Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRẦN THANH HÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT, LŨ BÙN ĐÁ Ở TỈNH LÀO CAI LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRẦN THANH HÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT, LŨ BÙN ĐÁ Ở TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Địa mạo và cổ địa lý Mã số: 60.44.72.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Bào GS.TSKH. Nguyễn Quang Mỹ Hà Nội - 2010 MỤC LỤC CÁC THUẬT NGỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ......................................................... v DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... viii DANH MỤC ẢNH ................................................................................................ ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 4. Những điểm mới của luận án ...................................................................... 3 5. Các luận điểm bảo vệ .................................................................................. 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................... 3 7. Cơ sở tài liệu............................................................................................... 4 8. Cấu trúc luận án .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRƯỢT LỞ ĐẤT, LŨ BÙN ĐÁ VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO TAI BIẾN ....................................................... 6 1.1. Nghiên cứu trượt lở đất, lũ bùn đá trên thế giới và Việt Nam ...................... 6 1.1.1. Tai biến thiên nhiên ..................................................................................... 6 1.1.2. Nghiên cứu trượt lở đất, lũ bùn đá trên thế giới ............................................ 7 1.1.3. Nghiên cứu trượt lở đất, lũ bùn đá tại Việt Nam.......................................... 14 1.1.4. Nghiên cứu trượt lở đất, lũ bùn đá tại Lào Cai ............................................ 19 1.2. Cơ sở nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm thiểu thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá................................................................................ 21 1.2.1. Cơ sở địa mạo trong nghiên cứu trượt lở đất, lũ bùn đá .............................. 21 1.2.2. Cách tiếp cận trong nghiên cứu trượt lở đất, lũ bùn đá ................................ 24 1.2.3. Nội dung nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm thiểu tác hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá................................................................................. 26 1.2.4. Bản đồ địa mạo phục vụ nghiên cứu trượt lở đất, lũ bùn đá ........................ 29 1.3. Phương pháp và quy trình nghiên cứu ...................................................... 30 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 30 i 1.3.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 33 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT SINH TRƯỢT LỞ ĐẤT, LŨ BÙN ĐÁ ...................................... 37 2.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 37 2.2. Các nhân tố tự nhiên ................................................................................ 37 2.2.1. Địa chất ...................................................................................................... 37 2.2.2. Vỏ phong hóa ............................................................................................. 39 2.2.3. Hệ thống sơn văn ....................................................................................... 41 2.2.4. Khí hậu ...................................................................................................... 43 2.2.5. Mạng lưới sông suối và chế độ thuỷ văn ..................................................... 45 2.2.6. Thổ nhưỡng ............................................................................................... 46 2.2.7. Thảm thực vật ............................................................................................ 48 2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội...................................................................... 50 2.3.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã - hội ............................................................ 50 2.3.2. Các hoạt động phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến phát sinh tai biến ......... 51 2.3.3. Vấn đề quần cư miền núi và tác động gia tăng tai biến ............................... 53 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 54 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO TỈNH LÀO CAI ..................................... 56 3.1. Đặc điểm trắc lượng hình thái .................................................................. 56 3.1.1. Tính phân bậc địa hình ............................................................................... 56 3.1.2. Đặc điểm chia cắt sâu ................................................................................. 57 3.1.3. Đặc điểm chia cắt ngang............................................................................. 59 3.1.4. Đặc điểm độ dốc ........................................................................................ 60 3.1.5. Đặc điểm hướng sườn ................................................................................ 61 3.2. Đặc điểm kiến trúc hình thái .................................................................... 62 3.2.1. Nhóm kiến trúc hình thái nâng tân kiến tạo................................................. 62 3.2.2. Nhóm kiến trúc hình thái hạ tương đối và sụt lún tân kiến tạo ..................... 68 3.3. Đặc điểm các kiểu nguồn gốc địa hình ..................................................... 70 3.3.1. Địa hình kiến tạo và kiến trúc bóc mòn....................................................... 70 3.3.2. Địa hình bóc mòn tổng hợp ........................................................................ 70 ii 3.3.3. Địa hình karst ............................................................................................. 73 3.3.4. Địa hình do dòng chảy................................................................................ 74 3.4. Đặc điểm phát triển địa hình .................................................................... 75 3.4.1. Tuổi địa hình .............................................................................................. 75 3.4.2. Lịch sử phát triển địa hình .......................................................................... 76 3.4.3. Tính chất chung của địa hình ...................................................................... 78 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 80 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT, LŨ BÙN ĐÁ KHU VỰC TỈNH LÀO CAI TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO ............. 82 4.1. Hiện trạng tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá tỉnh Lào Cai ............................. 82 4.1.1. Khái quát chung ......................................................................................... 82 4.1.2. Trượt lở đất, lũ bùn đá trên một số tuyến giao thông và khu dân cư ............ 85 4.1.3. Trượt lở đất, lũ bùn đá trên sườn và đáy thung lũng ................................... 86 4.2. Dấu hiệu địa mạo liên quan tới trượt lở đất, lũ bùn đá ............................... 88 4.2.1. Phân tích dấu hiệu địa mạo qua các khối trượt lở điển hình ........................ 88 4.2.2. Phân tích dấu hiệu địa mạo qua các dòng lũ bùn đá điển hình .................... 97 4.2.3. Dấu hiệu địa mạo liên quan tới tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá .................. 104 4.3. Đánh giá điều kiện địa mạo ảnh hưởng tới trượt lở đất, lũ bùn đá ........... 105 4.3.1. Trắc lượng hình thái................................................................................. 105 4.3.2. Nguồn gốc địa hình .................................................................................. 109 4.4. Đánh giá nguy cơ trượt lở đất, lũ bùn đá tỉnh Lào Cai trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS ........................................................................ 113 4.4.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên .............................. 113 4.4.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội ................... 126 4.4.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới độ ổn định địa hình và phát sinh tai biến ................................................................................. 128 4.4.4. Đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở đất tỉnh Lào Cai .................................. 130 4.4.5. Đánh giá nguy cơ tai biến dòng bùn đá, lũ bùn đá tỉnh Lào Cai ................ 132 4.5. Đánh giá nguy cơ rủi ro và phân vùng tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá tỉnh Lào Cai ............................................................................................ 133 4.5.1. Đánh giá nguy cơ rủi ro do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ........................ 133 iii 4.5.2. Phân vùng nguy cơ tai biến trượt đất, lũ bùn đá tỉnh Lào Cai ................... 135 4.6. Kiến nghị một số giải pháp phòng tránh và giảm thiểu tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá tại Lào Cai ........................................................... 138 Kết luận chương 4 ......................................................................................... 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN .............................................................. 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 148 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có ba phần tư diện tích là đồi núi, trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều nên trượt lở đất (TLĐ), lũ bùn đá (LBĐ) xảy ra khá phổ biến tại các khu vực miền núi. Lào Cai là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng TLĐ và LBĐ. Từ năm 1965 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra trên 60 trận lũ quét (LQ), LBĐ và trượt lở lớn, làm 173 người chết, thiệt hại về kinh tế ước tính trên 1500 tỷ VNĐ. Trong những năm gần đây, các tai biến liên quan với TLĐ, LBĐ đang có xu hướng gia tăng do sự diễn biến thất thường của thời tiết và các hoạt động phát triển. Các dạng tai biến này ở Lào Cai không những chỉ gây thiệt hại về người và của mà còn gây một tâm lý hoang mang, lo lắng cho nhân dân. TLĐ, LBĐ là những quá trình địa mạo làm biến đổi bề mặt địa hình, nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận địa mạo lại kiêm tốn về số lượng cũng như quy mô. Mặt khác, việc cảnh báo sát thực tai biến, một nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra lại ít được đề cập. Trong khi đó, nghiên cứu địa mạo có thể chỉ ra những dấu hiệu liên quan với tai biến và làm cơ sở để cảnh báo sự phát sinh của chúng trong tương lai. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đồng thời khẳng định vai trò của nghiên cứu địa mạo trong việc giảm thiểu thiệt hại do các tai biến này gây ra, NCS đã chọn Lào Cai làm địa điểm nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến TLĐ, LBĐ tỉnh Lao Cai”. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: 1. Làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo tỉnh Lào Cai trong mối liên hệ với tai biến TLĐ, LBĐ; 2. Xác định những điều kiện địa mạo liên quan đến tai biến TLĐ, LBĐ; 3. Đánh giá tổng hợp tai biến TLĐ, LBĐ. Nội dung nghiên cứu: (1) Tổng quan tài liệu nghiên cứu ở trong và ngoài nước về tai biến TLĐ, LBĐ và tiếp cận địa mạo trong giảm nhẹ thiệt hại do TLĐ, LBĐ; (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thành tạo địa hình và quá trình phát sinh tai biến TLĐ, LBĐ; (3) Phân tích đặc điểm địa mạo và thành lập bản đồ địa mạo phục vụ đánh giá nguy cơ tai biến TLĐ, LBĐ; (4) Phân tích hiện trạng tai biến TLĐ, LBĐ và các khối trượt, dòng bùn đá điển hình; (5) Thành lập bản đồ nguy cơ tai biến TLĐ, LBĐ trên cơ sở nghiên cứu địa mạo khu vực và (6) Kiến nghị một số biện pháp giảm nhẹ thiệt hại do tai biến TLĐ, LBĐ tại Lào Cai. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khoa học: Luận án giới hạn nghiên cứu đặc điểm địa mạo tỉnh Lào Cai trong mối liên hệ với tai biến TLĐ, LBĐ. Phạm vi không gian: Bao gồm toàn bộ lãnh thổ hành chính tỉnh Lào Cai, nghiên cứu chi tiết tại một số khu vực điển hình đã và đang chịu những thiệt hại nặng nề do tai biến TLĐ, LBĐ gây ra. 4. Những điểm mới của luận án - Đã phân chia địa hình tỉnh Lào Cai thành 32 dạng có nguồn gốc khác nhau, xác định đặc trưng cấu trúc địa hình, trắc lượng hình thái địa hình tỉnh Lào Cai với sự khác biệt giữa 2 bờ sông Hồng. - Đề xuất được một số dấu hiệu địa mạo chính liên quan đến TLĐ và LBĐ, làm cơ sở cho cảnh báo tai biến do chúng sinh ra tại tỉnh Lào Cai. 5. Các luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Địa hình tỉnh Lào Cai có mức độ phân dị mạnh, song vẫn tồn tại các bề mặt san bằng rộng; có sự khác biệt giữa bờ phải và trái sông Hồng, tạo nên sự khác biệt trong đặc trưng tai biến TLĐ, LBĐ. Luận điểm 2: Các dấu hiệu địa mạo cảnh báo TLĐ - LBĐ được xác định và kết quả đánh giá nguy cơ tai biến, nguy cơ thiệt hại do trượt lở đất, lũ bùn đá là cơ sở cho việc phân vùng tai biến trên cơ sở địa mạo, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do các quá trình này gây ra ở tỉnh Lào Cai. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm phong phú lý luận về cách tiếp cận hệ thống, tổng hợp các hợp phần tự nhiên trong mối liên hệ với hai quá trình ngoại sinh đặc trưng là TLĐ và LBĐ trên một đơn vị lãnh thổ. 1 Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ mối liên hệ giữa đặc điểm địa hình tỉnh Lào Cai và tai biến TLĐ, LBĐ cũng như mối quan hệ giữa chúng. Những kết luận và kiến nghị của đề tài là cơ sở cho việc phòng tránh tai biến thiên nhiên, sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường tại tỉnh Lào Cai. 7. Cơ sở tài liệu Ngoài việc tham khảo các tài liệu phong phú trong và ngoài nước về những vấn đề có liên quan, luận án được hoàn thành trên cơ sở tài liệu quan trọng nhất là các kết quả NCS thanh gia và chủ trì các đề tài, dự án ở các cấp khác nhau như đề tài “Nghiên cứu mức độ an toàn của các điểm quần cư và các tuyến đường giao thông phục vụ quy hoạch phát triển bền vững tỉnh miền núi Lào Cai” (chủ trì - 2008), “Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai tới năm 2010” (tham gia - 2003), “Cơ sở khoa học về mô hình hệ kinh tế sinh thái đối với các cư dân miền núi tái định cư sau công trình thuỷ điện nhỏ Chu Linh, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” (tham gia - 2005), “Nghiên cứu các dấu hiệu địa mạo để xác định nguy cơ tai biến thiên nhiên vùng núi Tây Bắc Việt Nam và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu chúng, lấy ví dụ vùng núi thuộc tỉnh Lào Cai” (tham gia - 2005), “Xây dựng sơ đồ phân vùng tai biến lãnh thổ Tây Bắc Viêt Nam” (tham gia - 2006). 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc luận án gồm 4 chương, được trình bày trong 141 trang đánh máy, bao gồm 61 hình, 16 bảng và 41 ảnh. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TRƢỢT LỞ ĐẤT, LŨ BÙN ĐÁ VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO TAI BIẾN 1.1. Nghiên cứu TLĐ, LBĐ trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tai biến thiên nhiên Mặc dù hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau (Kamp, 1986; Call, 1992) nhưng đều thống nhất tai biến thiên nhiên là hiện tượng tự nhiên gây nhiều tổn thất cho con người, sinh ra do tương tác giữa hệ thống quản lý tài nguyên với các hiện tượng tự nhiên cực đoan hoặc hiếm hoi có nguồn gốc khác nhau. Ở khu vực miền núi, hai dạng tai biến phổ biến được quan tâm là TLĐ và LBĐ. Mối liên hệ giữa tai biến TLĐ và LBĐ cũng được một số công trình đề cập đến. 1.1.2. Nghiên cứu TLĐ, LBĐ trên thế giới Hướng nghiên cứu tai biến TLĐ, LBĐ trên thế giới đã được các nhà khoa học Nga, Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sỹ… quan tâm với các hướng nghiên cứu liên quan đến vùng núi Himalaya, An-pơ, Kacpat, các vùng khí hậu lục địa khô hạn như Trung Á, các vùng hoang mạc Bắc Phi và Bắc Mỹ, Trung Mỹ... Trên cơ sở các công trình công bố, những kết luận ban đầu về cơ chế hoạt động cũng như những nguyên nhân phát sinh của các dạng tai biến này đã được xác định. Các công trình nghiên cứu tập trung vào các vần đề: Làm rõ khái niệm và cơ chế tai biến TLĐ, LBĐ; Xác định quy mô của tai biến; Đánh giá nguy cơ TLĐ, LBĐ; Nghiên cứu độ lớn và tần suất trượt lở; Phân tích các đột biến ngưỡng; Ứng dụng các mô hình trong nghiên cứu,... 1.1.3. Nghiên cứu TLĐ, LBĐ tại Việt Nam Tại Việt Nam, tai biến TLĐ, LBĐ được quan tâm nghiên cứu chủ yếu từ những năm 1990, với các hướng tập trung vào phân tích hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ở các khối trượt điển hình hoặc tại những khu vực cụ thể (Đỗ Tuyết, 1991; Nguyễn Địch Dỹ, 1992; Đinh Văn Toàn, 2000); các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến công tác di dân tái định cư khỏi những khu vực tai biến nguy hiểm (Đinh Văn Toàn, 2001); TLĐ dọc theo các quốc lộ (Đào Đình Bắc, Đặng Văn Bào, Trần Thanh Hà, 2000-2005, Trần Tân Văn, 2005; Chu Văn Ngợi, 2008); mở rộng nghiên cứu trên quy mô tỉnh, vùng và cả nước (Nguyễn Trọng Yêm, 2006; Vũ Thanh Tâm, 2007); ứng dụng các mô hình thực nghiệm, công nghệ GIS và viễn thám (Nguyễn Ngọc Thạch, 1998, 2003; Trần Thanh Hà, Đặng Văn Bào và nnk, 2004-2007). So với nghiên cứu trượt lở, các nghiên cứu về LQ và LBĐ hiện nay còn ít, nhưng đã đưa ra được cảnh báo và đề xuất các giải pháp phòng tránh ở một số vùng lãnh thổ của Việt Nam. 2 1.1.4. Nghiên cứu TLĐ, LBĐ tại Lào Cai Là một tỉnh miền núi phía Bắc - nơi thường xuyên xảy ra các dạng tai biến thiên nhiên điển hình nên tỉnh Lào Cai là địa bàn được quan tâm nhiều trong các công trình nghiên cứu về tai biến TLĐ và LBĐ (Nguyễn Trọng Yêm, 2000, 2006; Lê Đức An, 2001; Đào Đình Bắc, Đặng Văn Bào, Trần Thanh Hà, 2000-2006). Việc chọn Lào Cai làm địa bàn nghiên cứu của đề tài luận án nhằm nhấn mạnh một hướng tiếp cận truyền thống nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong đánh giá các tai biến TLĐ, LBĐ. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến khu vực có địa hình núi cao, phân cắt mạnh này một mặt là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, mặt khác lại là những ví dụ đối chứng cho luận điểm nghiên cứu của NCS trong đề tài luận án. 1.2. Tiếp cận địa mạo trong nghiên cứu tai biến TLĐ và LBĐ 1.2.1. Cơ sở địa mạo trong nghiên cứu tai biến TLĐ và LBĐ TLĐ và LBĐ là hai trong số các quá trình phát triển sườn dốc. Trong mỗi giai đoạn phát triển của địa hình, chúng đều thể hiện các đặc điểm về hình thái và nguồn gốc. Vì vậy, nghiên cứu địa mạo là cơ sở quan trọng cho đánh giá tai biến TLĐ, LBĐ. Đây chính là cơ sở để đánh giá đơn tính và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình gây tai biến. 1.2.2.Cách tiếp cận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống và tổng hợp. Các cách tiếp cận trong nghiên cứu TLĐ, LBĐ là kế thừa, phát sinh và tổng hợp. 1.2.3. Nội dung nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm thiểu tai biến: bao gồm nghiên cứu (i) các nhân tố thành tạo địa hình và phát sinh tai biến; (ii) hình thái, kiến trúc và nguồn gốc của địa hình trong mối liên hệ với tai biến; (iii) những đặc trưng địa mạo liên quan tới tai biến TLĐ, LBĐ; (iv) tính ổn định của địa hình. 1.2.4. Bản đồ địa mạo phục vụ nghiên cứu TLĐ, LBĐ Bản đồ địa mạo Lào Cai tỷ lệ 1:100.000 phục vụ nghiên cứu tai biến TLĐ, LBĐ được thành lập theo nguyên tắc các bề mặt đồng nhất về nguồn gốc lịch sử, trên đó có bổ sung thêm nhiều yếu tố trắc lượng hình thái. Trên bản đồ thể hiện 32 dạng địa hình theo nguồn gốc với 4 nhóm: (1) Địa hình kiến tạo và kiến trúc bóc mòn; (2) Địa hình do bóc mòn tổng hợp; (3) Địa hình karst; (4) Địa hình do dòng chảy. 1.3. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu thực địa; phương pháp nghiên cứu địa mạo truyền thống; phương pháp viễn thám và GIS; và phương pháp mô hình hóa và ứng dụng mô hình. 1.3.2. Quy trình nghiên cứu (gồm 6 bước): (1) Nghiên cứu hiện trạng tai biến và đánh giá mức độ ổn định của các dạng địa hình; (2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến TLĐ, LBĐ; (3) Phân cấp và phân hạng các nhân tố ảnh hưởng đến TLĐ; (4) Đánh giá nguy cơ tai biến TLĐ, LBĐ; (5) Đánh giá mức độ thiệt hại do tai biến TLĐ, LBĐ; (6) Phân vùng tai biến TLĐ, LBĐ và kiến nghị các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu. Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT SINH TRƢỢT LỞ ĐẤT, LŨ BÙN ĐÁ TỈNH LÀO CAI 2.1. Vị trí địa lý Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam, với đường phân thủy trên dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới tự nhiên phân chia vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. Nằm trong khu vực có nền địa chất và địa hình núi phức tạp, chia cắt sâu và ngang mạnh, lại được tăng cường bởi diễn biến thời tiết phức tạp, phân hóa theo mùa đã tạo điều kiện thúc đẩy các quá trình địa động lực ngoại sinh diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Lào Cai, trong đó phổ biến nhất là TLĐ và LBĐ. 2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hƣởng tới thành tạo địa hình và phát sinh TLĐ, LBĐ 2.2.1. Địa chất - Thành tạo thạch học: Lãnh thổ Lào Cai phát triển trên 3 đới cấu trúc sông Lô, sông Hồng và Fansipan với các loại đá biến chất cao, đá trầm tích bị biến chất trung bình, đá trầm tích xen phun trào, đá trầm tích lục nguyên, đá magma và các trầm tích Đệ tứ đa nguồn gốc. - Hoạt động kiến tạo: Lãnh thổ được khống chế bởi hệ thống đứt gãy có phương TB - ĐN, ĐB - TN và phương á vĩ tuyến, bao gồm đứt gãy sông Chảy, sông Hồng, hệ thống đứt gãy Fansipan, hệ thống đứt gãy ĐB - TN và hệ thống đứt gãy phương vĩ tuyến. 3 2.2.2. Vỏ phong hóa Tỉnh Lào Cai có 4 kiểu vỏ phong hóa chính là thành tạo saprolit (Sa) liên quan đến xói mòn bề mặt; vỏ phong hoá sialit (SiAl); vỏ phong hoá sialferit (SiAlFe) liên quan đến TLĐ; vỏ phong hoá ferosialit (FeSiAl) liên quan đến cả tai biến TLĐ và LBĐ. 2.2.3. Hệ thống sơn văn Địa hình núi cao và định hướng rõ rệt do bị chi phối bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và Con Voi với các hệ thống núi thuộc cao nguyên Bắc Hà - Si Ma Cai - Mường Khương (2 bậc tương ứng là 700-1000m và 1400- 1700m) và hệ thống núi cao Hoàng Liên Sơn. 2.2.4. Khí hậu Nét đặc trưng của khí hậu Lào Cai là sự phân hoá theo đai cao, hình thành 3 đai và 4 á đai: (i) đai khí hậu nội chí tuyến gió mùa chân núi (<700m): mưa trung bình 1.700mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 22,8ºC; (ii) đai khí hậu á chí tuyến gió mùa trên núi (700-2.800m), gồm 2 á đai: á đai 700-1.700m (mưa 2.833mm/năm, nhiệt độ 15,2ºC) và á đai 1.700 – 2.800m (mưa 3.550mm/năm, nhiệt độ 12,7ºC); (iii) Đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi (>2.800m): mưa >2.500mm/năm, nhiệt độ 7,8ºC. Mưa tập trung vào tháng 7,8 cũng là thời kỳ tai biến TLĐ, LBĐ phổ biến. 2.2.5. Mạng lưới sông suối và chế độ thuỷ văn Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc với 2 con sông lớn là sông Hồng (130km chiều dài chảy qua tỉnh, lưu vực rộng, thượng nguồn nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam nên lũ lụt trên sông Hồng tại Lào Cai xảy ra thường xuyên và khó kiểm soát) và sông Chảy (bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km, chiếm 20% trữ lượng nước mặt, nhiều thác ghềnh). 2.2.6. Thổ nhưỡng Lớp phủ thổ nhưỡng phân hóa theo 4 đai: Đai đất feralit điển hình (<700m), đai đất mùn-feralit (700- 1.700m), đai đất mùn-alit (1.700-2.800m) và đai đất mùn thô dạng bùn trên núi (>2.800m), bao gồm 10 nhóm và 30 loại đất chính. 2.2.7. Thảm thực vật Hệ thống thảm thực vật rừng Lào Cai phân hóa đa dạng theo đai cao, bao gồm: kiểu rừng kín cây lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (<700m), rừng kín thường xanh cây lá rộng (hoặc hỗn giao với cây lá kim) á nhiệt đới (700-1700m), rừng kín thường xanh cây lá rộng (hoặc hỗn giao) ôn đới ẩm (1700-2400m), rừng lá kim và trảng trúc lùn đỉnh núi (>2.400m). Hiệu quả từ các chính sách bảo vệ và phát triển rừng (dự án 327, chương trình 5 triệu ha rừng,...) đã làm tăng diện tích rừng, là nhân tố tích cực giảm thiểu tai biến TLĐ, LBĐ. 2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới TLĐ, LBĐ 2.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội chung Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Khu vực I: điều kiện phát triển thuận lợi, chủ yếu ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi; Khu vực II: điều kiện phát triển khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn, thường xảy ra tai biến; Khu vực III: điều kiện đặc biệt khó khăn, địa hình bị chia cắt mạnh, đi lại rất khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế, nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường thấp, đốt nương làm rẫy ảnh hưởng lớn đến lớp phủ rừng. 2.3.2. Các hoạt động phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến tai biến Trong điều kiện địa hình có thế năng lớn, hoạt động phát triển kinh tế ở Lào Cai có ảnh hưởng mạnh tới quá trình phát sinh tai biến. Trong đó, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất nông - lâm nghiệp có ảnh hưởng mạnh nhất tới tai biến TLĐ, LBĐ. 2.3.3. Vấn đề quần cư miền núi và tác động gia tăng tai biến Dân cư tỉnh Lào Cai phân bố phân tán và không đồng đều, nhưng phản ánh rõ nét quy luật cư trú và sản xuất phù hợp điều kiện tự nhiên và sự phân bố kinh tế. Các tộc người Kinh, Tày, Giáy, Nùng cư trú ở vùng thấp, là những vùng kinh tế quan trọng nhất của tỉnh. Đó là các thị xã, thị trấn, các thung lũng sông. Các tộc người H’mông, Dao, Phù Lá, Hà Nhì, Khơ Mú... cư trú ở vùng núi trung bình và cao, địa hình hiểm trở, dễ 4 xảy ra tai biến. Du canh, du cư vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận người H’mông và người Dao, làm suy giảm độ che phủ và chất lượng thảm thực vật, tăng cường tai biến. Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO TỈNH LÀO CAI 3.1. Đặc điểm trắc lƣợng hình thái 3.1.1. Tính phân bậc địa hình Tỉnh Lào Cai nằm ở ranh giới phân chia khối lục địa Nam Trung Hoa và khối Đông Dương nơi có hoạt động kiến tạo mạnh. Vì thế, địa hình tỉnh Lào Cai là sự phân thành các bậc địa hình khác nhau. Bậc địa hình cao nhất là mặt san bằng đỉnh Hoàng Liên Sơn có tuổi giả định là Paleogen giữa - muộn, tiếp đến là bề mặt Sa Pa (cao 1.600m, tuổi giả định Miocen). Địa hình phía đông nam tỉnh Lào Cai thấp dần với các bậc 100-200m, 300-400m, 400-600m, 900-1.100m,... 3.1.2. Đặc điểm chia cắt sâu - Kiểu chia cắt sâu trên dãy núi Con Voi: tương đối đơn giản, chia cắt sâu mạnh nhất tạo thành một dải theo phương của dãy núi và đường chia nước gần như nằm ở phần trung tâm của dải, giảm dần về hai sườn. Đặc điểm này phản ánh một địa luỹ hẹp, kéo dài và xâm thực sâu của các suối bên sườn đã cắt đến đường đỉnh. - Kiểu chia cắt sâu trên núi Fansipan: chia cắt sâu mạnh nhất tạo thành hai tuyến có cường độ 350- 500m/km2 trùng với sườn đông bắc và sườn tây nam, trong đó sườn tây nam có độ chia cắt mạnh hơn. - Kiểu chia cắt sâu trên núi Tú Lệ: chia cắt sâu phức tạp. Đường chia cắt sâu mạnh nhất tạo thành nhiều đoạn bao quanh các trũng giữa núi. Điều này phản ánh đặc điểm xâm thực của hệ thống suối khu vực khi cắt qua hai dãy núi cùng phương tây bắc - đông nam với dải chính ở gần đường chia nước cao hơn và liên tục hơn. - Kiểu chia cắt sâu trên vòm Sông Chảy: các vùng chia cắt sâu mạnh thường phân tán, trong đó mạnh nhất ở sườn nam và tây nam. 3.1.3. Đặc điểm chia cắt ngang Mật độ sông suối ở tỉnh Lào Cai khá cao so với mức trung bình của cả nước (0,6-2km/km2), trong đó sườn đông bắc dãy Fansipan và sườn đông bắc khối Tú Lệ có độ chia cắt ngang trung bình và yếu (<1km/km2). Dãy Con Voi có cường độ chia cắt ngang tăng dần từ đường chia nước về 2 sườn: từ <0,6 km/km2 tăng dần đến 2 km/km2. Dọc thung lũng sông Hồng, cường độ chia cắt ngang không đều nhau và chia thành nhiều đoạn khác nhau (phổ biến từ 1-2 km/km2, một số vùng 2-3 km/km2). Trên sông Chảy, chia cắt ngang có giá trị lớn phân bố ở phía tây bắc Phố Ràng, phía đông nam trung bình và nhỏ. 3.1.4. Đặc điểm độ dốc Độ dốc cũng có sự phân dị phù hợp với địa hình và cấu trúc kiến tạo; các vùng có độ dốc nhỏ phân bố thành dải hẹp 2 bên bờ sông, khống chế các cung uốn khúc. Khu vực có độ dốc lớn phân bố chủ yếu dọc theo thượng nguồn các suối và thường trùng vào các đứt gãy kéo dài, phương đông bắc - tây nam hoặc tây bắc - đông nam, phản ánh tính chất địa luỹ - khối tảng của khối núi. 3.1.5. Đặc điểm hướng sườn Sườn của dãy núi Hoàng Liên Sơn với hướng đông và đông bắc chiếm ưu thế. Dọc theo hệ thống đứt gãy sông Hồng là những dải có cấu trúc dạng tuyến rõ rệt với hướng sườn vuông góc với phương đứt gãy. Cao nguyên Bắc Hà có cấu trúc đẳng hướng nhất, thể hiện tính chất bằng phẳng tương đối của cao nguyên đá vôi. Ngoài ra, cần lưu ý tới cấu trúc khá đẳng hướng tại khu vực Mường Khương, thượng sông Chảy. Tại tỉnh, hướng sườn đông bắc chiếm ưu thế, thể hiện vai trò chi phối của hệ thống núi Hoàng Liên Sơn đến cấu trúc địa hình khu vực. 3.2. Đặc điểm kiến trúc hình thái Kiến trúc hình thái khu vực tỉnh Lào Cai được phân ra làm 3 loại là KTHT nâng kiến tạo (KTHT địa lũy), KTHT hạ tương đối (hạ lún khối tảng) và kiến trúc sụt lún TKT (trũng địa hào). Về các kiểu kiến trúc thì có thể phân thành 3 nhóm kiểu là kiến trúc kiến tạo, kiến trúc kiến tạo nham thạch và kiến trúc kiến tạo bóc mòn. Dựa vào KTHT, khu vực tỉnh Lào Cai phân ra làm hai vùng rõ rệt, một vùng chịu tác động trực tiếp của 5 các hoạt động kiến tạo trẻ và hiện đại hình thành nên các KTHT dương (dãy núi Con Voi) và âm (các trũng Lào Cai, Bảo Hà, Bảo Yên...), còn lại là khu vực chủ yếu là vùng núi cao với các KTHT địa luỹ. 3.2.1. Nhóm kiểu kiến trúc hình thái nâng tân kiến tạo: Nhóm kiến trúc hình thái này chiếm ưu thế tại khu vực tỉnh Lào Cai, chúng bao gồm cả ba loại nguồn gốc là kiến tạo, kiến tạo nham thạch và kiến tạo bóc mòn. 3.2.2. Nhóm kiến trúc hình thái hạ tương đối và sụt lún tân kiến tạo chiếm bộ phận không lớn về điện tích nhưng lại tạo lên những nét kiến trúc quan trọng của địa hình Lào Cai. Các kiểu kiến trúc đặc trưng là kiến tạo bóc mòn hạ lún khối tảng tại Khánh Yên, Mường Khương. Thung lũng kiến tạo bao gồm thung lũng địa hào với bề mặt tích tụ Neogen – Đệ tứ, thung lũng địa hào Văn Bàn – Võ Lao – Cam Đường: 3.3. Đặc điểm các kiểu nguồn gốc địa hình Địa hình tỉnh Lào Cai rất đa dạng về nguồn gốc địa hình. Có 32 dạng địa hình và được phân thành 3 nhóm dạng địa hình có nguồn gốc khác nhau là nhóm địa hình kiến tạo và kiến trúc bóc mòn, nhóm địa hình có nguồn gốc bóc mòn tổng hợp và nhóm địa hình do dòng chảy. 3.3.1. Địa hình kiến tạo và kiến trúc bóc mòn bao gồm 2 dạng địa hình: Phân bố chủ yếu phía bờ phải sông Hồng, dạng địa hình này tạo thành những dải theo hướng tây bắc – đông nam, chúng có mối liên hệ chặt trẽ với các đứt gãy kiến tạo lớn cùng phương. Dạng địa hình này cũng tạo nên những ranh giới khá rõ nét giữa các bậc địa hình. 3.3.2. Địa hình bóc mòn tổng hợp bao gồm 2 nhóm nguồn gốc: Các bề mặt nằm ngan và hơi nghiêng (7 dạng) ứng với các bề mặt san bằng có tuổi và độ cao tương đối khác nhau. Trong nhóm này có các bề mặt pedimen thung lung, đây là dạng địa hình có các điểm trượt lớn. Các bề mặt sườn (7 dạng) chiếm ưu thế và phân bố rộng khắp. 3.3.3. Địa hình karst bao gồm 7 dạng địa hình chia thành 3 nhóm là các bề mặt đỉnh karst dạng vòm, dạng tháp và phễu karsr, bề mặt đáy trũng khép kín do mở rộng các phễu karst với tích tụ deluvi và các bề mặt sườn bóc mòn – hòa tan, rửa lũa – hòa tan – đổ lở. Địa hình karst phân bố chủ yếu tại khu vực đông bắc tỉnh Lào Cai. 3.3.4. Địa hình do dòng chảy bao gồm 9 dạng địa hình: Các dạng địa hình này phân bố rộng khắp theo hệ thống thủy văn của tỉnh bao gồm các thềm xâm thực, xâm thực tích tụ, bãi bồi và các bề mặt tích tụ hỗn hợp sông – sườn tích – lũ tích cổ. 3.4. Đặc điểm phát triển địa hình 3.4.1. Tuổi địa hình - Đối với các bậc thềm: thềm bậc III có tuổi Pleistocen giữa (Q12); thềm bậc II: đầu Pleistocen muộn (Q13a); thềm bậc I: cuối Pleistocen giữa (Q13b); Bãi bồi: Holoxen (Q2). - Đối với các bậc địa hình: Bậc địa hình thứ VII (trên 2.200m) tuổi cuối Paleogen (Oligoxen - E3); Bậc VI (1.800-2.000m) tuổi Mioxen sớm (N 11); Bậc V (1.400-1.600m) Mioxen giữa (N12); Bậc IV (900-1.200m) tuổi Mioxen muộn (N13); Bậc III (400-600m) tuổi Plioxen sớm (N21); Bậc II (200-300m) tuổi Plioxen muộn (N22). 3.4.2. Lịch sử phát triển địa hình Chế độ lục địa đã được thiết lập ở Lào Cai vào cuối Kreta (cách đây 67 triệu năm). Vào đầu Paleogen (Paleocen, Eocen) hoạt động kiến tạo núi xảy ra mạnh mẽ đi cùng với các đá xâm nhập lớn đã phá vỡ bình đồ địa hình vùng này và thiết lập những nét lớn của địa hình hiện tại. Cuối Paleogen - đầu Neogen (26 triệu năm) là thời kỳ bình ổn kiến tạo và địa hình bị san bằng hoàn toàn. Từ nửa sau Neogen (Pliocen) trở đi do vận động Tân kiến tạo có tính mạch động đã tạo một loạt các bề mặt san bằng không hoàn toàn. Trong Đệ tứ, các chuyển động nâng lên xen thời kỳ ngưng nghỉ đã dẫn tới hình thành các bề mặt pediment thung lũng và các bậc thềm sông, đồng thời hình thành và phát triển hoàn thiện các mặt bao của địa hình hiện tại. 3.4.3. Tính chất chung của địa hình - Bình đồ sơn văn phù hợp với cấu trúc địa chất cổ; - Địa hình có tính phân bậc rõ ràng, với các bậc cơ bản bao gồm 100-150m, 200-300m, 400-600m, 900- 1.200m, 1.400-1.600m, 1.800-2.000m, 2.200-2.400m, và 2.800-2.900m, trong đó bậc 1 và bậc 3 chiếm diện tích lớn; 6 - Hệ thống thuỷ văn đa dạng được định hướng khá rõ theo các đứt gãy và khối nâng và sụt kiến tạo; - Địa hình có các biểu hiện vận động mới. Các hoạt động kiến tạo mới từ sau Neogen cho đến nay vẫn xảy ra mạnh mẽ và đã gây phức tạp hóa các hình thái địa hình trong vùng. Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN TRƢỢT LỞ ĐẤT, LŨ BÙN ĐÁ KHU VỰC TỈNH LÀO CAI TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO 4.1. Hiện trạng tai biến TLĐ, LBĐ tỉnh Lào Cai 4.1.1. Khái quát chung Trong giai đoạn 1965-2008, tỉnh Lào Cai đã xảy ra hơn 60 trận TLĐ và LBĐ, làm 173 người chết. TLĐ phát triển rộng khắp, mạnh nhất dọc theo quốc lộ 4D, 4E, 70, 279. Những trung tâm trượt đất lớn quan sát thấy ở Tòng Xành (Bát Xát) hay Trung Trải (Sa Pa). Gần đây, LBĐ xảy ra ngày càng nhiều và gây nên những thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt là các huyện nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn (Bát Xát, Sa Pa). Theo không gian, những trận lũ xảy ra ở phía tây sông Hồng có mức độ thiệt hại hơn phía đông, do lượng mưa quyết định. LBĐ xảy ra thường xuyên ở đai núi thấp (<700m), mức độ nhiều hơn và gây thiệt hại lớn hơn, do yếu tố địa hình tạo lên. LBĐ ở Lào Cai có thể xảy ra trong tất cả các tháng mùa mưa, nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. 4.1.2. TLĐ, LBĐ trên một số tuyến giao thông và khu dân cư - Tuyến đường Lào Cai - Sa Pa: TLĐ phát triển rộng rãi trên suốt chiều dài hơn 10km từ Sa Pả đến Tòng Xành, trong đó khu vực cầu Mống Sến có các khối trượt lở mạnh. - Tuyến đường Lào Cai - Bắc Hà: hiện tượng TLĐ rất phổ biến, trong đó các đoạn TLĐ mạnh nhất gồm: Đoạn trượt lở tại km 68 trên QL 4D gần thành phố Lào Cai, đoạn trượt lở tại km 55+600 (cách thành phố Lào Cai 16,4km), đoạn trượt lở tại km 23+800 (đầu cầu Bảo Nhai), đoạn trượt đất tại khu vực km 21 (gần cầu Trung Đô), TLĐ tại khu vực km 6 đến km 9+500 (cách Bắc Hà). LBĐ cũng là hiện tượng rất phổ biến, mạnh nhất tại khu vực cầu Trung Đô (km 20) và suối nhánh của sông Bắc Hà (cách thị trấn Bắc Hà 2km). - Khu vực xã Mường Vi: TLĐ xảy ra ở nhiều khu vực trong xã, nhưng tập trung chủ yếu ở xung quanh khu vực thôn Dao. Nguyên nhân do sườn được cấu tạo từ vật liệu deluvi có độ ổn định kém, được tăng cường bởi hệ thống khe nứt (có thể là khe nứt kiến tạo) dọc theo sườn dốc. Khu vực này cũng quan sát thấy dấu tích LQ, dưới dạng LBĐ như ở cửa suối Na Rin, hai con suối ở khu vực Làng Mới. - Khu vực thành phố Lào Cai: do nằm dọc theo đới đứt gãy sông Hồng, đá gốc trong phạm vi thành phố Lào Cai bị dập vỡ theo nhiều hệ thống khe nứt khác nhau. Độ dốc địa hình không lớn tạo điều kiện cho sự hình thành và bảo tồn lớp vỏ phong hoá dày, các trầm tích Neogen và Đệ tứ gắn kết yếu cũng tạo nên sự kém ổn định của sườn dốc. Sự can thiệp của con người tạo nên các vách dốc nhân tạo thường xuyên cung cấp nước mặt và nước ngầm cho tầng đất phong hoá dưới ta luy làm gia tăng hiện tượng trượt lở. 4.1.3. TLĐ, LBĐ trên sườn và đáy thung lũng Các khối trượt được quan sát thấy phổ biến dọc theo các sườn thung lũng cắt vuông góc với dãy Hoàng Liên Sơn như thung lũng suối Tùng Sáng, Quang Kim, Sinh Quyền, Ngòi Đum, Ngòi Bo... hay cắt vào cao nguyên Bắc Hà như Nậm Phàng, Suối Cả... Khu vực tập trung các khối trượt lở trên sườn tập trung khá nhiều ở các khu vực A Lù, Dền Sáng, Y Tý, Cốc Mỳ, Phìn Ngan (huyện Bát Xát), Thanh Kim, Thanh Phú, Nậm Cang, Tả Giang Phình (huyện Sa Pa), các xã Nấm Lư, Tung Chung Phố, Mường Khương (huyện Mường Khương) và một số xã của huyện Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên. Dòng bùn đá có nguồn gốc tự nhiên phát sinh khá phổ biến tại các sườn xâm thực bóc bòn dốc trên 35º, sườn xâm thực dọc khe suối, khi các khe xói phát triển tới bề mặt khá bằng phẳng và có vỏ phong hóa dày. Trên đáy thung lũng, LBĐ phát sinh dọc theo tất cả các sông suối phụ lưu của sông Hồng đổ về từ dãy Hoàng Liên Sơn đều thấy xuất hiện dấu vết của lũ bùn đá. Có những trận lũ mà vật chất của chúng còn mới nguyên như tại đáy thung lũng suối Nà Tặc, Tùng Sáng, Quang Kim, Ngòi Đum, Ngòi Bo,... hay các đáy thung lũng có hướng tây nam bắt nguồn từ cao nguyên Bắc Hà đổ xuống sông Chảy. 7 4.2. Phân tích đặc điểm địa mạo trong mối liên hệ với quá trình TLĐ, LBĐ qua một số trƣờng hợp cụ thể 4.2.1. Khối trượt và dòng bùn đá tại cầu Mống Sến Khu vực cầu Mống Sến là nơi có các khối trượt lở mạnh và rất đặc biệt trên quốc lộ 4D. Địa hình khu vực cầu Mống Sến được cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau có độ bền không đồng nhất. Những tiêu chí được rút ra khi phân tích điều kiện địa động lực khu vực cầu Móng Sến là: điều kiện địa chất không đồng nhất, đất đá bị cà nát mạnh do hoạt động kiến tạo; địa hình có nguồn gốc tích tụ - san bằng - phân cắt; mật độ các khe rãnh xói mòn cao có ảnh hưởng tới LBĐ. 4.2.2. Trượt chảy ở xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát Trượt lở xảy ra vào tháng 9/2004, tại thôn Sủng Hoảng. Khu vực trượt lở nằm trên sườn phải của thung lũng suối Ngòi San, đối diện với UBND xã. Khu vực cầu Mống Sến hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi gây mất ổn định của sườn. Những dấu hiệu dễ nhân thấy là các dạng địa hình vai núi với vỏ phong hóa dày, hay còn gọi là bề mặt pedimen thung lũng; sự hoạt động của các khe nứt tại khu vực chuyển tiếp gữa bề mặt này và sườn dốc kế bên; sự gia tăng các khe xói, mương xói tạm thời mà nhất là các mương xói phát triển lên tới đỉnh sườn dốc. 4.2.3. Dòng bùn đá tại suối Nậm Khòn, Bắc Hà Suối Nậm Khòn là một phụ lưu của suối Trung Đô trước khi suối này đổ vào sông Chảy. Một số dấu hiệu địa mạo liên quan tới hiện tượng này như suối Ngòi Đô có quy mô nhỏ và có lưu vực quay về phía Tây và Tây Nam, nằm trên sườn đón gió ẩm đưa lên từ thung lũng sông Hồng và sông Chảy. Thứ hai, trên những đoạn thung lũng mở rộng có sự hiện diện của vô số khối trượt đất kích thước khác nhau, hầu như nằm kế tiếp nhau trên cả hai bên bờ suối tạo thành như “đập tạm thời”. Thứ ba, đây là những thung lũng được cấu thành bằng nhiều đoạn thung lũng xuyên thủng kế tiếp nhau, rất thuận lợi cho quá trình hình thành LQ chứa nhiều bùn - đá. Thứ tư, một nhân tố mang tính đặc thù của khu vực nghiên cứu, và có lẽ là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trượt lở mạnh ở những đoạn thung lũng mở rộng và tắc nghẽn ở đoạn thu hẹp, đó là cấu trúc thạch học và kiến tạo đặc biệt của vách bình sơn Bắc Hà. 4.2.4. Dòng LBĐ tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát LQ xảy ra trên thung lũng Tùng Chỉn cuốn theo 21 ngôi nhà và cướp đi sinh mạng của 21 người (tháng 8/2008). Trước khi có lũ xảy ra ít tuần, trên thượng nguồn suối Tùng Chỉn đã xảy ra một khối trượt lớn chặn lấp dòng và tạo nên một hồ chắn tạm thời. Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, mưa lớn kéo dài khiến cho hồ nước tạm thời bị vỡ, hàng triệu m³ nước ồ ạt chảy xuống từ thượng nguồn. Dòng nước có động năng lớn đã xói lở hai bên bờ suối vốn là các thềm tích tụ làm cho động năng và sức công phá rất lớn. Khi lũ tràn về, dòng lũ không chảy theo lòng đẫn mới mà đi qua khu vực dân cư sinh sống (lòng suối cũ). Trên một số vết lộ dọc theo 2 bên bờ suối thấy xuất hiện nhiều tầng tích tụ lũ tích trong quá khứ. Đây chính là dạng địa hình có mức độ nguy hiểm rất cao vì bản chất quá trình hình thành ra chúng trong quá khứ cũng chính là quá trình gây ra tai biến vừa qua. Nói cách khác, đó chính là dấu hiệu địa mạo cảnh báo sát thực tai biến LBĐ. Tóm lại, từ việc phân tích điều kiện địa mạo tại các khu vực điển hình cho thấy, trượt lở cũng như các dòng bùn đá xuất hiện tại những vị trí có điều kiện thuận lợi gây ra sự mất ổn định của sườn. Nguồn cung cấp vật liệu có vai trò quan trọng trong việc hình thành tai biến và liên quan đến quá trình thành tạo địa hình. Các sông suối cắt vuông góc với cấu trúc của đất đá được cấu tạo phân lớp có độ bền khác nhau là điều kiện thuận lợi cho LBĐ phát sinh. 4.3. Đánh giá các điều kiện địa mạo ảnh hƣởng tới TLĐ, LBĐ 4.3.1. Những dấu hiệu địa mạo liên quan tới TLĐ, LBĐ Điều kiện địa mạo, địa động lực gây ra sự kém ổn định của sườn dốc, tạo ra nguồn vật liệu vụn phong phú là những dấu hiệu quan trọng liên quan tới TLĐ, LBĐ. Cụ thể là những dạng địa hình liên quan đến các đới dập vỡ kiến tạo, các đới siết trượt nội mảng, các khe nứt và đứt gãy, đặc điểm thạch học của đá quy định tính dễ vỡ, dễ bị phong hóa và vỏ phong hóa kém đồng nhất, những đặc điểm địa mạo của sườn và cấu tạo thung lũng, v.v. Những dấu hiệu địa động lực nêu trên đều dễ nhận biết, do đó là những dấu hiệu cảnh báo dễ vận dụng và hữu hiệu. 8

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net