Nhận diện vị trí của các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập trong hệ thống chính sách khoa học và công nghệ tại việt nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Nhận diện vị trí của các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập trong hệ thống chính sách khoa học và công nghệ tại việt nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN HỒNG YẾN NHẬN DIỆN VỊ TRÍ CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP TRONG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN HỒNG YẾN NHẬN DIỆN VỊ TRÍ CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP TRONG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 60.34.04.12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh Hà Nội - 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6 8. Cơ cấu của luận văn ...................................................................................... 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ....................................................... 9 1.1. Hoạt động KH&CN.................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm khoa học ......................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm công nghệ ..................................................................... 10 1.1.3. Khái niệm hoạt động KH&CN ...................................................... 10 1.1.4. Nhiệm vụ của hoạt động KH&CN ................................................. 11 1.1.5. Nguyên tắc hoạt động KH&CN ..................................................... 12 1.2. Tổ chức KH&CN ..................................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm chung về tổ chức .......................................................... 12 1.2.2. Khái niệm tổ chức KH&CN........................................................... 14 1.2.3. Quyền của tổ chức KH&CN .......................................................... 16 1.2.4. Nghĩa vụ của tổ chức KH&CN ...................................................... 17 1.2.5. Tổ chức KH&CN ngoài công lập .................................................. 17 1.3. Tổ chức KH&CN ngoài công lập trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam ... 18 1.3.1. Khải niệm và tính chất tổ chức hội ở Việt Nam ............................ 18 1.3.2. Tổ chức Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ....... 20 1.3.3. Hoạt động của các tổ chức KH&CN ngoài công lập ở Việt Nam 23 Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH KH&CN VIỆT NAM NHẰM NHẬN DIỆN VỊ TRÍ CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP ..........................................................................................31 2.1. Đánh giá thực trạng tổ chức KH&CN ngoài công lập trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam: Hiện trạng tổ chức và hoạt động ............................................ 31 2.1.1. Văn bản pháp lý về hệ thống tổ chức KH&CN ngoài công lập .... 31 2.1.2. Hiện trạng hoạt động, sự đóng góp của các tổ chức KH&CN thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam ........................................................................... 32 2.1.3. Những khó khăn trong hoạt động của các tổ chức KH&CN ngoài công lập ................................................................................................... 40 2.2. Vị trí của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong hệ thống chính sách KH&CN Việt Nam .......................................................................................... 44 2.2.1. Những khía cạnh tích cực thúc đẩy vai trò của tổ chức KH&CN ngoài công lập ......................................................................................... 44 2.2.2. Những bất cập trong hệ thống chính sách KH&CN Việt Nam đối với hoạt động của các tổ chức KH&CN ngoài công lập ........................ 57 Kết luận Chƣơng 2: ..........................................................................................................70 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ, VỊ TRÍ ..72 CÁC TỔ CHỨC KH&CN NGOÀI CÔNG LẬP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ..........................................................72 3.1. Giải pháp .................................................................................................. 72 3.1.1. Giải pháp phát triển nhân lực các tổ chức KH&CN ngoài công lập ................................................................................................................. 72 3.1.2. Giải pháp tài chính ........................................................................ 79 3.1.3. Giải pháp phát huy vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong hoạt động nghiên cứu - triển khai và phản biện xã hội .......................... 80 3.1.4. Giải pháp hợp tác, khai thác nguồn lực từ các tổ chức KH&CN ngoài công lập nước ngoài ...................................................................... 84 3.2. Khuyến nghị ............................................................................................. 86 Kết luận Chƣơng 3: ..........................................................................................................90 KẾT LUẬN .......................................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................94 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Số lượng thống kê các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam từ năm 2013 đến 30/6/2016 ...............................................................................................21 Bảng 1.2. Tình hình phân bố các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam từ năm 2013-30/6/2016 ......................................................................................................22 Bảng 1.3: Số lượng các tổ chức KH&CN đã đăng ký hoạt động tại Bộ KH&CN (tính đến hết năm 2014) ..............................................................................................................23 Bảng 1.4. số lượng các tổ chức KH&CN ngoài công lập đã đăng ký hoạt động tại Bộ KH&CN phân theo lĩnh vực (tính đến hết năm 2014) .....................................................23 Bảng 2.1. Những lĩnh vực chính mà các tổ chức KH&CN trực thuộc của Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia tư vấn chính sách ...............................................................................36 Bảng 2.2. Kinh phí huy động nguồn lực quốc tế của các tổ chức KH&CN thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam .............................................................................................................38 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất hiện từ những năm 45 của thế kỷ XX và số lượng các tổ chức này phát triển mạnh từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới (năm 1986). Tuy nhiên, đến những năm 1990-1991, các tổ chức KH&CN trên toàn lãnh thổ đều là các tổ chức KH&CN công lập với đặc thù Nhà nước thành lập, đầu tư, quản lý, cung cấp trụ sở, tài chính, quyết định bộ máy và nhân sự. Nhà nước thực sự chú trọng đến các tổ chức KH&CN ngoài công lập từ năm 1992 với việc ban hành Nghị định số 35-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác quản lý KH&CN. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các chính sách của Nhà nước đối với các tổ chức KH&CN dần được điều chỉnh và có tác động theo hướng tích cực; một vài điểm nổi bật có thể được tóm tắt như sau: - Thực hiện xã hội hóa các hoạt động KH&CN, Nhà nước khích lệ và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức và cá nhân tham gia vào các hoạt động KH&CN; - Nhà nước cho phép mọi tổ chức và cá nhân, kể cả các tổ chức có vốn nước ngoài, cá nhân nhà khoa học nước ngoài được thành lập tổ chức KH&CN, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và tiến hành các hoạt động KH&CN trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trên toàn lãnh thổ thực sự đã hình thành các tổ chức KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong mọi lĩnh vực khoa học (xã hội và nhân văn, tự nhiên, nông nghiệp, y dược) với các loại hình: Tổ chức KH&CN công lập; Tổ chức KH&CN ngoài công lập; Tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài, trong đó, tổ chức KH&CN ngoài công lập là loại hình tổ chức cũng đã có rất nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển KH&CN nước nhà nói riêng. Tuy nhiên, đến nay có thể nhận định rằng: vị trí của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong xã hội nói chung, trong hệ thống chính sách KH&CN nói riêng 1 tại Việt Nam hiện nay còn hết sức mờ nhạt. Điều này có thể giải thích qua một số nguyên nhân sau: Trước hết đó là nhận thức về vai trò, ảnh hưởng của các tổ chức KH&CN ngoài công lập đối với sự nghiệp phát triển đất nước tại Việt Nam những năm gần đây còn hạn chế. Từ đó dẫn tới nhận thức chưa đầy đủ về các tổ chức KH&CN ngoài công lập của các cơ quan, cán bộ xây dựng và thực thi chính sách KH&CN. Hơn nữa, bối cảnh kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay vẫn chưa đảm bảo một cơ chế thị trường đích thực, còn nhiều phân biệt, từ thể chế đến những quy định, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không bình đẳng giữa các tổ chức thuộc nhà nước và tư nhân, công lập và ngoài công lập. Mặc dù hoạt động các tổ chức KH&CN ngoài công lập đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn chưa đạt được như mong muốn, và hoàn toàn có thể đem lại những kết quả tốt hơn. Một lý do rất quan trọng, đó là hoạt động của các tổ chức KH&CN ngoài công lập chưa thực sự được quan tâm và được tạo cơ chế đúng mức để các tổ chức này tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động tư vấn, phản biện họăc vận động chính sách đối với các dự án lớn, phức tạp và các văn bản quy phạm pháp luật mà xã hội đặc biệt quan tâm. Một số văn bản về chính sách KH&CN mới được ban hành như: Luật KH&CN, Nghị định 115, Nghị định 43...cũng không tránh khỏi việc xem nhẹ vị trí, vai trò của các tổ chức KH&CN ngoài công lập. Để có thể tăng tốc quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiệu quả, bối cảnh đất nước đang đặt ra những thách thức rất lớn trong việc phát huy vai trò, năng lực của mọi loại hình tổ chức (công lập và ngoài công lập) từ hoạt động kinh tế, xã hội, đến KH&CN. Xuất phát từ thực tế trên đây, vấn đề nghiên cứu thực hiện đề tài Nhận diện vị trí của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong hệ thống chính sách KH&CN tại Việt Nam, nhằm phân tích các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách KH&CN, nhận diện được những bất cập cần hoàn thiện, đề xuất những khuyến nghị 2 thúc đẩy hoạt động của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong phạm vi toàn quốc, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và KH&CN, là hết sức cần thiết. Đề tài tập trung nghiên cứu các tổ chức KH&CN ngoài công lập thuộc các hội, các tổ chức chính trị xã hội, cụ thể là các tổ chức KH&CN ngoài công lập trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam). 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay thực sự đã có bước tiến dài đối với sự phát triển các loại hình tổ chức KH&CN trên phạm vi toàn quốc. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu này, trong thời gian qua đã có một số công trình được thực hiện, cụ thể: Trịnh Ngọc Diệu (2000), Phát triển các tổ chức KH &CN ở nước ta trong thời kỳ chuyể n đổ i kinh tế . Luâ ̣n văn Tha ̣c sỹ Chin ́ h sách KH &CN, Viê ̣n Chiế n lươ ̣c và Chính sách KH &CN: đã ngh iên cứu thực tiễn phát triể n các tổ chức KH &CN Viê ̣t Nam thời điểm trước khi Luâ ̣t KH&CN năm 2000 đươ ̣c thông qua ; khuyế n nghị về sự phát triển các tổ chức KH &CN, nâng cao nhâ ̣n thức xã hô ̣i về vai trò của tổ chức KH&CN với sự phát triển KT-XH trong thời kỳ đế n năm 2005. Lê Công Lương (2009), Đề tài: Đánh giá thực trạng hoạt động viện trợ nước ngoài của các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA, năm 2009, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phạm Văn Tân (2014), Đề án: Xây dựng chương trình tăng cường năng lực cho các tổ chức KH&CN ngoài Nhà nước nhằm phát triển bền vững, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phạm Văn Tân (2010), Báo cáo tổng kết Hội thảo tổng kết hoạt động các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Bùi Kim Tuyến (2015), Đề tài: Đánh giá kết quả tham gia xã hội hóa hoạt động KH&CN của các tổ chức trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giai đoạn 2010-2015. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 3 Lê Thanh Tùng (2015), Đề tài: Đánh giá vai trò và năng lự của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, năm 2015 Nhìn chung, trong số các nghiên cứ u nêu trên, đã có một số công trình nghiên cứu ở phạm vi toàn quốc, đối tượng nghiên cứu là các tổ chức KH&CN ngoài công lập. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu còn rất hạn chế, và đặc biệt chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu v ào các chính sách KH&CN đối với hoạt động của các tổ chức KH&CN ngoài công lập. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện vị trí của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong hệ thống chính sách KH&CN tại Việt Nam nhằm thúc đẩy sự đóng góp hiệu quả của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong phát triển KH&CN. Những mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu vai trò và sự đóng góp của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, phát triển KH&CN; + Đánh giá thực trạng hệ thống chính sách KH&CN của Việt Nam, mặt tích cực và bất cập. liên quan đến vị trí các tổ chức KH&CN ngoài công lập + Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách KH&CN nhằm thúc đẩy sự đóng góp của các tổ chức KH&CN ngoài công lập. 3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu - Phân tích một số vấn đề lý luận về vai trò của các tổ chức ngoài công lập nói chung và các tổ chức KH&CN ngoài công lập nói riêng, tập trung chủ yếu vào các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Viêt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và KH&CN. 4 - Phân tích, đánh giá những mặt tích cực và những bất cập của hệ thống chính sách KH&CN Việt Nam nhằm nhận diện vị trí của các tổ chức KH&CN ngoài công lập. - Xây dựng các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức KH&CN ngoài công lập, tập trung vào các giải pháp chính sách về phát triển nguồn nhân lực, tài chính, phát huy vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam, khai thác nguồn lực từ các tổ chức KH&CN ngoài công lập nước ngoài. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các tổ chức KH&CN ngoài công lập được thành lập và hoạt động trong phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu vào các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Viêt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn phạm vi về nội dung: vị trí của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong hệ thống chính sách KH&CN tại Việt Nam - Giới hạn phạm vi quãng thời gian diễn biến của đối tượng nghiên cứu: giai đoạn năm 2010-2015 - Giới hạn phạm vi không gian lấy số liệu: miền Bắc, miền Nam, tập trung chủ yếu vào các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Viêt Nam 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Hệ thống chính sách KH&CN ở Việt Nam đã đánh giá như thế nào về vai trò, vị trí của các tổ chức KH&CN ngoài công lập? những mặt tích cực và bất cập? - Giải pháp cụ thể nào khắc phục những bất cập của hệ thống chính sách nhằm phát huy vai trò của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và KH&CN của đất nước trong giai đoạn mới? 5 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Những bất cập của hệ thống chính sách KH&CN ở Việt Nam hiện nay đang là một cản trở quan trọng phát huy vai trò của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và KH&CN. Nhóm 04 giải pháp cụ thể được đề xuất sẽ góp phần khắc phục những bất cập của hệ thống chính sách nhằm phát huy vai trò của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và KH&CN của đất nước. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiê ̣n đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cu ̣ thể : - Phương pháp phân tích tài liệu: sử du ̣ng và phân tích các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài (cơ sở lý thuyết liên quan ; các kết quả điều tra , khảo sát tổ chức KH&CN; các báo cáo tổng hợp của Bộ KH &CN về hoa ̣t đô ̣ng củ a các tổ chức KH&CN; các báo cáo của Liên hiệp các Hội KH &KT Việt Nam về hoa ̣t đô ̣ng của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trực thuộc…); - Phương pháp thố ng kê: thu thâ ̣p, xử lý các dữ liê ̣u có sẵn liên quan đế n các tổ chức KH&CN cầ n nghiên cứu; - Phương pháp chuyên gia: phỏng v ấn, hỏi ý kiến 01 lãnh đạo tổ chức KH&CN ngoài công lập; 01 lãnh đạo của cơ quan quản lý hoạt động của các tổ chức KH&CN ngoài công lập. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận - Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của các tổ chức ngoài công lập (tổ chức phi chính phủ - NGO), đặc biệt là các tổ chức KH&CN ngoài công cập, trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội đất nước; - Làm rõ sự cần thiết thúc đẩy vai trò của tổ chức KH&CN ngoài công lập trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội đất nước, tính tất yếu của sự đóng góp của 6 các tổ chức này trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay. Tham khảo một số mô hình về vị trí của tổ chức KH&CN ngoài công lập trên thế giới. - Đánh giá hệ thống chính sách KH&CN tại Việt Nam từ góc độ nhận diện vị trí của các tổ chức KH&CN ngoài công lập. Phân tích những bất cập, nguyên nhân và đề xuất những phương thức, nhìn nhận, ứng xử phù hợp trong bối cảnh mới của đất nước. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Thông qua các số liệu thống kê và các phân tích, đánh giá, chỉ ra sự đóng góp của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội đất nước. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách theo hướng thúc đẩy, nâng cao vai trò, vị trí các tổ chức này trong công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt trong quá trình vận động chính sách, phản biện xã hội. 8. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn gồm: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vai trò của các tổ chức KH&CN ngoài công lập trong phát triển kinh tế-xã hội và KH&CN Chương 2: Đánh giá hệ thống chính sách KH&CN Việt Nam nhằm nhận diện vị trí của các tổ chức KH&CN ngoài công lập + Phân tích hiện trạng đóng góp của của các tổ chức ngoài công lập, đặc biệt là các tổ chức KH&CN ngoài công lập Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội và KH&CN + Đánh giá hệ thống chính sách KH&CN Việt Nam từ góc độ vị trí các tổ chức KH&CN ngoài công lập Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao vai trò, vị trí các tổ chức KH&CN trong phát triển kinh tế xã hội, KH&CN 7 + Giải pháp phát triển nhân lực + Giải pháp tài chính + Giải pháp phát huy vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong hoạt động nghiên cứu - triển khai và phản biện xã hội + Giải pháp hợp tác, khai thác nguồn lực từ các tổ chức KH&CN ngoài công lập nước ngoài Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Hoạt động KH&CN 1.1.1. Khái niệm khoa học Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Khái niệm khoa học trong Luật KH&CN 2013 cũng có tính tương đồng với khái niệm này, đó là “hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”. Hệ thống tri thức được phân biệt là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua cuộc sống hàng ngày, trong mối quan hệ giữa con người với con người, cũng như mối quan hệ giữa con người với sự vật, tự nhiên và quan hệ xã hội. Tri thức kinh nghiệm không ngừng được sử dụng và phát triển trong thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm không đi sâu vào bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một giới hạn nhất định. Tri thức kinh nghiệm là cơ sở để hình thành tri thức khoa học. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập qua những thí nghiệm, qua những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong xã hội và tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành, các bộ môn khoa học, như: triết học, toán học, sử học, kinh tế học… 9 1.1.2. Khái niệm công nghệ Công nghệ là “hệ thống kiến thức, quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ” [12, tr. 5]. Có rất nhiều định nghĩa về công nghệ khác nhau tùy theo từng mục đích sử dụng. Công nghệ có thể là vật thể (thiết bị máy móc) còn được gọi là phần kỹ thuật (technoware); con người, phần con người (humanware); ghi chép, phần thông tin (inforware); thiết chế tổ chức, phần tổ chức (orgaware); có mục tiêu: để sử dụng tối ưu, để tác động vào các yếu tố môi trường vật chất, xã hội và văn hóa. Khái niệm công nghệ cũng được quy định trong Luật KH&CN 2013: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. 1.1.3. Khái niệm hoạt động KH&CN UNESCO định nghĩa, hoạt động KH&CN là “các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ với việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học và kỹ thuật (scientific and technology knowledge) trong mọi lĩnh vực của KH&CN, là các khoa học tự nhiên và công nghệ, các khoa học y dược và nông nghiệp, cũng như các khoa học XH&NV” [14, tr. 13]. Theo Luật KH&CN 2013, “hoạt động KH&CN là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng nghiên cứu, dịch vụ KH&CN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN”. Nghiên cứu khoa học: là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản chất của sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người [14, tr. 17]. 10 Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát hiện các thuộc tính, cấu trúc, động thái của các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác. Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học [14, tr. 20]. Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống [14, tr. 21]. Giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng nhất, có thể là giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Phát triển công nghệ: là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới (Luật KH&CN 2013). Triển khai thực nghiệm: là sự vận dụng các lý thuyết để đưa các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật [14, tr. 22]. Dịch vụ KH&CN: là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các hoạt động về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm và hàng hóa; hoạt động an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; các hoạt động dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn. 1.1.4. Nhiệm vụ của hoạt động KH&CN Hoạt động KH&CN có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và vận dụng vào thực tiễn để xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển KT- XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây 11 dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hoá, khoa học của thế giới. - Nâng cao năng lực KH&CN để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; dự báo, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai. - Tiếp thu thành tựu KH&CN của thế giới, ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền KH&CN Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống. 1.1.5. Nguyên tắc hoạt động KH&CN Hoạt động KH&CN phải thực hiện đảm bảo các nguyên tắc sau: - Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển KH&CN. - Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu KH&CN của thế giới, phù hợp với thực tiễn của đất nước. - Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động KH&CN vì sự phát triển của đất nước. - Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. 1.2. Tổ chức KH&CN 1.2.1. Khái niệm chung về tổ chức Có nhiều khái niệm tổ chức. Tổ chức được định nghĩa hết sức đơn giản là công cụ thực hiện mục tiêu. 12 Theo ngôn ngữ thông thường, tổ chức được xem như tập hợp của nhiều người, nhiều nhóm người nhằm thực hiện một mục tiêu chung mà nếu chỉ một người hay một nhóm người không thực hiện được. Cách hiểu tổ chức như vậy cũng vẫn còn đơn giản và nhiều khi còn gây tranh cãi, đặc biệt trong giới khoa học. Như vậy khái niệm này đòi hỏi cần phải bao hàm nhiều nghĩa hơn khái niệm thông thường. Với ngôn ngữ khoa học thì tổ chức là một thực thể xã hội do các cá nhân hoặc các nhóm kết hợp để thực hiện mục tiêu chung, có 3 đặc trưng cơ bản ngang nhau: - Tổ chức được tạo ra nhằm thực hiện các mục tiêu chung của cộng đồng; - Có cấu trúc phân công lao động nghĩa là mọi người tham gia tổ chức không phải đều được nhận việc như nhau mà được giao những việc phù hợp với yêu cầu của tổ chức, trình độ và năng lực cá nhân. Tổ chức càng phát triển thì phân công lao động càng triệt để; Vận động theo quy trình là cỗ máy tổ chức được thiết kế và chế tạo ra đã kèm theo nó một bản điều lệ trong đó quy định nó vận động như thế nào, tức là bắt nó vận động theo quy trình do con người lập ra. Trong quá trình trao đổi với môi trường khi hoạt động trong thực tế luôn cần sự điều chỉnh vận động của tổ chức. Việc xác lập vận động theo quy trình là điều kiện thực thi kiểm soát vận động của tổ chức để đảm bảo tổ chức được hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả. Khi thiết kế tổ chức, việc ban hành điều lệ hoạt động của tổ chức chính là xác lập sự vận động theo quy trình của tổ chức. Để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất, trong quá trình vận động thực hiện mục tiêu, tổ chức phải tự điều chỉnh để thích nghi với những biến động của môi trường, để cân bằng với môi trường. Việc tự điều chỉnh này phản ánh sự nhạy cảm của tổ chức với môi trường. Trong những điều kiện như nhau, không phải mọi tổ chức đều có thể tự điều chỉnh hoặc mức độ điều chỉnh cũng khác nhau. Vì thế, người ta thường nói đến điều kiện cho sự điều chỉnh của tổ chức, gồm: 13 Người đứng đầu tổ chức phải có năng lực và thiện chí đổi mới. Năng lực của nhà quản lý tổ chức được cấu thành bởi yếu tố học vấn, kinh nghiệm và bản lĩnh. 1.2.2. Khái niệm tổ chức KH&CN 1. Khái niệm Xét một cách chung nhất, tổ chức KH&CN là một loại hình tổ chức, vì vậy nó bị chi phối bởi những quy luật cơ bản của tổ chức học. Các tổ chức KH&CN ở Việt Nam xuất hiện từ những năm 45 của thế kỷ XX, về cơ bản được hình thành theo mẫu hình của các nước xã hội chủ nghĩa với các tên gọi khác nhau: tổ chức nghiên cứu và triển khai, tổ chức KH&CN, cơ quan nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu và triển khai, viện nghiên cứu... Điều 3 Luật 2013 quy định: “Tổ chức KH&CN là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ KH&CN, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật”. 2. Hình thức và phân loại tổ chức khoa học và công nghệ a. Hình thức của tổ chức KH&CN - Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các tổ chức này được tổ chức dưới các hình thức: viện hàn lâm, viện nghiên cứu và phát triển, trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và các hình thức khác; - Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học; - Tổ chức dịch vụ KH&CN. Các tổ chức này được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và các hình thức khác. b. Phân loại tổ chức KH&CN Có nhiều kiểu phân loại tổ chức KH&CN khác nhau tùy theo tiêu chí, mục tiêu đã định. 14

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net