Tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGÔ DUY KIÊN TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC CHUẨN HÓA QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ BẰNG DỊCH VỤ WEB TRONG BÀI TOÁN CHÍNH PHỦ ĐIỆN Ngành: Công nghệ Thông tin Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm Mã số: 60480103 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG ANH HOÀNG Hà Nội - 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi, không sao chép lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều đã trình bày là của cá nhân tôi hoặc là được tôi tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của tôi. Hà Nội, tháng 08 năm 2015 Ngô Duy Kiên 2 LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Để có được bản luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến Đại học Công Nghệ, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS.TS Trương Anh Hoàng đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán Chính phủ điện tử” Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học Công nghệ phần mềm cho bản thân em trong nhưng năm tháng qua. 3 Nội dung LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................2 DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................6 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ TIẾNG ANH ................................................................ 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................................... 9 Chương 1: Giới thiệu ...................................................................................................10 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................10 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và kết quả đạt được ............................................................ 11 1.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 11 1.4 Tổ chức của luận văn ........................................................................................... 12 Chương 2: Các vấn đề về Chính phủ điện tử và sự hình thành Khung Kiến trúc chính phủ điện tử ở Việt Nam ....................................................................................13 2.1 Tổng quan về Chính phủ điện tử ..........................................................................13 2.2 Tình hình phát triển CPĐT trên Thế giới ............................................................. 15 2.3 Tình hình phát triển CPĐT ở Việt Nam ............................................................... 16 2.3.1 Đặc thù tiêu biểu của Việt Nam .....................................................................16 2.3.2 Hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam ....................................16 2.4 Khung kiến trúc Chính phủ điện tử ở Việt Nam. .................................................18 Chương 3: Quản lý quy trình nghiệp vụ và mô hình hóa quy trình nghiệp vụ trong Chính phủ điện tử ............................................................................................. 20 3.1 Quy trình nghiệp vụ và mô hình hóa quy trình nghiệp vụ trong CPĐT ..............20 3.1.1 Nhu cầu thực tiễn của quy trình nghiệp vụ trong thực tế .............................. 20 3.1.2 Quy trình nghiệp vụ trong CPĐT ..................................................................23 3.1.3 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ trong CPĐT ..............................................24 3.2 Đánh giá về mô hình hóa nghiệp vụ BPM và đề xuất việc sử dụng BPMN trong CPĐT.......................................................................................................................... 25 3.2.1 Đánh giá về mô hình và ngôn ngữ mô hình hóa hóa quy trình nghiệp vụ. ...25 3.3 Khái niệm và sự ra đời của BPM .........................................................................26 3.3.1 Sự ra đời .........................................................................................................26 3.3.2 Khái niệm.......................................................................................................27 3.3.3 Sự khác biệt của BPM với các ứng dụng khác ..............................................29 3.3.4 Ứng dụng BPM tại các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam ........................ 30 4 3.3.5 Thiết kế quy trình nghiệp vụ với BPMN 2.0 .................................................32 3.3.6 Các bước trong thiết kế quy trình nghiệp vụ với BPMN............................... 42 3.3.7 Làm thế nào để phát triển thành công ứng dụng BPM? ................................ 43 3.4 Bonita và giải pháp tích hợp vào nền tảng web ...................................................44 3.4.1 Bonita Engine ................................................................................................ 44 3.4.2 Tích hợp Bonita vào các ứng dụng Web ....................................................... 46 3.5 Tính khả thi của BPM trong việc phát triển CPĐT .............................................47 Chương 4: Khảo sát và áp dụng vào bài toán thực tiễn...........................................54 4.1 Tích hợp BPM vào các ứng dụng web .................................................................54 4.2 Nêu bài toán .........................................................................................................55 4.3 Khảo sát và áp dụng vào bài toán thực tế về thông tư liên tịch 3 thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế.............................................56 4.3.1 Vấn đề ............................................................................................................56 4.3.2 Khảo sát và mô hình hóa bài toán thực tế ...................................................... 56 4.4 Kết quả đạt được ..................................................................................................69 Chương 5: Kết luận và hướng phát triển ..................................................................71 5.1 Kết luận ................................................................................................................71 5.2 Hướng phát triển ..................................................................................................71 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................72 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2-1: Bảng xếp hạng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (4) ................................ 16 Bảng 3-1: 4 loại cơ bản của BPMN (7) .........................................................................33 Bảng 3-2: 3 Độ phức tạp khác nhau trong BPMN ........................................................ 36 Bảng 3-3: Ví dụ đầu ra các cổng ...................................................................................40 Bảng 3-4: Nội dung tập trung tại mỗi bước...................................................................51 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Diễn giải CPĐT Chính phủ điện tử Chính phủ điện tử BPM Business Process Management Quản lý quy trình nghiệp vụ VN Việt Nam Việt Nam Business Process Management Ký pháp mô hình hóa quy trình BPMN Notation nghiệp vụ CNTT Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin. Kiến trúc dịch vụ hướng đối SOA Service Oriented Architecture tượng. LAN Local Area Network Mạng máy tính cục bộ. Ngôn ngữ mô hình hóa thống UML Unified Modeling Language nhất. Business Process Execution Ngôn ngữ thực thi quy trình BPEL Language nghiệp vụ. Enterprise Application Tích hợp ứng dụng doanh EAI Intergration nghiệp. Đặc tả trung gian để xác định Web Services Business Execution WSBPEL quy trình nghiệp tương tác giữa Language các dịch vụ web. BPD Business Process Diagram Sơ đồ quy trình nghiệp vụ. Chuỗi quy trình điều khiển theo EPC Event-Driven Process Chain sự kiện. Business Process Management Hệ thống quản lý quy trình BPMS System nghiệp vụ 7 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ TIẾNG ANH Từ viết tắt Diễn giải Các hoạt động- một quá trình bao gồm các hành động và các Activities nút điều khiển Events Sự kiện Gateways Các cổng – thể hiện các ràng buộc Sequence flow Dòng chảy Pool Vùng xác định nhiệm vụ , trách nhiệm Sử dụng để tổ chức các quá trình dựa vào công việc được Swimlans or lans phân chia Annotations Các ký hiệu Link Đường dẫn Messages Các tin nhắn Signals Các tín hiệu Timers Bộ dếm thời gian Errors Các lỗi Repeating Quá trình lặp lại flows Luồng, dòng chảy Organizing Tính có tổ chức Readability Tính dễ đọc Correlation Sự tương quan Basic Cơ bản Intermediate Trung gian Advanced Nâng cao Abstract task Tác vụ trừu tượng Human task Tác vụ có sự tham gia của con người Service Task Tác vụ dịch vụ Special behavior Thói quen đặc biệt Event subprocess Tiến trình sự kiện con Inclusive gateways Cổng bao hàm – cho phép bao hàm các hoạt động liên quan 8 Parallel Song song Exclusive Loại trừ Conditional flow Luồng điều kiện Default flow Luồng mặc định Looping Vòng lặp Dùng để khởi tạo cùng một nhiệm vụ hoặc thiết lập các nhiệm Multi-instantation vụ nhiều lần song song. Transaction Giao dịch Compensation Sự bù BPM life-cycle Vòng đời BPM Các hoạt động- một quá trình bao gồm các hành động và các Activities nút điều khiển Events Sự kiện 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2-1: Khung Chính phủ điện tử Việt Nam 2015 (1) ..............................................18 Hình 3-1: Chu trình hoạt động đơn giản tại cửa hàng Cafe ..........................................20 Hình 3-2: Quy trình nghiệp vụ mới tại quán cafe ......................................................... 21 Hình 3-3: Quy trình đăng ký thẻ bảo hiểm y tế ............................................................. 22 Hình 3-4: Quá trình phát triển của BPM .......................................................................27 Hình 3-5: Hệ thống Quản lý cho vay BlueBus của Unit Corp sử dụng giải pháp BPM (6)...................................................................................................................................28 Hình 3-6: Các thành phần của một BPMS ....................................................................29 Hình 3-7: Mức độ quan tâm đến BPM trên Internet tại Việt Nam ................................ 31 Hình 3-8: Báo cáo toàn cảnh CNTT thành phố HCM năm 2014 – HCA ..................... 31 Hình 3-9 : Ví dụ về Pool................................................................................................ 34 Hình 3-10: Ví dụ mô hình bóa BPMN cơ bản............................................................... 37 Hình 3-11: Ví dụ về BPMN cơ bản (7) .........................................................................37 Hình 3-12: Ví dụ BPMN trung gian (7) ........................................................................38 Hình 3-13: Ví dụ BPMN trung gian (7) ........................................................................38 Hình 3-14: Ví dụ BPMN trung gian (7) ........................................................................39 Hình 3-15: Ví dụ BPMN trung gian (7) ........................................................................40 Hình 3-16: Các kí tự miêu tả trong BPMN (7) .............................................................. 41 Hình 3-17: Ví dụ đầy đủ về BPM (7) ............................................................................42 Hình 3-18: Năm bước của quản lý quy trình nghiệp vụ ................................................43 Hình 3-19 : Script cho việc khởi tạo đối tượng trong Bonita ........................................45 Hình 3-20 : Thiết kế tổng thể của ứng dụng ..................................................................46 Hình 3-21: Giao diện người dùng..................................................................................47 Hình 3-22: Mục đích của BPM với các ứng dụng hiện tại ............................................49 Hình 3-23: Các bước thực hiện một dự án thí điểm ...................................................... 51 Hình 3-24: Các bước thực hiện trong giai đoạn 1 ......................................................... 52 Hình 4-1: Cơ chế tích hợp BPM ....................................................................................54 Hình 4-2: Quy trình cấp đăng ký khai sinh ...................................................................58 Hình 4-3: Mô hình đăng ký giấy khai sinh ....................................................................59 Hình 4-4: Quy trình đăng ký bảo hiểm y tế ...................................................................61 Hình 4-5: Mô hình đăng ký cấp thẻ bảo hiểm y tế ........................................................ 62 Hình 4-6: Quy trình đăng ký thường trú........................................................................64 Hình 4-7: Mô hình đăng ký thường trú .........................................................................65 Hình 4-8: Quy trình kết hợp liên thông 3 dịch vụ ......................................................... 68 Hình 4-9: Mô hình liên thông 3 dịch vụ công ............................................................... 69 10 Chương 1: Giới thiệu 1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, với sự phát triển mảnh mẽ của công nghệ thông tin, ngoài việc phát triển xây dựng hệ thống Internet đảm bảo truy cập, khai thác thông tin hàng ngày của người dân thì việc xây dựng Chính phủ điện tử là một trong những vấn đề Công nghệ thông tin được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam nhằm mục đích giúp cho sự kết nối giữa người dân và các Cơ quan hành chính được tốt hơn. Từ những bước đặt nền móng cho việc xây dựng CPĐT ở VN vào đầu những năm 2000 cho đến nay, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định như việc phổ cập tin học đến hầu hết các cán bộ ban ngành địa phương, xây dựng được hạ tầng Công nghệ thông tin sẵn sàng cho kết nối và hướng tới Chính phủ điện tử tập trung như hạ tầng mạng truyền dẫn tốc độ cao, cổng thông tin, website cho các đơn vị, các phần mềm quản lý tác nghiệp cho từng đơn vị, bên cạnh đó là rất nhiều dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến đến người dân. Với những kinh nghiệm được đúc rút từ thất bại của đề án 112 cùng với nhiều hội thảo về Chính phủ điện tử được tổ chức và sự đóng góp của rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực CNTT, Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã chính thức giới thiệu Khung kiến trúc Chính Phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 vào tháng 04/2015 với mục đích hướng tới việc xác định rõ các thành phần, bộ phận của tổ chức, cơ quan và các mối quan hệ giữa các thành phần này trong Chính phủ điện tử (1). Khung kiến trúc sẽ là tiền đề giúp cho các Cơ quan hành chính xác định được trách nhiệm, vị trí của từng đơn vị trong sự phát triển chung của Chính phủ điện tử một cách đồng bộ từ Trung ương đến Địa phương, giúp cho các Bộ, ban, ngành địa phương có một cái khung nhìn chung, một hướng đi rõ ràng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử toàn diện ở Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam, trong đó, tính liên thông giữa các phần mềm (bao gồm liên thông trong từng địa phương, bộ ban ngành và liên thông mức quốc gia) và khả năng tái sử dụng linh hoạt các phần mềm có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng giải pháp chung cho Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Và đặc biệt, Khung kiến trúc Chính phủ điện tử được nêu ra cũng chưa đề cập nhiều đến vấn đề hết sức quan trọng là chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ cho các ứng dụng nội bộ từng đơn vị, cũng như cho các thủ tục hành chính. Kể từ năm 2008 sau khi chấm dứt đề án 112, Việt Nam đã đưa ra rất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề về cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong hoạt động hằng ngày. Ở các nước phát triển như Hàn Quốc, việc áp dụng giải pháp công nghệ vào giải quyết các vấn đề về chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ tác nghiệp trong Chính phủ đã được ưu tiên từ lâu. Áp dụng công nghệ vào việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ như cải cách, chuẩn hóa các thủ tục hành chính sẽ giúp tăng hiệu quả phục vụ người dân của Chính phủ, giảm thiểu thời gian đưa các chính sách vào thực thi trong đời sống. Hiện nay ở một số các đơn vị từ Trung ương đến địa phương đã có những giải pháp công nghệ hỗ trợ cho tin học hóa các quy trình tác nghiệp hằng ngày, 11 có thể kể đến như giải pháp của Công ty DTT ở Đà Nẵng, FPT ở Bắc Ninh, Savis ở Bắc Giang hay một số đơn vị hành chính tại Hải Phòng, Quảng Ninh hay TP.HCM đã đưa các dịch vụ công lên trực tuyến, giúp người dân tương tác tốt hơn với các Cơ quan hành chính. Tuy nhiên các giải pháp này hiện tại không đồng bộ, mang tính nhỏ lẻ và hầu hết đều khó thay đổi chỉnh sửa, các cán bộ nhà nước chỉ tham gia vào hệ thống như người sử dụng, khả năng đóng góp ngược, cải tiến quy trình chưa cao. Sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đã đưa đến cho chúng ta rất nhiều giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hóa cũng như chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ trong Chính phủ điện tử. Quản lý quy trình nghiệp vụ (Business Process Management – BPM) hiện nay được triển khai thành công trên rất nhiều bài toán về hệ thống phần mềm lớn cũng như tại các quốc gia đã và đang phát triển giúp kết nối nhiều ứng dụng, nâng cao khả năng liên thông, kết nối xuyên suốt cũng như tái sử dụng các quy trình nghiệp vụ, các ứng dụng và thành phần phần mềm sẵn có với mục đích giúp nâng cao hiệu quả triển khai hệ thống đồng thời giải quyết được các vấn đề về chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tác nghiệp trong các Cơ quan hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, giảm thiểu được thời gian đưa các chính sách vào trong thực tiễn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và kết quả đạt được - Nghiên cứu tổng quan về Chính phủ điện tử, đưa ra được ưu, nhược điểm và các vấn đề còn bất cập hiện tại của CPĐT. - Nghiên cứu tổng quan về các thủ tục hành chính tại các cơ quan Chính phủ Việt Nam. - Đưa ra được được các bước cụ thể để thực hiện một dự án quản lý quy trình nghiệp vụ cũng như đưa ra được các bước thực hiện cho việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ đó. - Thực hiện việc chuẩn hóa bằng các bước đã đề xuất để từ đó đưa ra được ưu nhược điểm và chứng minh được tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ trong CPĐT. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã đề ra của luận văn, chúng tôi sẽ thực hiện luận văn theo các bước cụ thể như sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến Chính phủ điện tử ở Việt Nam và trên Thế giới. - Nghiên cứu về khung Chính phủ điện tử ở Việt Nam được giới thiệu tháng 04 – 2015. - Nghiên cứu về các bài toán chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thành công với Chính phủ điện tử tại một số nước phát triển trên Thế giới. 12 - Nghiên cứu các vấn đề về công nghệ và việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ để giải quyết các bài toán gặp phải khi xây dựng CPĐT. - Tìm hiểu về các quy trình, phần mềm thực tế trong hệ thống cơ quan nhà nước để áp dụng các giải pháp công nghệ đã nghiên cứu. - Khảo sát một số quy trình nghiệp vụ thực tế trong các cơ quan Nhà nước. Đưa ra các ưu nhược điểm của các quy trình hiện tại. - Đưa ra các bước cài đặt thực tế theo hướng tự động hóa cho việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ trong các thủ tục hành chính của Chính phủ điện tử. - Áp dụng BPM theo chuẩn BPMN2.0 với các bước đã được đề xuất để chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ đã khảo sát nhằm đưa ra lợi ích cũng như ưu nhược điểm của việc chuẩn hóa. 1.4 Tổ chức của luận văn Luận văn được tổ chức chia làm 5 chương chính: Chương 1: Đưa ra mục tiêu nghiên cứu và cấu trúc chi tiết của luận văn Chương 2: Trình bày các khái niệm cơ bản về CPĐT, các vấn đề chính trong CPĐT như quá trình hình thành, xu hướng phát triển CPĐT ở VN và trên TG. Khái quát chung về Khung Kiến trúc CPĐT ở VN và các yêu cầu cũng như vấn đề khi áp dụng vào thực tiễn. Chương 3: Trình bày các khái niệm cơ bản về quy trình nghiệp vụ, các vấn đề chính trong quản lý quy trình nghiệp vụ, đưa ra đánh giá về mô hình hóa quy trình nghiệp vụ và đề xuất việc sử dụng BPM trong CPĐT ở Việt Nam. Bên cạnh những vấn đề chính trong quản lý nghiệp vụ hiện tại ở các cơ quan nhà nước, trong chương này, chúng ta cũng đề cập đến tính khả thi của việc chuẩn hóa thông qua mô hình cũng như các bước quản lý, thực thi được đề xuất. Chương 4: Trình bày khảo sát một số quy trình nghiệp vụ thực tế tại các cơ quan Nhà Nước. Áp dụng Bonita BPMN 2.0 để mô hình hóa các quy trình đồng thời cũng đưa ra các quan điểm dẫn chứng để chứng minh cho tính khả thi của việc chuẩn hóa và việc tích hợp các dịch vụ web vào hệ thống Chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện thời. Chương 5: Đưa ra kết quả và mục tiêu nghiên cứu tiếp theo của luận văn. 13 Chương 2: Các vấn đề về Chính phủ điện tử và sự hình thành Khung Kiến trúc chính phủ điện tử ở Việt Nam 2.1 Tổng quan về Chính phủ điện tử A. Tổng quan Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngoài việc phát triển xây dựng hệ thống internet để đảm bảo truy cập, khai thác thông tin hàng ngày của người dân thì yêu cầu đòi hỏi về giao dịch trực tuyến thông qua hạ tầng công nghệ thông tin của chính phủ như đăng kí nộp thuế thu nhập cá nhân, kê khai hồ sơ, gửi công văn hay đăng ký tạm trú tạm vắng và cung cấp, hướng dẫn các thủ tục hành chính. Chính những lý do này đã giải thích cho tầm quan trọng và các lợi ích của việc xây dựng một “Chính Phủ Điện Tử”. Một hướng giải quyết và khắc phục cách làm việc trên giấy tờ thủ công như hiện nay. Nó cũng giúp cho quốc gia có thể cải cách trong phần lớn các công việc đang chồng chéo nhau. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới World Bank (2) : “Chính phủ điện tử là việc các cơ quan của Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống Công nghệ thông tin - viễn thông để thực hiện các dịch vụ hành chính công với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó, giao dịch của các cơ quan Chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí”. Như vậy chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp và tạo ra sự công khai minh bạch. Mục tiêu chung của Chính phủ điện tử đó là chuyển đổi dần hoạt động từ cơ chế quản lý xin cho sang phục vụ người dân, doanh nghiệp nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho người dân đồng thời cũng tăng cường sự công khai minh bạch, giảm chi tiêu chính phủ với các mục tiêu cụ thể:  Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử …vv)  Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công, tạo điều kiện cho nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi  Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của Chính phủ một cách tích cực.  Giảm được chi phí cho bộ máy Chính phủ  Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch Với các mục tiêu đã được đề ra, Chính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh đạo mới, phương thức mới, cung cấp dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước. 14 Chính vì những lý do này mà trong thời gian qua, các nước trên Thế giới đều cố gắng đầu tư xây dựng CPĐT và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta đã xác định CPĐT là một yêu cầu cấp thiết, nó là một phần quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia. Tuy nhiên những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng CPĐT tại Việt Nam còn rất nhiều:  Bất cập từ các dự án CNTT - Cơ sở hạ tầng CNTT – Truyền thông còn yếu kém.  Trình độ nhận thức và kỹ năng của cán bộ viên chức bị hạn chế.  Quy trình nghiệp vụ chưa ổn định (đang trong quá trình cải cách). B. Các giai đoạn phát triển Chính phủ điện tử Phát triển CPĐT là quá trình lâu dài, liên tục, qua các giai đoạn khác nhau. Việc phân chia các giai đoạn phát triển CPĐT nhằm xác định mức độ phát triển CPĐT của mỗi cơ quan, cũng như làm cơ sở xác định lộ trình, kế hoạch triển khai CPĐT đúng hướng, phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế. Các tổ chức khác nhau có cách phân chia các giai đoạn phát triển CPĐT của riêng mình, trong đó nổi bật là cách phân chia của Gartner (một công ty tư vấn, nghiên cứu hàng đầu thế giới về CNTT), bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Hiện diện (Presence) Sự phát triển CPĐT giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hiện diện các cơ quan chính phủ trên mạng Internet, mục đích chính là cung cấp các thông tin cơ bản về các cơ quan chính phủ như chức năng, nhiệm vụ, địa chỉ liên hệ, thời gian làm việc và có thể cung cấp thêm các văn bản liên quan đến xã hội. Giai đoạn 2: Tương tác (Interaction) Trong giai đoạn này, các trang thông tin điện tử của các cơ quan Chính phủ cung cấp các chức năng tìm kiếm cơ bản, cho phép tải về các biểu mẫu điện tử, các đường liên kết với các trang thông tin điện tử liên quan, cũng như địa chỉ thư điện tử của các cơ quan, cán bộ chính phủ. Giai đoạn 3: Giao dịch (Transaction) Trong giai đoạn này, các trang thông tin điện tử của các cơ quan Chính phủ cho phép thực hiện hoàn chỉnh các dịch vụ, bao gồm việc nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ, trả phí dịch vụ trực tuyến. Giai đoạn 4: Chuyển đổi (Transformation) Giai đoạn này là mục tiêu dài hạn của các cơ quan Chính phủ. Ngoài việc thực hiện các chức năng trong giai đoạn 3, CPĐT giai đoạn này cung cấp cho người dân một điểm truy cập duy nhất tới các cơ quan chính phủ để thực hiện mọi giao dịch, các hoạt động của cơ quan Chính phủ là minh bạch với người dân. 15 2.2 Tình hình phát triển CPĐT trên Thế giới Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu hết các nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới đều đã tiến hành triển khai chương trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày một tăng của xã hội, nâng cao năng lực và khả năng thích ứng, đồng thời giảm bớt chí phí hoạt động của Chính phủ. Trong bối cảnh hoạt động quản lý điều hành dựa trên giấy tờ truyền thống của Chính phủ đã dần tỏ ra không bắt kịp với nhịp độ phát triển xã hội, bằng việc tận dụng một cách tối đa ưu thế của công nghệ thông tin và truyền thông, Chính phủ điện tử đóng góp mạnh mẽ vào quá trình cải cách Chính phủ theo hướng trong sạch, hiệu quả và toàn diện trên khắp toàn bộ hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước. Điều này phù hợp với mục tiêu cải cách hoạt động quản lý điều hành của Chính phủ theo hướng lấy người dân làm trọng tâm, từ quản lý sang phục vụ người dân và doanh nghiệp. Báo cáo đánh giá về hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử do Liên Hợp quốc (3) công bố có chỉ ra mức độ phát triển CPĐT dựa trên ba nền tảng chính đó là: mức độ trực tuyến, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc cùng lúc đẩy mạnh phát triển cả ba yếu tố này là không khả thi với khá nhiều nước do đòi hỏi đầu tư có tính dài hạn. Chính phủ các nước, đặc biệt là những nước phát triển, luôn phải chịu một sức ép từ xã hội về cách thức sử dụng ngân sách sao cho có hiệu quả, vừa đáp ứng các nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế, trong khi vẫn phải lưu ý thực hiện các biện pháp giảm thuế, cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch, và tăng cường hệ thống phúc lợi xã hội. Chính vì vậy, tới năm 2010 phần lớn chính phủ các nước vẫn tập trung vào nâng cao khả năng cung cấp thông tin trực tuyến hoặc qua thiết bị di động thay vì đầu tư vào các dịch vụ có tính tương tác mức độ cao. Các trang thông tin chính phủ có chức năng diễn đàn trao đổi hoặc trao đổi thông tin với các mạng xã hội còn hạn chế. Hầu hết chính phủ các nước vẫn chưa thực sự tích hợp hoàn toàn các hệ thống giao tiếp (front-office) và hệ thống nghiệp vụ (back-office). Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực về CNTT cũng vẫn còn nóng bỏng, đặc biệt là tại những nước đang và chậm phát triển. Sự cải thiện vững chắc trong chỉ số phát triển CPĐT toàn cầu phản ánh tình hình chung là các nước đều có cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ trực tuyến đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, dù có tiến bộ nhưng vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, nhất là ở khu vực Châu Phi. Khu vực này có chỉ số phát triển CPĐT trung bình bằng 30% so với Bắc Mỹ và 50% so với mức trung bình thế giới. Khoảng cách số được thể hiện trong việc thiếu cơ sở hạ tầng điện tử - hạn chế việc sử dụng thông tin và sáng tạo tri thức. Sự khác biệt rất lớn về băng thông và số thuê bao giữa các nước phát triển và đang phát triển chứng tỏ rằng vẫn còn nhiều việc cần phải làm để có thể thu hẹp khoảng cách đó. Hiện nay theo bảng xếp hạng năm 2014 của UNPASC về chỉ số phát triển CPĐT tại các nước trên thế giới, ta có thể thấy rằng các nước phát triển đều đang rất chú trọng vào việc xây dựng CPĐT như Hàn Quốc, Singapore hay Pháp. Với việc liên tục tập trung chú trọng vào đầu tư cho CPĐT cũng như nâng cao cách thức quản lý đã giúp giúp nâng 16 cao các chỉ số về CPĐT và trở thành các nước có tỉ lệ áp dụng các dịch vụ công trực tuyến cao nhất trên Thế giới. Quốc gia Chỉ số phát triển Chính Tỷ lệ dịch vụ trực tuyến phủ điện tử (EGDI) Hàn Quốc 0.9462 > 90% Australia 0.9103 > 90% Singapore 0.9076 > 90% Pháp 0.8938 100% Hà Lan 0.8897 > 90% Nhật bản 0.8874 > 90% Bảng 2-1: Bảng xếp hạng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (4) Cũng theo bảng xếp hạng này, Việt Nam đang đứng thứ 99 với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến nhỏ hơn 50%. 2.3 Tình hình phát triển CPĐT ở Việt Nam 2.3.1 Đặc thù tiêu biểu của Việt Nam Hiện nay, hệ thống quản lý hành chính nhà nước chia làm nhiều cấp, với các mối quan hệ ngang, dọc phức tạp trong mỗi cấp và giữa các cấp.  Quy mô, đặc điểm chức năng, nhiệm vụ các Bộ, ngành rất khác nhau. Nhiều Bộ có chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức gọn, các đơn vị trong phạm vi địa lý hẹp; trong khi nhiều Bộ có quy mô, chức năng, nhiệm vụ phức tạp, các đơn vị trực thuộc có địa điểm làm việc trên khắp cả nước.  Có sự khác biệt lớn về quy mô, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh, thành phố trên các vùng miền. Với những đặc thù trên, trong Khung Kiến trúc CPĐT của Việt Nam, nên thể hiện được bức tranh tổng thể các thành phần CPĐT trên quy mô quốc gia, trong đó xác định vị trí, trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương đối với các thành phần tổng thể; nên đưa ra Kiến trúc tiêu biểu cho các Bộ, tỉnh để dựa vào đó các Bộ, tỉnh có thể tùy biến theo đặc thù, nhu cầu thực tế của mình; cuối cùng cần đề cập đến sự kết nối trên quy mô quốc gia. 2.3.2 Hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam Chính phủ điện tử ở VN đã và đang được xây dựng từng bước trên cơ sở kế thừa những ưu nhược điểm của đề án 112. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, chúng ta cũng đã đạt được những kết quả nhất định và đáng được ghi nhận (1). Mặt mạnh: 17  Tạo điều kiện triển khai ứng dụng CNTT; số lượng cán bộ, công chức được trang bị máy tính phục vụ công việc ngày càng tăng, đạt khoảng 90%; hệ thống mạng nội bộ (LAN) được triển khai tại tất cả các Bộ, ngành, địa phương; Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối các cơ quan nhà nước đến cấp quận, huyện.  Các ứng dụng CNTT nội bộ trong cơ quan nhà nước được triển khai mạnh mẽ, gần 100% các cơ quan nhà nước đã trang bị hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử để trao đổi văn bản, điều hành qua mạng.  Tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có cổng hoặc trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến, hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 2, ngày càng nhiều dịch vụ công trực tuyến mức 3 được các cơ quan nhà nước cung cấp.  Một số hệ thống thông tin chuyên ngành đã được triển khai và phát huy hiệu quả nổi bật, góp phần phát triển kinh tế, tiêu biểu như các hệ thống thuế, hải quan điện tử. Mặt yếu:  Các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước chủ yếu ở quy mô nhỏ, chưa kết nối, chia sẻ thông tin trên diện rộng.  Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cung cấp cho người dân và doanh nghiệp còn chưa nhiều. - Các hệ thống thông tin chuyên ngành quy mô quốc gia, tạo nền tảng phát triển CPĐT chậm được triển khai. Các hệ thống đã được xây dựng còn thiếu kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin.  Việc đầu tư CNTT còn chưa được đồng bộ, nhiều khi có sự trùng lặp giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cấp Với những điểm mạnh và điểm yếu đã được đưa ra, chúng ta có thể thấy rằng hiện tại các ứng dụng CNTT trong CPĐT cơ bản là các ứng dụng nhỏ, chạy theo yêu cầu nghiệp vụ tức thời nên không có kiến trúc nền tảng, khó khăn khi mở rộng, không thể tích hợp:  Dữ liệu và quy trình nghiệp vụ bị gắn thẳng vào mã nguồn nên rất khó sử dụng lại  Các quy trình nghiệp vụ vẫn còn nhiều vấn đề bất cập về thời gian xử lý cũng như về mặt nhân lực Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 cho phép người dân và doanh nghiệp tự khai báo, gửi đăng ký biểu mẫu và thanh toán phí dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình triển khai như : chưa khai thác hết tính năng các hệ thống thông tin, chưa tạo lập được môi trường thông tin chia sẻ giữa các cơ quan, một số có quan nhà nước vẫn chưa tận dụng triệt để các điều kiện hiện có để trao đổi, xử lý văn bản điện tử; hiệu suất, số 18 lượng người sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức 3, 4) còn thấp; các trang, cổng thông tin điện tử các Bộ, ngành, địa phương chưa thật sự theo nguyên tắc lấy người dân làm trọng tâm. Tại kết quả xếp hạng đánh giá mức độ phát triển chính phủ điện tử năm 2014 của Liên Hợp quốc, Việt Nam xếp vị trí thứ 99 trên tổng số 193 quốc gia được thực hiện đánh giá, ở vị trí thứ 05 trên tổng số 11 quốc gia trong khối ASEAN (5). 2.4 Khung kiến trúc Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Để làm căn cứ cho các cơ quan nhà nước xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự phát triển chung của Quốc gia, tháng 04/2015 Chính phủ đã đưa ra Khung Kiến trúc CPĐT với mục đích xác định, thống nhất sơ đồ tổng thể khung kiến trúc CPĐT của Quốc gia. Dựa vào Sơ đồ khung tổng thể đã được đưa ra, các cơ quan nhà nước, bộ ban ngành, các tỉnh thành có thể đưa ra các kế hoạch ứng dụng CNTT theo lộ trình và trách nhiệm triển khai ở các cấp để bảo đảm sự kết nối, chia sẻ, liên thông và sử dụng lại cơ sở hạ tầng cũng như nội dung thông tin. Hình 2-1: Khung Chính phủ điện tử Việt Nam 2015 (1) Hiện nay, qua khung kiến trúc CPĐT, ta có thể thấy rằng hạ tầng kết nối đã khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong việc phát triển ứng dụng phần mềm. Thiếu những yếu tố nhất định để tạo nên một kiến trúc chung của các ứng dụng phần mềm để thực hiện hóa theo khung kiến trúc. Chính vì thế cần đưa ra một giải pháp kiến trúc hệ thống đầy đủ để cho phép dịch vụ hóa (cũ và mới các ứng dụng) để đảm bảo tính liên thông, tăng khả năng kết nối cũng như mở rộng và tái sử dụng các phần mềm ứng dụng có sẵn. Với mục tiêu đó là thay đổi quan niệm của cơ quan nhà nước từ quản lý xin cho sang phục vụ người dân, lấy người dân làm trung tâm, giúp người dân và các cấp quản 19 lý cùng nhau xây dựng một chính phủ vững mạnh, vì vậy để hiện thực hóa điều này ngoài khung kiến trúc, ta cũng cần chuẩn hóa lại các quy trình nghiệp vụ của các ứng dụng nội bộ cũng như dịch vụ công, đưa đến các dịch vụ tốt nhất đến mọi đối tượng công dân. Giải pháp áp dụng BPM với chuẩn BPMN2.0 để chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ sẽ cho phép sự tham gia của cả người làm chuyên môn và giảm thiểu thời gian triển khai đi vào thực tiễn của các quy trình được đưa ra.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net