Đánh giá hiệu quả xứ lý mùi tại chuồng trại chăn nuôi bò sữa bằng chế phẩm vi sinh coste mt01 ở quy mô trang trại tại huyện duy tiên, tỉnh hà nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả xứ lý mùi tại chuồng trại chăn nuôi bò sữa bằng chế phẩm vi sinh coste mt01 ở quy mô trang trại tại huyện duy tiên, tỉnh hà nam

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ MÙI TẠI CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ SỮA BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH COSTE-MT01 Ở QUY MÔ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGUYỄN ĐỨC ANH HÀ NỘI, NĂM 2019 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ MÙI TẠI CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ SỮA BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH COSTE-MT01 Ở QUY MÔ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM NGUYỄN ĐỨC ANH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN THỊ HÒA 2. TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI HÀ NỘI, NĂM 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Thị Hòa Cán bộ hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Thị Phương Mai Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Nguyễn Văn Nam Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thu Huyền Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 21 tháng 01 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn này là thành quả thực hiện của bản thân tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài vừa qua. Những kết quả thực nghiệm được trình bày trong luận văn này là trung thực do tôi và các cộng sự thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hòa – Trưởng phòng Nghiên cứu Triển khai, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường, Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam và TS. Nguyễn Thị Phương Mai – Giảng Viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Các kết quả nêu trong luận văn chưa đuợc công bố trong bất kỳ công trình nào của các nhóm nghiên cứu khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã trình bày trong bản báo cáo này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đức Anh i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả xứ lý mùi tại chuồng trại chăn nuôi bò sữa bằng chế phẩm vi sinh COSTE - MT01 ở quy mô trang trại tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam". Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hòa - Trưởng phòng Nghiên cứu Triển khai, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường và TS. Nguyễn Thị Phương Mai khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã định hướng và tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng Khoa học Công nghệ môi trường, Ban lãnh đạo Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ông Phạm Công Sứ, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Mộc Bắc – Huyện Duy Tiên – Hà Nam, đã tạo điều kiện và đồng hành cùng tôi trong quá trình triển khai tại địa phương. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy - cô khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học cao học tại trường. Cuối cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, các anh chị em trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã đồng hành, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quãng thời gian học tập và là nguồn động lực để tôi vươn lên. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2019 Học viên Nguyễn Đức Anh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii THÔNG TIN LUẬN VĂN ...................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 3 1.1. Hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Hà Nam .............. 3 1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam .......................................................... 3 1.1.2. Hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở Hà Nam .......................................................... 11 1.1.3. Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa huyện Duy Tiên đến năm 2020 .......... 15 1.1.4. Hiện trạng chăn nuôi bò sữa tại huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam ...................... 17 1.1.5. Tình hình chăn nuôi bò sữa xã Mộc Bắc năm 2017........................................ 18 1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường trong chuồng trại chăn nuôi bò sữa .................. 20 1.2.1. Thành phần của các vấn đề ô nhiễm trong chăn nuôi bò sữa.......................... 20 1.2.2. Ảnh hưởng của khí thải trong chăn nuôi bò sữa đến môi trường ................... 26 1.2.3. Các phương pháp xử lý mùi trong chăn nuôi .................................................. 32 1.3. Vai trò của vi sinh vật trong xử lý mùi chuồng trại chăn nuôi. ......................... 34 1.4. Chế phẩm vi sinh COSTE-MT01....................................................................... 36 CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU38 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 38 2.1.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 38 2.1.2. Hoá chất và thiết bị sử dụng ............................................................................ 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 39 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 39 2.2.2. Tổng hợp và xử lý thông tin ............................................................................ 39 iii 2.2.3. Phương pháp logic nghiên cứu ........................................................................ 39 2.2.4. Bố trí thí nghiệm............................................................................................ 40 2.2.5. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ......................................................... 42 2.2.6. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ............................................. 47 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 54 3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường trong chăn nuôi bò sữa tại xã Mộc Bắc .......... 54 3.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã Mộc Bắc.................................................... 54 3.1.2. Hiện trạng ô nhiễm không khí tại các hộ chăn nuôi xã Mộc Bắc ................... 57 3.1.3. Tình hình thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường của các hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Mộc Bắc ....................................................................................... 59 3.2. Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE-MT01 xử lý mùi tại các hộ chăn nuôi bò sữa ................................................................................................... 60 3.2.1. Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE-MT01 ...................... 60 3.2.2. Các bước tiến hành thực hiện .......................................................................... 61 3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý mùi cho chuồng trại chăn nuôi bò sữa ........................ 62 3.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu môi trường không khí khu vực chăn nuôi bò sữa trước khi sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE-MT01 ................................................. 62 3.3.2. Đánh giá một số chỉ tiêu môi trường không khí khu vực chăn nuôi bò sữa sau khi sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE-MT01. .......................................................... 65 3.3.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả xử lý môi trường không khí bằng chế phẩm vi sinh COSTE-MT01 tại 05 hộ CNBS xã Mộc Bắc .................................................... 78 3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE-MT01 đến môi trường tại khu vực nghiên cứu ................................................................................................... 89 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93 PHỤ LỤC iv THÔNG TIN LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Anh Lớp: CH3AMT1 Khoá: CH3 (2017-2019) Cán bộ hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Thị Hòa Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Phƣơng Mai Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả xứ lý mùi tại chuồng trại chăn nuôi bò sữa bằng chế phẩm vi sinh COSTE - MT01 ở quy mô trang trại tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam". Tóm tắt luận văn Chế phẩm vi sinh COSTE-MT01 là một sản phẩm được trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam nghiên cứu để xử lý mùi chuồng nuôi gia súc, gia cầm cho các hộ nông dân. Chế phẩm có tác dụng phân hủy nhanh các chất hữu cơ cao phân tử, cạnh tranh môi trường dinh dưỡng với các vi sinh vật phát sinh khí H2S, NH3… Kết quả nghiên cứu cho thấy sau thời gian sử dụng chế phẩm COSTE-MT01 mùi chuồng giảm đáng kể với hiệu quả cao, theo dõi nồng độ khí NH3 và H2S trong chuồng trại chăn nuôi giảm khoảng 50% - 70% so với thời điểm trước khi sử dụng chế phẩm. Hạn chế được ảnh hưởng của mùi phát sinh từ chăn nuôi bò sữa tới chất lượng môi trường. Đồng thời, mật độ ruồi muỗi cũng giảm hơn so với khi không sử dụng chế phẩm. Đề tài: “Đánh giá hiệu quả xứ lý mùi tại chuồng trại chăn nuôi bò sữa bằng chế phẩm vi sinh COSTE - MT01 ở quy mô trang trại tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam", không những có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ứng dụng các sản phẩm khoa học vào thực tiễn, mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực chăn nuôi bò sữa như hiện nay. v DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ vi t tắt Giải thích CNBS Chăn nuôi bò sữa NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn UBND Ủy ban Nhân dân EM Vi sinh vật hữu hiệu QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam LMHTXVN Liên minh Hợp tác Xã Việt Nam LMHTX Liên minh Hợp tác Xã BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường KHCN&MT Khoa học Công nghệ và Môi trường vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số lượng đàn bò sữa của Việt Nam năm 2000-2017 [5]. ...........................8 Bảng 1.2: Năng suất sữa bình quân của bò qua các năm (kg/chu kỳ, 305 ngày). .......9 Bảng 1.3: Số lượng bò sữa và sản lượng sữa vùng Đồng bằng Sông Hồng .............11 Bảng 1.4: Tổng đàn bò sữa của huyện đến năm 2020 đạt 3.500 con ........................15 Bảng 1.5: Kế hoạch mở rộng và lập mới quy hoạch khu chăn nuôi bò sữa tập trung ...................................................................................................................................16 Bảng 1.6: Quy hoạch vùng nguyên liệu chăn nuôi bò sữa ........................................16 Bảng 1.7: Giới hạn cho phép các khí có mùi trong chuồng nuôi. .............................27 Bảng 1.8: Đặc điểm các khí sinh ra khi phân hủy kị khí. .........................................28 Bảng 1.9: Tác hại của amoniac lên người, gia súc, gia cầm. ....................................29 Bảng 1.10: Tác hại của H2S lên người ......................................................................32 Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu trước và sau khi ứng dụng chế phẩm vi sinh COSTE- MT01 tại 05 hộ đã lựa chọn ......................................................................................41 Bảng 3.1: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu khí thải trong môi trường không khí tại 05 hộ CNBS trước khi sử dụng chế phẩm COSTE-MT01 .......................................62 Bảng 3.2: Kết quả phân tích một số vi sinh vật trong môi trường không khí tại 05 hộ CNBS trước khi sử dụng chế phẩm COSTE-MT01 .................................................64 Bảng 3.3: Nồng độ khí NH3 trong chuồng tại 05 hộ chăn nuôi bò sữa.....................65 Bảng 3.4: Nồng độ khí NH3 ngoài chuồng tại 05 hộ chăn nuôi bò sữa ....................67 Bảng 3.5: Nồng độ khí H2S trong chuồng tại 05 hộ chăn nuôi bò sữa .....................68 Bảng 3.6: Nồng độ khí H2S ngoài chuồng tại 05 hộ chăn nuôi bò sữa .....................69 Bảng 3.7: Nồng độ khí CO2 trong chuồng tại 05 hộ chăn nuôi bò sữa .....................71 Bảng 3.8: Nồng độ khí CO2 ngoài chuồng tại 05 hộ chăn nuôi bò sữa ....................72 Bảng 3.9: Nồng độ khí CH4 trong chuồng tại 05 hộ chăn nuôi bò sữa .....................73 Bảng 3.10: Nồng độ khí CH4 ngoài chuồng tại 05 hộ chăn nuôi bò sữa ..................75 Bảng 3.11: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật trong chuồng nuôi sau khi sử dụng chế phẩm tại 05 hộ CNBS ở xã Mộc Bắc ....................................................76 vii Bảng 3.12: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật ngoài chuồng nuôi sau khi sử dụng chế phẩm tại 05 hộ CNBS ở xã Mộc Bắc ....................................................77 Bảng 3.13: Nồng độ khí NH3 và H2S ở khu vực trong chuồng nuôi ........................78 Bảng 3.14: Nồng độ khí NH3 và H2S ở khu vực ngoài chuồng nuôi ........................81 Bảng 3.15: Nồng độ khí CH4, CO2 ở khu vực trong chuồng theo dõi 30 tuần .........83 Bảng 3.16: Nồng độ khí CH4, CO2 ở khu vực ngoài chuồng nuôi ...........................86 Bảng 3.17: Kết quả trung bình một số chỉ tiêu vi sinh vật trong chuồng nuôi sau khi sử dụng chế phẩm tại 05 hộ CNBS ở xã Mộc Bắc ....................................................88 Bảng 3.18: Kết quả trung bình một số chỉ tiêu vi sinh vật ngoài chuồng nuôi sau khi sử dụng chế phẩm tại 05 hộ CNBS ở xã Mộc Bắc ....................................................89 Bảng 3.19: Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của chế phẩm .............................89 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Diễn biến sản lượng sữa (từ năm 2000-2017) ..........................................12 Hình 1.2: Sơ đồ các khí sinh ra trong quá trình phân hủy chất thải chăn nuôi .........24 Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu .......................................................................40 Hình 2.2: Sơ đồ lấy mẫu............................................................................................44 Hình 2.3: Phương trình phản ứng Sulfide cho tác dụng với N,N-dimethyl-p- phenylenediamine và với sự có mặt (FeCl3) .............................................................48 Hình 3.1: Một số hình ảnh khảo sát tại các hộ CNBS xã Mộc Bắc ..........................54 Hình 3.2: Một số hình ảnh phỏng vấn các hộ CNBS ................................................55 Hình 3.3: Vị trí 05 hộ chăn nuôi bò sữa ....................................................................58 Hình 3.4: Thao tác lấy mẫu tại khu vực CNBS ........................................................59 Hình 3.5: Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE-MT01 ................................60 Hình 3.6: Tiến hành phun chế phẩm tại chuồng nuôi bò sữa....................................61 Hình 3.7: Biểu đồ nồng độ NH3, H2S ở trong chuồng nuôi theo dõi 30 tuần ...........79 Hình 3.8: Biểu đồ nồng độ khí NH3 và H2S ở ngoài chuồng theo dõi 30 tuần .........82 Hình 3.9: Biểu đồ nồng độ CH4, CO2 ở trong chuồng theo dõi 30 tuần ...................84 Hình 3.10: Biểu đồ nồng độ CH4, CO2 ở ngoài chuồng theo dõi 30 tuần ................87 Hình 3.11: Cán bộ phòng khoa học công nghệ tỉnh Hà Nam xuống tham quan trang trại CNBS ..................................................................................................................90 ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay chăn nuôi bò sữa là một ngành sản xuất nông nghiệp đã mang lại giá trị kinh tế lớn cho nhiều vùng quê nghèo, đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về sữa tươi ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, sau khi những mô hình CNBS cho hiệu quả kinh tế cao, tạo nên một cú huých cho đời sống của người dân thì mọi người lại bắt đầu chạy theo lợi nhuận mà quên đi những sức ép từ những đàn bò này mang đến cho môi trường. Có những khu vực, do người dân CNBS theo mô hình chăn thả nên môi trường đã bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải từ những đàn bò sữa. Huyện Duy Tiên, Hà Nam là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò sữa, đặc biệt các xã ven sông Hồng như: Mộc Bắc, Trác Văn, Chuyên Ngoại,… vì có diện tích đất phù sa lớn. Tính đến tháng 10/2017, huyện Duy Tiên có 107 hộ chăn nuôi bò sữa đạt tổng cộng 1.792 con, trong đó, 710 con bò mẹ đang cho sữa. Sản lượng sữa đạt 13,03 tấn/ngày. Phát triển chăn nuôi bò sữa đã tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương thông qua hoạt động như chăn nuôi, trồng cỏ, dịch vụ thu mua sữa. Tuy nhiên một vấn đề lớn hiện nay là mùi khó chịu phát sinh do hoạt động chăn nuôi. Trong chăn nuôi bò sữa, các chất khí phát thải chủ yếu gồm CO2, NH3, CH4, H2S,… Trong đó một số gây hiệu ứng nhà kính và một số tạo mùi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và vật nuôi. Các khí này sinh ra một phần từ sự biến đổi sinh hóa trong quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ cỏ và phần khác do quá trình phân hủy tiếp tục các chất hữu cơ dư thừa trong phân. Xử lý mùi khó chịu trong chăn nuôi là cấp thiết nhằm cân bằng giữa nhu cầu sản xuất và nhu cầu được sống trong môi trường sạch của người dân. Trong những năm qua phòng Nghiên cứu Triển khai của Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – LMHTXVN đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật tuyển chọn ở Việt Nam để xử lý phế thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt và nước thải. Hiện nay, phòng đang nghiên cứu và hoàn thiện chế phẩm vi sinh COSTE-MT01 để xử lý mùi chuồng nuôi gia 1 súc, gia cầm cho các hộ nông dân. Việc đánh giá hiệu quả của chế phẩm COSTE- MT01 trong xử lý mùi chuồng nuôi bò sữa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ứng dụng các sản phẩm khoa học vào thực tiễn. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả xứ lý mùi tại chuồng trại chăn nuôi bò sữa bằng chế phẩm vi sinh COSTE - MT01 ở quy mô trang trại tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả xử lý mùi trong CNBS bằng chế phẩm vi sinh COSTE - MT01 ở quy mô trang trại. 3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra khảo sát tình hình CNBS và mức độ ô nhiễm môi trường tại các hộ CNBS xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE – MT01 xử lý mùi cho 05 trang trại CNBS tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam - Đánh giá hiệu quả xử lý ô nhiễm không khí tại 05 trang trại tại HTX dịch vụ nông nghiệp xã Mộc Bắc - Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh COSTE-MT01 trong chăn nuôi bò sữa. 2 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Hà Nam 1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam Mặc dù trải qua những năm tháng chiến tranh và khó khăn của đất nước, ngành CNBS đã và đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu sữa tươi trong nước cũng như trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đặc biệt từ sau khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg, ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về "Một số biện pháp và chính sách phát triển CNBS ở Việt Nam thời kỳ 2001- 2010" đã đánh dấu một bước tiến mới cho ngành CNBS của Việt Nam. Ngành CNBS tại các địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh triển khai theo đúng chính sách phát triển CNBS của Chính phủ. Dưới đây là những mốc lịch sử đáng nhớ của ngành CNBS nước ta:  Giai đoạn 1920-1923, Những năm 20 của th kỷ XX CNBS giữ một vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Nuôi bò lấy sữa ở Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1920 do một số di dân người Ấn du nhập các giống bò Zebu (Ongol, Sindhi, Sahiwal…) vào miền Nam để lao tác tại các đồn điền, để tự cung cấp sữa cho mình và cung cấp cho các gia đình người Pháp [1]. Sau đó người Pháp đã nhập khẩu các giống bò chịu nóng như bò Red Sindhi hay gọi là bò Sind và bò Ongle hay gọi là bò Bô vào Sài Gòn và Hà Nội để nuôi và thử nghiệm vắt sữa cung cấp cho họ (người Pháp) ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng bò sữa lúc đó còn ít (khoảng 300 con) và năng suất sữa rất thấp khoảng 2-3 kg/con/ngày [2].  Giai đoạn 1937-1942 Những năm 30 của th kỷ XX Giai đoạn này, tại miền Nam đã hình thành một số trại CNBS ở Sài Gòn - Chợ Lớn, mỗi ngày sản xuất ra hàng nghìn lít sữa tươi và tổng sản lượng sữa đạt trên 360 tấn/năm. Có 6 giống bò đã được nhập vào miền Nam trong thời kỳ này để nuôi, thử nghiệm vắt sữa là Jersey, Ongle, Red Sindhi, Tharpara, Sahiwal và Haryana. Cũng ở miền Nam giai đoạn này, Chính phủ Australia đã giúp đỡ xây dựng Trung tâm nuôi bò sữa thuần Jersey tại Bến Cát, Bình Dương với số lượng 80 3 bò cái, nhưng do điều kiện chiến tranh, Trung tâm này sau đó đã giải thể. Nhưng cũng từ đó, trong thực tế ngành chăn nuôi đã hình thành con lai giữa các giống nói trên với nhau, các giống đó với bò nội. Những giống ngoại và con lai đều được nuôi thử nghiệm để vắt sữa. Bò lai hướng sữa và bò sữa nhiệt đới về sau được nuôi tại Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức trong các trại do tư nhân chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý với qui mô nhỏ từ 10-20 con. Sữat tươi sản xuất ra được cung cấp cho các nhà hàng và trực tiếp cho người tiêu dung [2].  Giai đoạn 1954 - 1960 Những năm 50, sau khi hòa bình lập lại và những năm 60 của th kỷ XX Ở miền Bắc, sau khi giải phóng, Nhà nước bắt đầu quan tâm đến phát triển nông nghiệp trong đó có chăn nuôi nói chung và CNBS nói riêng. Các Nông trường quốc doanh được xây dựng như Ba Vì (Hà Tây), Mộc Châu (Sơn La), Than Uyên (Nghĩa Lộ), Tam Đường (Lào Cai), Hữu Nghị (Quảng Ninh), Hà Trung (Thanh Hoá)... cùng với các trạm, trại nghiên cứu về giống, kỹ thuật chăn nuôi nói chung và CNBS nói riêng. Năm 1960, bò sữa lang trắng đen Bắc Kinh lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam nuôi thử nghiệm tại Ba Vì, Sa Pa, Mộc Châu và Than Uyên.[2] Đến năm 1960, có khoảng 1.000 bò sữa được nuôi tại khu vực Sài Gòn: 400 bò lai Sind, 300 bò lai Ongol, 100 bò lai Sahiwal, 100 bò lai HF và 174 bò Jersey thuần tại Bến Cát. Năng suất ghi nhận của bò Jersey là 2.038 kg lứa đầu và 2.400 kg ở lứa sữa thứ 3. Những năm 1963-1968, một vài hộ CNBS cũng nhập bò HF thuần từ Nhật Bản [1].  Giai đoạn những năm 1970 Đến những năm 70, nước ta được Chính phủ Cu Ba viện trợ 1000 con bò sữa Holstein Friesian (HF) về nuôi thử nghiệm tại Mộc Châu. Đồng thời Chính phủ Cu Ba cũng đã giúp ta xây dựng Trung tâm bò đực giống Moncada để nuôi giữ, sản xuất tinh bò đông lạnh. Từ năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, một số bò sữa Holstein Frisian (HF) từ Cu Ba nuôi ở Mộc Châu, Sao Đỏ được chuyển vào nuôi tại Đức Trọng (Lâm Đồng). Bên cạnh đàn HF thuần, phong trào lai tạo giữa bò HF với bò Red Sindhi, bò Vàng Việt Nam, Bò Vàng cải tiến (con lai giữa bò Vàng Việt 4 Nam với tinh các giống bò Zêbu) tạo con lai phục vụ chăn nuôi lấy sữa được đẩy mạnh. Phong trào này được mở rộng, phát triển tại Tp.Hà Nội, Ba Vì (Hà Tây cũ) ở phía Bắc, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tp. Hồ Chí Minh. Đến những năm đầu thập kỷ 1980, đàn bò sữa của Việt Nam chỉ được nuôi tại các trạm trại, nông trường quốc doanh và các cơ sở trực thuộc sở hữu Nhà nước là chính. Quy mô của các cơ sở này thời đó phổ biến là vài trăm con, lớn nhất là Nông trường Mộc Châu - Sao Đỏ khoảng trên 1000 con. Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm chăn nuôi, cơ chế quản lý không phù hợp, điều kiện chế biến, tiêu thụ sữa khó khăn nhiều nông trường đã giải thể do CNBS không có hiệu quả. Đàn bò sữa cũng vì thế giảm sút nhanh chóng [2].  Giai đoạn những năm 1980 Đồng thời với việc nuôi bò thuần nhập nội, chương trình lai tạo bò sữa Hà-Ấn (HFx Lai Sind) cũng được triển khai song song với chương trình Sind hoá đàn bò Vàng nội. Trong thời gian 1985-1987 Việt Nam nhập bò Red Sindhi (cả bò đực và bò cái) từ Pakistan về nuôi ở nông trường Hữu Nghị Việt Nam-Mông Cổ và Trung tâm tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây). Đồng thời năm 1987, bò Sahiwal cũng đã được nhập từ Pakistan về nuôi tại Trung tâm tinh đông lạnh Moncada và Nông trường bò giống miền Trung (Ninh Hoà, Khánh Hoà). Những bò Red Sindhi và Sahiwal này đã được sử dụng trong chương trình Sind hoá đàn bò Vàng Việt Nam, tạo ra đàn bò Lai Zêbu (gọi lai sind) làm nền cho công tác lai tạo với bò HF, tạo con lai HF ở các độ máu khác nhau tuỳ theo thế hệ lai: F1 (1/2 HF), F2 (3/4 HF), F3 (7/8 HF) hay F2 (5/8 HF) sử dụng trong chăn nuôi lấy sữa [2]. Để cụ thể hóa chương trình lai tạo giống bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh. Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng mô hình “Quốc doanh chủ đạo về giống, dịch vụ kỹ thuật, hộ chăn nuôi tập trung nuôi bò sữa và khai thác sữa hàng hóa”. Chỉ đạo Công ty bò sữa tập trung chăm lo, nâng cao và phát triển đàn bò theo hướng Sind hóa, tạo nền, để lai tạo, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật và cung cấp bò sữa giống cho hộ chăn nuôi gia đình. Vận động xây dựng mô hình chăn nuôi hộ gia đình ở các quận ven nội thành, phát triển đàn bò sữa trong giai đoạn này gặp rất 5 nhiều khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi, thú y bò sữa và nhất là chưa có thị trường tiêu thụ… CNBS có những lúc thăng trầm tưởng chừng không thể vượt qua, có những lúc người nông dân phải bán thịt bò sữa hoặc đổ sữa đi nhưng đã từng bước vượt qua những khó khăn nhờ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thành phố một cách liên tục và lâu dài, sự hỗ trợ của các ngành và nỗ lực của ngành Nông nghiệp trong bám sát với bà con chăn nuôi từng 2 bước tháo gỡ khó khăn và kết hợp với Vinamilk tổ chức hệ thống thu mua và tiêu thụ sữa cho bà con nông dân [3]. Trong thời gian này, nước ta cũng đã nhập tinh đông lạnh bò Jersey và Nâu Thuỵ Sĩ dùng để phối giống với bò cái Lai Sind (LS), bò Vàng và bò cái lai F1, F2 (HF x LS) tạo con lai. Nhưng do năng suất sữa của con lai ở các cặp lai nêu trên kém hơn so với con lai giữa bò Holstein với LS, đồng thời màu lông của các con lai ở các cặp lai này không phù hợp với thị hiếu của người chăn nuôi nên công tác lai tạo với tinh đông lạnh của các giống bò nêu trên không được phát triển thêm.  Giai đoạn những năm 1990 Ngành CNBS chỉ thực sự phát triển nhanh từ năm 1990, bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh với phương thức chăn nuôi nhỏ nông hộ. Năm 1986, nước ta bắt đầu đổi mới về cơ chế quản lý. Chỉ sau 3 năm đổi mới, từ một nước thiếu lương thực Việt Nam đã có lương thực xuất khẩu. Kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu thụ sữa của xã hội ngày càng tăng. Do vậy, đàn bò sữa ở TP HCM, các tỉnh phụ cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tp. Hà Nội và các tỉnh phụ cận như Hà Tây (cũ), Bắc Ninh cũng tăng nhanh về số lượng, chất lượng. Từ năm 1990 đến 2000 đàn bò sữa cả nước tăng 3,18 lần (từ 11.000 con năm 1990 tăng lên 34.982 con năm 2000). Phong trào CNBS từ các hộ nông dân đã hình thành, phát triển và có hiệu quả [2]. Trong giai đoạn này Vinamilk đã đặt các điểm thu mua sữa ở các vùng chăn nuôi phát triển, kế đến là Foremost (1996). Các cơ sở nhỏ thường chỉ làm nhiệm vụ khử trùng sữa bằng dụng cụ thô sơ rồi đem bán thẳng ra thị trường chiếm khoảng 20% thị trường. Tuy nhiên, từ năm 1996 CNBS lại gặp khó khăn mới “ căng thẳng hơn”; do tốc độ đô thị hoá và tình hình quy hoạch chưa ổn định đã tác động làm giảm lợi nhuận từ CNBS: Giá đất tăng cao, cỏ xanh khan hiếm giá cao, giá thức ăn 6 tăng. Kết quả là chi phí chăn nuôi tăng và lợi nhuận giảm. Mặt khác giá sữa tại nông hộ cũng không tăng kể từ năm 1995 [3].  Giai đoạn 2001 đ n nay Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa ở nước ta với việc thông qua Quyết định 167/2001/QĐ/TTg về "Một số biện pháp và chính sách phát triển CNBS ở Việt Nam thời kỳ 2001- 2010". Quyết định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26/10/2001. Theo chủ trương này, từ năm 2001 đến nay ngành CNBS của nước ta phát triển không ngừng, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, sóng gió của giá cả thị trường nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của đàn bò sữa và sản lượng sữa tươi sản xuất ra vẫn cao, luôn luôn đạt hai con số (Bảng 1.1) một số địa phương (TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bình Dương, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nam, …) đã nhập một lượng khá lớn (trên 10 nghìn con) bò HF thuần từ Australia, Mỹ, New Zealand về nuôi. Một số bò Jersey cũng được nhập từ Mỹ và New Zealand trong dịp này [2]. Sau 2004 tốc độ tăng đàn chậm do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn hơn và tập trung hơn, đồng thời với việc tăng cường chọn lọc, loại thải những bò chất lượng kém do tốc độ phát triển quá nóng của giai đoạn trước. Năng suất và chất lượng đàn bò sữa không ngừng được cải thiện. Cuối 2006, tổng đàn bò sữa cả nước trên 113,2 ngàn con, bò thuần HF chiếm 15% tổng đàn, số còn lại là bò lai HF với tỷ lệ máu khác nhau. Tổng sản lượng sữa hàng hoá đạt gần 216 ngàn tấn. Năm 2008, tổng đàn bò sữa giảm còn 107,98 ngàn con nhưng tổng sản lượng sữa hàng hoá 262,16 ngàn tấn [4]. 7 Bảng 1.1: Số lƣợng đàn bò sữa của Việt Nam năm 2000-2017 [5]. Số bò Tăng/giảm so với SL sữa Tăng/giảm so với Năm (1000 con) năm trƣớc (%) (1000 tấn) năm trƣớc (%) 2000 34.98 19.00 51.458 31.40 2001 41.24 17.89 64.703 25.73 2002 55.85 35.43 78.453 21.25 2003 79.23 41.84 126.697 61.49 2004 95.79 20.92 151.314 19.43 2005 104.12 8.70 197.679 30.65 2006 113.22 8.73 215.953 9.24 2007 98.66 -12.86 234.438 8.56 2008 107.98 9.45 262.160 11.82 2009 115.52 6.98 278.190 6.11 2010 128.58 11.30 306.662 11.00 2011 142.70 10.98 345.444 12.65 2012 166.99 17.02 381.740 10.51 2013 186.39 11.62 456.390 19.56 2014 227.62 21,72 549.533 20,40 2015 275,328 20,96 723,153 31,59 2016 282.990 2,78 795.144 9,96 2017 301.649 6,59 881.261 10,83 Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2018 CNBS ở nước ta ra đời chậm nhưng người chăn nuôi cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm về chọn lọc, nhân giống, chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn bò. Mặt khác CNBS luôn luôn có lãi, ổn định, đặc biệt trong những năm 2009 -2014, lãi suất trong đầu tư CNBS của người chăn nuôi dao động ước tính trung bình đạt từ 10 - 20% tùy thuộc vào điều kiện và quy mô chăn nuôi [2]. Sau khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010 thì cho đến nay giống bò sữa trong nước đang được chú trọng hơn và dần được cải thiện, năng suất sữa trong chu kỳ của bò cũng tăng. Năng suất bò sữa bình quân của bò qua các năm được nêu trong bảng 1.2. 8

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net