Quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh vô thần và ý nghĩa đối với lối sống của sinh viên hà nội hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh vô thần và ý nghĩa đối với lối sống của sinh viên hà nội hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THANH AN QUAN NIỆM VỀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÔ THẦN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC HÀ NỘI – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THANH AN QUAN NIỆM VỀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÔ THẦN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 03 01 Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn Chủ tịch hội đồng Giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS Dƣơng Văn Thịnh PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn HÀ NỘI – 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÔ THẦN ........................................................................................... 15 1.1. Khái quát về triết học hiện sinh vô thần .............................................. 15 1.1.1. Một số nét về triết học hiện sinh ........................................................... 15 1.1.2. Triết học hiện sinh vô thần .................................................................... 19 1.2. Những điều kiện và tiền đề cho sự ra đời quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh vô thần ............................................................................ 22 1.2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ........................................ 22 1.2.2. Tiền đề lý luận ....................................................................................... 30 1.3. Nội dung cơ bản của quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh vô thần ................................................................................................................. 43 1.3.1. Tự do – điểm đặc trưng phân biệt con người với mọi sinh thể khác .... 43 1.3.2.Tính tuyệt đối của tự do con người ........................................................ 48 1.3.3. Tự do với tư cách là lựa chọn giá trị hiện sinh và hành động theo sự lựa chọn của mỗi cá nhân ............................................................................... 55 1.3.4. Tự do như là nền tảng và cơ sở đánh giá mọi giá trị đạo đức ............. 60 1.3.5. Tự do gắn liền với trách nhiệm ............................................................. 62 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 65 CHƢƠNG 2. Ý NGHĨA CỦA QUAN NIỆM VỀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÔ THẦN ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY ..................................................................................... 66 2.1. Lối sống, sinh viên và lối sống sinh viên............................................... 66 2.1.1. Khái niệm lối sống ................................................................................ 66 2.1.2. Khái niệm sinh viên và lối sống sinh viên ............................................. 70 2.2. Lối sống của sinh viên ở Hà Nội hiện nay ............................................ 74 2.2.1. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên Hà Nội ....... 74 2.2.2. Một số biểu hiện tiêu cực còn tồn tại trong lối sống của sinh viên ở Hà Nội hiện nay .................................................................................................... 79 2.3. Một số giá trị, hạn chế của quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh vô thần và ý nghĩa của nó đối với lối sống của sinh viên Hà Nội hiện nay ................................................................................................................... 91 2.3.1. Những giá trị và hạn chế của quan niệm tự do trong triết học hiện sinh vô thần ............................................................................................................. 91 2.3.2. Ý nghĩa của quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh vô thần đối với nhận thức của sinh viên................................................................................... 97 2.3.3. Ý nghĩa của quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh vô thần đối với hành động của sinh viên ................................................................................ 100 Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 106 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại vô cùng phức tạp, con người vẫn luôn phải đối mặt với vô vàn những vấn đề nan giải trong đời sống tinh thần. Việc tìm ra định hướng sống phù hợp với bản chất văn hóa, nhân văn của mình là một nhiệm vụ thực sự cấp bách của con người hiện nay. Lịch sử văn minh nhân loại cho chúng ta thấy, phần lớn những thành tựu mà con người đã đạt được cho tới nay đều dựa trên khoa học, tư duy lý tính vốn chủ yếu được hình thành vào thời cận đại ở Tây Âu. Tuy nhiện, lối tư duy và lối sống duy khoa học - kỹ thuật, kỹ trị và việc đề cao thái quá những giá trị vật chất đã đưa loài người đến những thảm họa của thời hiện đại, mà biểu hiện rõ nhất là hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỷ XX. Nguy hiểm hơn, cách tiếp cận duy lý cực đoan về con người, bản tính người đã đơn giản hóa nhiều vấn đề của tồn tại người, làm cho con người bị đẩy vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng tinh thần sâu sắc buộc người ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng và toàn diện hơn “thế giới nội tâm”, bản tính người của mình như cơ sở chắc chắn để có được định hướng giá trị đáng tin cậy. Quan niệm tự do trong triết học hiện sinh vô thần ra đời trong bối cảnh đó và đã phần nào đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người phương Tây hiện đại. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay việc giao lưu, tiếp biến văn hóa toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ bên cạnh việc tuyên truyền quảng bá văn hóa trong nước ra thế giới, Viêt Nam đồng thời cũng tiếp xúc và du nhập các trào lưu văn hóa trên thế giới. Trong quá trình ấy, việc tiếp nhận văn hóa phương Tây, đặc biệt là quan niệm tự do trong triết học hiện sinh vô thần là một tất yếu. Bối cảnh văn hóa tinh thần cho sự ra đời của quan niệm tự do trong triết học hiện sinh vô thần cũng có đôi nét tương đồng tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, cũng như bối cảnh đó vẫn đang tiếp diễn trong hoàn cảnh hậu hiện đại của thế giới. Vì vậy, tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu quan niệm tự do trong triết học hiện sinh vô thần và ý nghĩa của nó đối với lối sống của sinh viên ở 1 Hà Nội hiện nay có giá trị tích cực để chúng ta nhìn nhận, xây dựng và làm giàu thêm nét đẹp văn hóa Việt. Thứ nhất, triết học hiện sinh hiện đại là một trào lưu triết học phi duy lý ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất tại Đức, sau đó phát triển mạnh mẽ ở Pháp từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một sự phá cách, một “độc đáo” so với triết học duy lý truyền thống. Bao thế kỷ đã trôi qua, từ triết học của Platon, Aristotle cho đến Descartes, Kant, Hegel, con người chỉ đăm đăm đi tìm những nét huyền vi của tạo hóa mà quên suy ngẫm về thân phận, định mệnh của mỗi con người cá nhân trong xã hội, quên việc mỗi người là một độc đáo không lặp lại ở bất kì một sự vật nào trong vũ trụ. Triết học hiện sinh ra đời để giải quyết được vấn đề trên. Thứ hai, triết học duy lý không phải không bàn đến vấn đề tự do của con người,nhưng tự do theo triết học này là hành động nhờ đó con người được giải phóng khỏi sự phụ thuộc vào tính tất yếu bên ngoài, song đó không phải là hành động tùy tiện mà là khả năng nhận thức và hành động theo quy luật khách quan. Chỉ khi nào và nơi nào con người khai phá tự nhiện một cách chủ động và hợp quy luật thì con người mới có tự do. Mặt khác, trong triết học duy lý thì vấn đề tự do gắn liền với mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Ở đó, tự do của cá nhân bị phụ thuộc vào tự do của xã hội, phải hi sinh cho lợi ích chung của toàn xã hội. Triết học hiện sinh không quan niệm như vậy, tự do của mỗi cá nhân được quan tâm hàng đầu. Mỗi con người tồn tại trên thế giới đều có quyền tự do, tự do lựa chọn, sáng tạo nên chính bản thân mình. Thứ ba, bước vào xã hội hiện đại với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kĩ thuật và công nghệ, sự hào nhoáng xa hoa của vật chất mà nó mang lại, con người đang có nguy cơ đánh mất đi bộ mặt của mình, đánh mất đi những giá trị nhân văn và kéo theo nó là sự phi nhân tính trong quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và xã hội. Xã hội hiện đại vẫn đang phải đối mặt với các vấn nạn như thiếu chỗ ở, bệnh tật hoành hành, tâm lí tự kỉ, biến thái, suy đồi đạo đức đang ngày càng gia tăng. Con người thường hóa ra 2 không thể chịu được các gánh nặng tâm lý - đạo đức của cuộc sống hiện đại. Vì vậy, tự do trong triết học hiện sinh không chỉ giúp con người tìm lại nhân vị, duy trì những giá trị nhân văn mà còn giúp con người tìm ra lối thoát trong tinh thần, tìm thấy giá trị cuộc sống. Thứ tư, đối với Việt Nam, quan niệm tự do trong triết học hiện sinh vô thần là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Phần lớn các nhà nghiên cứu ở Việt Nam không dành nhiều “thiện cảm” với vấn đề này. Họ cho rằng đây là thứ triết học phản động, phản văn hóa, đi ngược lại giá trị đạo đức truyền thống, cổ vũ cho lối sống ích kỷ, tùy tiện, là căn nguyên tạo nên một xã hội hưởng thụ.Vậy nên, nghiên cứu quan niệm tự do trong triết học hiện sinh vô thần làm sáng tỏ những mặt tích cực của quan niệm này đồng thời cung cấp cho độc giả cái nhìn đúng đắn về tự do theo quan niệm hiện sinh. Quan niệm tự do trong triết học hiện sinh vô thần không chỉ có giá trị thực tiễn mà ở nghĩa nào đó còn là triết học cuộc sống. Thứ năm, sinh viên là lực lượng kế tiếp, bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai. Họ là những người có văn hóa cao và có điều kiện tiếp thu các thông tin về mọi lĩnh vực đời sống. Có thể nói, sinh viên là nguồn nhân lực quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. Vì vậy, việc xây dựng và giáo dục một lối sống lành mạnh có trách nhiệm với bản thân và xã hội cho sinh viên là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng góp phần xây dựng một quốc gia hùng mạnh cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa - xã hội. Có nhiều phương pháp, cách thức để xây dựng lối sống lành mạnh cho sinh viên. Những mặt tích cực của quan niệm tự do trong triết học hiện sinh vô thần cũng là một gợi ý, một sự lựa chọn mới mẻ trong hoạt động xây dựng và giáo dục lối sống lành mạnh của sinh viên ở Hà Nội hiện nay. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề Quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh vô thần và ý nghĩa đối với lối sống của sinh viên Hà Nội hiện nay làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài * Các công trình nghiên cứu về những điều kiện tiền đề cho sự ra đời của quan niệm tự do trong triết học hiện sinh Khi nói về điều kiện ra đời của triết học hiện sinh, tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2006) trong cuốn Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện của nó ở Việt Nam [10] và tác giả Nguyễn Thị Thường (2007) trong báo cáo Sự hình thành, phát triển và đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh in trong cuốn “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” [72] cùng cho rằng, triết học hiện sinh ra đời từ hai điều kiện cơ bản: một là, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chạy theo lợi nhuận và sự sùng bái khoa học - kỹ thuật một cách thái quá đã làm cho xã hội phương Tây sa vào khủng hoảng, suy đồi, bởi vì nó phi nhân vị hóa con người; hai là, phản ứng trước sự thống trị thái quá của chủ nghĩa duy lý trong xã hội phương Tây hiện đại. Đứng trước câu hỏi chiến tranh có phải là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của triết học hiện sinh không? Các tác giả đều cho rằng hai cuộc chiến tranh không phải là nguồn gốc sâu xa mà chỉ là điều kiện trực tiếp dẫn đến sự ra đời của triết học hiện sinh. Cuốn sách Triết học phương Tây hiện đại (phần thứ nhất: cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX) [37] của tập thể tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2008) đã phác họa một cách khá toàn diện về triết học hiện sinh. Trong tác phẩm này, các tác giả đã phân tích làm sáng tỏ các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của triết học hiện sinh - đó là tư tưởng triết học của Dostoevski như nhà tiền khởi của triết học hiện sinh, của S. Kierkegaard như ông tổ của triết học hiện sinh và của E. Husserl như người đặt nền móng lý luận cho triết học hiện sinh. Tác giả Lê Kim Châu (1996) trong luận án Phó tiến sĩ triết học Chủ nghĩa hiện sinh và một vài ảnh hưởng của nó ở miền Nam Việt Nam [3] đã nghiên cứu cơ sở hình thành chủ nghĩa hiện sinh ở hai nguồn gốc chính: một là, nguồn gốc xã hội và nhận thức của chủ nghĩa hiện sinh; hai là, nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Khi phân tích về nguồn gốc xã hội của chủ 4 nghĩa hiện sinh, hầu hết các nhà nghiên cứu trước đây đều cho rằng, chủ nghĩa hiện sinh có nguồn gốc xã hội từ những cuộc khủng hoảng xã hội và chiến tranh. Tuy nhiên, tác giả trên cho rằng, khủng hoảng xã hội và chiến tranh chỉ là những nguyên nhân xã hội trực tiếp của chủ nghĩa hiện sinh. Nguồn gốc đích thực và nguyên nhân sâu xa của nó là những mâu thuẫn không thể điều hòa được của các xã hội bóc lột và bất công. Khi nói về nguồn gốc tư tưởng của triết học hiện sinh, tác giả phân tích các quan điểm của các nhà tư tưởng được cho là đặt nền móng cho triết học hiện sinh như Socrate, Descartes, Pascal, đặc biệt là Kierkegaard với tư tưởng về “Tư duy hiện sinh”, Nietzsche mở đầu cho một dòng hiện sinh mới - hiện sinh vô thần, Husserl với “Phương pháp hiện tượng luận”. Như vậy, có thể khẳng định, khi nghiên cứu về điều kiện ra đời của triết học hiện sinh, các công trình nghiên cứu trên thống nhất ở bốn nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, điều kiện kinh tế xã hội; thứ hai, khủng hoảng của triết học duy lý; thứ ba, chiến tranh là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh; thứ tư, tiền đề tư tưởng. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đó, các tác giả khắc họa chưa thật sâu sắc tính tất yếu khách quan cho sự ra đời của triết học hiện sinh cũng như những ảnh hưởng, chi phối của các nguyên nhân trên đến nội dung cơ bản trong trường phái triết học này. * Các công trình nghiên cứu về quan niệm tự do trong triết học hiện sinh Trong công trình Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây [45], tác giả Phạm Minh Lăng (2003) quan tâm nhiều nhất đến phạm trù tự do. Theo ông, trở thành tự do là trở về với chính mình. Tự do là cái mọi người được lựa chọn và thể hiện. Tự do là hư vô. Ông đã diễn tả quan niệm của Sartre: “hư vô không phải là cái gì khác hơn là giá trị tỏa ra từ một dự định tự do và xuất hiện như là một ý tưởng làm cho thế giới không hiện diện bởi sự từ chối của chính ta” [45, tr.390]. 5 Tác giả Trần Thái Đỉnh (tái bản 2005), trong cuốn sách Triết học hiện sinh [18] cũng bàn đến những phạm trù cơ bản trong triết học hiện sinh như buồn nôn, phóng thể, ưu tư, vươn lên, tự quyết, độc đáo... Tuy nhiên, trong các phạm trù đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến hai phạm trù tự do và trách nhiệm, thông qua tư tưởng của một số nhà triết học hiện sinh như Marcel, Sartre, Jaspers. “Tự do và định mệnh” là “hai đặc điểm làm con người khác sự vật, và làm cho một người đã vươn tới hiện sinh khác một người sống trong tình trạng sự vật” [18, tr.281]. Ông cho rằng, nhân cách là cái do con người cá nhân tạo ra chứ không phải do trời phú cho, vậy nên, tự do mới thực sự là thước đo giá trị của con người. Con người có tự do lựa chọn nhưng lựa chọn của con người là không có lý do: “Sự lựa chọn của ta không bao giờ có lý do. Sự lựa chọn đó bao giờ cũng đi trước lý do. Tác giả Đỗ Minh Hợp (2005) trong bài Tư tưởng đạo đức của Gi.P. Xáctơrơ [33] đã chỉ ra nguyên lý đầu tiên của chủ nghĩa hiện sinh là: hiện sinh là hư vô, là lựa chọn trong tình huống cụ thể. Khái niệm về tự do là đặc trưng cơ bản, là tính thứ nhất của hiện sinh, là điểm xuất phát khi nghiên cứu các phạm trù đạo đức khác của Sartre. Tự do cái phân biệt con người với các sự vật hiện tượng khác. Khi bàn về tự do, tác giả cho rằng có thể đưa ra định nghĩa duy nhất về tự do là sự tự chủ lựa chọn và tự do không thể tách rời trách nhiệm. Với các nhà hiện sinh thì, tự do và trách nhiệm là hai hiện sinh thể quan trọng nhất. Xuất phát từ tự do người ta có thể hiểu được các phạm trù khác như thiện, ác, lo âu,... Tác giả cũng cho rằng, người có trách nhiệm là người luôn lo âu trước mỗi lựa chọn của mình. Lo âu được hiểu là trạng thái tự nhiên của con người đã gánh vác trách nhiệm. Trên cơ sở đó, tác giả khái quát thành các đặc điểm cơ bản trong quan niệm của Sartre về đạo đức. Cũng tác giả Đỗ Minh Hợp [2007], trong bài tạp chí Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh [36] cho rằng, tự do và trách nhiệm (đối với tự do) là hai hiện sinh thể quan trọng nhất. Điều đáng chú ý là, tác giả chỉ ra tự do là cơ sở để nghiên cứu các phạm trù đạo đức trong triết học hiện sinh. 6 Tất cả những gì có nội dung đạo đức đều được đặt dưới ánh sáng phê phán của tự do. Không những thế, tác giả cũng khẳng định vai trò, vị trí của trách nhiệm trong mối liên hệ với tự do. Nếu tự do được coi là nguyên tắc cơ bản của tồn tại người, là cái phân biệt con người với mọi cái tự nhiên, thì trách nhiệm là thái độ của con người đối với tự do. Trách nhiệm không phải là sự sao chép lại tự do, mà là luận điểm cơ bản thứ hai của triết học hiện sinh. Không chỉ bàn đến các phạm trù như tự do, trách nhiệm, thiện, ác, tác giả bài viết còn đề cập đến các phạm trù đạo đức khác như lo âu, sợ hãi, thất vọng, v.v. qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu như E. Husserl, M. Heidegger, K. Jaspers, J.P. Sartre và A. Camus. Từ đó, tác giả đưa ra những ý kiến đánh giá về đóng góp của triết học hiện sinh trong lĩnh vực đạo đức học. Phân tích phạm trù tự do và trách nhiệm như hai phạm trù trung tâm, nổi bật trong triết học hiện sinh của J.P. Sartre, tác giả Đặng Hữu Toàn (2007) trong bài viết Về chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Gi.P. Xáctơrơ in trong cuốn Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX [72], cho rằng, J.P. Sartre lấy tự do của con người làm chủ đề trung tâm trong học thuyết của ông. Ông nhìn nhận tự do của con người là nét đặc trưng phân biệt con người với mọi thực thể khác trong vũ trụ. Tự do là bản chất của con người, là cội nguồn của hoạt động của con người, là khả năng tồn tại duy nhất của con người. Bằng sự lựa chọn tự do của mình, con người phác họa nên chính mình. Tác giả cho rằng, lựa chọn hiện sinh là một đặc trưng vinh quang của con người, bởi nó mang lại phẩm giá cho con người. Điều đáng chú ý là, tác giả Đặng Hữu Toàn cũng gắn phạm trù trách nhiệm trong mối quan hệ với phạm trù tự do. Tác giả Hoàng Văn Thắng (2007) trong bài viết Tìm hiểu quan niệm của Jean Paul Sartre về hiện sinh in trong cuốn Những vấn đề triết học thế kỉ XX [72], đã phân tích quan niệm của J.P. Sartre về hiện sinh. Trên cơ sở đó tác giả cũng đưa ra quan điểm của mình về phạm trù tự do. Không phân tích sâu về phạm trù này, nhưng theo tác giả, con người hiện hữu là khi có tính 7 sáng tạo và tự do. Khi mới sinh ra, con người không là gì cả, còn trong cuộc sống con người là tổng thể những cái do mình tạo nên. Con người tự tạo nên số phận của chính bản thân mình, tự mình làm nên bản chất mình. Do đó, con người phải chịu trách nhiệm và thực hiện những lựa chọn. Một trong những đóng góp quan trọng vào nghiên cứu về vấn đề đạo đức trong triết học hiện sinh là công trình Triết học hiện sinh [38] của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Trần Thị Điểu... (2010). Sau khi trình bày có hệ thống các quan điểm cơ bản của các nhà hiện sinh, các tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ các phạm trù đạo đức cơ bản của các nhà triết học hiện sinh như tự do, trách nhiệm, lo âu, sợ hãi,... Đặc biệt, sự phân tích đã làm nổi bật phạm trù tự do và trách nhiệm như một luận điểm chủ yếu trong quan điểm của các triết gia hiện sinh về đạo đức. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phạm trù tự do và trách nhiệm chỉ dừng lại ở một số triết gia tiêu biểu như A. Camus, J.P. Sartre,... Sau khi phân tích các quan điểm của Sartre về tự do, tự do là bản tính của con người, con người buộc phải có tự do, bị quẳng vào tự do,… các tác giả đưa ra “định nghĩa duy nhất về tự do - là tự chủ lựa chọn” [38, tr.410]. Tự do gắn với trách nhiệm. Các tác giả cho rằng: “trách nhiệm là tuyệt đối giống như tự do” [38, tr.411]. Như vậy, trong các công trình trên, các tác giả đều nghiên cứu phạm trù tự do như là phạm trù trung tâm của triết học hiên sinh. Tự do là tuyệt đối, là giá trị đạo đức cao nhất và là cơ sở để nghiên cứu và đánh giá các phạm trù đạo đức học khác. Tự do phải gắn với trách nhiệm. Thêm nữa, tự do cá nhân được coi là đặc tính cơ bản của tồn tại người, là cái phân biệt con người với mọi cái tự nhiên, vì vậy, con người phải có trách nhiệm đối với tự do. Con người chỉ thực sự tự do khi nhận thấy trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu chỉ phân tích phạm trù tự do theo quan niệm của từng triết gia tiêu biểu chứ chưa khái quát nội dung của phạm trù này thành những luận điểm chung trên toàn hệ thống và chưa có sự đánh giá khái quát về những giá trị và hạn chế của tự do hiện sinh đối với đời sống của con người. 8 * Các công trình nghiên cứu ngoài nước về quan niệm tự do trong triết học hiện sinh Trong tác phẩm Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI - Triết học phương Tây hiện đại [21], tác giả Lưu Phóng Đồng (2004) đã phân tích phạm trù tự do như là phạm trù trung tâm trong tư tưởng của ba triết gia hiện sinh tiêu biểu M. Heidegger, K. Jaspers, J.P. Sartre. Ở đây, tác giả đã phân tích sự khác nhau trong quan niệm tự do của ba triết gia trên. Nếu như Heidegger cho rằng, tự do là đặc tính tiên thiên của con người, con người sinh ra là đã có tự do, tự do lựa chọn, trong đó quan trọng nhất là coi tự do là việc con người lựa chọn tính khả năng, thì tự do của Jaspers lại gắn liền với hiện sinh và siêu việt. Hiện sinh và tự do là đồng nhất. Jaspers quy tự do của con người về tự do cá nhân, tức là cá nhân có khả năng tự lựa chọn, sáng tạo quyết định hành động của mình. Tuy nhiên, tự do của Jaspers không có nghĩa tuyệt đối như của Sartre mà phải tuân theo đấng sinh thành là Thượng đế. Sự chỉ dẫn của Thượng đế không phải là sự phục tùng sức mạnh ở bên ngoài mà là tự mình hiểu lấy. Người nào hiểu được tự do tức là đã vượt qua giới hạn cá nhân mà hòa hợp với Thượng đế. Cũng nói về tự do nhưng với Sartre, tự do là tuyệt đối. Tự do của con người có trước bản chất, làm cho con người khác biệt với vật. Mọi đặc tính của con người không phải sinh ra là có sẵn hay do Thượng đế ban cho, mà là do con người tự do tạo nên theo nguyện vọng của mình. Mặt khác, tự do cá nhân gắn liền với trách nhiệm (trách nhiệm về sự lựa chọn của mình trước chính bản thân mình và trước tất cả mọi người). Trong cuốn Nhập môn triết học phương Tây [63] các tác giả Samue Enach Stumpt và Donald C. Abel (2004) đã bàn đến phạm trù tự do như là phạm trù trung tâm của đạo đức học Sartre. Sartre nhìn tự do như điểm đặc trưng phân biệt con người với mọi thực thể khác trong vũ trụ. Con người hiện sinh là tự do, nên con người có thể tạo dựng nên bản thân mình trở thành loại hữu thể mà mình chọn. Tự do không phải là lựa chọn các giá trị đúng, mà chính hành vi chọn lựa của chúng ta tạo cho nó giá trị, làm cho nó thành tốt. 9 Nhiệm vụ của mỗi cá nhân chúng ta là nhận thức được tự do của mình và sử dụng nó để tạo ra chính mình. Theo các tác giả, con người theo quan niệm của các nhà hiện sinh, là không xác định, đó vì ban đầu nó không là gì cả. Chỉ sau đó nó mới và sẽ là cái gì, và tự nó sẽ làm nó thành cái gì. Theo các tác giả, tự do hiện sinh luôn gắn với trách nhiệm của họ. Con người hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc mình là con người nào và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình trước chính bản thân mình và mọi người khác. Tác phẩm Chủ nghĩa hiện sinh [6] của tác giả Jacques Colette (2011) bàn về khái niệm hiện sinh, các phạm trù cơ bản trong tư tưởng triết học của các nhà hiện sinh. Khi nói về phạm trù tự do, tác giả cho rằng, theo các triết gia hiện sinh thì hiện sinh có trước bản chất, hiện sinh và tự do là một. Tự do là khả năng hiện hữu, hiện hữu vì chính mình. Tự do thể hiện sự chủ động sáng tạo của con người luôn đổi mới hướng đến tương lai mà không thể đoán trước được. Tự do là lựa chọn hiện hữu của con người, chứ không phải là cơ sở của sự hiện hữu của họ. * Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lối sống của sinh viên Có nhiều học giả đi trước đã nghiên cứu đến vấn đề đạo đức lối sống, cách ứng xử, định hướng nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam. Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu sau đây. Nghiên cứu về thực trạng đạo đức, lối sống của thanh niên hiện nay có các công trình của các tác giả như: Cao Xuân Thạo (2008), Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên hiện nay [65]; Trung ương hội sinh viên Việt Nam (2008), Tổng quan tình hình sinh viên, công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII 2003 – 2008 [71]; Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Viêt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế [73]. Trong các công trình khoa học trên, các tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng biểu hiện của đạo đức, lối sống của thanh niên. Những biểu hiện đó 10

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net