Bài giảng môn kinh tế công

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Bài giảng môn kinh tế công

Chương 1 HIỆU QUẢ VÀ SỰ THẤT BẠI của thị trường cạnh tranh Môn học: Kinh tế công GV. ThS. Doãn Thị Thanh Thủy NỘI DUNG CHƯƠNG 1 Nguyễn Thuấn (2004), Chương 2; J.E.Stiglitz (1995), Chương 3 1.1. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh • Khái niệm hiệu quả Pareto (tối ưu Pareto) • Hiệu quả Kaldor – Hicks • Các điều kiện đảm bảo hiệu quả Pareto của thị trường cạnh tranh • Hai định lý cơ bản của lý thuyết kinh tế học phúc lợi 1.2. Các thất bại của thị trường cạnh tranh Hàng hóa Bất cân xứng Ngoại tác Độc quyền công thông tin Thị trường Thị trường không đầy đủ mất cân bằng KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ PARETO Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto khi không có cách nào phân bổ lại nguồn lực để làm tăng lợi ích của một người mà không làm giảm lợi ích của bất kỳ ai khác. (Phân bổ nguồn lực: thay đổi trong sản xuất/tiêu dùng) Nền kinh tế đạt hiệu quả: • Tổng lợi ích là tối đa: đã đạt đến giới hạn khả năng – lợi ích của nền kinh tế. • Lợi ích của một cá nhân tăng lên  giảm lợi ích của cá nhân khác. Minh họa Chia kẹo (A) (B) (C) (D) (F) (G) (H) (K) (L) Anh 4 5 3 4 6 9 3 0 4,5 Em 4 2 4 5 3 0 6 9 4,5 Tổng 8 7 7 9 9 9 9 9 9 HIỆU QUẢ PARETO UA Điểm hiệu quả OA, C, D, F, OB OA Điểm không hiệu quả G, H, K C Hoàn thiện Pareto G D Đường giới hạn H F khả năng lợi ích K OB UB HOÀN THIỆN PARETO Hoàn thiện Pareto là việc thực hiện một sự phân bổ lại nguồn lực, làm cho lợi ích của ít nhất một người tăng lên mà không làm giảm đi lợi ích của bất kỳ cá nhân khác. Đặc điểm: • Không chấp nhận làm giảm lợi ích của bất kỳ ai • Không xem xét đến sự phân phối lại • Tổng lợi ích xã hội gia tăng Minh họa: Hoàn thiện Pareto Chia kẹo (A) (B) (C) (D) (F) (G) (H) (K) (L) Anh 4 5 3 4 6 9 3 0 4,5 Em 4 2 4 5 3 0 6 9 4,5 Tổng 8 7 7 9 9 9 9 9 9 Hoàn thiện Pareto: • Trạng thái (A) ?  2 cách: (D), (L) • Trạng thái (B) ?  1 cách: (F) • Trạng thái (C) ?  4 cách: (A), (D), (H), (L) HIỆU QUẢ KALDOR - HICKS Hiệu quả Kaldor – Hicks đạt được khi sự phân bổ lại nguồn lực làm cho tổng phúc lợi của xã hội tăng lên, chấp nhận trong nền kinh tế có người được, có kẻ mất. Ngầm định có sự phân phối lại: người được lợi sẽ có thể bù đắp cho những người bị thiệt. Đòi hỏi: Biết rõ đối tượng được lợi ích; Xác định được đối tượng bị thiệt hại để đền bù. Vấn đề: Chưa tính đến chi phí giao dịch khi thực hiện phân phối lại. Minh họa: Hiệu quả Kaldor - Hicks Chia kẹo (A) (B) (C) (D) (F) (G) (H) (K) (L) Anh 4 5 3 4 6 9 3 0 4,5 Em 4 2 4 5 3 0 6 9 4,5 Tổng 8 7 7 9 9 9 9 9 9 Hiệu quả Kaldor - Hicks: • Trạng thái (A) ?  6 cách: (D) đến (L) • Trạng thái (B) ?  7 cách: (A) và (D) đến (L) • Trạng thái (C) ?  7 cách: (A) và (D) đến (L) THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO • Các giả định: • Hàng hóa đồng nhất; • Số người tham gia rất nhiều, mỗi người tham gia là người chấp nhận giá; • Thông tin hoàn hảo; • Không có rào cản gia nhập ngành • Đường cầu: D = MU Cân bằng: D  S • Đường cung: S = MC  MU = MC Hiệu quả của thị trường cạnh tranh Điểm cân bằng E: không thể P tăng lợi ích của đối tượng nào S = MC mà không làm giảm lợi ích của đối tượng còn lại  Hiệu quả Pareto (nhờ tác động của “bàn CS tay vô hình”). PE E PS MU = MC: Hiệu quả, tổng phúc lợi xã hội (NW) lớn nhất D = MU MU > MC: chưa hiệu quả, nếu tăng Q, NW sẽ tăng. QE Q MU< MC: không hiệu quả, giảm Q, có thể tăng NW. NW = CS + PS THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO Hiệu quả nền kinh tế lớn nhất (NWmax) khi: P S = MC MU = MC C/m: CS Hiệu quả E = TU – TC PE E Emax: d(TU – TC)/dQ = 0 PS dTU/dQ – dTC/dQ = 0 D = MU  MU – MC = 0 MU = MC QE Q ĐIỀU KIỆN ĐẠT HIỆU QUẢ PARETO Điều kiện hiệu quả trao đổi (Exchange Efficiency) Sự phân phối lượng hàng hóa giữa những người tiêu dùng phải được thực hiện đến khi không thể có sự phân phối lại giúp lợi ích của người này tăng lên mà không làm lợi ích của người kia giảm đi. Tỷ số thay thế biên (MRS – Marginal Rates of Subtitution) giữa bất kỳ hai sản phẩm nào cũng là như nhau đối với tất cả những người tiêu dùng: MRSXYA = MRSXYB = PX/PY ĐIỀU KIỆN ĐẠT HIỆU QUẢ PARETO Điều kiện hiệu quả sản xuất (Production Eficeincy) Sự phân phối các yếu tố đầu vào để sản xuất các sản phẩm phải được thực hiện đến khi nào không thể xảy ra sự phân phối lại mà sản lượng của một loại sản phẩm tăng lên nhưng không làm giảm sản lượng của sản phẩm khác. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (Marginal Rate of Technical Subtituition) để sản xuất các loại sản phẩm là như nhau. MRTSLKX = MPLX/MPKX = w/r = MPLY/MPKY = MRTSLKY ĐIỀU KIỆN ĐẠT HIỆU QUẢ PARETO Điều kiện hiệu quả hỗn hợp – sản phẩm (Product – Mix Eficiency) Khả năng sản xuất của thị trường về một tổ hợp sản phẩm nào đó nhằm thỏa mãn tiêu dùng phải được thực hiện đến khi nào không thể tạo điều kiện cho lợi ích của cá nhân này tăng lên nhưng không làm giảm lợi ích của cá nhân khác. Các điều kiện hiệu quả sản xuất và hiệu quả trao đổi phải diễn ra đồng thời: MRTX,Y = MCX/MCY = PX/PY = MRSX,Y HIỆU QUẢ PARETO Các điều kiện hiệu quả sản xuất và hiệu quả trao đổi phải diễn ra đồng thời MRTX,Y = MCX/MCY = PX/PY = MRSX,Y Y MRS = MRT Đường đẳng ích U(X,Y) YE E Đường giới hạn khả năng sản xuất Q(X,Y) XE X Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và các điều kiện hiệu quả Pareto: Điều kiện trao đổi: MRSAX,Y = MRSBX,Y = PX/PY  Đáp ứng, vì người tiêu dùng là người chấp nhận giá: PAX = PBX và PAY = PBY Điều kiện sản xuất: MRTSLKX = MRTSLKY = w/r  Đáp ứng, vì các nhà sản xuất là người chấp nhận giá mua yếu tố đầu vào: wX = wY và rX = rY Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và các điều kiện hiệu quả Pareto: Điều kiện hỗn hợp – sản phẩm: MRSX,Y = MRTX,Y • Người tiêu dùng tối đa hóa hữu dụng (lợi ích): MU = P • Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận: MC = P • MRSX,Y = MUX/MUY = PX/PY • MRTX,Y = MCX/MCY = PX/PY  MRSX,Y = MRTX,Y  Đáp ứng tất cả các điều kiện để đạt hiệu quả Pareto Cạnh tranh là tốt. Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, nhà nước không nên can thiệp. ĐỊNH LÝ CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI ĐỊNH LÝ 1 Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tất cả các bên tham gia sản xuất và trao đổi sẽ khai thác tối đa mọi lợi ích chung do thương mại đem lại. Kết quả là sự phân bổ nguồn lực ở trạng thái cân bằng sẽ đạt hiệu quả kinh tế. Lưu ý: Phân biệt các thuật ngữ: • Cân bằng • Hiệu quả • Công bằng ĐỊNH LÝ CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI ĐỊNH LÝ 2 Mọi điểm trên đường giới hạn khả năng – lợi ích (hiệu quả Pareto) đều có thể đạt được bằng cách phân phối lại nguồn lực từ người này sang người kia, với điều kiện phải tuân thủ sức mạnh của cơ chế thị trường cạnh tranh. Cách khác: Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, sự phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường chắc chắn đạt hiệu quả Pareto. Nếu muốn thay đổi kết quả, nhà nước chỉ nên tác động đến sự phân phối nguồn lực ban đầu.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net