Ảnh hưởng của nhịp tưới và tuổi cây đến hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt hồng (citrus reticulata blanco) tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của nhịp tưới và tuổi cây đến hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt hồng (citrus reticulata blanco) tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRẦN THỊ HỒNG THU ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP TƯỚI VÀ TUỔI CÂY ĐẾN HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG (Citrus reticulata Blanco) TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH: NÔNG HỌC 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH: NÔNG HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP TƯỚI VÀ TUỔI CÂY ĐẾN HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG (Citrus reticulata Blanco) TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện PGS.TS. Trần Văn Hâu Trần Thị Hồng Thu MSSV: 3113338 2014 ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP Hồi đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP TƯỚI VÀ TUỔI CÂY ĐẾN HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG (Citrus reticulata Blanco) TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP Do sinh viên Trần Thị Hồng Thu thực hiện và bảo vệ trước hội đồng. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ……………………………….………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………. Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:………………………… Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Thành viên Hội Đồng ...................................... ................................... ...................................... DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Cần thơ, Ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Hồng Thu CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PSG.TS TRẦN VĂN HÂU iv LƯỢC SỬ CÁ NHÂN 1. Sơ lược lý lịch Họ và tên: Trần Thị Hồng Thu Sinh ngày: 20/03/1993 Nơi sinh: Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không Họ và tên cha: Trần Bá Nhẫn Nghề nghiệp: công nhân viên Năm sinh: 1967 Địa chỉ thường trú: Ấp Quí Trinh, Xã Nhị Quí, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang Họ và tên mẹ: Trần Thị Thời Nghề nghiệp: nội trợ Năm sinh: 1970 Địa chỉ thường trú: Ấp Quí Trinh, Xã Nhị Quí, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang 2. Quá trình học tập Năm 1999 – 2004 tốt nghiệp tiểu học tại trường tiểu học Nhị Quí Năm 2004 – 2008 tốt nghiệp Trung Học Cơ Sở tại trường THCS Võ Việt Tân Năm 2008 – 2011 tốt nghiệp THPT tại trường THPT Đốc Binh Kiều Năm 2011 đến nay là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ v LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Cha mẹ suốt đời tận tụy, gian nan vì tương lai của con. Thành kính biết ơn Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quí báu giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Chân thành biết ơn Cô cố vấn học tập Quan Thị Ái Liên cùng toàn thể thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Khoa Thủy sản trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt tất cả kiến thức và tâm huyết cho em trong suốt thời gian em học tại trường. Các anh, chị trong bộ môn Khoa Học Cây Trồng đặc biệt là chị Dương Thị Phương Thảo, anh Nguyễn Đức Mạnh, Chị Trần Thị Doãn Xuân, anh Trần Minh Vương đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các bạn lớp Nông Học a2 K37, đặc biệt là bạn Nhật Tú, Văn Lý, Văn Tá, Minh Kháng, Hoàng A, Thành Phát, Minh Trí, Danh Hòa đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm thí nghiệm để hoàn thành đề tài. Trần Thị Hồng Thu vi Trần Thị Hồng Thu,2014 “Ảnh hưởng của nhịp tưới và tuổi cây đến hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco) tại Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp Đại Học ngành Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Văn Hâu. TÓM LƯỢC Đề tài được thực hiện nhằm xác định “Ảnh hưởng của nhịp tưới và tuổi cây đến hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco) tại Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp”. Đề tài này được tiến hành trên vườn quýt Hồng từ 4 đến trên 10 năm tuổi tại xã Long Hậu, Huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 9/2012 đến tháng 1/2013. Thí Nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với các nghiệm thức là: cây 4-6 năm tuổi, 7-10 năm tuổi, cây trên 10 năm tuổi, tưới theo kinh nghiệm của nông dân (5-6 ngày tưới một lần), hai ngày tưới một lần, ba ngày tưới một lần và bốn ngày tưới một lần. Mẫu đất, lá và trái được phân tích tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Các chỉ tiêu theo dõi gồm độ ẩm đất, chỉ tiêu nông học, kích thước trái và phẩm chất trái. Kết quả thí nghiệm cho thấy nhân tố tuổi cây ảnh hưởng tổng số trái trên cây, tỉ lệ trái khô đầu múi và chiều cao trái của trái KĐM. Nhân tố nhịp tưới không ảnh hưởng đến tỉ lệ trái KĐM. Sự tương tác giữa hai nhân tố trên cũng không làm ảnh hưởng đến trái KĐM. Các chỉ tiêu về phẩm chất trái của trái quýt Hồng không bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố độ tuổi và nhịp tưới. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv LƯỢC SỬ CÁ NHÂN ..............................................................................................v LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... vi TÓM LƯỢC .......................................................................................................... vii MỤC LỤC ............................................................................................................ viii DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................x DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. xiii MỞ ĐẦU ...............................................................................................................xiv CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................1 1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.......................................1 1.2 Nguồn gốc cây quýt Hồng ...............................................................................1 1.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi ...........................................................1 1.3.1 Trên thế giới .............................................................................................1 1.3.2 Trong nước ...............................................................................................1 1.4.1 Rễ.............................................................................................................2 1.4.2 Thân, cành ................................................................................................2 1.4.3 Lá .............................................................................................................3 1.4.4 Hoa ..........................................................................................................3 1.4.5 Trái ..........................................................................................................3 1.4.6 Hạt ...........................................................................................................4 1.5 YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CÓ MÚI..................................................4 1.5.2 Ánh sáng ..................................................................................................4 1.5.3 Gió ...........................................................................................................5 1.5.4 Nước ........................................................................................................5 1.5.5 Đất ...........................................................................................................5 1.6 Hiện tượng khô dầu múi (KĐM)trên trái quýt hồng .........................................6 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................7 2.1 Phương tiện .....................................................................................................7 2.1.1 Thời gian nghiên cứu ................................................................................7 2.1.2 Địa điểm bố trí thí nghiệm ........................................................................7 2.1.3 Địa điểm phân tích mẫu ............................................................................7 2.1.4 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................7 2.2 Phương pháp ...................................................................................................8 2.2.1 Cách bố trí thí nghiệm ..............................................................................8 2.2.3 Phương pháp phân tích ...........................................................................11 2.3 Xử lý số liệu..................................................................................................17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................18 3.1 Độ ẩm đất......................................................................................................18 3.2 Đặc tính nông học .........................................................................................19 3.3 Sự xuất hiện đọt non......................................................................................20 viii 3.4 Đặc điểm sinh hóa của lá quýt Hồng .............................................................22 3.4.1 Hàm lượng đường tổng số ......................................................................22 3.5 Tổng số trái trên cây, tỉ lệ trái khô đầu múi....................................................24 3.6 Đặc điểm trái và các thành phần trái quýt Hồng bình thường và trái KĐM ....26 3.6.1 Đặc điểm trái và các thành phần trái quýt Hồng bình thường ..................26 3.6.2 Đặc điểm trái và các thành phần trái quýt Hồng KĐM ............................29 3.7 Phẩm chất trái ...............................................................................................33 3.7.1 Hàm lượng TSS (%) ...............................................................................33 3.7.2 Hàm Lượng Vitamin C (%) ....................................................................34 3.7.3 Hàm lượng TA (%).................................................................................35 3.6.4 Hàm lượng nước thịt trái (%) ..................................................................36 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................37 4.1 Kết luận ........................................................................................................37 4.2 Đề nghị .........................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................38 PHỤ LỤC ...............................................................................................................41 ix DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 Chiều cao cây (cm), chu vi gốc thân (cm), đường kính tán (cm) cây 21 quýt Hồng ở các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.2 Tỉ lệ ra đọt (%), chiều dài cơi đọt (cm), tổng số là trên đọt trên cây 22 quýt Hồng ở các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 3.3 Hàm lượng đường trong lá quýt hồng ở các độ tuổi và nhịp tưới tại 23 huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.4 Hàm lượng tinh bột trong lá quýt hồng ở các độ tuổi và nhịp tưới 24 tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.5 Hàm lượng đạm tổng số, carbon, tỉ số C/N của lá quýt hồng ở các 25 độ tuổi và nhịp tưới lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.6 Tổng số trái trên cây, tỉ lệ trái khô trên cây quýt Hồng ở các độ tuổi 26 và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.7 Trọng lượng trái, trong lượng vỏ, độ dày vỏ của trái quýt Hồng 27 bình thường ở các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.8 Chiều cao và chiều rộng của trái quýt Hồng bình thường ở các độ 28 tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.9 Chiều dài, chiều rộng và chiều dày múi của trái quýt Hồng bình 29 thường ở các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.10 Trọng lượng trái (g), trọng lượng vỏ (g), độ dày vỏ (cm) của trái 39 quýt Hồng KĐM ở các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.11 Chiều cao và chiều rộng của trái quýt Hồng KĐM ở các độ tuổi và 31 nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.12 Chiều rộng và chiều dày múi của trái quýt Hồng KĐM ở các độ 32 tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.13 Hàm lượng TSS (%) trên trái quýt Hồng bình thường và KĐM ở 34 các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp x 3.14 Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) trên cây quýt Hồng bình thường 35 và KĐM ở các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.15 Hàm lượng acid trong trái – TA (g/L) trên cây quýt Hồng bình 36 thường và KĐM ở các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 3.16 Hàm lượng nước thịt trái (%) trên trái quýt Hồng bình thường và 37 KĐM ở các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xi DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Hiện tượng chai và khô đầu múi trên trái quýt hồng. Trái quýt bị khô đầu múi thường có kích thước lớn hơn (c), vỏ hơi nhám, phần trên cuống có nhiều mô nhô lên. Trái quýt bị chai vỏ trái 7 vẫn giữ màu xanh, rất chậm hay không chuyển sang màu vàng, trái quýt hơi cứng 2.1 Biểu đồ số giờ nắng trung bình/ngày và nhiệt độ trung bình/tháng tại tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01/2012 đến tháng 10 12/2012 (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đồng Tháp). 2.2 Biểu đồ lượng mưa trung bình/tháng và độ ẩm trung bình/tháng tại tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012 11 (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đồng Tháp) 2.3 Phương pháp đo kích thước trái quýt hồng (a) đường kính trái, 18 (b) chiều cao trái 3.1 Độ ẩm đất ở độ sâu 0-20 cm ở các nhịp tưới, tại huyện Lai 19 Vung tỉnh Đồng Tháp năm 2012 3.2 Độ ẩm đất ở độ sâu 20-40 cm ở các nhịp tưới, tại huyện Lai 20 Vung tỉnh Đồng Tháp năm 2011 3.6 Chiều dài múi (cm) của trái quýt Hồng KĐM ở các độ tuổi và 35 nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KĐM khô đầu múi TA tổng acid chuẩn độ TSS tổng số chất rắn hòa tan ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long xiii MỞ ĐẦU Tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng Đồng Bằng sông Cửu Long được sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa mỗi năm thích hợp cho việc phát triển ngành trồng trọt nhất là trồng cây ăn trái. Quýt Hồng Lai Vung từ lâu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, người dân còn gọi Lai Vung là “vương quốc quýt Hồng” vì có diện tích trồng lớn nhất và sản lượng đứng đầu cả nước. Quýt Hồng không những mang lại lợi nhuận cao cho nhà vườn mà còn góp phần làm nên thương hiệu cho quốc gia, hiện nay trái quýt Hồng đã được xuất đi cả nước và sang nước bạn Campuchia. Quýt Hồng chứa hàm lượng vitamin C khá cao, vị ngọt, chua nhẹ, có mùi thơm đặc trưng, vỏ trái khi chín có màu vàng cam rất đẹp mắt nên người dân thường dùng để biếu hoặc chưng trên bàn thờ tổ tiên. Vỏ quýt còn được dùng làm thuốc do có chưa nhiều tinh dầu. Cây quýt Hồng là loại cây trồng có nhiều lợi ích và giá trị cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây hiện tượng khô đầu múi xuất hiện ồ ạt ở nhiều vườn gây ảnh hưởng xấu đến phẩm chất và năng suất của loại trái này. Theo điều tra của Trần Văn Hâu và ctv. (2009), 100% vườn quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xuất hiện hiện tượng trái khô đầu múi, tỉ lệ cây có hiện tượng khô đầu múi trong vườn là 47% và tỉ lệ trái có hiện tượng chai trên cây là 6%. Việc xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng khô đầu múi là điều hết sức cần thiết nhằm góp phần quan trọng trong việc xây dựng quy trình canh tác cây quýt Hồng. Do vậy, đề tài “Ảnh hưởng của nhịp tưới và tuổi cây đến hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco) tại Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp” nhằm mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của hai nhân tố tuổi cây và nhịp tưới đến hiện tượng trái quýt Hồng khô đầu múi. xiv xv CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp Lai Vung nằm ở phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của Tỉnh (vùng Sa Đéc). Huyện Lai Vung có vị trí hết sức quan trọng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu; nằm kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang) rất thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển. Mạng lưới giao thông thuỷ bộ rất thuận lơi, huyện có các tuyến huyện lộ trên 100 km đường nhựa phủ khắp liên thông với Tỉnh lộ 851, 852, 853 nối liền với Quốc lộ 54 và 80; cách cảng Sa Đéc và cảng Cần Thơ chỉ 20 km đi từ khu công nghiệp sông Hậu. (http://laivung.dongthap.gov.vn/) 1.2 Nguồn gốc cây quýt Hồng Tên thường gọi quýt hồng, quýt tiều, quýt tiều son, quýt tiều hồng. Có danh pháp khoa học là Citrus reticulata Blanco (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994). Theo Nguyễn Văn Luật, 2006 thì quýt Hồng có nguồn gốc ở tỉnh Phú Châu, Trung Quốc. Khi chín có màu vàng cam rất đẹp, thịt trái mềm màu cam đậm, có vị hơi chua hơn quýt đường, trái có dạng tròn dẹp. Có giá trị kinh tế cao trong dịp tết, tuy quýt Hồng cũng có nhiều hột, vách múi dai, nhưng được ưa chuộng nhờ trái chín màu rất đẹp nên thường được sử dụng để chưng trong dịp Tết hay đám tiệc. Theo Nguyễn Minh Châu (2009) quýt Hồng là một trong những giống quýt được trồng rất lâu đời, thích nghi tốt trên vùng đất phù sa ngọt ven sông, phân bố chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ,… nhưng trồng tập trung nhất tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 1.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi 1.3.1 Trên thế giới Trong những năm ở nửa sau thế kỷ XX, sản xuất cam quýt trên thế giới tăng nhanh. Nhu cầu đối với các loại cây có múi đang tăng và ngày càng có nhu cầu lớn hơn. Sản lượng cây có múi đứng thứ nhất trong các loại cây ăn trái trên thế giới (Khan, 2007). 1.3.2 Trong nước Ông Lê Thanh Tùng, 2012 (Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, thời gian gần đây, cây ăn trái ở Nam bộ phát triển rất nhanh về diện tích lẫn cơ cấu cây trồng và sản lượng, trong đó có 1 phần đóng góp quan trọng của cây có múi. Theo đó, hiện nay, vùng Nam bộ có trên 86.000 ha trồng cây có múi, chiếm 18,45% diện tích cây ăn trái của vùng với sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, chiếm 57,4% về sản lượng so với toàn vùng. Riêng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích trồng cây có múi chiếm đến 74.424 ha. Ông Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp cho biết, trên thế giới duy nhất chỉ có ở ĐBSCL là trồng cây có múi trên líp của đất phù sa và đất phèn cho năng suất cao từ 25-30 tấn/ha. Thị trường thế giới có nhu cầu về cam quýt rất lớn. Nước ta nằm trong vùng sản xuất cam quýt của thế giới nhưng chỉ sản xuất bình quân hàng năm gần 3kg/người không đủ đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Phát triển cam quýt để thỏa mãn nhu cầu trong nước đang tăng lên nhanh chóng do đời sống của nhân dân đang ngày càng được cải thiện và góp phần từng bước tăng nguồn hàng xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết và đang mở ra triển vọng to lớn cho nghề trồng cam quýt ở nước ta (Đường Hồng Dật, 2000). 1.4 ĐẶC TINH THỰC VẬT CÂY CÓ MÚI 1.4.1 Rễ Phần lớn rễ cam quýt phân bố ở tầng đất sâu 10-30 cm. Rễ hút tập trung ở tầng sâu 10-25 cm. Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1-8 năm tuổi sau khi trồng. Rễ cam quýt tái sinh kém và suy giảm dần sau thời kỳ cực thịnh vào năm thứ 7-8 (Đường Hồng Dật, 2000). Quýt hồng có rễ thường tập trung gần lớp đất mặt. Thích hợp với đất có sa cấu sét nhẹ, thoáng khí không bị rã khi gặp mưa. Mỗi năm rễ có 3 lần sinh trưởng phát triển. Lần thứ nhất rễ phát triển sau đợt cây ra hoa, ra đọt và phục hồi sinh trưởng, lần này số lượng rễ ra rất nhiều. Lần thứ hai giữa đợt đọt hè và thu nên số lượng rễ phát triển ít. Lần thứ 3 sau khi trái và hạt đã phát dục xong (Lê Thanh Phong và ctv., 1999). Theo Nguyễn Đồng Quan (1998) quýt hồng có nhiều rễ chùm ăn cạn trên mặt đất, chịu ngập úng kém và dễ bị bệnh vàng lá nên được trồng ở những nơi thoát thủy tốt. Đất vùng ĐBSCL thuờng là đất thấp, do đó các giống cam quýt trồng bằng hột hay gốc tháp có rễ mọc sâu thường dễ bị ảnh hưởng do mực nước ngầm cạn, làm rễ cây bị suy yếu hay do ngập (nhất là trong mùa mưa). Trái lại, các cây chiết hay giâm cành thường có rễ ăn cạn hơn nên ít bị ảnh hưởng (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). 1.4.2 Thân, cành Theo Đường Hồng Dật (2003) cam quýt thuộc dạng thân gỗ có loại cây nửa bụi, cây trưởng có thể có 4 – 6 cành chính. Hình dạng tán rất đa dạng: có 2 loại tán rộng, có loại tán thưa. Tán có thể có hình tròn, hình cầu, hình tháp, hình phễu, hình chổi,… Cành có thể có gai hoặc không có gai, cũng có thể có gai khi cây còn non và rụng gai khi cây đã lớn, già. Một số giống loài không có gai nhưng khi nhân giống bằng hạt lại xuất hiện rất nhiều gai trên thân và cành, nhưng càng ở cấp cành cao thì ít gai và gai ngắn (Trần Thế Tục, 1998). Thân cam quýt có tiết diện tròn, những cây mọc từ hạt có sức sinh trưởng khỏe hơn nên trên mỗi thân nổi những đường sống (Nguyễn Hữu Đống, 2003). 1.4.3 Lá Lá cam quýt thuộc loại lá đơn, gồm cuống, cánh và phiến lá. Phần cánh lá có kích thước thay đổi tùy giống. Trong các loài thì bưởi có cánh lá to nhất, kế đến lá cam, chanh, cam sành và quýt…. Lá có thể sống trên một năm hay hơn, tùy điều kiện khí hậu và chăm sóc. Lá cam quýt có hình dạng rất khác nhau, thường có hình oval, hình trứng lộn ngược, hình thoi. Lá thường có eo hoặc không có eo (Đường Hồng Dật, 2000). Lá mang nhiều khí khổng (từ 400-500 khí khổng/mm2), tập trung nhiều nhất ở mặt lưng. Lá còn chứa các túi tinh dầu. Ngoại trừ cam ba lá (Poncirus trifoliate) rụng lá theo mùa các loài còn lại có tổng số lá sống từ 1 năm hay lâu hơn tùy theo điều kiện khí hậu và chăm sóc (Nguyễn Bảo vệ và Lê Thanh Phong, 2004). 1.4.4 Hoa Hoa quýt Hồng thuộc dạng hoa chùm, mọc từ nách lá. Hoa thường mọc trong mùa xuân, nhưng nếu gặp hạn kéo dài và sau đó có mưa hay tưới nước thì cây cũng ra hoa rộ (như trong kỹ thuật xiết nước để kích thích ra hoa). Ở ĐBSCL, hoa cam quýt mọc ở cành phát triển vào đầu và cuối mùa mưa nên cho nhiều vụ trái trong năm (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Jackson and Gmiter (1997) thứ tự cấu tạo của hoa cam quýt từ ngoài vào trong đầu tiên là lá đài, sau đó là cánh hoa, bao phấn, cuối cùng là noãn (múi). Theo Trần Thượng Tuấn và ctv., (1994) hoa quýt hồng nhỏ, đường kính 1,5- 2,5 mm, 5 cánh trắng, 20 nhị đực, bầu noãn có 10 - 15 ngăn. 1.4.5 Trái Trái quýt dẹp màu da cam, nhiều múi, dễ bóc vỏ, dễ tách múi, chua hay ngọt tùy giống (Trần Thế Tục và ctv., 2006). Trái quýt nhỏ và rộng (5-8 cm), trái dạng hình cầu đến dẹt, số múi có từ 10-17 múi (Dianxiang, 2008). Đường Hồng Dật (2003) cho biết mỗi múi có từ 0-20 hạt. màu sắc của quả thay đổi tùy theo giống và loài đồng thời cũng tùy thuộc vào điều kiện sinh thái. Theo Trần Thượng Tuấn và ctv., (1994) thì trái cam quýt gồm có 3 phần: ngoại, trung và nội quả bì. 3 Ngoại quả bì: Là phần vỏ ngoài của trái, gồm biểu bì với lớp cutin dày, lớp nhu mô, các túi tinh dầu và các khí khổng. Vỏ trái màu xanh và có khả năng quang hợp khi trái còn xanh. Khi chín, vỏ trái đổi sang màu vàng hay cam. Màu sắc trái khi chín ở vùng khí hậu mát (á nhiệt đới) thường đẹp, tươi hơn vùng nhiệt đới (khi chín trái vẫn còn xanh nhạt). Trung quả bì: Là phần vỏ trong, nằm kế ngoại bì. Đây là các lớp tế bào có màu trắng, đôi khi màu vàng hay hồng nhạt (bưởi), dày mỏng tùy loài. Vỏ trong chứa nhiều đường bột, vitamin C và pectin. Khi trái còn non, hàm lượng pectin cao (20%) giúp trái hút nước dễ dàng. Nội quả bì: Là các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng. Trong múi có nhiều “con tép” chiếm đầy múi, chỉ chừa ít khoảng trống cho hột. Dịch trái gồm đường và acid. Khi trái chín, lượng acid giảm dần, lượng đường và chất thơm tăng lên. Ở các loại cam quýt, thời gian chín của trái thay đổi từ 7-14 tháng kể từ khi thụ phấn. Thông thường cây có thể cho nhiều hoa, nhưng chỉ một tỷ lẹ nhỏ trái phát triển được. Hoa và trái non có thể bị rụng (thời kỳ này có thể kéo dài 10-12 tuần sau khi hoa nở). 1.4.6 Hạt Hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong trái và mỗi múi thay đổi tùy giống (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Ngoại trừ bưởi có hạt đơn phôi, hầu hết các loài cam quýt đều có hạt đa phôi (cho nhiều cây con mọc từ mỗi hạt). Các phôi hữu tính hình thành do thụ tinh. Khoảng 6 phôi vô tính phát triển từ tế bào sinh dưỡng của phôi tâm và vì vậy cây con rất giống mẹ. Cây mọc ra từ phôi hữu tính thường yếu ớt, dễ chết. Tuy nhiên, sự thụ phấn cũng cần thiết phát triển phôi vô tính (Lê thanh Phong và ctv., 1999). 1.5 YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CÓ MÚI 1.5.1 Nhiệt độ Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001) nhiệt độ tốt nhất có các cây thuộc họ có cam quýt (Rutaceae) mọc mạnh và trái phát triển từ 23 đến 32oC. Muốn quýt ngọt, có nhiều đường, vỏ ngoài có màu sắc đẹp thì nhiệt độ cần ở khoảng 25-26oC. Ở ĐBSCL thường nhiệt độ không bao giờ dưới 15oC, nên các cây thuộc họ cam quýt phát triển liên tục và nhanh chóng (nếu có đủ nước). 1.5.2 Ánh sáng Quýt hồng hợp với ánh sáng tán xạ, ánh sáng có cường độ 10.000-15.000 Lux tương ứng với 0,6 Cal/cm2, tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ và 16-17 giờ vào những ngày không có mây mùa hè. Do đó nên bố trí trồng dầy hợp lí nhằm tạo bóng râm cho cây quýt (Trần Thế Tục,1998). 4 1.5.3 Gió Quýt hồng vùng Lai Vung chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam và Đông Bắc, vì lúc này cây đang mang trái. Chỉ có gió Tây Nam mới gây thiệt hại đến năng suất, gió Đông bắc cộng với nhiệt độ giảm đây là điều kiện thích hợp cho cây quýt hồng phát triển. Vì thế trái chín vào tháng 11-12 âm lịch thường có màu đẹp hơn so với trái chín nghịch mùa (những tháng còn lại trong năm) (Trần Văn Hâu và ctv., 2009) 1.5.4 Nước Quýt hồng có khả năng chịu ẩm và chịu hạn tốt. Đa số các loài và giống yêu cầu nhiều nước ở các thời kỳ nảy mầm, phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả phát triển (Trần Thế Tục,1998). Theo Bùi Văn Ngợi và ctv., 2000 cam quýt rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Ở vùng đất thấp, mực thủy cấp cao nếu không thoát nước kịp trong mùa mưa sẽ gây tình trạng thối rễ, là vàng úa và cây chết. Trong kỹ thuật trồng cam quýt, việc cung cấp nước có ảnh hưởng quan trong đến sự ra hoa của cây. Vào mùa khô hạn nếu cây nhận được nhiều nước sẽ ra hoa ngay, thực tiển cho thấy các vườn cam quýt ở ĐBSCL, thường nông dân ít tưới nước cho cây trong mùa khô mà chỉ cung cấp nước khi nào muốn cho cây ra hoa tập trung, điều này có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, nhất là ở những vùng đất cao. Nếu áp dụng kỹ thuật tưới nước đúng lúc, có thể rải vụ trong năm. Cam quýt cần nhiều nước trong thời kỳ sinh trưởng mạnh và phân tán (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999) quýt thiếu nước, cây tăng trưởng không bình thường, lá xoắn lại trái non rụng hoặc chín sớm (chín héo). 1.5.5 Đất Đất vừa cung cấp nước vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Đất trồng cam quýt tốt nhất là đất giàu chất hữu cơ, xốp, thoáng mát, đủ nước nhưng phải thoát nước tốt (Nguyễn Hữu Đống, 2003). Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), cho rằng tốt nhất là trồng cam quýt trên nền đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt và thoáng khí vì rễ cần nhiều oxy trong đất. Tuy nhiên, theo tất cả nông dân được điều tra tại huyện Lai Vung đều trồng quýt Hồng trên nền đất sét nhưng cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Điều kiện tiên quyết khi chọn đất canh tác cây cam quýt đòi hỏi có tầng canh tác dầy, pH phù hợp, thoát thủy tốt vì cam quýt có bộ rễ ăn cạn gần lớp đất mặt và yếu. Không nên trồng cam quýt trên đất sét nặng, phèn, đất nhiều cát, đất có tầng canh tác mỏng, mực thủy cấp cao; tầng canh tác dầy ít nhất 0,5 m. Quýt hồng là cây rất kén đất chỉ có vùng Lai Vung là thích hợp (Trần Thế Tục, 1998) tại đây đất thông thoáng, thoát nước tốt, hàm lượng hữu cơ 5

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net