho người bán buôn ....................97 Bảng 4.10. Chi phí - lợi nhuận của người bán buôn thu mua từ thương lái .............98 Bảng 4.11. Chi phí - lợi nhuận của người bán lẻ chợ mua từ người bán buôn .......100 Bảng 4.12. Chi phí - lợi nhuận của người bán lẻ (chợ) mua trực tiếp từ hộ nuôi ...100 Bảng 4.13. Chi phí - lợi nhuận của nhà hàng mua trực tiếp từ hộ nuôi ..................101 Bảng 4.14. Đặc điểm mẫu thu thập (N=170) ..........................................................113 Bảng 4.15. Độ tin cậy và độ giá trị tin cậy.............................................................115 Bảng 4.16. Tương quan giữa các cấu trúc khái niệm ..............................................117 Bảng 4.17. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ...............................................118 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Chuỗi cung ứng thủy sản...........................................................................19 Hình 2.2. Chuỗi cung ứng cá Nile perch ở Tanzania ................................................20 Hình 2.3. Chuỗi cung ứng cá cơm của Maroc ..........................................................20 Hình 2.4. Chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản ...........................................................20 Hình 2.5. Chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản .........................................................21 Hình 2.6. Các dạng sơ đồ cấu trúc chuỗi cung ứng thủy sản ....................................22 Hình 2.7. Sơ đồ cấu trúc chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam ........................23 Hình 2.8. Chuỗi giá trị mở rộng ................................................................................25 Hình 2.9. Sơ đồ liên kết dọc phía thượng nguồn và hạ nguồn ..................................29 Hình 2.10. Sơ đồ liên kết dọc hướng về phía cầu .....................................................29 Hình 2.11. Mạng lưới liên kết tổng thể chuỗi cung ứng ...........................................29 Hình 2.12. Sơ đồ chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam ....................................35 Hình 2.13. Nhiệm vụ và sản phẩm tạo ra tương ứng từng tác nhân trong chuỗi cá hồng Mỹ tại Việt Nam ...............................................................................37 Hình 2.14. Mối liên kết và giao dịch giữa các tác nhân tham gia chuỗi ...................39 cá hồng Mỹ tại Việt Nam ..........................................................................................39 Hình 2.15. Mô hình lý thuyết hành vi dự định ..........................................................40 Hình 2.16. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................44 Hình 4.1. Hình ảnh cá hồng Mỹ thương phẩm nuôi tại Việt Nam ............................75 Hình 4.2. Cơ cấu thị trường tiêu thụ cá hồng Mỹ xuất khẩu giai đoạn 2015-2018 ........76 Hình 4.3. Kim ngạch xuất khẩu cá hồng Mỹ giai đoạn 2013-2018 ..........................77 Hình 4.4. Diện tích nuôi cá hồng Mỹ của hộ nuôi từ năm 2015 đến 2018 ...............80 Hình 4.5. Cơ cấu mặt hàng cá hồng Mỹ xuất khẩu giai đoạn 2015 – 2018 ..............88 Hình 4.6. Cấu trúc chuỗi cá hồng Mỹ tại Việt Nam .................................................89 Hình 4.7. Tỷ suất lợi nhuận và phân bổ giá trị tăng thêm chuỗi cá hồng Mỹ cho thị trường xuất (Hộ nuôi - Công ty CBXKTS)......................................104 Hình 4.8. Tỷ suất lợi nhuận và phân bổ giá trị tăng thêm chuỗi cá hồng Mỹ cho thị trường xuất (Hộ nuôi - Công ty CBXKTS - Thương lái) ................104 ix Hình 4.9. Giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tiêu thụ thị trường Việt Nam ........................................................................106 Hình 4.10. Phân bổ giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tiêu thụ thị trường Việt Nam ........................................................107 Hình 4.11. Kết quả mô hình nghiên cứu .................................................................119 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1. Cấu trúc tổng quát chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam ................78 Sơ đồ 4.2. Sơ đồ cấu trúc chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam.......................78 xi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Từ khi có khả năng sản xuất giống cá hồng Mỹ nhân tạo thành công tại Việt Nam, đặc biệt phù hợp với điều kiện, khí hậu thời tiết tại một số vùng nuôi ven biển các tỉnh miền Trung, Nam Bộ thì nghề nuôi cá hồng Mỹ tại Việt Nam đã bắt đầu nhân rộng mô hình nuôi cá hồng Mỹ thương phẩm tại các tỉnh như: Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa -Vũng Tàu và Kiên Giang với hình thức nuôi bằng lồng bè ở vùng biển là phổ biến bên cạnh hình thức nuôi trong ao đầm nước lợ và vùng triều ven biển. Cá hồng Mỹ có thể thích ứng với các điều kiện môi trường nuôi nước lợ, nước mặn, lồng biển hay trong ao đất. Trong quá trình nuôi thương phẩm, tỷ lệ hao hụt của loài cá này rất thấp nên cho năng suất thu hoạch cá thương phẩm rất cao. Theo một số kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá hồng Mỹ tại Việt Nam cho thấy sau 12 tháng cá con có kích cỡ từ 6 đến 7cm sẽ đạt khối lượng 1.2 – 2.0 kg/con, và cho tỷ lệ sống đạt gần 72% [23]. Cá hồng Mỹ được đánh giá là sản phẩm thủy sản có giá trị thương phẩm cao với đặc điểm thịt trắng, thơm ngon hơn các loại sản phẩm thủy sản khác và cho giá trị kinh tế thu nhập cao. Đối thị trường tiêu thụ nội địa, giá bán cá hồng Mỹ thương phẩm trên thị trường hiện nay 100.000 - 120.000 đồng/kg. Trong khi đó giá trị thương phẩm cá ba sa chỉ đạt khối lượng 1.2–1.5 kg/con và giá bán cá thương phẩm trên thị trường khoảng 42.000 đồng/kg. Bên cạnh giá trị kinh tế mang lại thu nhập cao từ thị trường nội địa thì hoạt động tiêu thụ thị trường nước ngoài của sản phẩm này cũng đem lại kim ngạch xuất tăng đều và cao qua các năm từ 4,6 tỷ đồng năm 2013 lên hơn 24 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, một thực tế ngành nuôi cá hồng Mỹ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ thể hiện mô hình sản xuất nhỏ, manh mún, nhiều lúc người nuôi cá hồng Mỹ còn sản xuất theo kiểu đại trà, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, thiếu vốn,..., cùng với những hạn chế, khó khăn trong chính sách quản lý, qui hoạch và quản lý diện tích mặt nước lồng bè nuôi; sự phát triển quá nóng và mất cân xứng giữa nguyên liệu đầu vào, năng lực sản xuất chế biến, nhu cầu của thị trường, và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, các hệ lụy môi trường nuôi đã phá vỡ cơ cấu kinh tế các vùng nuôi trồng thủy sản [4], [22], các yêu cầu khắt khe từ nước nhập khẩu gồm: đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ sản 1 phẩm, và cũng chính những đòi hỏi cao của người tiêu dùng đặt ra thách thức đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu nói chung và cá hồng Mỹ nói riêng trên thế giới với các rào cản kỹ thuật đặt ra về chất lượng, chỉ dẫn địa lý,...[4], [14]; sự lên, xuống giá cả sản phẩm, không tương xứng về lợi ích giữa các tác nhân, mối quan hệ liên kết không chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong toàn chuỗi [16]. Chính vì vậy, thực hiện phân tích và đánh giá những hoạt động liên quan đến tất cả các khâu trong chuỗi là rất cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu này thì thực hiện liên kết/hợp tác giữa tất cả các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam thông qua hoạt động nghiên cứu chuỗi cung ứng là phương thức tối ưu để đạt được mục tiêu chung là tối đa hóa giá trị và giá trị tăng thêm cho các chủ thể tham gia chuỗi cung. Hay đòi hỏi tất cả các tác nhân liên quan phải cùng nhau tham gia liên kết chặt chẽ từ khâu nguyên vật liệu đầu vào để tạo ra thành phẩm đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng thông qua sản xuất chế biến và phân phối [69], [71], [131]. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt toàn cầu hiện nay, các sản phẩm được bán trên thị trường ngày càng có chu kỳ sống ngắn hơn và các mong muốn hiểu biết rõ các thông tin về sản phẩm của khách hàng yêu cầu, các tác nhân trong chuỗi phải có cái nhìn thật đầy đủ, chính xác và nghiêm túc về chuỗi cung ứng [72], [129]. Vì vậy, nghiên cứu chuỗi cung ứng trở thành chìa khóa thành công của mỗi tác nhân liên quan trong chuỗi và toàn ngành. Điều này cũng đúng với các chủ thể và ngành nuôi cá hồng Mỹ. Chuỗi cung ứng giữ vai trò rất quan trọng và việc vận hành nó ảnh hưởng đến tất cả các chủ thể trong chuỗi [16], [30], [48]. Hay, sức khỏe của từng tác nhân hay ngành hoàn toàn phụ thuộc vào sự tuần hoàn của toàn chuỗi cung ứng. Nghiên cứu chuỗi cung ứng phù hợp là một nội dung có ý nghĩa sống còn của từng chủ thể và toàn ngành hay quyết định sự phát triển hiệu quả, bền vững của chủ thể và ngành [72], [48] [114]. Tuy nhiên, đây là vấn đề mang tính thách thức nhất cho các chủ thể thực hiện thiết lập chuỗi cung tại Việt Nam, vốn dĩ phản ứng khá chậm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, các công trình, đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây cũng khá phổ biến, nhưng chủ yếu nghiên cứu tập trung vào các sản phẩm sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp như cà phê, chè, sữa, may,... [9], [15], [17], [18] và sản phẩm thủy sản như tôm, mực, cá tra, cá 2 ba sa và cá ngừ khai thác từ biển [2-8], [13], [14], [20], [21]. Hầu hết các nghiên cứu này đều liên quan đến các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc đã xác lập được thị phần trên thị trường nội địa, các nghiên cứu về nghiên cứu chuỗi cung ứng cho một loại sản phẩm mới hoặc sản phẩm chưa được xuất hiện rộng rãi là chưa tìm thấy. Vì vậy, mang tính thách thức đối với giới nghiên cứu và ứng dụng, cá hồng Mỹ là một sản phẩm như thế. Với lý do trên đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm cá hồng Mỹ tại Việt Nam” được hình thành thông qua việc nghiên cứu cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm cá hồng Mỹ tại Việt Nam cũng như xác định những nhân tố tác động ý định liên kết giữa hộ nuôi cá với tác nhân khác tham gia chuỗi cung cá hồng Mỹ tại Việt Nam. Với kết quả nghiên cứu được kỳ vọng tạo ra một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về chuỗi cung sản phẩm thủy sản, đặc biệt chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam cũng như tạo ra những hàm ý quản trị ứng dụng mới mẻ hơn liên quan đến bối cảnh tiêu dùng sản phẩm mới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu chung: Nghiên cứu luận án đưa ra các luận điểm có căn cứ khoa học và tiến hành đề xuất nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ với mục đích nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững chuỗi cung cá hồng Mỹ tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng thủy sản. Thứ hai: Đánh giá thực trạng cấu trúc chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam. Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến ý định liên kết giữa hộ nuôi với các tác nhân tham gia chuỗi cung sản phẩm này. Thứ tư: Đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ nhằm phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh doanh ngành nuôi cá hồng Mỹ tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án được đề cập ở trên, luận án đặt ra và cần làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu sau đây; 3 Câu hỏi 1: Thực trạng cấu trúc chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam hiện nay phản ánh như thế nào? Những nhân tố chính nào và mức độ ảnh hưởng của chúng đến ý định liên kết giữa hộ nuôi nuôi cá hồng Mỹ với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam? Câu hỏi 2: Những giải pháp hữu hiệu, thiết thực nào nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Thực hiện hệ thống hóa luận cứ khoa học về chuỗi cung ứng thủy sản và những lập luận về sự liên kết giữa chủ thể trong chuỗi cung thủy sản. - Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam gồm; + Phân tích và đánh cấu trúc chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ thương phẩm tại Việt Nam. + Xác định rõ các nhân tố tác động đến ý định liên kết giữa hộ nuôi cá hồng Mỹ với các chủ thể trong chuỗi cung cá hồng Mỹ tại Việt Nam. - Đề xuất nhóm các giải pháp hữu hiệu, thiết thực hoàn thiện chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu luận án Nghiên cứu chuỗi cung cá hồng Mỹ tại Việt Nam gồm: phân tích và đánh giá cấu trúc chuỗi cá hồng Mỹ tại Việt Nam cũng như phân tích các nhân tố tác động đến ý định liên kết giữa hộ nuôi với các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam. 3.2. Khách thể nghiên cứu luận án Hộ nuôi cá hồng Mỹ; Thương lái thu mua; Công ty chế biến xuất khẩu thủy sản; Nhà phân phối (bán sỉ/buôn, bán lẻ). 3.3. Phạm vi nghiên cứu luận án Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung khảo sát vào khu vực hộ nuôi cá hồng Mỹ, thương lái thu mua, công ty CBXKTS, nhà bán sỉ/buôn, nhà 4 bán lẻ tại 05 tỉnh gồm: Kiên Giang; Bà Rịa - Vũng Tàu; Khánh Hòa; Phú Yên và Nghệ An, đại diện cho ngành nuôi cá hồng Mỹ tại Việt Nam. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Việc thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp từ các hộ nuôi cá hồng Mỹ và các tác nhân tham gia chuỗi cung cá hồng Mỹ trong năm 2018 và 2019. Các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp được tập hợp trong thập kỷ gần nhất, trọng tâm là năm 2015, 2016, 2017 và 2018, với lý do sau: Năm 2013 giống cá hồng Mỹ được sản xuất và nuôi thử nghiệm thành công phù hợp với điều kiện, khí hậu thời tiết tại các tỉnh từ miền Trung đến miền Nam. Chính vì vậy, giai đoạn 2015- 2018 cá hồng Mỹ được nuôi khá phổ biến và thông tin về năng suất khá đầy đủ tại các tỉnh này. Do vậy, đây là khoảng thời gian luận án chọn làm nghiên cứu là có cơ sở để tính toán và phân tích. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ngoài việc kế thừa những lý luận, quan điểm của các học giả đi trước về chuỗi cung ứng, liên kết chuỗi cung ứng thì nghiên cứu này còn tập trung kế thừa và phát triển lý thuyết chuỗi giá trị toàn cầu, lý thuyết phương pháp thúc đẩy chuỗi giá trị, lý thuyết hành vi dự định – TPB. Luận án tập trung vào nội chính: Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam gồm: (1) Phân tích và đánh giá cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm cá hồng Mỹ tại Việt Nam; (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định liên kết giữa hộ nuôi với các chủ thể tham gia chuỗi cung cá hồng Mỹ tại Việt Nam. Qua đó, luận án nghiên cứu này được kỳ vọng cung cấp một bức tranh toàn diện về chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam, cũng như mong muốn đóng góp thông qua những giải pháp hữu hiệu, thiết thực nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm cá hồng Mỹ tại Việt Nam nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. 4. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Trong lĩnh vực chuỗi cung ứng việc vận dụng lý thuyết hành vi dự định để giải thích động cơ liên kết chuỗi là rất hiếm. Do vậy, việc vận dụng lý thuyết TPB để giải thích động cơ liên kết chuỗi là điểm mới trong nghiên cứu này. Cụ thể, tính hiệu lực của lý thuyết TPB được khẳng định trong bối cảnh chuỗi cá hồng Mỹ, một sản phẩm nuôi mới tại Việt Nam, và cho kết quả nghiên cứu với hệ số tác động 0,27. Trong khi đó, cũng trong lĩnh vực nghiên cứu này các phát hiện được của các 5 công trình nghiên cứu hiện nay thường chỉ ra liên kết yếu trong giải thích động cơ liên kết với các hệ số tương quan hoặc hệ số tác động khoảng 0,10 đến 0,25 [116], [135] và rất nhiều trường hợp, không cho ra con số có ý nghĩa thống kê [32]. Bởi vì, phần lớn các nghiên cứu này giải thích động cơ liên kết chuỗi chủ yếu sử dụng lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết trao đổi xã hội, hoặc lý thuyết dựa trên nguồn lực. Do vậy, vận dụng lý thuyết TPB trong nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đưa ra những đóng góp ý nghĩa cả về học thuật lẫn các hàm ý chính sách. Điểm mới tiếp theo trong nghiên cứu này là sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc dựa trên kỹ thuật phân tích bình phương tối thiểu bán phần để kiểm tra độ tin cậy, độ giá trị các thang đo bằng phần mềm SmartPLS. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này đem hiệu quả khi mục tiêu của nghiên cứu là tối đa hóa mức độ dự báo cho biến phụ thuộc, chứ không phải kiểm định mô hình lý thuyết [85], và rất hiệu quả đối với cỡ mẫu nhỏ, đặc biệt khi mô hình nghiên cứu là phức tạp với nhiều biến số và dạng quan hệ nhân quả khác nhau. Trong khi đó, việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy với SPSS, CB-SEM thông qua phần mềm AMOS trong hầu hết các công trình nghiên cứu hiện nay phải kiểm định mô hình lý thuyết và phải thực hiện với cỡ mẫu đại diện lớn khi mô hình nghiên cứu phức tạp. Cuối cùng, cá hồng Mỹ là loại sản phẩm thủy sản nuôi mới tại Việt Nam nên đây chính là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nghiên cứu về chuỗi sản phẩm nuôi này. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa về mặt lý luận luận án Luận án nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về lý thuyết, mô hình và các quan điểm của các học giả đi trước về chuỗi cung ứng, nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản một cách khoa học và hệ thống. Trên cơ sở đó, vận dụng nghiên cứu chuỗi cung ứng đối với sản phẩm thủy sản trong thực tiễn nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành thủy sản ở nước ta hiện nay cũng như trong những năm sắp tới. Bên cạnh đó, việc thực hiện nội dung nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định liên kết chuỗi, đặc biệt chuỗi cung ứng sản phẩm cá hồng Mỹ tại Việt Nam dựa trên quan điểm và mô hình của các nhà nghiên cứu trước đó về ý 6 định liên kết chuỗi cá hồng Mỹ giữa các tác nhân thông qua việc vận dụng lý thuyết TPB là hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa áp dụng cho các luận giải trong công trình nghiên cứu khoa học, việc khẳng định được kiểm chứng thông qua kết quả nghiên cứu trong nội dung nghiên cứu luận án tác giả. Luận án là cơ sở lý luận khoa học quan trọng giúp tác giả luận án có căn cứ khoa học để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu luận án của tác giả. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề chuỗi cung ứng nói chung và nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm thủy sản ở Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu chuỗi cung ứng cá hồng Mỹ tại Việt Nam. 5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn luận án Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm cá hồng Mỹ tại Việt Nam, đặc biệt tại 05 tỉnh: Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Yên và Nghệ An. Và việc phân tích và đánh giá các quá trình thực hiện tạo giá trị, tác giả đã đi phân tích và đưa ra nhận định về chi phí và lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phân phối giá trị, lợi ích và các mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi sản phẩm này. Trên cơ sở đó, luận án đã tập trung đưa ra những nhóm giải pháp thiết thực, khả thi để vận hành tốt chuỗi cung cá hồng Mỹ tại Việt Nam. Giúp nhận diện tầm quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân, đặc biệt là nâng cao năng suất và sản lượng cá hồng Mỹ thương phẩm của tác nhân nuôi trồng, tăng cường mối các mối quan hệ liên kết, trao đổi thông tin liên quan giữa các tác nhân. Nghiên cứu cũng khẳng định vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản nhà nước liên quan ngành nuôi cá hồng Mỹ về quy hoạch vùng nuôi, tăng cường hỗ trợ tài chính, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ, phát huy và tăng cường liên kết của cơ quan này với tất cả các mắt xích chuỗi. Từ đó, giúp chính quyền địa phương tại mỗi tỉnh trên cả nước đưa ra nhận định phát triển ngành nuôi cá hồng Mỹ được khả thi và hiệu quả. Luận án được kỳ vọng tạo ra các hàm ý quản trị, các định hướng ứng dụng dựa trên nền tảng cơ sở lý luận khoa học vững chắc giúp các nhà quản trị có luận cứ 7

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net