Quan hệ nhật bản philippines từ sau chiến tranh lạnh đến nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Quan hệ nhật bản philippines từ sau chiến tranh lạnh đến nay

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n LÊ QUANG CƢỜNG QUAN HỆ NHẬT BẢN-PHILIPPINES TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY luËn v¨n th¹c sÜ Chuyªn ngµnh: Quan hÖ quèc tÕ Hµ Néi, 2016 §¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n LÊ QUANG CƢỜNG QUAN HỆ NHẬT BẢN-PHILIPPINES TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY LuËn v¨n th¹c sÜ chuyªn ngµnh: Quan hÖ quèc tÕ M· sè: 60 31 02 06 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS. TSKH. Trần Khánh Hµ Néi, 2016 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 7 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NHẬT BẢN-PHILIPPINES SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN 2016 ..... 9 1.1. Khái quát về quan hệ Nhật Bản-Philippines trƣớc năm 1991 ......... 9 1.2. Bối cảnh quốc tế, khu vực của quan hệ Nhật Bản-Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2016............................................................................. 12 1.2.1. Tình hình thế giới .......................................................................... 12 1.2.2. Tình hình khu vực ....................... Error! Bookmark not defined.0 1.3. Tình hình của Nhật Bản và Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2016.......................................... 17Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Tình hình Nhật Bản và chính sách đối ngoại của Nhật Bản ...... 17 1.3.2. Tình hình Philippines và chính sách đối ngoại của Philippines. 23 1.3.3. Nhận thức chung của hai nước .................................................... 26 Tiểu kết ....................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ NHẬT BẢN-PHILIPPINES TRÊN CÁC LĨNH VỰC TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN 2016 .. 29 2.1. Quan hệ Chính trị - Ngoại giao và Quốc phòng - An ninh ............. 29 2.1.1. Quan hệ Chính trị - Ngoại giao ....................................................... 29 2.1.2 Quan hệ Quốc phòng - An ninh........................................................ 36 2.2. Quan hệ kinh tế ................................................................................... 42 2.2.1. Hợp tác về ODA và FDI ................................................................... 42 1 2.2.2. Thương mại mậu dịch song phương44Error! Bookmark not defined. 2.3. Các quan hệ hợp tác khác .................................................................. 45 2.3.1. Hợp tác về khoa học, kỹ thuật ....................................................... 45 2.3.2. Hợp tác về văn hóa, giáo dục, du lịch ........................................... 46 Tiểu kết ....................................................................................................... 50 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ NHẬT BẢN-PHILIPPINES VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY TRONG THỜI GIAN TỚI....................................... 51Error! Bookmark not defined. 3.1. Thành tựu và hạn chế trong mối quan hệ Nhật Bản-Philippines .. 51 3.1.1. Thành tựu ................................... 51Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Hạn chế ...................................... 54Error! Bookmark not defined. 3.2. Đặc điểm của quan hệ Nhật Bản-Philippines .................................. 56 3.2.1. Cùng có nhu cầu hợp tác về quốc phòng-an ninh và kinh tế ..... 56 3.2.2. Cùng có tranh chấp trên biển với Trung Quốc ........................... 57 3.2.3. Cùng có là đồng minh của Mỹ ..................................................... 58 3.3. Tác động của mối quan hệ này đến khu vực và Việt Nam ............. 59 3.3.1. Đối với khu vực ............................................................................. 59 3.3.2. Đối với Việt Nam ....................... 60Error! Bookmark not defined. 3.4. Triển vọng phát triển của quan hệ Nhật Bản-Philippines ... 62Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Kịch bản thứ nhất .......................................................................... 62 3.4.2. Kịch bản thứ hai .............................................................................. 65 Tiểu kết ....................................................................................................... 66 KẾT LUẬN ............................................ 67Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................... 68Error! Bookmark not defined. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau Chiến tranh Lạnh, tình hình thế giới có những thay đổi hết sức nhanh chóng, trật tự thế giới đa cực đang hình thành rõ rệt, trong đó Nhật Bản đang nỗ lực phục hồi và duy trì vị trí cường quốc về kinh tế, cũng như cố gắng trở thành nước lớn về chính trị và quân sự. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, các khu vực trên thế giới nhằm khẳng định vị trí, vai trò tại khu vực, cũng như cạnh tranh với Trung Quốc bằng chính sách ngoại giao đa phương và củng cố quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ. Mặt khác, những năm gần đây, xu thế đa cực hóa cấu trúc an ninh toàn cầu nói chung, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng đang chuyển từ định hướng chiến lược sang định hình chiến lược. Trong đó, các liên minh song phương do Mỹ chi phối vẫn tồn tại; các thể chế đa phương khu vực và ASEAN làm trung tâm tiếp tục phát triển; cùng với đó sự “trỗi dâ ̣y” c ủa Trung Quốc và nỗ lực trở thành “nước lớn quân sự” của Nhật Bản cũng là những vấ n đ ề lớn, đã và đang chi phối sự hình thành, phát triển của cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc Nhật Bản chuẩn bị dư luận sửa đổi Hiến pháp năm 1946, nhằm tăng cường sức mạnh cho liên minh Nhật - Mỹ, hỗ trợ chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương là một trong những động thái nhằm củng cố liên minh này. Theo đó, “quyền phòng vệ tập thể” bên ngoài lãnh thổ được thể hiện trong Luật an ninh mới (Quốc hội Nhật Bản thông qua vào tháng 9/2015) được Nhật Bản xác định không chỉ đối với đồng minh Mỹ mà còn với những quốc gia Đông Nam Á khác, như: Philippines, Malaysia, Indonesia… Qua đó, giúp Nhật Bản thuận lợi hơn trong việc cạnh tranh với Trung Quốc, khẳng định vai trò nước lớn tại khu vực, cũng như tiến tới trở thành “cường quốc bình thường”- một cường quốc về kinh tế, quân sự và chính trị. Nghiên cứu mối quan hệ Nhật Bản - Philippines từ sau chiến tranh lạnh đến nay để thấy được vị trí và vai trò của Philippines, khu vực Đông Nam Á trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản, cũng như vai trò của Nhật Bản đối với Philippines trong sự phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh. Mối quan hệ 3 này còn có ảnh hưởng, tác động nhất định tới môi trường an ninh khu vực cũng như trên thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Bàn về quan hệ Nhật Bản - Philippines đã có những công trình nghiên cứu tại Việt Nam, Nhật Bản, cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về quan hệ Nhật Bản - Philippines, đặc biệt là từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ Nhật Bản-Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay” làm luận văn cao học cho mình. Hy vọng đề tài đóng góp được một phần nhất định vào nghiên cứu quan hệ giữa Nhật Bản và Philippines từ 1991 đến nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tài liệu tiếng Việt Cuốn “Chính sách đối ngoại kinh tế của Nhật Bản đối với các nước ASEAN từ sau Chiến tranh Lạnh” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường, Học viện Ngoại giao (2006). Tác giả đã nghiên cứu, phân tích chính sách đối ngoại kinh tế của Nhật Bản đối với các nước ASEAN, trong đó có Philippines, dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực, nhưng Nhật Bản vẫn coi trọng hợp tác với ASEAN. Trong cuốn sách này, tác giả nhấn mạnh sau Chiến tranh Lạnh tình hình trong khu vực có những thay đổi sâu sắc, ASEAN đã trở thành tổ chức với đầy đủ các thành viên quốc gia trong khu vực và ngày càng có uy tín trên thế giới nên quan hệ giữa Nhật Bản và các nước ASEAN càng thắt chặt hơn. Trong các chuyến thăm các nước ASEAN, các vị Thủ tướng Nhật Bản đều cam kết tăng cường quan hệ với tổ chức này trên mọi lĩnh vực, điều này được thể hiện rõ nét trong các học thuyết do Nhật Bản đưa ra và hiện nay Nhật Bản là một bên đối thoại quan trọng của Hội nghị cấp cao các nước ASEAN. Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước ASEAN cũng không ngừng phát triển trên 3 lĩnh vực là viện trợ, thương mại và đầu tư. Tính đến nay các nước ASEAN nhận được nhiều viện trợ kinh tế nhất của Nhật Bản, chiếm khoảng trên 30% tổng kim ngạch viện trợ hàng năm của Nhật Bản cho các nước trên thế giới. Cuốn “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN: Chính sách và tài trợ ODA” của tác giả Ngô Xuân Bình, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (1999). Tác giả đã nghiên cứu, phân tích mối quan hệ Nhật Bản - ASEAN trên nhiều lĩnh vực, trong đó có mối quan hệ với PHILIPPINES, dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực nhưng tập trung nhất vẫn là về tài trợ ODA. Cuốn sách gồm 7 chương, tập trung làm rõ chính sách ngoại giao kinh tế và chính trị hóa chính sách ngoại giao kinh tế; học thuyết Fukuda- xác định chính sách Đông Nam Á mới của Nhật Bản; tài trợ theo tinh thần học thuyết 4 Fukuda; Nhật Bản-Indonesia; Nhật Bản-Philippines; Nhật Bản-Thái Lan; Nhật Bản-Malaysia; Nhật Bản-Việt Nam Cuốn“Hợp tác Nhật Bản - ASEAN và tác động của nó tới quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN”. Tác giả Trần Quang Minh, Viện KHXH (2007). Tác giả đã phân tích những cơ sở cho mối quan hệ hợp tác NB - ASEAN nói chung và quan hệ Nhật Bản - Philippines nói riêng, thành tựu nổi bật trong quá trình hợp tác và tác động tới xây dựng cộng đồng ASEAN. Cuốn Luận án Tiến sĩ “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN (1975-2000). Tác giả Ngô Hồng Điệp, Đại học khoa học, Đại học Huế (2008). Tác giả đã phân tích mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - ASEAN nói chung và quan hệ Nhật Bản - Philippines nói riêng, đánh giá triển vọng và tác động tới khu vực. Luận án đã chỉ rõ đối với ASEAN, Nhật Bản là nguồn cung cấp vốn, công nghệ hiện đại hết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Xuất phát từ nhận thức và vai trò, vị trí của nhau trong khu vực và trên trường quốc tế, từ sự thống nhất về mục tiêu coi sự liên kết hợp tác là yêu cầu phát triển nên việc duy trì củng cố và đẩy mạnh quan hệ Nhật Bản-ASEAN là hết sức cần thiết. Một số bài viết: “Thấy gì trong quan hệ Nhật Bản - ASEAN”, Nguyễn Thị Ngọc, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (2008); “Nhật Bản - Philippines ký hiệp định tự do thương mại”, TTXVN (2006); “Nhật Bản hối thúc Philippines phê chuẩn FTA song phưong trong năm 2008”, TTXVN (2008); “TTg Abe: Nhật Bản cần ASEAN”, TTXVN (2007); “Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN trong thế kỷ mới”, TTXVN (2007); “ASEAN - một trong những mục tiêu giành giật giữa Nhật Bản và Trung Quốc”, TTXVN (2008). Hầu hết các tác giả đã đề cập và làm nổi bật mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản - ASEAN, Nhật Bản - Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Bài viết “Xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở Đông Nam Á trong thập niên sau Chiến tranh Lạnh” (2007), Ngô Hồng Điệp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, tác giả đã làm nổi bật vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản tại khu vực, qua đó thấy được mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản - ASEAN về lĩnh vực an ninh. Bên cạnh đó còn có “Những động thái tăng cường chính sách châu Á của ông Koizumi” của Thái Văn Long, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (2002). Cuốn “Quan hệ của Nhật Bản với Philippines thế kỷ XVI-XVII” của Nguyễn Văn Kim, Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), cũng cung cấp cái nhìn về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Philippines trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là hợp tác kinh tế. 5 Tài liệu tiếng Anh Cuốn sách “Towards A Shared Future Through Mutual Understanding. Proceeding of the First International Conference on Philippines - Japan relation”, De La Salle University de Press and The Japan Foudation (1995) đã đề cập tới mối quan hệ Nhật Bản - Philippines trên các mặt, nhất là về chính trị, ngoại giao và kinh tế. Trong cuốn “Japan and ASEAN Partnership for a Stable and Prosperous Future” (2006) của tác giả Takaaki Kojima đã phân tích quan hệ hợp tác Nhật Bản - ASEAN cho sự bền vững và phát triển trong tương lai. Cuốn “Japan and the Philippines 1868 - 1898” của tác giả Josefa M. Saniel, New York (1973), đã làm rõ quan hệ Nhật Bản - Philippines trên các mặt giai đoạn 1868 - 1898, nổi trội là hợp tác kinh tế, thương mại. Có thể thấy với các cách tiếp cận ở nhiều mức độ khác nhau, tất cả công trình trên đã đề cập một số một số nội dung về mối quan hệ hai nước. Tuy nhiên, tôi chưa tiếp cận được một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu mang tính tổng hợp về mối quan hệ song phương, cũng như đa phương giữa Nhật Bản và Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận văn đề cập chủ yếu đến quan hệ song phương giữa hai nước Nhật Bản-Philippines. Về thời gian nghiên cứu, đề tài giới hạn mối quan hệ giữa hai nước từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu quan hệ Nhật Bản-Philippines trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, chính trị, ngoại giao, an ninh quân sự. Nhận định, đánh giá của tác giả trong triển vọng quan hệ hai bên, những tác động của mối quan hệ này đối với khu vực và thế giới. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu chính của đề tài Làm rõ sự vận động của mối quan hệ Nhật Bản - Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2016 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng-an ninh. Từ đó, rút ra những thành tựu, hạn chế và đánh giá tác động, cũng như triển vọng của mối quan hệ song phương. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Nhật Bản - Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2016, bao gồm nhân tố lịch sử, 6 tình hình hai nước về bối cảnh thế giới, khu vực tác động đến quan hệ hai nước. Thứ hai, làm rõ quá trình vấn động của mối quan hệ Nhật Bản- Philippines trên các mặt khác nhau, nhất là quan hệ về kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng-an ninh. Thứ ba, đưa ra nhận xét, đánh giá tác động và dự báo xu hướng tiến triển của quan hệ Nhật Bản-Philippines. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và đóng góp của luận văn 5.1. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp nghiên cứu lịch sử, trong đó xem xét sự vận động của mối quan hệ Nhật Bản - Philippines được soi sáng bằng các lý thuyết như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa thể chế, chủ nghĩa kiến tạo và được đặt trong bối cảnh cụ thể của thế giới, khu vực và của mỗi nước. 5.2. Đóng góp của luận văn Đây có lẽ là nỗ lực đầu tiên ở Việt Nam trong việc đưa ra bức tranh toàn cảnh và sự vận động của mối quan hệ Nhật Bản - Philippines một cách tương đối toàn diện và có hệ thống. Từ đó, đánh giá thực trạng, đặc điểm, tác động và dự báo xu hướng tiến triển của mối quan hệ Nhật Bản-Philippines. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Nhật Bản-Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2016 Chương này trước hết đề cập đến những nét chính về quan hệ Nhật Bản-Philippines trước năm 1991 và từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay nhằm thấy được đây là mối quan hệ hợp tác chiến lược trong suốt chiều dài lịch sử. Tiếp theo, phân tích bối cảnh quốc tế và khái quát tình hình châu Á-Thái Bình Dương trên các lĩnh vực an ninh-chính trị, kinh tế, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực này. Đây chính là những nhân tố chính thúc đẩy mối quan hệ Nhật Bản-Philippines ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh các nước lớn trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực đã có sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại, Nhật Bản và Philippines cũng đưa ra những mục tiêu, chiến lược đối ngoại của nước mình để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Trong đó, cả hai nước đều có nhận thức tăng cường hợp tác song phương vì những lợi ích chung và đối phó với những diễn biến bất ổn trong khu vực. 7 Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ Nhật Bản-Philippines trên các lĩnh vực từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2016 Trong chương này, người viết tập trung vào những kết quả đạt được trong quan hệ Nhật Bản-Philippines trên các lĩnh vực chủ yếu như: Chính trị - ngoại giao, quốc phòng-an ninh, kinh tế và một số các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, giảng dạy tiếng Nhật, khoa học, kỹ thuật. Chƣơng 3: Nhận xét về quan hệ Nhật Bản-Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến 2016 và triển vọng của mối quan hệ này trong thời gian tới Từ những thành tựu mà mối quan hệ Nhật Bản-Philippines đạt được trên các lĩnh vực đã phân tích cùng với sự xem xét những khó khăn mà Nhật Bản-Philippines đang phải đối mặt để nhận định về triển vọng phát triển của mối quan hệ Nhật Bản-Philippines trong thời gian tới. 8 CHƢƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NHẬT BẢN - PHILIPPINES TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2016 1.1. Khái quát về quan hệ Nhật Bản-Philippines trƣớc năm 1991 và từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay 1.1.1. Quan hệ Nhật Bản-Philippines trước năm 1991 Nhật Bản và Philippines ký “Hiệp ước Hòa bình” vào tháng 7/1956. Philippines là một thị trường và địa bàn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, quan hệ hai nước trước năm 1991 cơ bản đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Việc tăng cường ODA và các quan hệ kinh tế của Nhật Bản với Đông Nam Á đương nhiên sẽ đưa lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đồng thời, qua đó, Nhật Bản nâng cao được ảnh hưởng một cách toàn diện hơn ở khu vực. Bởi vì, theo quan điểm của Nhật Bản, điều đó “không chỉ đơn giản có ý nghĩa hẹp là lợi ích thương mại, mà nó bao hàm ý nghĩa sâu sắc hơn là lợi ích gián tiếp được các nước tiếp nhận đánh giá cao khi nó phù hợp với các nhu cầu cấp thiết của họ”. Hoặc như Thủ tướng Kaifu đã từng phát biểu vào tháng 3/1990 rằng, Nhật Bản muốn “dùng các nguồn kỹ thuật công nghệ, kinh tế và vốn kinh nghiệm của mình làm cơ sở để đóng một vai trò tích cực trong các cố gắng quốc tế nhằm tạo nên một trật tự mới”. [23, tr2-3] Philippines còn được coi là một trong những cửa ngõ trọng yếu của Nhật Bản để có thể tiếp cận với thị trường Trung Quốc và mở rộng quan hệ với các nước phương Tây. Với tư cách là nước chiếm đóng Philippines, Tây Ban Nha đã thâu tóm toàn bộ mọi quan hệ đối ngoại của nước này trong đó có Nhật Bản. Ngoài các hoạt động thương mại, từ Philippines nhiều giáo sĩ Tây Ban Nha đã đến Nhật Bản tiến hành các hoạt động truyền giáo. Do vậy, khi Mạc phủ Edo thực hiện chính sách toả quốc, quan hệ giữa Nhật Bản với Philippines cũng bị tác động nghiêm trọng. Trên thực tế, quan hệ giữa Nhật Bản với Philippines được xác lập từ trước năm 1565, khi chiếc tàu Tây Ban Nha đầu tiên có tên là Conquistadores do Miguel de Legaspi cập vào quần đảo. Từ năm 1567, hàng năm thuyền buôn Trung Quốc và Nhật Bản đã đến trao đổi hàng hoá ở đảo Luzon và Mindanao của Philippines. Về đối ngoại, để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế trong nước, mở rộng ảnh hưởng đối với các quốc gia trong khu vực... giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, cử nhiều đoàn thuyền buôn đến giao thương với các nước khu vực. Mặc dù tương đối gần 9 gũi với Philippines về vị trí địa lý nhưng so với Trung Quốc và Triều Tiên, quan hệ giữa Nhật Bản với đảo quốc này diễn ra tương đối muộn. Tuy nhiên, trong tương quan với các nước Đông Nam Á, Philippines lại là một trong những vùng đất mà người Nhật phát hiện sớm nhất. Cùng với các Hoa thương, người Nhật đã đem tơ lụa, len dạ, chuông đồng, gốm sứ, hương liệu, sắt, thiếc và vải bông hoa đến bán cho cư dân sinh sống trên đảo Luzon hay Mindanao để đổi lấy vàng và sáp ong. Từ các cảng thị vùng Kyushu, Nhật Bản còn xuất bạc, một số nông, hải sản cho thương nhân Trung Hoa, Tây Ban Nha đồng thời nhập về vàng, da hươu từ Philippines và tơ sống của Trung Quốc. Những mối liên hệ đó đã tạo nên cơ sở cần thiết cho sự phát triển của quan hệ hai nước trong giai đoạn này. 1.1.2. Quan hệ Nhật Bản-Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay Quan hệ Nhật Bản-Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay từng bước được thúc đẩy, nhất là trong giai đoạn 2010-2016, quan hệ hai nước phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác chính trị-ngoại giao, kinh tế và quốc phòng-an ninh. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, một cực tiêu biến đánh dấu sự chấm dứt của cuộc Chiến tranh Lạnh. Quan hệ quốc tế có những thay đổi hết sức to lớn: lực lượng chiến lược giữa các nước trên thế giới thay đổi, các mâu thuẫn đan xen phức tạp, quan hệ giữa các nước không ngừng được điều chỉnh, định vị và dung hợp. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mâu thuẫn giữa hai cực siêu cường của thế giới vô cùng mạnh mẽ, thế giới luôn trong tình trạng đấu tranh quyết liệt và bị phân hóa rõ ràng. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cục diện thế giới bước vào giai đoạn mới, nhìn một cách tổng thể đó là xu thế của cục diện đa cực, toàn cầu hóa kinh tế, thông tin hóa khoa học kỹ thuật. Thứ nhất, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai phe Xô - Mỹ đấu tranh với nhau quyết liệt, đại đa số các quốc gia khác trên thế giới chỉ có thể được lựa chọn một trong hai hoặc phương Đông hoặc Phương Tây. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị Mỹ chi phối trên nhiều lĩnh vực. Thứ hai, ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Nhật Bản có địa duyên chính trị hết sức đặc thù, trong suốt một thời gian dài, chính sách đối ngoại của Nhật Bản chủ yếu là dựa trên quan hệ với đồng minh thân cận Mỹ. Mặc dù giữa những năm 60 của thế kỷ XX, nền công nghiệp Nhật Bản đã bước vào giai đoạn phát triển cực kỳ mạnh mẽ, Nhật Bản đã có ý định hợp tác với Philippines, muốn Philippines trở thành nước cung cấp các nguyên liệu quan trọng và nước sản xuất các linh kiện của mình. 10 Tiến trình toàn cầu hóa ngày càng được đẩy nhanh trên toàn thế giới, hàng loạt các tổ chức quốc tế được hình thành như: khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương,… Đồng thời, thông tin hóa khoa học kỹ thuật còn tạo điều kiện vật chất và bảo đảm kỹ thuật giúp tăng cường đối thoại, giao lưu, hợp tác và xây dựng quan hệ mới giữa các quốc gia và cường quốc trên thế giới. Thêm vào đó, cục diện quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng phát sinh những thay đổi sâu sắc cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và các nước ASEAN vừa hợp tác vừa cạnh tranh, chế ước lẫn nhau, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hình thành quan hệ chính trị mới với những đặc điểm mới xuất hiện như: mất cân bằng, thiếu ổn định. Chính tình hình thế giới với những thay đổi chung đã kéo theo sự thay đổi trong chiến lược của hai nước Nhật Bản-Philippines để phù hợp với hoàn cảnh. Về phía Nhật Bản, trong giai đoạn này, Nhật Bản ý thức được rằng phải đứng vững ở châu Á thì mới có thể vươn ra được thế giới, chính vì thế Nhật Bản ra sức cải thiện quan hệ với các nước châu Á, tăng cường đầu tư và viện trợ chính phủ đối với các nước châu Á nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước này đối với khu vực châu Á. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn nỗ lực thúc đẩy một cơ chế an ninh châu Á-Thái Bình Dương để nâng cao tiếng nói của mình đối với các vấn đề an ninh của khu vực. Còn về phía Philippines, trong giai đoạn này, Philippines bắt đầu thực hiện mục tiêu chiến lược của một nước lớn ở Đông Nam Á, ngoại giao đa phương lấy kinh tế làm chủ đạo và tăng cường hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực với các tổ chức và quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia lớn như: Mỹ, Nhật, châu Âu. Đồng thời, Philippines cũng thực hiện chính sách tích cực cải thiện, phát huy mối quan hệ với các nước láng giềng trên bình diện song phương và đa phương. Trong thời kỳ này, hai nước đã tiến hành rất nhiều cuộc viếng thăm cấp cao lẫn nhau. Đặc biệt là từ năm 2002 đến năm 2016, lãnh đạo cấp cao hai nước đã tiến hành nhiều chuyến thăm viếng lẫn nhau, đồng thời nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng-an ninh. Về kinh tế thương mại và đầu tư, hai nước đều nỗ lực thúc đẩy hợp tác. Đặc biệt, trong giai đoạn Tổng thống Aquino nắm quyền (2010-2016), mối quan hệ Nhật Bản-Philippines phát triển mạnh mẽ cả về chính trị-ngoại giao, kinh tế và quốc phòng-an ninh. Nhật Bản luôn là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Philippines và tàu quân sự Nhật Bản thường xuyên thăm viếng Philippines, cũng như Nhật Bản luôn đẩy mạnh hợp tác quốc phòng-an ninh với Philippines, điển hình là hai nước đã ký hiệp định 11 chuyển giao thiết bị phòng vệ (3/2016) và Nhật Bản đã viện trợ cho Philippines nhiều tàu đã qua sử dụng, tàu mới và máy bay huấn luyện. 1.2. Bối cảnh quốc tế, khu vực của quan hệ Nhật Bản-Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2016 1.2.1. Tình hình thế giới Sau khi trật tự hai cực tan rã, tình hình thế giới đã có nhiều diễn biến thay đổi với những nét nổi bật là : Một là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Thời kỳ quá độ này phải kéo dài trong nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm, bởi sự chuyển đổi cục diện thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến tranh như các cục diện trước kia. Thế giới hiện đang trong tình hình "một siêu cường, nhiều cường quốc", đó là các nước Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc. Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của nó. Rõ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều hướng đa cực, ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ. Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử, nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng. Hiện nay, tình hình chính trị-an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ,... tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa 12 cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó, tập hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của cộng đồng quốc tế và của từng quốc gia, tiếp tục diễn ra phức tạp. Trong khi đó, những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới. 1.2.2. Tình hình khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có những yếu tố tiềm ẩn bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. ASEAN trở thành cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có rất nhiều điểm nóng tiềm tàng, đa số xuất phát từ những tranh chấp lãnh thổ kéo dài. Tất cả các chính phủ liên quan đều mong muốn những xung đột sẽ được kiềm chế ở mức thấp nhất có thể. Nhưng đáng nói là các tranh chấp đều rất phức tạp với nhiều nhân tố địa-chính trị, địa-kinh tế đan xen. Trong bối cảnh lòng tin giữa các quốc gia không được củng cố, chỉ cần một sự cố hay hiểu nhầm ngoài dự kiến cũng có thể khiến cho xung đột tiềm tàng bùng phát. [28, tr2]. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có dân số chiếm ½ dân số thể giới, là khu vực có dự trữ dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, tất yếu có vị thế chính trị lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế. Trong “Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI”, Mỹ đã xác định khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Thực tế khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. Vì thế đây là nơi tập trung những mâu thuẫn về lợi ích có tính chiến lược của một số nước đối trọng với 13 lợi ích chiến lược của Mỹ, cạnh tranh, đòi chiếm ngôi Mỹ để chi phối khu vực này cả về kinh tế và chính trị. Trong đó, có một số điểm nổi bật như sau: Thứ nhất, về kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay, xuất khẩu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới. Châu Á - Thái Bình Dương cũng là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển. Châu Á-Thái Bình Dương chiếm 36% tỷ trọng kinh tế toàn cầu. Châu Âu đứng thứ hai và Bắc Mỹ thứ ba1. Thứ hai, về an ninh-chính trị, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực hết sức quan trọng về chính trị-an ninh trên thế giới, hiện nay ở khu vực này đang nổi lên rất nhiều các thách thức an ninh đáng lo ngại. Một là, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối với vũ khí hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm gay gắt. Hai là, những vụ tranh chấp về biển, đảo giữa các nước ở khu vực Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng trong các mối quan hệ song phương hoặc đa phương về an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn đặt quân đội của họ ở Đông Bắc Á trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Những động thái đó đã làm bật lên những thách thức lớn về an ninh đối với khu vực. Ba là, vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vấn đề liên Triều còn diễn biến phức tạp, khó lường. Thứ ba, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến cho các nước trong khu vực và trong thế giới cảm thấy e ngại và lo lắng trước sự cạnh tranh gay gắt thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện, nhất là việc gia tăng bành trưởng ở Biển Đông và gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay đã chiếm ngôi Nhật Bản để đứng vào vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới. Sự phụ thuộc vào thương mại, cả về nguyên liệu thô để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và để vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài, đã làm cho biển ngày càng 1 Phạm Thanh Bình, (2011) “Châu Á trước thềm thế kỷ XXI”, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia. 14 trở nên quan trọng hơn đối với sự thịnh vượng của Trung Quốc. Hơn nữa trong thời kỳ cải cách mở cửa, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, việc ngày càng dựa vào thương mại quốc tế đã đẩy trung tâm kinh tế hấp dẫn của Trung Quốc ra khu vực duyên hải ven biển. Quốc phòng biển cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với nước này. Nhiệm vụ chính về biển vì sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai về cơ bản là: bảo vệ quyền lực về biển của Trung Quốc đối với các vùng biển liên quan; phát triển nền kinh tế biển của Trung Quốc; tăng cường việc sử dụng biển và quản lý các đảo; duy trì môi trường biển; phát triển các ngành công nghiệp biển và khoa học về biển; nâng cao sự đóng góp của Trung Quốc vào hải dương học toàn cầu. Trung Quốc có nhiều cách để có thể thực hiện các nhiệm vụ của mình mà không cần thiết phải gây hấn, ví dụ như tham gia vào các liên minh hợp tác quốc tế,… Nhưng Trung Quốc đã không lựa chọn những phương pháp hòa bình. Trung Quốc sẵn sàng theo đuổi những chính sách quốc gia quyết đoán để kiểm soát các vùng nước liên quan và các vùng biển gần kể cả khi các chính sách đó có mâu thuẫn với quốc gia láng giềng và các cường quốc biển khác. Đặc biệt là mấy năm gần đây, Trung Quốc liên tục gây ra những tranh chấp về biển với các quốc gia khác, từ sự kiện “Tàu Cheonan” ngày 26/3/2010 khiến tình hình ở Hoàng Hải trở nên rối ren căng thẳng đến đợt tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản, sự kiện này bắt đầu châm ngòi lại từ “Va chạm tàu ở Điếu Ngư” giữa hai nước trên vào ngày 07/9/2010, kéo dài tới hiện nay. Sau đó là tình hình căng thẳng ở Biển Đông do những đợt sóng tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu từ năm 2011, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông và yêu sách 80% Biển Đông là vùng nước lịch sử của họ đã khiến Biển Đông không ngừng dậy sóng và trở thành một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất khu vực hiện nay. Sau khi Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines, Trung Quốc vẫn không công nhận phát quyết này, mà còn tiếp tục gia tăng các hoạt động ở Biển Đông. Xét trên góc độ địa kinh tế, Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới sau khi đã vượt Pháp, Anh và Đức nhờ mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 10%/năm trong hai thập kỷ qua. Quý III/2010, Trung Quốc chiếm ngôi vị á quân kinh tế của Nhật Bản xét về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Xét trên góc độ an ninh-chính trị, âm mưu bá chủ của một nước lớn, tham vọng và những sóng gió mà Trung Quốc đang tạo ra bởi những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ cũng như trên biển, mà đặc biệt là những tranh chấp trên biển Đông đang diễn ra hết sức căng thẳng hiện nay đã gây. 15 Những động thái đó của Trung Quốc là một thách thức an ninh to lớn cho khu vực và thế giới, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Ấn Độ và Nhật Bản. Về tình hình nội bộ, nội bộ Trung Quốc đang có nhiều biến động. Trong bối cảnh Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017 đã gần kề, sức ép đối với Tập Cận Bình từ phía những đối thủ của ông đang ngày một lớn hơn. Để đối phó với tình hình này, trong khoảng vài tháng qua, chiến dịch đổi mới của Tập Cận Bình đã có những thay đổi. Tập Cận Bình đã chọn lựa những cách tiếp cận chậm rãi hơn để đảm bảo quyền lực của mình. Do vậy tình hình Trung Quốc hiện tại có thể gọi là “cải cách lạnh, chính trị nóng”, và việc ưu tiên phát triển kinh tế theo đó cũng sẽ phải nhường bước cho việc ổn định tình hình chính trị trong nước. Tuy nhiên, sự phát triển chậm lại của Trung Quốc đã kéo theo những ảnh hưởng xấu đến chính nền kinh tế Trung Quốc cũng như Mỹ và các nước khác trên thế giới. Thậm chí, sự lo ngại đối với nền kinh tế yếu kém của Trung Quốc còn lớn hớn sự lo ngại đối với sự lớn mạnh trong tương lai của họ. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đã đủ lớn để vấn đề của nó lan toả khắp toàn cầu với vận tốc ánh sáng. Mỹ cần thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc để nước này đạt được những mục tiêu cải cách của mình. Hiệp định TPP cũng có thể là một mũi tên chỉ đường cho Trung Quốc để họ tiếp tục mở cửa nền kinh tế của mình. Nguy cơ va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc dù sao cũng mới chỉ là giả thiết, tuy nhiên nguy cơ Trung Quốc rơi vào bẫy thu nhập trung bình đã ở trước mặt, và điều đó chỉ mang tới nguy cơ cho nền kinh tế thế giới. Sự trì trệ của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến địa chính trị toàn cầu. Khác với các quốc gia khác gắn liền sức mạnh quốc gia với nhiều yếu tố như quân sự, kinh tế, xã hội, sức mạnh của Trung Quốc hoàn toàn dựa vào kinh tế. Để củng cố vị trí của mình trên thế giới, Trung Quốc đã đề ra nhiều sáng kiến tài chính như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), “Một vành đai một con đường”... Tuy nhiên, khi nền kinh tế trì trệ, vị thế của Trung Quốc trong khu vực theo đó cũng giảm sút.. Mỹ cũng có cơ hội để củng cố vị trí của mình tại châu Á-Thái Bình Dương và có thể sẽ tiếp tục dẫn dắt cấu trúc an ninh khu vực trong nhiều năm tới. Trong bối cảnh đó, TPP không chỉ là một hiệp định thương mại tự do mà còn giúp Mỹ củng cố sự hiện diện ở khu vực, vai trò địa chính trị của mình đối với các nước châu Á-Thái Bình Dương, khẳng định cam kết bảo đảm thịnh vượng, hoà bình, ổn định ở khu vực. Hiệp định TPP cũng sẽ giúp chính quyền tương lai của Mỹ tìm ra những cách thức tiếp cận mới với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Tuy nhiên, những tuyên bố gần đây của Tổng thống 16 mới đắc cử của Mỹ Donald Trump khiến người ta có thể liên tưởng tới việc TPP liệu có thể tồn tại nếu không có sự tham gia của Mỹ không. Trong khi đó, những hành động hung hăng, nhạy cảm gần đây cho thấy, Bắc Triều Tiên đang mong manh hơn vẻ bể ngoài của mình. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã khiến ngày càng nhiều tin tức về thế giới bên ngoài lọt vào bên trong quốc gia này, khiến cho khoảng cách giữa Kim Jong-un và nhân dân ngày càng lớn và tính chính danh của chính quyền bị suy yếu. Trong năm 2016, để đàn áp sự chống đối, thể hiện uy quyền tuyệt đối của mình, Kim Jong-un có thể sẽ thực hiện hàng loạt những hành động khiêu khích quy mô nhỏ nhằm thể hiện sức mạnh quân sự nhưng không dẫn tới chiến tranh quy mô. Tuy vậy, chỉ một tính toán sai lần cũng có thể dẫn đến khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên trong năm tới. Thứ tư, cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực không ngừng tăng, làm cho khả năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng có phần tăng lên, cho dù để điều đó trở thành hiện thực còn là câu chuyện của tương lai. 1.3. Tình hình của Nhật Bản và Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2016 1.3.1. Tình hình Nhật Bản và chính sách đối ngoại của Nhật Bản a. Tình hình Nhật Bản Nhật Bản theo hệ thống chính trị đa đảng phái, trong đó đảng Dân chủ Tự do là đảng chính trị lớn nhất và cầm quyền gần như liên tục trong giai đoạn 1955-2009 (riêng giai đoạn 1993-1996, Thủ tướng là người của đảng khác do đảng Dân chủ Tự do không nắm được đa số trong Hạ viện). Từ năm 2009-2012, đảng Dân chủ cầm quyền thay đảng Dân chủ Tự do. Từ 12/2012, đảng Dân chủ Tự do trở lại nắm quyền và kiểm soát được lưỡng viện trong Quốc hội. Một nguyên nhân cơ bản của cuộc cải cách chính trị ở Nhật Bản được thừa nhận là việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Cần phải thừa nhận rằng Chiến tranh Lạnh đã tạo ra hệ thống chính trị Nhật Bản năm 1955 khi đó xung đột chính trị hay liên kết đã được định rõ bởi sự hợp tác hay bất hợp tác giữa Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Xã hội Nhật Bản. Do đó, việc kết thúc Chiến tranh Lạnh đã khiến cho hệ thống này bị tổn thương nghiêm trọng. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã kéo theo chấm dứt sự đối đầu của hai hệ thống chính trị, làm giảm nhiệt của những xung đột tư tưởng giữa những người bảo thủ và những người tiến bộ tại Nhật Bản. Sau khi mất đa số ghế ở Nghị viện trong các cuộc bầu cử vào tháng 7 năm 1993, về lí thuyết Đảng Dân chủ Tự do vẫn có thể cầm quyền bằng việc lôi kéo các Đảng mới thành một Liên 17 minh do Đảng Dân chủ Tự do lãnh đạo. Nhưng Ozawa và Đảng Shinseito của ông đã đi trước một bước. Ông đã lôi kéo cả Hosokawa của Đảng Nhật Bản mới và Takemura của Đảng Sakigake không tham gia Liên minh với Đảng Dân chủ Tự do bằng cách ủng hộ cả hai Đảng đối với các vị trí Thủ tướng và Bộ trưởng Nội các. Đồng thời, ông đã thảo luận với Komeito, Đảng Dân chủ Xã hội, và Liên minh Dân chủ Xã hội về thoả thuận cách mạng giữa các Đảng trong các chính sách cơ bản - đặc biệt trong phạm vi các vấn đề quốc tế. Bằng việc chấp nhận thoả thuận này, Đảng Dân chủ Xã hội của Nhật Bản đã công nhận điểm yếu về chính trị của mình và bắt đầu từ bỏ chính sách trung lập của Đảng này. Một phong trào đã dấy lên trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 1989 và Hạ viện năm 1990 dưới sự lãnh đạo của Takako Doi’s, đảng này đã chủ trương mở rộng cở sở của mình ra các công đoàn. Sự trớ trêu của cuộc bầu cử tháng 7 năm 1993 là, sau khi chịu sự thất bại tồi tệ nhất trong lịch sử, Đảng Dân chủ Xã hội đã trở thành một Đảng không tham gia Chính phủ lần đầu tiên kể từ năm 1948. [27, tr2-3] Trong những năm gần đây chính trường Nhật Bản đã trải qua nhiều phen sóng gió, chỉ trong vòng chưa đầy 6 năm sau khi nhiệm kỳ của Thủ tướng Koizumi kết thúc (2001 - 2006), nước Nhật đã phải đối mặt với hàng loạt biến đổi chính trị với sự ra đi của 5 đời thủ tướng cùng nội các và liên tục thay đổi lãnh đạo của các chính Đảng cầm quyền. Mỗi người mới lên lại đưa ra cam kết cải tổ. Nhưng những đề xuất tuyên bố với hy vọng tạo ấn tượng lớn lại “bị chìm” trong hệ thống chính trị của Nhật. Nhiệm kỳ cuối cùng của đảng LDP do Thủ tướng Taro Aso nắm quyền đã hoàn toàn thất bại trong việc giải quyết ba vấn đề mà người dân Nhật Bản đặc biệt quan tâm là: kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng Tokyo; điều chỉnh địa ốc và cải tổ ngành bưu chính. Uy tín của ông giảm sút nghiêm trọng và cũng buộc phải rút lui khỏi chính trường trong vòng chưa đầy một năm tại nhiệm. Ngày 30 tháng 8 năm 2009 đã đi vào lịch sử Nhật Bản, người dân Nhật Bản và cả thế giới đã chứng kiến một cuộc thay đổi ngoạn mục tại xứ sở Phù Tang. Với 308 ghế trong tổng số 480 ghế của Hạ viện, đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện, làm thay đổi cục diện chính trị vốn tồn tại nửa thế kỉ tại Nhật Bản với sự lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do (LDP). Nếu nói theo ngôn từ của những người lãnh đạo đảng cộng sản thì đây đúng là một cuộc diễn biến hòa bình. Nhưng người dân Nhật Bản lại rất hào hứng đón nhận diễn biến này vì họ muốn có một chính quyền tốt đẹp hơn. Dường như họ đã quá mệt mỏi với cái được gọi là “sự ổn định” đang tồn tại ở nước này, song thực chất đó lại là “sức ì” của cả nền kinh tế lẫn chính trị. Tuy 18

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net