Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác khoáng sản tỉnh bình dương

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác khoáng sản tỉnh bình dương

MỤC LỤC TÓM TẮT........................................................................................................................1 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ...................................................2 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP .............................................................. 3 3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................4 CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................ 5 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .......5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước..................................................................5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 11 1.2. ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ..................................................................15 1.3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................................................19 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................19 1.3.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội .............................................................................23 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................26 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................26 2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU ........................................27 2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ......................................................27 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................27 CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................29 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................29 3.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.....................................................................................................................29 3.1.1. Hiện trạng cấp phép thăm dò khoáng sản....................................................29 3.1.2. Hiện trạng cấp phép khai thác khoáng sản ..................................................29 3.1.3. Hiện trạng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp khai khoáng .........31 3.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG .....................................32 ii 3.2.1. Tình hình thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản của doanh nghiệp............................................................................................. 33 3.2.2. Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ cộng đồng của doanh nghiệp ...43 3.2.3. Tình hình thực hiện các chính sách đối với người lao động của doanh nghiệp ............................................................................................................................... 47 3.2.4. Kết luận .......................................................................................................50 3.3. GIẢI PHÁP.........................................................................................................55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................57 KẾT LUẬN ...............................................................................................................57 KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 59 PHỤ LỤC ......................................................................................................................60 iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BD : Bình Dương CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa CP : Cổ phần CSR : Corporate Social Responsibility Cty : Công ty Cxd : Cát xây dựng ĐN : Đồng Nai ĐTM : Đánh giá tác động môi trường Đxd : Đá xây dựng GPKT : Giấy phép khai thác HTX : Hợp tác xã KAD : Không áp dụng KS : Khoáng sản KS&XD : Khoáng sản và xây dựng LHQ : Liên Hợp Quốc MTV : Một thành viên Sgn : Sét gạch ngói TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VLN : Vật liệu nổ VLXD : Vật liệu xây dựng iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TNXH của doanh nghiệp theo EU (2010) .....5 Bảng 1.2. Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TNXH của doanh nghiệp theo Tarhan Okan và nnk (2015)........................................................................................................................7 Bảng 1.3. Bộ tiêu chí theo Clarissa Lins và Elizabeth Horwitz (2007) ..........................9 Bảng 1.4. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp than Việt Nam .............12 Bảng 1.5. Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác khoáng sản .....................................................................................................................16 Bảng 1.6. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo giá hiện hành ...............24 Bảng 3.1. Bảng thống kê hoạt động cấp phép khai thác khoáng sản đến cuối năm 2015 .......................................................................................................................................30 Bảng 3.2. Mức độ thực hiện cấp phép khai thác so với thăm dò ..................................30 Bảng 3.3. Danh sách các công ty khảo sát theo 2 chủ đề môi trường và cộng đồng ....32 Bảng 3.4. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả ................................................................................34 Bảng 3.5. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí thải, tiếng ồn, rung động................................................35 Bảng 3.6. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước .....................................................................................39 Bảng 3.7. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của các doanh nghiệp về nội dung giảm thiểu tác động đến môi trường đất, cảnh quan và đa dạng sinh học.............................. 41 Bảng 3.8. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn ....................................................................42 Bảng 3.9. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường .......................................................................43 Bảng 3.10. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung hỗ trợ cơ sở hạ tầng ..................................................................................................................44 Bảng 3.11. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung hỗ trợ tài chính .........................................................................................................................45 Bảng 3.12. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung thực hiện các chương trình cho cộng đồng ............................................................................47 v Bảng 3.13. Danh sách các doanh nghiệp khảo sát theo chủ đề người lao động ............48 Bảng 3.14. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung nâng cao kỹ năng chuyên môn cho người lao động và bình đẳng giới ..................................48 Bảng 3.15. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung sự tham gia của người lao động trong các quyết định của công ty .............................................49 Bảng 3.16. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung khám sức khỏe, an toàn lao động ............................................................................................ 50 Bảng 3.17. Bảng điểm đánh giá mức độ thực hiện của doanh nghiệp về nội dung cân đối giữa công việc và cuộc sống cá nhân ............................................................................50 Bảng 3.18. Tổng điểm thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp .................54 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bình Dương ........................................................................19 Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .....................................................................26 Hình 3.1. Ô nhiễm bụi khi không lắp đặt hệ thống phun sương tại mỏ Tân Mỹ A ......37 Hình 3.2. Một số hình ảnh thực địa ở mỏ Sgn Long Nguyên của Becamex .................38 Hình 3.3.Biểu đồ thể hiện tổng điểm thực hiện của 14 doanh nghiệp về môi trường...51 Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện tổng điểm thực hiện của 14 doanh nghiệp về cộng đồng ...52 Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện tổng điểm thực hiện của 3 doanh nghiệp về người lao động .......................................................................................................................................53 vii TÓM TẮT Bình Dương là tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, cùng với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nguồn khoáng sản vật liệu xây dựng của tỉnh đã cung cấp một phần không nhỏ trong công cuộc đổi mới cơ sở hạ tầng, nâng cao giá trị bộ mặt đô thị không những chỉ riêng trong tỉnh mà còn cung cấp cho các vùng lân cận, từng bước trở thành trung tâm phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương có đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển của tỉnh về kinh tế, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro đến môi trường và xã hội. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khai khoáng phải chia sẻ những lợi ích đó để ngăn chặn, hạn chế hoặc giảm thiểu các mối nguy tiềm ẩn ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội hay chính là thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Trước tình hình đó, báo cáo tiến hành đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp khai khoáng tỉnh Bình Dương theo các tiêu chí về trách nhiệm xã hội có thể áp dụng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và đề ra các giải pháp hoàn thiện các mặt còn hạn chế. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Như trước đây, các doanh nghiệp chỉ nghĩ tới việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nhưng đến hiện nay, tâm lý đó đã thay đổi, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến cách thức các công ty làm ra các sản phẩm đó, có thân thiện với môi trường sinh thái, với cộng đồng, có nhân đạo và lành mạnh hay không (Cung và Đức, 2008), do vậy các doanh nghiệp đã chú ý hơn tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và đó là một giải pháp đang được áp dụng, bước đầu đem lại những hiệu quả tích cực. Những hành động mà doanh nghiệp đã thực thực trong suốt quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh chính là một phần quan trọng trong cách họ thể hiện trách nhiệm xã hội của mình. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, khẳng định thương hiệu trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho họ. Thực hiện trách nhiệm xã hội tốt còn tạo dựng nên uy tín lâu dài- điều mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được, được sự ủng hộ của cộng đồng, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Cùng với nhịp độ phát triển của kinh tế toàn cầu, quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của nước ta cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi kỹ thuật cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và đầu tư, nhu cầu sử dụng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng cũng ngày một tăng trên từng đoạn đường đổi mới. Khoáng sản là tài nguyên chung của cả quốc gia, ngành khai thác khoáng sản bên cạnh mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhưng cũng không tránh khỏi việc gây ra các tác động xấu đến môi trường và xã hội nếu không được quản lý hiệu quả. Các hoạt động khai thác khoáng sản luôn tiềm ẩn những rủi ro không chỉ ảnh hưởng trực tiếp môi trường mà còn tác động đến đời sống, sức khỏe của cộng đồng và người lao động: chịu hệ lụy do khai thác làm ô nhiễm môi trường trong và sau quá trình khai thác, sinh kế không ổn định do mất đất canh tác,…Như đã nói, khoáng sản là tài nguyên chung, ngành công nghiệp khai khoáng mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho các công ty khai thác, chính 2 vì vậy họ phải chia sẻ những lợi ích có được với cộng đồng và người lao động, chính là phải thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR–Corporate Social Responsibility) với cộng đồng. Thế nhưng ở Việt Nam, vấn đề này khá xa lạ và chưa được quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp khai khoáng tuy có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng nhưng lại chưa đề cập nhiều đến CSR, chỉ có 8/55 doanh nghiệp khai khoáng có chương trình nghiên cứu và thực hiện CSR có đăng tải thông tin trên trang web của họ (Hương và Thủy, 2015). Trong khi đó, Bình Dương là tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, được nhiều doanh nghiệp khai thác đầu tư và hằng năm được các cơ quan chức năng Bình Dương lập dự án quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản. Thêm vào đó hiện nay, trách nhiệm xã hội là xu thế lớn mạnh trên thế giới, và trở thành một yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Trách nhiệm xã hội không chỉ là thước đo thành công giữa của các doanh nghiệp mà còn là công cụ để doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Thấy được tầm quan trọng đó và bối cảnh khai thác khoáng sản ở Bình Dương nên vấn đề đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp khai khoáng tỉnh Bình Dương trở nên cần thiết. Một mặt để có cái nhìn tổng quan về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, qua đó rút ra những mặt hạn chế để từ đó đề xuất nên các giải pháp giúp các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện trách nhiệm xã hội, chung tay hướng tới phát triển bền vững. “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội là doanh nghiệp có những đóng góp để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, bảo tồn phát triển văn hóa bản địa, phát triển sinh kế ổn định” (Hương và Thủy, 2015). 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đánh giá được tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở khu vực phía Nam, nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bình Dương. 3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Nội dung nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu đề ra cần hoàn thành các nội dung như sau: - Thu thập tài liệu về đặc điểm tự nhiên và kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu. 3 - Thu thập tài liệu về CSR, bộ tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác khoáng sản. - Thu thập số liệu điều tra của các doanh nghiệp khai khoáng ở Bình Dương về việc thực hiện trách nhiệm xã hội do Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam thực hiện. - Tiến hành khảo sát thực địa một số mỏ khai thác. - Thống kê số liệu điều tra được thu thập, từ đó đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Bình Dương. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số mỏ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (đá xây dựng, sét gạch ngói) ở tỉnh Bình Dương. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu - Thu thập các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu, qua đó đánh giá tầm quan trọng của việc thực hiện CSR với sự phát triển kinh tế khu vực. - Các số liệu điều tra về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại khu vực nghiên cứu. * Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu sẽ được xử lý, thống kê theo các chủ đề, nội dung của bộ tiêu chí bằng phần mềm Excel 2013. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không hề mới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về CSR và các công ty đã thực hiện CSR một cách nghiêm túc và bài bản, việc thực hiện CSR không đơn thuần chỉ là tác động đến sự phát triển hiện tại của doanh nghiệp mà còn là công cụ để hướng đến phát triển bền vững. Chính vì vậy nhiều bộ tiêu chí khác nhau đã được nghiên cứu, đề xuất và được áp dụng tùy vào mỗi quốc gia và lĩnh vực để đánh giá mức độ thực hiện CSR. Điển hình như bộ tiêu chí của EU (2010) đã được áp dụng rộng rãi ở châu Âu. Nội dung bộ tiêu chí cơ bản là bảng 26 câu hỏi thuộc 5 nhóm chính (Bảng 1.1). Các câu hỏi được sử dụng để tiến hành khảo sát, lấy ý kiến với các mục trả lời: (1) Đã thực hiện, (2) Không thực hiện, (3) Đã thực hiện một phần, (4) Không nhận thức được, (5) Đã nhận thức nhưng không thực hiện. Bảng 1.1. Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TNXH của doanh nghiệp theo EU (2010) Nhóm chính Các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1. Công ty có khuyến khích công nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp (ví dụ: thông qua các quá trình đánh giá, kế hoạch đào tạo…). 2. Công ty có chính sách giảm thiểu sự phân biệt đối xử với và giữa những người lao động tại nơi làm việc. Các chính 3. Công ty có thường tạo điều kiện cho nhân viên tham gia bàn thảo sách tại nơi các vấn đề quan trọng của công ty. làm việc 4. Công ty có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của người lao động tại nơi làm việc. 5. Công ty có tạo điều kiện cho người lao động cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tư (ví dụ: làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt…). 5 Nhóm chính Các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 6. Công ty có chính sách đảm bảo sự trung thực và công bằng trong các hợp đồng với đối tác (nhà cung cấp, người mua hàng…). 7. Công ty có chính sách cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn hiệu và đảm bảo dịch vụ sau bán hàng cho người Các chính mua. sách về thị 8. Công ty có cam kết thanh toán đúng hạn các khoản phải trả cho trường đối tác. 9. Công ty có quy trình khiếu nại, giải quyết tranh chấp với khách hàng, nhà cung ứng và các bên có liên quan khác. 10. Công ty có cùng phối hợp với các đối tác khác để giải quyết các vụ tranh chấp liên đới. 11. Công ty có cố gắng giảm mức tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất. 12. Công ty có cố gắng giảm thiểu và tái sử dụng rác thải trong quá trình sản xuất. 13. Công ty có nỗ lực tránh gây ô nhiễm môi trường (khí thải độc hại, nước thải, tiếng ồn). Các chính 14. Công ty có nỗ lực bảo vệ môi trường tự nhiên nơi hoạt động sản sách về môi xuất kinh doanh. trường 15. Công ty có tính đến các ảnh hưởng đối với môi trường khi thiết kế và sản xuất sản phẩm mới (đánh giá mức tiêu thụ năng lượng, khả năng tái sử dụng…). 16. Công ty có cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến yếu tố môi trường trên nhãn hiệu sản phẩm và các bản thông tin cho khách hàng và nhà cung ứng. 17. Công ty có thường xuyên tạo cơ hội đào tạo cho người dân địa Các chính phương trong khu vực hoạt động của công ty. sách đối với 18. Công ty có thiết lập mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa cộng đồng phương để cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động. 6 Nhóm chính Các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 19. Công ty có ưu tiên mua nguyên liệu, hàng hóa khác từ các công ty địa phương. 20. Công ty có khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động cộng đồng. 21. Công ty có thường xuyên tài trợ cho các hoạt động và dự án của cộng đồng (về y tế, giáo dục, giao thông công cộng…). 22. Công ty có xác định rõ những giá trị của doanh nghiệp và những quy tắc ứng xử. 23. Công ty có truyền tải những giá trị của doanh nghiệp tới khách hàng, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và các bên quan tâm khác (ví dụ trong thuyết trình sale, tiếp thị,…). Các giá trị 24. Khách hàng có nhận thức được các giá trị và quy tắc ứng xử của của công ty doanh nghiệp. 25. Các nhân viên có nhận thức được các giá trị và quy tắc ứng xử của doanh nghiệp. 26. Công ty có đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của các giá trị và quy tắc ứng xử của doanh nghiệp. (Nguồn: EU, 2010) Hay bộ tiêu chí của Tarhan Okan và nnk (2015) trong A Coporate Social Responsibility Framework For Mining Sector Using Analytic Network Process được đề xuất để đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nội dung của bộ tiêu chí gồm 21 tiêu chí nằm trong 5 nhóm chính (Bảng 1.2). Bảng 1.2. Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TNXH của doanh nghiệp theo Tarhan Okan và nnk (2015) Nhóm Các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1. Tạo việc làm và đầu tư cho con người. Tiêu chí về 2. Đóng góp cho nền kinh tế thông qua việc trả thuế cho nhà nước. kinh tế 3. Khuyến khích thị trường địa phương và ngăn chặn sự di dời dân cư. 4. Tạo ra lợi nhuận. 7 Nhóm Các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 5. Tuân theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và các pháp luật có liên quan. Tiêu chí 6. Tuân thủ luật an toàn lao động. về pháp lý 7. Không hoạt động với những công nhân không có bảo hiểm. 8. Liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra. 9. Không gây ra những tác động xấu đến các thành phần môi trường không khí, nước, đất. Tiêu chí về 10. Không gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội. môi trường 11. Không gây ra những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. 12. Giảm thiểu hết mức các tác động của xyanua, các nguyên tố khác, các chất thải trong môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 13. Các bản báo cáo phải mang tính xác thực và tiếp diễn. 14. Thực hiện các yêu cầu về môi trường và xã hội nằm ngoài lĩnh vực Tiêu chí pháp lý. về đạo đức 15. Có sự tham gia của công đoàn lao động. 16. Quản trị công ty. 17. Hỗ trợ các dịch vụ xã hội địa phương. 18. Những lợi ích xã hội cho người lao động. Tiêu chí 19. Các hoạt động từ thiện cho xã hội. về từ thiện 20. Thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ doanh nghiệp địa phương. 21. Giữ gìn bản sắc bản địa. (Nguồn: Tarhan Okan và nk, 2015) Một bộ tiêu chí khác được áp dụng ở Bra-xin để đánh giá mức độ phát triển bền vững của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Thang đo đánh giá được thể hiện bằng các vòng tròn khác màu, vòng tròn màu xanh cho thấy luôn thực hiện đầy đủ, vòng tròn màu vàng cho biết chỉ mới thực hiện một phần, vòng tròn màu đỏ chỉ ra hoặc là hoạt động không đạt yêu cầu hoặc là không đầy đủ thông tin để đánh giá và vòng tròn màu xám chỉ ra rằng các công ty không áp dụng các chỉ tiêu đã đưa ra. Có 4 nhóm chỉ tiêu là 8 môi trường, xã hội, kinh tế và mức độ cai quản đất nước. Cụ thể hơn được thể hiện qua (Bảng 1.3). Bảng 1.3. Bộ tiêu chí theo Clarissa Lins và Elizabeth Horwitz (2007) Lĩnh vực Chủ đề Các vấn đề ISO 14000 Kế hoạch quản lý tài nguyên đất Quản lý môi Kế hoạch đa dạng sinh học trường, đa dạng Môi trường Phục hồi các vùng đất bị xáo trộn sinh học và Không khảo sát tại những nơi là Di sản văn hóa tài nguyên đất thế giới Cam kết có những tác động tích cực đến đất Cách giải quyết biến đổi khí hậu Quan trắc, xác định lượng CO2 phát thải Biến đổi khí hậu Cam kết giảm cường độ năng lượng Chương trình tăng hiệu quả năng lượng Đáp ứng mục tiêu cắt giảm khí thải Chính sách bảo vệ nguồn nước Tái sử dụng nước Quản lý Quan trắc, xác định nước sử dụng nguồn nước Giảm bớt việc sử dụng nước Hội nghị về việc sử dụng nước An toàn cho người Chính sách an toàn bằng văn bản lao động và cộng Mục tiêu không tai nạn đồng Các tiêu chuẩn về sức khỏe Sử dụng tiêu chuẩn AA1000AS Xã hội Cam kết với cộng đồng địa phương Sự cam kết của Cam kết với người dân bản địa các bên liên quan Cam kết với các tổ chức phi chính phủ có liên quan Cam kết với với người lao động 9 Lĩnh vực Chủ đề Các vấn đề Cam kết với khách hàng Cam kết với chính phủ Cam kết với nhà thầu và nhà cung cấp Cam kết với nhà đầu tư Theo dõi các bên liên quan Cơ chế giải quyết khiếu nại Mục tiêu không có người lao động bị nhiễm trùng Cung cấp việc kiểm tra mang tính tự nguyện Cung cấp liệu pháp kháng vi rút Làm giảm Đảm bảo tiếp cận phù hợp về chăm sóc y tế HIV/AIDS Trả phí cho việc thử nghiệm các loại vắc xin HIV mới Các chương trình giáo dục về AIDS Đánh giá tuổi thọ trước khi bắt đầu khai thác mỏ Các chính sách về đóng cửa mỏ Các chính sách về Các chính sách đối với việc tạo ra các đô thị mỏ chu kỳ của mới mỏ khai thác Tham khảo ý kiến các bên có liên quan Tái định cư dựa trên hướng dẫn quốc tế Có tạo mối quan hệ tốt giữa lao động tại nơi khác đến và lao động tại địa phương Không có chính sách buộc tội Quyền con người Chính sách tự do đoàn thể Chính sách đối với lao động trẻ em/lao động cưỡng bức Kế hoạch tạo ra thu nhập cộng đồng Phát triển Cải tiến các dịch vụ cộng đồng cộng đồng Phát triển cơ sở vật chất hạ tầng Sử dụng lực lượng lao động địa phương 10 Lĩnh vực Chủ đề Các vấn đề Chương trình đào tạo công nhân Các sáng kiến giáo dục cộng đồng Yêu cầu phát triển kinh tế môi trường cho các nhà Cung cấp cung cấp chuỗi quản lý Hướng dẫn cung cấp cho các nhà cung cấp Lựa chọn các nhà cung cấp có hiệu suất cao Báo cáo GRI G3 Sự rõ ràng và trách Thành viên của EITI nhiệm giải trình Tỷ lệ rõ ràng đạt 4/4 trong citigroup Kinh tế và Xuất bản các chính sách sự cai quản Được liệt kê có chỉ số DJSI Các chỉ số hoạt Được liệt kê có chỉ số FTSE4Good động bên ngoài Xếp hạng Golman Sachs ESG Xếp hạng citigroup ICMM Cơ quan Hiệp ước toàn cầu của LHQ (UN Global Compact) Lĩnh vực riêng Các nguyên tắc tự nguyện về an ninh và nhân biệt/Hành động quyền toàn cầu Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của LHQ Nguồn cấp vốn chủ động (Resource Endowment Initiative) (Nguồn: Clarissa Lins và Elizabeth Horwitz 2007) 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tình hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội trong nước có thể kể đến như bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp” của PGS.TS. Nguyễn Đình Tài, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2015) đã phân tích vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững, các lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội. Đưa ra các vấn đề về 11 trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nhà nước, đồng thời nêu ra các biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bài báo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức (2008) cũng đã trình bày thực trạng hoạt động CSR ở Việt Nam, nêu ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước về CSR. Hay bài báo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may- Trường hợp Công ty cổ phần May Đáp Cầu” của Nguyễn Phương Mai (2013) đã sử dụng 21/26 câu hỏi trong bộ tiêu chí của EU (2010) để đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dệt may. Kết quả khảo sát cho thấy công ty đã và đang thực hiện nhiều vấn đề CSR ở các mức độ khác nhau. Một số vấn đề CSR liên quan đến nhà cung ứng và khách hàng đã được công ty thực hiện một phần, song cũng có những vấn đề công ty chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức và lên kế hoạch để thực hiện, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến trách nhiệm về môi trường và trách nhiệm đối với người lao động. Bên cạnh đó còn có nghiên cứu đề xuất mô hình và bộ chỉ tiêu nhằm hướng đến phát triển bền vững cho ngành công nghiệp than ở Việt Nam của Nguyễn Minh Duệ và Nguyễn Công Quang (2013). Tác giả đã đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp than Việt Nam gồm 3 nhóm chỉ tiêu chính đó là: chỉ tiêu phát triển bền vững kinh tế (gồm 3 chủ đề chính với 10 chỉ tiêu), chỉ tiêu phát triển bền vững xã hội (gồm 13 chỉ tiêu) và chỉ tiêu phát triển bền vững môi trường (gồm 8 chỉ tiêu). Nội dung cụ thể các chỉ tiêu được thể hiện ở (Bảng 1.4). Bảng 1.4. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp than Việt Nam 1. KINH TẾ (10 chỉ tiêu) Chủ đề chính Các chỉ tiêu Phát triển sản ECC01: Trữ lượng mới thăm dò xác minh thêm trong kỳ. xuất kinh doanh ECC02: Tỷ lệ tổn thất kỳ này so với kỳ trước. than ECC03: Tốc độ tăng hàng năm. ECC04: Tỷ lệ tăng trưởng giá trị gia tăng OR lợi nhuận. ECC05: Tỷ lệ doanh thu sản phẩm qua chế biến trên tổng sản phẩm. 12 ECC06: Tỷ lệ doanh thu sản phẩm mới trên tổng doanh thu than trong kỳ. ECC07: Tỷ lệ than tính theo đầu người. Phát triển sản ECC08: Tỷ lệ tổng doanh thu các sản phẩm đa ngành trên nền xuất kinh doanh than/tổng doanh thu các sản phẩm trong chuỗi giá trị gia tăng trên đa ngành trên nền than. nền than Phát triển sản ECC09: Mức sản lượng OR doanh thu sản phẩm than giảm trong phẩm thay thế kỳ so với kỳ trước. nguyên, nhiên ECC10: Tỷ lệ giá trị sản phẩm mới thay thế than trên tổng giá trị liệu than (điện, sản phẩm. khí sinh học năng lượng mới tái tạo...) 2. XÃ HỘI (13 chỉ tiêu) Chủ đề chính Các chỉ tiêu Đáp ứng nhu cầu SOC 01: Tỷ lệ sản lượng khai thác than đạt được so với nhu cầu phát triển kinh tế của nền kinh tế đối với loại than đó. xã hội - nhà nước SOC 02: Tốc độ gia tăng các khoản nộp ngân sách nhà nước (năm). và địa phương SOC 03: Tốc độ gia tăng các khoản nộp ngân sách nhà nước địa phương. SOC 04: Tỷ trọng GDP ngành than so với GDP cả nước. Lao động, việc SOC 05: Tốc độ gia tăng tổng số lao động làm việc hàng năm của làm - PTVH - toàn ngành than. GD - y tế - SOC 06: Tỷ lệ số lao động là người địa phương so với tổng lao xoá đói nghèo động toàn ngành than. SOC 07: Tỷ lệ % chi phí cho giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực năm nay so với năm trước. SOC 08: Tỷ lệ % đóng góp cho phát triển hạ tầng ngành than. SOC 09: Tỷ lệ % đóng góp cho phát triển văn hoá - y tế - xoá đói giảm nghèo năm nay so với năm trước. 13 SOC 10: Tỷ lệ lao động có sức khoẻ tốt so với tổng số lao động. SOC11: Tỷ lệ lao động nữ và cán bộ nữ trên tổng số lao động hoặc cán bộ. SOC12: Tỷ lệ hộ nghèo trong DN so với tổng số hộ CBCN viên. SOC13: Tỷ lệ chi phí phúc lợi xã hội - y tế cho 1 lao động ngành so với tổng số chi phí cho y tế năm trước. 3. MÔI TRƯỜNG (8 chỉ tiêu) Chủ đề chính Các chỉ tiêu An toàn lao động ENC 01: Tỷ lệ % tai nạn năm sau so với năm trước. Chất thải, phế ENC 02: Tỷ lệ giảm thiểu khối lượng chất thải phát sinh trong quá thải trình sản xuất. Các thông số ENC 03: Tỷ lệ % tái chế, thu hồi sử dụng chất thải, phế thải với môi trường tổng khối lượng chất thải phát sinh trong kỳ. ENC 04: Tỷ lệ % thông số môi trường đạt tiêu chuẩn trên tổng số thông số môi trường. Sản phẩm sạch ENC 05: Tỷ lệ % giá trị sản phẩm sạch so với tổng giá trị sản phẩm sản xuất. Môi trường lao ENC 06: Tỷ lệ % doanh nghiệp (đơn vị) đạt tiêu chuẩn theo ISO động an toàn-sức 14000 so với tổng số doanh nghiệp của ngành (của đơn vị). khoẻ ENC 07: Tỷ lệ % số lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm so với tổng số lao động. ENC 08: Tỷ lệ % số người lao động mắc bệnh nghề nghiệp so với tổng số lao động. (Nguồn: http://nangluongvietnam.vn) Trong lĩnh vực khai khoáng các nghiên cứu về CSR rất hạn chế, có thể kể đến bài báo “Cần có cách tiếp cận mới đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp khai khoáng ở Việt Nam” của Hoàng Thị Thanh Hương và Hoàng Thị Thanh Thủy (2015). Trong nghiên cứu này tác giả đã kết hợp sử dụng hai bộ tiêu chí của Rodrigo E. and Kathleen (2013) và liên minh châu Âu (2010) để đánh giá mức độ thực hiện CSR của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam, tập trung trong 2 lĩnh vực trách nhiệm đối với cộng đồng và trách nhiệm đối với người lao động. Kết 14

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net