Phân loại câu tiếng việt và ứng dụng trong vấn đề hỏi đáp

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Phân loại câu tiếng việt và ứng dụng trong vấn đề hỏi đáp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN THỊ THƯA PHÂN LOẠI CÂU TIẾNG VIỆT VÀ ỨNG DỤNG TRONG VẤN ĐỀ HỎI ĐÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN THỊ THƯA PHÂN LOẠI CÂU TIẾNG VIỆT VÀ ỨNG DỤNG TRONG VẤN ĐỀ HỎI ĐÁP Ngành : Công nghệ thông tin Chuyên ngành : Hệ thống thông tin Mã số : 60 48 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN XUÂN HIẾU Học viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Hội đồng chấm luận văn Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi Nguyễn Thị Thưa xin cam đoan nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu và sáng tạo do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Xuân Hiếu. Số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa công bố trong bất cứ công trình khoa học nào trước đây. Nếu hình ảnh được lấy từ nguồn bên ngoài, tôi đều có trích dẫn nguồn rõ ràng và đầy đủ. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Thưa LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phan Xuân Hiếu. Thầy đã truyền cảm hứng học tập, nhiệt huyết nghiên cứu khoa học và đã dẫn lối tôi đến với lĩnh vực nghiên cứu này. Thầy cũng là người đã tận tình giúp đỡ tôi vượt qua những thử thách trong quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hà Quang Thụy. Càng tiếp xúc với thầy, tôi càng cảm thấy yêu quý và trân trọng thời gian được làm sinh viên nhiều hơn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt 2 năm tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Mỗi thầy cô đều cho tôi những bài giảng thật hay và bổ ích. Tôi xin cảm ơn các anh chị trong Phòng Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên, Phòng Tài vụ và các anh chị khác trong trường. Nhờ có sự làm việc tận tụy của các anh chị, chúng tôi mới có một ngôi trường đứng nhất nhì cả nước để học tập và rèn luyện. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến các thành viên trong nhóm MDN- Team. Thời gian chúng tôi ở bên nhau để chia sẻ những khó khăn khi tạo ra ứng dụng trợ lý ảo cho người Việt - VAV. Đặc biệt là 2 em Nguyễn Văn Hợp và Vũ Thị Hải Yến đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm, tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành các anh chị đồng nghiệp tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia – Bộ Khoa học và Công nghệ đã giúp hoàn thành công việc tại cơ quan để tôi có thể yên tâm học tập. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị trong Phòng Thí nghiệm công nghệ tri thức đã góp ý chi tiết ở mỗi buổi seminar hàng tuần để tôi hoàn thiện tốt luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến bố mẹ, anh chị trong gia đình. Họ là nguồn động viên không thể thiếu trong cuộc đời tôi. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Thưa 2 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 6 Chương I. Giới thiệu về phân loại câu và ứng dụng ................................................ 14 1.1 Các công trình nghiên cứu về phân loại câu .................................................... 14 1.2. Phân loại câu tiếng Việt ................................................................................... 16 1.2.1. Giới thiệu về bài toán Phân loại câu tiếng Việt.................................... 16 1.2.2. Các phương pháp giải quyết bài toán ................................................. 18 Chương II. Phân loại câu tiếng Việt bằng các phương pháp học máy ................... 19 2.2. Phương pháp Naïve Bayes ............................................................................... 19 2.3. Phương pháp SVMs ......................................................................................... 21 2.4. Thuật toán Maximum Entropy ......................................................................... 23 Chương III. Thực nghiệm ........................................................................................... 26 3.1. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 26 3.2. Dữ liệu thực nghiệm ........................................................................................ 28 3.3. Lựa chọn thuộc tính ......................................................................................... 29 3.4. Kết quả thực nghiệm và phân tích ................................................................... 30 3.4.1. Mô hình MaxEnt .............................................................................. 30 3.4.2. Mô hình Naïve Bayes ....................................................................... 33 3.4.4. So sánh MaxEnt, Naïve Bayes và SVMs ............................................ 36 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 39 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 41 3 DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 0.1 Giao diện phần mềm ứng dụng VAV – Trợ lý ảo cho người Việt Hình 0.2 Nguồn dữ liệu cho Big Data Hình 0.3 Giao diện phần mềm VOS Hình 1.1 Mô hình đơn giản bài toán phân loại câu tiếng Việt Hình 1.2 Ví dụ minh hoạ bài toán phân loại câu tiếng Việt Hình 1.3 Mô hình tổng thể bài toán phân loại câu tiếng Việt Hình 2.1 Mô hình SVMs Hình 3.1 Phương pháp Cross Validation Test Hình 3.2 Số lượng mỗi loại câu thu được qua ASR service (Google Voice) Hình 3.3 Biểu đồ so sánh độ đo F1 của mô hình MaxEnt trên 2 tập thuộc tính ở lần lặp thứ 4 Hình 3.4 Biểu đồ so sánh F1 của mô hình Naïve Bayes giữa 2 tập thuộc tính n- grams và n-grams + Dictionary Hình 3.5 Biểu đồ so sánh độ đo F1 của mô hình SVMs giữa 2 tập thuộc tính n- grams và n-grams + Dictionary sau 4 folds Hình 3.6 Biểu đồ so sánh độ đo F1 của 3 mô hình MaxEnt, Naïve Bayes và SVMs ở lần lặp thứ 4 trên tập thuộc tính n-grams Hình 3.7 Biểu đồ so sánh độ đo F1 của 3 mô hình MaxEnt, Naïve Bayes và SVMs ở lần lặp thứ 4 trên tập thuộc tính n-grams + Dictionary Hình PL.1 Sự phân bố dữ liệu khi Phân loại với phương pháp Naïve Bayes Hình PL.2 Kết quả Phân loại với phương pháp Naïve Bayes Hình PL.3 Sự phân bố dữ liệu khi Phân loại với phương pháp SVMs Hình PL.4 Kết quả Phân loại với phương pháp SVMs Hình PL.5 Dữ liệu đầu vào ở fold thứ 4 với phương pháp MaxEnt Hình PL.6 Dữ liệu huấn luyện ở fold 4 Hình PL.7 Dữ liệu kiểm tra ở fold 4 Hình PL.8 Kết quả đánh giá mô hình MaxEnt Hình PL.9 Sự phân bố dữ liệu khi Phân loại với phương pháp Naïve Bayes Hình PL.10 Kết quả Phân loại với phương pháp Naïve Bayes Hình PL.11 Sự phân bố dữ liệu khi Phân loại với phương pháp SVMs Hình PL.12 Kết quả Phân loại với phương pháp SVMs Hình PL.13 Dữ liệu huấn luyện ở fold 4 Hình PL.14 Dữ liệu kiểm tra ở fold 4 Hình PL.15 Kết quả đánh giá mô hình MaxEnt 4 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng mô tả các kiểu câu thông dụng Bảng 3.1 Một số thuộc tính mẫu huấn luyện mô hình phân loại câu Bảng 3.2 Kết quả lần lặp thứ 4 của mô hình MaxEnt với tập thuộc tính n-grams Bảng 3.3 Kết quả lần lặp thứ 4 của mô hình MaxEnt với tập thuộc tính n-grams + Dictionary Bảng 3.4 Kết quả từng lần lặp của mô hình MaxEnt với tập thuộc tính n-grams Bảng 3.5 Kết quả từng lần lặp của mô hình MaxEnt với tập thuộc tính n-grams + Dictionary Bảng 3.6 Kết quả sau 4 lần lặp của mô hình Naïve Bayes với tập thuộc tính n- grams Bảng 3.7 Kết quả sau 4 lần lặp của mô hình Naïve Bayes với tập thuộc tính n- grams + Dictionary Bảng 3.8 Kết quả sau 4 lần lặp của mô hình SVMs với tập thuộc tính n-grams với C = 0.1, gamma = 0.5, Kernel = exp (-gamma*|u-v|^2) Bảng 3.9 Kết quả sau 4 lần lặp của mô hình SVMs với tập thuộc tính n-grams + Dictionary với C = 0.1, gamma = 0.5, Kernel = exp (-gamma*|u-v|^2) 5 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng [1], để thực hiện mục đích phát ngôn, người ta thường dùng cấu trúc cú pháp đặc trưng kết hợp với những phương tiện ngôn ngữ riêng biệt như: tiểu từ, phụ từ, phụ tố, trật tự từ, ngữ điệu, hiện tượng tỉnh lược, v.v. Nghĩa là có một mối tương quan khá đều đặn giữa hình thức của câu và mục đích sử dụng nó. Từ đó hình thành nên khái niệm kiểu câu (sentence type) và những kiểu câu thông dụng nhất thường được nhắc đến là: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán (x. J. Sadock & A. Zwicky 1990: 155-156). Phân loại câu tiếng Việt bằng máy tính là bài toán cơ bản, làm tiền đề cho các nghiên cứu cao hơn về xử lý và hiểu ngôn ngữ tự nhiên. Phân loại câu là một trong những thành phần xử lý cốt lõi của hệ thống hỏi – đáp như phần mềm ứng dụng VAV (Vitual Assistant for Vietnammese) – Trợ lý ảo cho người Việt do MDN Team thuộc Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng lập, của hệ thống phân tích social media để nghiên cứu thị trường như các hệ thống xử lý Big Data hay trong hệ thống tổng hợp tiếng nói như VOS – Tiếng nói Phương Nam do Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh sáng lập…. Hình 0.1 Giao diện phần mềm ứng dụng VAV – Trợ lý ảo cho người Việt 6 VAV là một ứng dụng thông minh trên di động cho phép người dùng tương tác bằng giọng nói để hẹn chuông báo thức, đặt lịch cho một cuộc họp, bật định vị, gọi điện cho ai đó, truy cập một trang web bất kỳ, tìm đường trên bản đồ, định vị cây ATM của một ngân hàng nào đó gần với bạn, hay thưởng thức một bản nhạc mình yêu thích … Được thiết kế và phát triển dựa trên các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (học máy, phân tích và hiểu ngôn ngữ tự nhiên), VAV có thể hiểu được ý định của người dùng dù họ diễn đạt câu lệnh của mình theo nhiều cách khác nhau mà không cần tuân theo bất kỳ khuôn mẫu nào cho trước. VAV - Ứng dụng trợ lý ảo cho người Việt là một trong những phần mềm nhận được nhiều sự quan tâm trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn công nghệ. Phân loại câu giúp VAV lọc ra được những câu thuộc kiểu câu hỏi hoặc kiểu câu cầu khiến để xử lý tiếp tục ở các pha tiếp theo hoặc VAV sẽ hồi đáp lại ngay cho người dùng mà không cần xử lý nếu đó là câu cảm thán hoặc câu trần thuật qua module hỗ trợ đã tích hợp sẵn trong VAV. Big data là tập hợp dữ liệu lớn và đa dạng nên không thể xử lý bằng cách thủ công hoặc bằng phần mềm thông thường. Việc thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu này đã trở thành ngành riêng trong công nghệ thông tin và thu hút được sự chú ý của giới kinh doanh trong những năm gần đây vì tiềm năng của nó. Hình 0.2 Nguồn dữ liệu cho Big Data 7 Social media chỉ trong thời gian ngắn đã tạo nên lượng dữ liệu bằng lượng dữ liệu của cả thế giới vài thế hệ trước: Facebook mỗi ngày đều xử lý 500 terabytes dữ liệu, Twitter mỗi ngày cũng xử lý 12 terabytes dữ liệu; trong khi đó sàn chứng khoán New Yorks chỉ xử lý 1 terabytes dữ liệu. Lượng dữ liệu từ Social Media sẽ là mỏ vàng đối với các doanh nghiệp muốn hiểu về hành vi khách hàng của mình, cách họ đưa ra quyết định mua sắm, nhu cầu của họ trong tương lai gần... Phân loại câu trong trường hợp này sẽ giúp hệ thống lọc ra được những câu nào thể hiện trạng thái tâm lý của người dùng, những câu nào phản ánh sự khen chê… để từ đó doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra giải pháp cải tiến sản phẩm của họ hoặc có những chiến lược thu hút khách hàng kịp thời. Tương tự, trong hệ thống tổng hợp tiếng nói, Tiếng nói Phương Nam – VOS là một hệ thống tổng hợp tiếng nói tiếng Việt, dành cho chính người Việt, có thể tạo ra giọng nói nhân tạo của người trên máy tính từ dữ liệu đầu vào là văn bản. Phân loại câu lúc này sẽ giúp hệ thống thêm được sắc thái cho câu văn trong đoạn text đó. Trong lĩnh vực truyền thông, hệ thống VOS có thể được áp dụng trong các ứng dụng truy vấn thông tin qua tổng đài điện thoại, trong đó yêu cầu của người dùng sẽ được ứng dụng tiếp nhận và xử lý thành dạng văn bản. Thông tin này sẽ được hệ thống VOS chuyển thành dạng âm thanh và trả về cho người dùng. Các hệ thống này có khả năng ứng dụng cao do quá trình xử lý hoàn toàn tự động, có thể hoạt động liên tục, đáp ứng được nhu cầu về thông tin của người dùng, đặc biệt là các thông tin nóng, cập nhật. Trong lĩnh vực tự động hóa, hệ thống VOS có thể được tích hợp với hệ thống định vị GPS trong các ứng dụng tìm đường đi, gắn trên xe hơi để cung cấp các chỉ dẫn ở dạng âm thanh, hạn chế việc lái xe phải liên tục vừa nhìn màn hình GPS, làm tăng độ an toàn cho người điều khiển. Trong lĩnh vực giáo dục, VOS có thể được sử dụng để dạy tiếng Việt cho con em Việt Kiều định cư ở nước ngoài, nhất là cách đọc, cách phát âm các từ tiếng Việt. Đây là phần mềm thực hành tiếng Việt hữu hiệu, đặc biệt trong môi trường mà ngôn ngữ sử dụng không phải là tiếng Việt. 8 Hình 0.3 Giao diện phần mềm VOS 9 Tuy nhiên, phân loại câu là công việc không hề đơn giản đặc biệt là phân loại câu cho văn nói (Spoken Text). Theo [1], mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ nói chung, mối quan hệ giữa hình thức của câu với ý nghĩa và mục đích sử dụng của nó không phải là quan hệ một đối một. Trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng một hình thức câu được sử dụng nhằm thực hiện nhiều mục đích phát ngôn1 khác nhau hoặc một mục đích phát ngôn có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức câu khác nhau. Có những trường hợp việc sử dụng một hình thức câu nào đó lại nhằm thực hiện một mục đích phát ngôn vốn thường được thực hiện thông qua một hình thức câu khác. Vậy căn cứ vào đâu để phân loại các kiểu câu? Có 2 cách tiếp cận thường gặp: Cách 1: Phân loại câu theo mục đích phát ngôn: giải thích khái niệm các kiểu câu bằng cách nêu mục đích phát ngôn (công dụng) của câu, rồi sau đó nêu những phương tiện ngôn ngữ cấu tạo các kiểu câu. Cách 2: Căn cứ vào hình thức của câu để phân loại câu. Mục đích phát ngôn (công dụng) của câu chỉ được xét đến sau khi các kiểu câu đã được xác định. Cách tiếp cận thứ nhất không mấy phổ biến trong các tài liệu ngôn ngữ học châu Âu. Sở dĩ như vậy vì trong nhiều ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, sự phân biệt các kiểu câu vốn dựa trên hình thức của câu (cách tiếp cận thứ hai). Trái lại cách phân loại này rất thường gặp trong các tài liệu tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu “phân loại câu theo mục đích phát ngôn” thì sẽ gặp nhiều vướng mắc về lý thuyết và thực tiễn, thể hiện cụ thể qua những điểm sau đây: 1. Không giải thích được tại sao chỉ có 3-4 kiểu câu trong khi số lượng các mục đích phát ngôn lên đến cỡ trăm. 2. Kiểu câu không phải khi nào cũng tương ứng với một mục đích phát ngôn nào đó. Tại sao vô số câu thực hiện nhiều mục đích phát ngôn rất khác nhau lại được gọi chung là câu trần thuật? Có phải chỉ có câu cảm thán mới biểu lộ tình cảm, cảm xúc hay không? Có vô số câu nghi vấn như Mày nói cho cha mày nghe đấy à?; Con có muốn ăn đòn không?; Muốn chết hả?; Ai mà biết được?; Ai ngờ như thế?; Thấy chưa? (Đã bảo rồi mà không chịu nghe); v.v. không bao giờ được dùng để hỏi. Những cách phân biệt như “câu nghi vấn dùng để hỏi” với “câu nghi vấn dùng để khẳng định”, “câu nghi vấn dùng để phủ định”, v.v. cho thấy cái gọi là “phân loại câu theo mục đích phát ngôn” mâu thuẫn như thế nào. Một nhận định như “câu nghi vấn là câu thường dùng để hỏi” có thể coi là hoàn toàn chính xác, nhưng đó không phải là một định nghĩa. Một đặc trưng có tính định nghĩa phải là 1 phát ngôn là hành động của ngôn từ. 10 một đặc trưng mà tất cả các đối tượng ứng với định nghĩa đó đều chia sẻ, trừ những ngoại lệ có phạm vi xác định và có thể giải thích được. 3. Trong rất nhiều trường hợp, mục đích phát ngôn chỉ có thể xác định rõ khi đặt câu vào ngữ cảnh. Vì vậy, mặc dù gọi “phân loại câu theo mục đích phát ngôn” và giải thích khái niệm các kiểu câu bằng cách nêu mục đích phát ngôn mà câu thực hiện thì trên thực tế các chuyên gia ngôn ngữ học lại áp dụng một cách mặc ẩn dấu hiệu hình thức để phân loại câu [1]. Cách phân loại đó làm cho việc miêu tả các kiểu câu tiếng Việt rất thiếu sự nhất quán. Điều đáng tiếc hơn là nó khiến cho nhiều người thường nghĩ rằng trong trường hợp này công dụng là một tiêu chí để phân loại câu, một đặc trưng có tính định nghĩa của các kiểu câu. Từ đó hình thành những cách hiểu thường gặp như “câu trần thuật là câu dùng để kể, miêu tả, thông báo”; “câu nghi vấn là câu dùng để hỏi”; “câu cầu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị”; “câu cảm thán là câu dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc”. Cách tiếp cận thứ hai thường gặp trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ châu Âu. Những công trình này đều căn cứ vào hình thức của câu để xác định các kiểu câu, rồi mới đề cập đến mối tương quan giữa các kiểu câu với công dụng của nó. Trong Việt ngữ học, đã có một số tài liệu đề cập đến cách phân loại câu theo hướng cách tiếp cận này như [1, 2, 3]. Mặc dù tiếng Việt không có phạm trù2 ngữ pháp “thức” và những dấu hiệu hình thức đánh dấu các phạm trù ngữ pháp rất nghèo nàn, nhưng trong cấu trúc cú pháp của câu thường có những phương tiện ngôn ngữ (chẳng hạn như một số từ ngữ nào đó) giúp ta quy câu về một kiểu nhất định gắn với một mục đích phát ngôn điển hình. Đối với một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình như tiếng Việt thì việc tìm ra dấu hiệu hình thức trong nhiều phạm trù ngôn ngữ là vấn đề không đơn giản. Hơn nữa, giữa văn viết và văn nói có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi văn viết có đầy đủ các phương tiện ngôn ngữ về mặt hình thức như dấu câu và cú pháp ngữ pháp chặt chẽ thì văn nói hoàn toàn ngược lại. Cụ thể, văn nói thường không theo một trật tự cú pháp nào và nó chỉ gần giống với cú pháp ngữ pháp của văn viết. Vì trong các cuộc hội thoại, người nói thường không quan tâm việc mình nói có đúng ngữ pháp hay không nhất là 2 Phạm trù là một trong những phương tiện nhận thức thế giới dùng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Khái niệm phạm trù được xuất hiện trong quá trình hình thành triết học. Trong vô vàn những sự vật, hiện tượng, quá trình hỗn loạn của thế giới xung quanh con người cần tách riêng một thứ nào đó ra, tập trung sự chú ý vào nó, xác định những đặc điểm tiêu biểu và quy luật phát triển của nó, xem xét quan hệ qua lại của nó đối với những thứ khác. Như vậy phạm trù không đơn giản là sự phân loại. Sự phân loại chỉ có được chỉ sau khi xác định phạm trù. Phạm trù của một điều nào đó bao gồm khái niệm về điều đó và nội dung của nó. Khái niệm được xác định bởi định nghĩa chung nhất với những đặc điểm chung nhất. Nội dung xác định bởi toàn bộ những đặc điểm có thể có, quy luật phát triển của các đặc điểm, quan hệ đối với các điều khác trong thế giới. Định nghĩa và nội dung của điều được xem xét tạo nên ranh giới nhất định của phạm trù tương ứng đó. 11 khi đó là tiếng mẹ đẻ của họ. Việc phát ngôn diễn ra ngẫu nhiên và ngắn gọn để truyền tải thông điệp muốn nói một cách nhanh nhất là một trong những đặc trưng cơ bản của văn nói. Một đặc điểm nữa là các câu văn nói thường rất ngắn. Thành phần của câu như chủ ngữ hay vị ngữ thường bị bỏ qua. Ngoài ra, trong phạm vi luận văn này, các câu nói của người dùng sau khi cho đi qua hệ thống hỗ trợ thu nhận ASR (Google Voice) hoàn toàn trở thành chữ thường và không hề có dấu câu. Từ những nhập nhằng kể trên, chúng tôi tiến hành phân loại câu theo cách tiếp cận thứ hai bằng các phương pháp học máy để phần nào giải quyết được những tranh cãi trong ngành ngôn ngữ học từ bao năm qua. Về phương pháp tiếp cận của bài toán, ngoài những phương pháp cơ bản như: - Phương pháp thống kê để thu thập dữ liệu. - Phương pháp chuyên gia khi tham khảo các bài báo, giáo trình, các bài giảng hay kỷ yếu hội nghị của các chuyên gia trong và ngoài nước về chủ đề phân loại câu văn bản. - Phương pháp phân tích khi tìm hiểu các phương pháp giải quyết bài toán, trong quá trình thực nghiệm với bộ dữ liệu đã thu được và tiền xử lý để trở thành dữ liệu “sạch”. - Phương pháp tổng hợp khi tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận. thì các phương pháp học máy thống kê gồm: - Phương pháp Naïve Bayes - Phương pháp máy vector hỗ trợ SVMs - Phương pháp Maximum Entropy được sử dụng để phân loại câu cho tập dữ liệu mà Google Voice thu được. 12 Luận văn được trình bày theo bố cục như sau: Chương I. Giới thiệu về Phân loại câu và ứng dụng. Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về các công trình đã nghiên cứu về phân loại câu và bài toán phân loại câu tiếng Việt một cách chi tiết nhất. Chương II. Phân loại câu tiếng việt bằng các phương pháp học máy. Chương này, chúng tôi sẽ đi sâu vào một số phương pháp để phân loại câu như máy vector hỗ trợ (SVMs), Naïve Bayes và đặc biệt là phương pháp Maximum Entropy. Chương III. Thực nghiệm. Chương này là phần mô tả chi tiết điều kiện và kết quả thu được khi thực nghiệm các phương pháp phân loại câu. 13 Chương I. Giới thiệu về phân loại câu và ứng dụng 1.1 Các công trình nghiên cứu về phân loại câu PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng [1] thuộc khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, trong bài viết “Phân loại câu theo mục đích phát ngôn”, đã định nghĩa thế nào là kiểu câu và những nhập nhằng khi phân loại câu theo mục đích phát ngôn. Từ đó, tác giả đề xuất cách phân loại câu theo hình thức của câu (cách tiếp cận thứ hai). Trong Hội nghị “Các phương pháp thực nghiệm trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên” năm 2011 (EMNLP-2011), Ashequl Qadir và Ellen Riloff [8] thuộc Đại học Utah, Hoa Kỳ đã nghiên cứu các thể loại văn bản của diễn đàn, trong đó có chứa hỗn hợp các câu bình luận thể hiện thông tin thực và các câu đàm thoại bao gồm các hành vi giao tiếp giữa các nhà văn và độc giả. Mục tiêu của tác giả là xây dựng một mô hình phân loại có thể xác định được một câu bất kỳ có chứa hành động hay không và xem nó thuộc loại nào trong bốn loại sau: dự định trong tương lai (Commissive), chỉ dẫn cho hành động (Directive), biểu lộ cảm xúc (Expressive) và niềm tin về điều gì đó (Representative). Tác giả đã tiến hành thực nghiệm bằng phương pháp máy vector hỗ trợ (SVMs) và sử dụng một loạt các thuộc tính, bao gồm cả thuộc tính từ vựng kết hợp cú pháp, danh sách những từ hành động (speech act) lấy từ các nghiên cứu khác hoặc các thuộc tính trong một miền cụ thể. Kết quả được đánh giá trên bộ dữ liệu thu thập từ một diễn đàn trong lĩnh vực thú y. Tác giả đã đạt được kết quả khá tốt trong khâu lọc dữ liệu xem một câu bất kỳ là câu mô tả thông thường hay là câu có chứa hành động. Kết quả cho thấy Representative và Commissive thường khó để phân loại, mặc dù tác giả đã bổ sung nhiều các thuộc tính từ vựng, cú pháp và ngữ nghĩa. Tuy nhiên, bộ thuộc tính này là độc lập về tên miền, nghĩa là với bất cứ lĩnh vực nào thì bộ thuộc tính này vẫn sử dụng được. Hơn nữa, bộ thuộc tính này được tạo ra chỉ bằng các cụm từ (part-of-speech tag) mà không cần phân tích ngữ nghĩa. Điều này rất quan trọng cho những loại văn bản rời rạc trên các diễn đàn mà ở đó các câu văn thường sai ngữ pháp, sai chính tả và dùng đa dạng các ký hiệu viết tắt. Trong hội nghị ALTW-2006, Anthony Khoo và các cộng sự [12] thuộc Đại học Monash, Australia đã trình bày một loạt các thực nghiệm liên quan đến phân loại câu và chỉ ra các vấn đề khó khăn khi biểu diễn và lựa chọn các thuộc tính. Dữ liệu được thu thập từ hàng loạt các cuộc hội thoại trên email (Email Dialogues), diễn đàn.... SVMs được sử dụng để phân lớp loại dữ liệu này. Ngoài ra, bài báo cũng chỉ ra sự tương đồng giữa phân loại câu và phân lớp văn bản. Tuy nhiên, bài báo chỉ tập trung vào cách làm thế nào để lựa chọn các thuộc tính và 14 các phương pháp phân loại chứ không phải trình bày một phương pháp phân lớp mới. Ben Hachey & Claire Grover [13] thuộc Đại học Edinburgh, Vương quốc Anh, tại Hội nghị thường niên lần thứ 17 về “Legal Knowledge and Information System” năm 2004, đã tiến hành các thực nghiệm trong việc xây dựng một bộ phân lớp xác định trạng thái tu từ của câu. Nghiên cứu này là một phần của dự án tóm tắt văn bản trong lĩnh vực pháp luật mà tác giả đảm nhiệm. Phân loại vai trò tu từ của câu là bước đầu tiên cung cấp đầu vào cho việc lựa chọn câu đầu vào của hệ thống. Tác giả đã làm thực nghiệm với bốn phương pháp phân loại từ gói phần mềm tích hợp sẵn Weka (C4.5, Naïve Bayes, Winnow và SVMs). Bộ phân loại SVMs và Maximum Entropy mang lại kết quả khả quan nhất. Bài báo của Helen Kwong & Neil Yorke-Smith [15] thuộc Đại học Standford, Hoa Kỳ được đăng trên Tạp chí AI Communications Archive (2012) đã nghiên cứu về “Sự phát hiện những cặp câu hỏi-đáp kiểu mệnh lệnh và mô tả trong các đoạn hội thoại email”. Cặp hỏi-đáp trích xuất từ các chủ đề email có thể giúp xây dựng lên bản tóm tắt của các chủ đề hội thoại, cũng như tạo thông báo hỗ trợ dựa vào ngữ nghĩa bằng email. Khác với các nghiên cứu khác về câu nghi vấn, trong bài báo này, tác giả đã mở rộng phạm vi nghiên cứu sang cả câu trả lời để hoàn thiện các câu hỏi ở dạng mệnh lệnh và mô tả sao cho gần nhất với mức độ đúng đắn của câu. Kế thừa những thành quả của các nghiên cứu trước đó, phương pháp của tác giả dựa trên các mô hình học máy trong một tập các thuộc tính bao gồm nội dung, bối cảnh và cấu trúc của các chủ đề email. Đối với hai tập dữ liệu hội thoại trên email đủ lớn mà tác giả thu thập được, kết quả cho thấy phương pháp của tác giả có độ chính xác và độ truy hồi khá cao và cân bằng khi trích xuất cặp hỏi–đáp mà vẫn duy trì thời gian tính toán ở mức độ chấp nhận được. 15 1.2. Phân loại câu tiếng Việt 1.2.1. Giới thiệu về bài toán Phân loại câu tiếng Việt Phân loại câu tiếng Việt (Vietnammese Sentence Type Classification) là quá trình tự động gán nhãn câu đó vào đúng kiểu câu mà nó biểu thị một cách chính xác nhất có thể. Các kiểu câu phổ biến bao gồm: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu cảm thán. Bảng 1.1 Bảng mô tả các kiểu câu thông dụng 16 Hình 1.1 Mô hình đơn giản bài toán phân loại câu tiếng Việt Hình 1.2 Ví dụ minh hoạ bài toán phân loại câu tiếng Việt 17 1.2.2. Các phương pháp giải quyết bài toán Người ta thường dùng phương pháp học máy có giám sát để giải quyết bài toán phân loại câu. Có rất nhiều phương pháp để tiếp cận với bài toán phân loại câu như máy vector hỗ trợ (SVMs) [8, 12, 13, 15], Naïve Bayes [12] hay Maximum Entropy [12, 15]. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ trình bày thực nghiệm với cả 3 phương pháp trên. Dưới đây là mô hình chi tiết bài toán phân loại câu tiếng Việt. Dữ liệu Huấn luyện Dữ liệu Test Dữ liệu mới (Labeled data) (Labeled Data) (UnLabeled Data) Tách từ Sinh thuộc tính: n-grams (n=1, 2); Từ điển Mô hình phân lớp Các mô hình (MaxEnt; Bayes; SVMs) đã huấn luyện Kết quả Test Kiểu câu Hình 1.3 Mô hình tổng thể bài toán phân loại câu tiếng Việt 18

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net