Taking stock an update on recent economic developments and reforms by the world bank in vietnam diem lai bao cao cap nhat ve tinh hinh cai cach va phat trien kinh te cua vietnam (vietnamese)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Taking stock an update on recent economic developments and reforms by the world bank in vietnam diem lai bao cao cap nhat ve tinh hinh cai cach va phat trien kinh te cua vietnam (vietnamese)

50195 Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized ĐIỂM LẠI Báo cáo cập nhật về tình hình cải cách và phát triển kinh tế của Việt Nam Public Disclosure Authorized Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Public Disclosure Authorized Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà Tài trợ cho Việt nam Hà Nội, ngày 1-2/12/2004 ĐỒNG TIỀN TƯƠNG ĐƯƠNG ĐƠN VN TIỀN = ĐỒNG Tỷ GIÁ 1US$ = 15,730 VNĐ NĂM TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày 31 tháng 12 CÁC TỪ VIẾT TẮT ALEP Luật Môi trường sửa đổi Bộ TNMT Bộ Tài nguyên Môi trường Bộ KH-ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ NNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CEPT Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CLTT&GNTD Chiến lược Tăng trưởng và Giảm nghèo toàn diện CTTT CCHCC Chương trình tổng thể cải cách hành chính công DNNN Doanh nghiệp nhà nước CTĐTC Chương trình đầu tư công ĐM&PT DNNN Đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước ĐGNCPL Đánh giá nhu cầu pháp luật ĐGTMT Đánh giá tác động môi trường FDI Đầu tư trực tiếp KTPT&KTXH Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội GDP Tổng sản phNm quốc nội MFA Hiệp định Đa sợi MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Quỹ CSSKNN Quỹ chăm sóc sức khỏe người nghèo SPS Hiệp định tiêu chuNn vệ sinh và vệ sinh an toàn thực phNm TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc TRIMS Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIPS Hiệp định quyền thương mại và quyền sở hữu VSS Bảo hiểm xã hội Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới XDHTPL Xây dựng hệ thống pháp luật Báo cáo này do Vivek Suri và Đinh Tuấn Việt thực hiện với đóng góp của Phil Brylski, Amanda Carlier, Soren Davidsen, Đoàn Hồng Quang, Edward Mountfield, Daniel Musson, Nguyễn Thế Dũng, Samuel Lieberman, James Seward, Rob Swinkels, Trần Thanh Sơn, và Carolyn Turk. Chỉ đạo thực hiện là Homi Kharas, Klaus Rohland, và Martin Rama. Các tác giả có sử dụng các kết luận của Báo cáo Vietnam - Article IV 2004 của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Nguyễn Thu Hằng, Trần Thị Ngọc Dung và Phùng Thị Tuyết đảm nhiệm phần thư ký. MỤC LỤC PHẦN I: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẦN ĐÂY ....................................... 1 Tăng trưởng GDP ........................................................................................................ 3 Nông nghiệp từng bước phục hồi sau dịch cúm gà ..................................................... 3 Đầu tư và tiêu dùng vẫn tăng trưởng mạnh................................................................. 4 Giá cả cao hơn, các thị trường và mặt hàng mới thúc đNy xuất khNu ......................... 5 Hạn ngạch dệt may kết thúc sẽ tạo cạnh tranh khốc liệt hơn ...................................... 7 Giá cả thế giới tăng làm tăng chi phí nhập khNu ......................................................... 8 Thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai đã thu hẹp .............................................. 9 ODA vẫn là nguồn tài trợ quan trọng ...................................................................... 10 Nguồn thu tăng đã cải thiện kết quả ngân sách ......................................................... 10 Khó khăn về nguồn cung làm tăng lạm phát............................................................. 11 Tín dụng tăng và những quan ngại về chất lượng ..................................................... 13 PHẦN II: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ..................................................................... 15 A. CHUYỂN SANG KINH TẾ THN TRƯỜNG ................................................................................. 17 Hội nhập kinh tế thế giới........................................................................................... 17 Cải cách doanh nghiệp nhà nước .............................................................................. 18 Cải thiện môi trường đầu tư ...................................................................................... 23 Cải cách ngân hàng ................................................................................................... 25 Tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng ....................................................................... 28 B. HỘI NHẬP XÃ HỘI VÀ TÍNH BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ..................................................... 29 Cải thiện quy mô và chất lượng giáo dục ................................................................. 29 Sức khỏe tốt hơn ....................................................................................................... 30 Đất, nước và môi trường ........................................................................................... 31 C. XÂY DỰNG NỀN QUẢN TRN HIỆN ĐẠI ...................................................................................... 34 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch ............................................................................ 34 Triển khai Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện (CLTT&GNTD) ....... 35 Quản lý nguồn lực công tốt hơn................................................................................ 35 Đánh giá nghèo tốt hơn ............................................................................................. 36 Cải cách hành chính công ......................................................................................... 37 Đấu tranh chống tham nhũng .................................................................................... 39 Xây dựng pháp luật ................................................................................................... 41 PHỤ LỤC: KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN ................................................................................................. 42 Bảng biểu: Bảng 1: Tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế (%) .................................................. 3 Bảng 2: Tăng trưởng và cơ cấu xuất khNu ................................................................ 5 Bảng 3: Nhập khNu: Cơ cấu và tăng trưởng .............................................................. 8 Bảng 4: Dự tính Nhu cầu Tài chính (Tỷ USD ) ...................................................... 10 Bảng 5: Số lượng chuyển đổi sở hữu DNNN ......................................................... 18 Bảng 6: Chuyển đổi sở hữu DNNN ........................................................................ 19 Bảng 7: Kết quả tài chính của một số DNNN theo ngành ...................................... 19 Bảng 8: Tiến độ thực hiện chỉ thị cổ phần hóa các DNNN lớn .............................. 21 Bảng 9: Các chỉ số ngành ngân hàng ...................................................................... 26 Hình: Hình 1: Cam kết và giải ngân Đầu tư nước ngoài (tỷ USD) ..................................... 4 Hình 2: Tăng trưởng giá trị xuất khNu ...................................................................... 5 Hình 3: Tăng giá và giá trị xuất khNu các mặt hàng chính (%) ................................ 6 Hình 4: Các thị trường xuất khNu chính(%) .............................................................. 7 Hình 5: Các mặt hàng nhập khNu chính - Tăng giá và Giá trị ................................. 9 Hình 6: Cán cân tài khoản vãng lai và thương mại (% GDP) ................................... 9 Hình 7: Chỉ số giá tiêu dùng ................................................................................... 12 Hình 8: Chỉ số giá cả tiêu dùng bình quân hàng tháng và tăng trưởng tín dụng*... 13 Khung: Khung 1: Giải thích kết quả hoạt động của DNNN ................................................ 20 Khung 2: Đánh giá cơ chế một cửa tại cấp xã ........................................................ 39 PHẦN I TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẦN ĐÂY 1 Tình hình phát triển kinh tế gần đây Tăng trưởng tổng sản phNm trong nước (GDP) của năm 2004 vẫn tiếp tục ở mức cao và dự kiến sẽ vượt mức 7,2% của năm 2003. Kim ngạch xuất khNu (ngoài dầu thô) tăng ở mức ấn tượng cho dù thị trường xuất khNu có những trở ngại nhất định. Thâm hụt ngân sách và cán cân vãng lai được duy trì ở mức thấp. Một trong số các diễn biến chính của kinh tế vĩ mô trong 10 tháng qua là giá cả tăng nhanh, gây nên nhiều tranh luận về chiến lược ứng phó trong các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã có xu hướng giảm. Giá dầu tăng cao trên thị trường quốc tế là nhân tố quan trọng dẫn đến việc tăng lạm phát của năm 2004, tuy nhiên, giá dầu tăng cũng giúp tăng kim ngạch xuất khNu và thu ngân sách nhà nước. Tăng trưởng GDP GDP đã tăng khoảng 8% trong quý 3 góp phần đáng kể vào mức tăng 7,4% của 9 tháng đầu năm 2004. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng 10,6% trong 9 tháng đầu năm 2004, trong đó công nghiệp chế tạo tăng 9,3% (xem Bảng 1). Ngành xây dựng đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục 8,1% trong 9 tháng đầu năm. Sự hồi phục tăng trưởng trong ngành xây dựng trong quý 2 và 3 là nhờ chính sách kích cầu thông qua các chương trình đầu tư của chính phủ. Tuy nhiên, tăng trưởng trong ngành này đã bị ảnh hưởng đáng kể của giá thép xây dựng. Bảng 1: Tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế (%) 2000 2001 2002 2003 Q1-04 6T-04 9T-04 Tổng GDP 6.8 6.8 7.0 7.2 7.0 7.0 7.4 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 4.6 2.8 4.1 3.2 0.2 2.0 2.9 Công nghiệp và xây dựng 10.1 10.3 9.4 10.3 9.9 10.0 10.1 Công nghiệp 10.8 9.8 9.1 10.3 10.6 10.6 10.6 trong đó: Công nghiệp chế tạo 11.7 11.4 11.6 11.5 9.2 9.2 9.3 Xây dựng 7.5 12.8 10.6 10.6 5.7 7.3 8.1 Dịch vụ 5.3 6.1 6.5 6.6 6.6 7.0 7.0 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Nông nghiệp từng bước phục hồi sau dịch cúm gà Tăng trưởng nông nghiệp đạt 2,3% trong 9 tháng đầu năm 2004, cho thấy sự phục hồi trong những tháng gần đây sau tác động của dịch cúm gà. Ngành chăn nuôi gia cầm và gia súc chiếm khoảng 7% GDP bị ảnh hưởng nặng bởi dịch cúm gà hồi đầu năm. Khoảng 43 triệu gia cầm, tương đương gần 17% tổng số gia cầm trên cả nước đã bị tiêu hủy. Người chăn nuôu nhận bồi thường từ chính phủ ít nhất 5000 đồng với mỗi con gia cầm bị tiêu hủy. Giá trị sản lượng trong ngành chăn nuôi gia súc giảm 6,1% trong quý 1, tuy nhiên đã được phục hồi ở mức 6,5% trong 9 tháng đầu năm. Điều này cho thấy việc giảm sản lượng gia cầm đang được bù đắp bởi việc tăng các sản phNm chăn nuôi khác. Nhìn chung cho đến nay, tác động của dịch cúm gà đối với ngành du lịch là không lớn lắm, ngoại trừ vào tháng 3. Tính đến hết tháng 10, số lượng khách du lịch tăng 40% so với cùng kỳ năm 2003 một phần nhờ ngành du lịch đã phục hồi sau tác động của dịch SARS. Trong những tháng gần đây, có dấu hiệu bệnh cúm gà đã xuất hiện trở lại ở một 3 Điểm lại vài địa phương. Mặc dù những trường hợp này diễn ra lẻ tẻ và không nhiều, nhưng đây là một vấn đề mà các cơ quan chức năng của nhà nước cần chú ý đặc biệt. Đầu tư và tiêu dùng vẫn tăng trưởng mạnh Đầu tư và tiêu dùng trong nước vẫn tăng trưởng mạnh. Chỉ số tổng mức bán lẻ và dịch vụ tăng 18,3% trong 9 tháng đầu năm 2004 so với cùng kỳ năm ngoái . Theo giá hiện hành, đầu tư tăng 19% trong 9 tháng đầu năm 2004, chiếm 36,2% GDP. Tỷ trọng nhà nước trong tổng đầu tư đạt 54%. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài lần lượt chiếm 27% và 19%. Tính đến tháng 9 đã có thêm 26.800 doanh nghiệp được thành lập trên cả nước với tổng số vốn đăng ký hơn 53 nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp mới thành lập tăng khoảng 36% về số lượng và 29% về vốn đăng ký. Tuy nhiên, quy mô trung bình của các doanh nghiệp vẫn tương đối nhỏ. Hình 1: Cam kết và giải ngân Đầu tư nước ngoài (tỷ USD) 4 3 2 1 0 2000 2001 2002 2003 2004 10-M Cam kết Thực hiện Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê. Vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh trong năm 2004, tăng 36% trong 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái (Hình 1). Lượng FDI tăng thêm bao gồm 1,7 tỷ USD cam kết mới (tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái) và 1,5 tỷ USD vốn mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt nam. Tỷ lệ giải ngân, bao gồm vay trong nước của các liên doanh, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 2,4 tỷ USD1. 1 Những số liệu về giải ngân bao gồm cả số liệu về các khoản vay trong nước của các liên doanh. Các số liệu này khác so với số liệu sử dụng trong cán cân thanh toán (dưới đây). Số liệu trong cán cân thanh toán bao gồm số liệu về vốn nước ngoài theo báo cáo và vốn vay nước ngoài của các liên doanh 4 Tình hình phát triển kinh tế gần đây Hình 2: Tăng trưởng giá trị xuất kh#u 30 25 28% 20 25% 24% 21% $ billion 15 10 11% 5 4% 2% 0 1998 1999 2000 2001 2002 2003 10m-04 Tăng trưởng (%) Trị giá ($ bn) Nguồn: Tổng cục Thống kê. Giá cả cao hơn, các thị trường và mặt hàng mới thúc đy xuất khu Kim ngạch xuất khNu tăng vượt mức dự kiến, đạt mức 28% trong 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả xuất khNu này cũng duy trì được xu hướng tăng trưởng xuất khNu mạnh mẽ trong những năm qua (xem Hình 2). Tỷ trọng xuất khNu hàng chế biến trong GDP đã tăng thêm gần 10 điểm phần trăm trong 5 năm đạt gần 52% GDP. Dầu thô và dệt may hiện vẫn là các mặt hàng xuất khNu quan trọng nhất. Các mặt hàng quan trọng tiếp theo là giày dép và thủy sản (xem Bảng 2). Bảng 2: Tăng trưởng và cơ cấu xuất kh#u Giá trị Các mặt hàng xuất kh#u (tý USD) Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) chính 2003 2002 2003 10T-04 2002 2003 10T-04 Tổng giá trị xuất khNu 20,176 100.0 100.0 100.0 11.2 20.8 28.1 Dầu thô 3,821 19.6 18.9 24.4 4.6 16.8 48.6 Ngoài dầu thô 16,355 80.4 81.1 75.6 12.9 21.7 22.7 Nông sản 2,252 11.8 11.2 12.6 5.0 14.5 24.3 Thủy sản 2,200 12.1 10.9 9.9 13.8 8.7 2.4 Than đá 184 1.0 0.9 1.3 41.0 18.2 76.1 Dệt may 3,687 16.5 18.3 19.5 39.3 34.0 19.5 Giày dép 2,268 11.2 11.2 11.2 19.7 21.5 17.7 Điện tử - máy tính 672 2.9 3.3 4.5 -17.4 36.6 54.3 Sản phNm gỗ 567 2.6 2.8 4.4 30.0 30.2 84.5 Thủ công mỹ nghệ 367 2.0 1.8 1.7 40.7 10.7 10.3 Các sản phNm khác 4,159 20.4 20.6 10.4 -0.7 21.8 24.8 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Hải quan. Năm 2004, chủ yếu nhờ giá dầu trên thị trường quốc tế tăng, xuất khNu dầu thô tăng 43% về giá trị và 14,5% về lượng tính đến hết tháng 10. Nhìn chung, về giá trị, các 5 Điểm lại mặt hàng xuất khNu chủ yếu tăng gần 42%, chủ yếu nhờ giá cao hơn trên thị trường quốc tế (xem Hình 3). Hình 3: Tăng giá và giá trị xuất kh#u các mặt hàng chính (%) 50 Giá Trị giá 40 30 20 10 0 2002 2003 2004-10M Nguồn: Tổng cục Thống kê và Hải quan. Ghi chú: Các mặt hàng xuất khNu tính ở đây là dầu thô, gạo, cà phê và than đá. Trong 10 tháng đầu năm 2004, mặc dù đạt mức tăng trưởng ấn tượng 19,5% nhưng xuất khNu dệt may vẫn tăng trưởng chậm hơn so với mức kỷ lục 45% trong cùng kỳ của năm 2003. Việc giảm sút này là do quy chế hạn ngạch dệt may của Hoa kỳ, liên quan đến hiệp định song phương Việt nam - Hoa kỳ áp dụng cho một số mặt hàng may mặc. Năm 2004, hạn ngạch giảm 4,5% do chênh lệch về nguyên tắc xuất xứ. Xuất khNu tôm của Việt nam đã bị kiện chống phá giá tại thị trường Hoa kỳ. Thuế sơ bộ áp dụng cho tôm xuất khNu của Việt nam dao động từ 12% lên đến 93%. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2004, xuất khNu thủy sản nói chung của Việt nam vào thị trường Hoa kỳ giảm hơn 20%. Trong khi đó, xuất khNu của toàn ngành thủy sản chỉ ở mức khiêm tốn là 2,4%. Một mặt hàng xuất khNu tăng nhanh trong năm nay là nhóm các sản phNm gỗ, đặc biệt là đồ gỗ gia dụng, tăng trên 80% trong 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khNu các sản phNm gỗ dự kiến đạt khoảng 1 tỷ USD năm 2004. Tại thị trường Hoa kỳ, các mặt hàng xuất khNu này đang phần nào thay thế các mặt hàng xuất khNu tương tự của Trung quốc do xuất khNu sản phNm gỗ của Trung quốc sang Hoa kỳ đã giảm sau các vụ kiện chống phá giá. Do xuất khNu hàng dệt may và thuỷ sản bất ổn định tại Hoa kỳ, nên các nhà xuất khNu đã tìm cách đa dạng hóa thị trường thông qua việc thâm nhập vào thị trường EU và Nhật bản và đã đạt được một số thành công bước đầu. Xu hướng trở nên thuận lợi hơn nhờ việc tăng hạn ngạch dệt may tại thị trường EU và việc cải thiện tiêu chuNn an toàn thực phNm của các doanh nghiệp xuất khNu Việt nam. Xuất khNu dệt may sang EU tăng trên 30% trong 10 tháng đầu năm. Xuất khNu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tăng 18%. Trong khi đó, xuất khNu thủy sản sang thị trường EU tăng trên 70% mặc dù từ một điểm xuất phát thấp. 6 Tình hình phát triển kinh tế gần đây Hình 4: Các thị trường xuất kh#u chính(%) 25 2002 2003 9t- 2004 20 15 10 5 0 ASEAN Trung quốc Nhật bản EU Hoa kỳ Nguồn : Tổng cục Thống kê và Hải quan Năm 2004, EU và Hoa kỳ là các thị trường xuất khNu lớn của Việt nam với tỷ trọng xuất khNu sang thị trường EU có cao hơn đôi chút so với thị trường Hoa kỳ (xem hình 4). Việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt nam Hoa kỳ đã dẫn đến việc tăng mạnh xuất khNu sang thị trường Hoa kỳ. Do đó, tỷ trọng của Hoa kỳ trong tổng kim ngạch xuất khNu của Việt nam tăng từ 7% năm 2001 lên gần 20% năm 2003. Tuy nhiên, do hạn ngạch xuất khNu và các trở ngại khác trong năm 2004 (như đã đề cập ở trên), xuất khNu sang thị trường Hoa kỳ tăng chậm hơn và tỷ trọng có giảm đi đôi chút. Một đặc điểm đáng lưu ý trong năm qua là tầm quan trọng tăng lên của Trung quốc với tư cách là một thị trường xuất khNu. Tỷ trọng của Trung quốc trong tổng kim ngạch xuất khNu của Việt nam đã tăng lên trên 10%. Chương trình Thu hoạch sớm, được ký kết trong năm nay, đã loại bỏ thuế nhập khNu đối với các mặt hàng nông nghiệp và thủy sản và chắc chắn sẽ thúc đNy mạnh xuất khNu mặt hàng này sang Trung quốc hơn nữa. Hạn ngạch dệt may kết thúc sẽ tạo cạnh tranh khốc liệt hơn Hệ thống hạn ngạch trong buôn bán sản phNm dệt may theo khuôn khổ của Hiệp định Đa sợi (MFA) đã tồn tại trong 30 năm qua và Hiệp định quá độ về Hàng dệt và quần áo (ATC) sẽ hết hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2005. Tới thời điểm đó, Việt nam chắc chắn sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường xuất khNu dệt may quốc tế bởi lẽ chưa phải là thành viên của WTO và Việt nam sẽ tiếp tục bị áp đặt hạn ngạch xuất khNu. Trước tình hình đó, chính phủ đang tìm cách đàm phán gia tăng hạn ngạch dệt may tại thị trường EU và Hoa kỳ. Về phần mình, các nhà sản xuất đang bắt đầu tập trung vào các sản phNm phi hạn ngạch. Chính phủ cũng cần giảm chi phí giao dịch và cải thiện tính minh bạch trong phân bổ hạn ngạch do các nhà xuất khNu gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các nước không bị áp đặt hạn ngạch. Các bước đi theo hướng này đã diễn ra sau khi một số trường hợp lạm dụng trong phân bổ hạn ngạch mới được phát hiện gần đây. Trên phương diện tích cực hơn, người mua tỏ ra muốn đa dạng hóa nguồn cung ứng nên vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với Việt nam với tư cách là một nguồn cung ứng đã được thiết lập. Một nhân tố chủ chốt liên quan đến các dấu hiệu gia nhập WTO. Nếu tiếp tục có 7 Điểm lại dấu hiệu vững chắc rằng Việt nam sẽ gia nhập WTO, các nhà nhập khNu sẽ tiếp tục có động cơ mạnh trong việc duy trì nhập khNu từ Việt nam. Giá cả thế giới tăng làm tăng chi phí nhập khu Tăng trưởng giá trị nhập khNu 21% trong 10 tháng qua tương đương với tốc độ tăng trưởng nhập khNu trong cùng kỳ năm ngoái. Giá quốc tế tăng lên đối với một số mặt hàng nhập khNu chính như các sản phNm xăng dầu, phân bón, sắt thép, giấy, nguyên liệu hoá chất và các chất dẻo. Đây là một nhân tố chính làm tăng chi phí nhập khNu (xem Hình 5). Tổng giá trị các mặt hàng nhập khNu chính tăng 37%, trong đó mức tăng giá cả bình quân gia quyền là gần 27%, Tuy nhiên, nhập khNu máy móc, một mặt hàng nhập khNu lớn nhất, giảm 6,6% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái (xem bảng 3). Việc giảm sút nhập khNu máy móc là do một số dự án đầu tư lớn đã hoàn tất và từ đó đã giảm nhập khNu một hàng hoá đầu vào liên quan tới khuôn khổ đầu tư của các dự án. Về nhập khNu nói chung, Trung quốc hiện là nhà cung ứng lớn nhất. Còn xét theo giá trị nhập khNu không kể các mặt hàng xăng dầu thì các nguồn nhập khNu lớn là Đài loan, Trung quốc và Nhật bản. Bảng 3: Nhập kh#u: Cơ cấu và tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) (tỷ USD) 2003 2002 2003 10T-04 2002 2003 10T-04 Tổng giá trị nhập kh#u 25,227 100.0 100.0 100.0 22.1 27.8 21.4 Các sản phNm xăng dầu 2,433 10.2 9.6 11.2 10.4 20.7 39.6 Hàng thành phm Máy móc & thiết bị 5,359 19.2 21.2 16.8 38.4 41.3 -6.6 Máy tính & điện tử 975 3.4 3.9 4.0 -0.3 46.7 33.0 Dược phNm 374 0.7 1.5 1.3 19.9 16.8 8.1 Nguyên liệu thô & trung gian Nguyên liệu may-da-giầy 2,034 8.7 8.1 7.2 7.6 1.4 9.4 Sắt thép 1,657 6.8 6.6 8.0 38.3 24.2 44.6 Vải các loại 1,365 5.0 5.4 6.2 77.3 37.0 41.9 Ô tô (linh kiện CKD/IKD) 908 3.3 3.6 2.7 27.3 45.6 -0.8 Nguyên liệu nhựa 749 3.1 3.0 3.6 24.6 21.5 41.3 Phân bón 628 2.4 2.5 2.3 18.2 31.6 20.9 Các sản phNm hóa chất 582 2.0 2.3 2.3 33.5 20.7 20.8 Hóa chất 510 2.1 2.0 2.2 15.3 25.6 29.4 Sợi dệt 298 1.6 1.2 1.1 27.3 -5.2 8.5 Giấy các loại 230 1.0 0.9 0.8 21.4 19.3 4.6 Thuốc trừ sâu 146 0.7 0.6 0.6 29.9 2.0 32.2 Bông 106 0.5 0.4 0.7 -26.5 8.8 87.3 Hàng hoá khác 6,873 29.3 27.2 29.3 15.9 30.9 30.0 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Hải quan. 8 Tình hình phát triển kinh tế gần đây Hình 5: Các mặt hàng nhập kh#u chính - Tăng giá và Giá trị 40 Giá Giá trị 30 20 10 0 2002 2003 2004-10M Nguồn: Tổng cục Thống kê và Hải quan. Ghi chú: Các mặt hàng tính ở đây là xăng dầu, clanke, nhựa, phân bón, giấy, bông, sợi dệt và sắt thép. Thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai đã thu hẹp Thâm hụt thương mại (tính theo giá f.o.b) trong 9 tháng đầu năm dự tính chiếm 4,3% GDP so với mức 6,6% trong cùng kỳ năm 2003. Do xu hướng này tiếp diễn, nên thâm hụt tài khoản vãng lai hiện nay ở mức 4,7% GDP năm 2003 sẽ chắc chắn thu hẹp trong năm nay do lượng kiều hối gửi từ nước ngoài về vẫn tiếp tục tăng mạnh (xem Hình 6). Lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về lên đến 2,7 tỷ USD năm 2003 và ước tính sẽ vượt mức 3 tỷ USD trong năm nay. Thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 2002-2003 tăng nên có thể là do nhập khNu nhiều hơn các mặt hàng tư liệu sản xuất và các đầu vào chính, bao gồm các đầu vào để sản xuất hàng xuất khNu. Tuy nhiên, mức thâm hút này vẫn nằm trong tầm kiểm soát do đang được bù đắp phần lớn bởi các nguồn vốn FDI không tạo nợ. Hình 6: Cán cân tài khoản vãng lai và thương mại (% GDP) 4 2 0 -2 -4 Cán cân thương mại -6 Tàì khoản vãng lai -8 2000 2001 2002 2003 2004 (ước) 9 Điểm lại Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. ODA vẫn là nguồn tài trợ quan trọng Về phía nguồn tài chính của cán cân thanh toán, giải ngân ODA sẽ tiếp tục là nguồn quan trọng năm 2004 (xem Bảng 4). Trong tổng số vốn dự tính khoảng 3,3 tỷ USD vào Việt nam (ngoại trừ viện trợ không hoàn lại), gần 44% là ở dạng ODA. Nguồn FDI, dự kiến đáp ứng 36% nhu cầu tài chính. Trong hai năm tới, tổng nhu cầu tài chính dự tính ở mức từ 3,5 - 4 tỷ USD, trong đó ODA dự kiến đóng góp 1,5 tỷ USD. Với dòng ODA và lịch trình giải ngân ODA như hiện nay, mức ODA cam kết có thể đạt từ 2 đến 2,5 tỷ USD. Cuối tháng 4/2004, tổng dự trữ ngoại hối đạt khoảng 6,2 tỷ USD (tương đương 2,6 tháng nhập khNu hàng hóa và dịch vụ), gần bằng mức cuối năm 2003. Trong năm 2003, mức dự trữ tăng lên chủ yếu do các ngân hàng thương mại di chuyển vốn từ các tài khoản tiền gửi nước ngoài về các tài khoản trong nước. Xu hướng này đã giảm đi đáng kể năm 2004. Bảng 4: Dự tính Nhu cầu Tài chính (Tỷ USD ) 2003 2004 2005 2006 Nhu cầu tài chính 5.2 3.4 3.5 4.0 Thâm hụt tài khoản vãng lai (trừ viện trợ ) 2.0 2.1 2.3 1.9 Trả nợ gốc (trung và dài hạn) 0.5 0.5 0.5 0.5 Trả nợ FDI 0.6 0.4 0.5 0.6 Tăng dự trữ 2.1 0.4 0.2 1.0 Nguồn tài chính 5.2 3.4 3.5 4.0 Viện trợ chính thức 0.1 0.1 0.1 0.1 Vốn vay ODA 1.3 1.4 1.5 1.5 Các khoản vay thương mại 0.3 0.6 0.5 0.5 FDI 1.8 1.2 1.4 2.0 Vay ngắn hạn 1.7 0.1 0.0 -0.2 Nguồn: Dự tính của Qũy tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Nguồn thu tăng đã cải thiện kết quả ngân sách Nguồn thu ngân sách tiếp tục tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm 2004, đạt 88% kế hoạch của cả năm. Năm 2004, nguồn thu (bao gồm viện trợ không hoàn lại) dự kiến đạt khoảng 23% GDP, vượt chỉ tiêu khoảng 2 điểm phần trăm GDP. Ngân sách nhà nước đã được hưởng lợi rất nhiều do giá dầu tăng. Thu từ sản xuất và xuất khNu dầu thô đã đạt 112% kế hoạch của ngân sách. Năm 2003, nguồn thu này đóng góp gần 22% tổng thu trong khi thuế sử dụng các sản phNm xăng dầu đóng góp 5-6%. Năm nay, thu nhập từ đấu giá quyền sử dụng đất trở thành một nguồn thu ngân sách quan trọng. Tuy nhiên, theo báo cáo, nguồn thu xuất nhập khNu thấp hơn so với mục tiêu. Nguyên nhân nguồn thu thuế thương mại thấp hơn dự kiến là do việc loại bỏ thuế quan đối với các mặt hàng như các sản phNm dầu và sắt thép nhằm làm giảm tác động tăng giá đối với người tiêu dùng 10 Tình hình phát triển kinh tế gần đây và việc giảm mạnh nhập khNu các mặt hàng như ô tô và các linh phụ kiện. Nguồn thu thuế nhập khNu thấp hơn phần nào còn do quá trình giảm thuế đang diễn ra theo thỏa thuận AFTA. Trong 10 tháng đầu năm, tổng chi ngân sách (bao gồm cả trả nợ gốc) đạt gần 80% so với kế hoạch năm 2004. Chi đầu tư xây dựng phần nào chậm hơn, đạt 70% mức mục tiêu đề ra trong năm. Một lĩnh vực chi tiêu cao hơn theo kế hoạch cho năm nay liên quan đến việc chi cải cách tiền lương nhằm đưa mức lương của khu vực công chức lên gần hơn mức thị trường. Khung lương sửa đổi dự kiến sẽ tăng mức lương trung bình lên 30% trong vòng 4 năm và mở rộng hơn nữa các mức lương. Việc mở rộng các mức lương là kết quả của điều chỉnh tiền lương nhằm cho phép, một cách hợp lý, những người lao động có kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật cao hơn được trả lương cao hơn theo trình độ kỹ năng của họ. Cũng có các khoản chi tiêu cao hơn nằm ngoài kế hoạch để giảm nhẹ tác động của việc tăng giá xăng dầu đối với người tiêu dùng. Các khoản chi tiêu này có hình thức thanh toán cho các công ty nhập khNu và phân phối xăng dầu trong nước để phần nào bù lỗ cho họ. Các khoản chi này có thể lên tới 0,4% GDP cho năm 2004. Nhìn chung, tổng thu ngân sách có thể vượt mức kế hoạch năm và chi ngân sách chắc chắn sẽ gần sát với mức kế hoạch. Do đó, mức thâm hụt ngân sách sẽ thấp hơn so với mức kế hoạch 2,2% GDP2. Tuy nhiên, con số thâm hụt này không tính đến khoản vay ODA dự kiến chiếm 1,6% GDP trong năm 2004. Mức thâm hụt cũng không thể hiện một số hoạt động chi tiêu ngoài ngân sách như cho vay trong nước của Qũy Hỗ trợ phát triển có thể lên tới khoảng 1% GDP năm 2004. Ngoài ra, một khoản chi tiêu ngoài ngân sách ở mức khoảng 1,5% GDP cũng được dự trù cho các dự án giáo dục và cơ sở hạ tầng. Khó khăn về nguồn cung làm tăng lạm phát Đến tháng 10/2004, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, một tỷ lệ tăng đáng kể so với con số tăng 3,4% tháng 1/2004 (Xem hình 7). Giá lương thực chiếm gần một nửa trong cơ cấu giá tiêu dùng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc tăng giá các mặt hàng phi lương thực có chậm hơn ở mức 4,7%. Việc tăng giá chủ yếu xuất phát từ nguồn cung, do bùng phát dịch cúm gà, điều kiện thời tiết không thuận lợi và giá quốc tế cao hơn đối với một số mặt hàng chủ chốt như xăng dầu, phân bón và sắt thép. Việc bùng phát dịch cúm gà đã làm tăng giá các sản phNm gia cầm và tạo tác động lây làn làm tăng giá các mặt hàng thực phNm thay thế. Trong khi đó, giá phân bón, một đầu vào chủ chốt, đã tăng 43%. Giá gạo cũng chịu tác động bởi quyết định duy trì dự trữ gạo của chính phủ sau khi mức dự trữ giảm đi do xuất khNu mạnh mặt hàng này. Ngoài ra, việc tăng giá gạo thế giới vào tháng 8 đã đNy giá gạo trong nước tăng hơn nữa. 2 Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách của nhà nước là 5% GDP. Con số này dựa trên một định nghĩa không quy chuNn vì nó tính cả trả nợ gốc cũng như một số khoản mục thu chi kết chuyển từ năm trước. 11 Điểm lại Hình 7: Chỉ số giá tiêu dùng (Tháng 12/2001 = 100) 120 115 110 105 100 95 Feb-03 Mar-03 Jul-03 Feb-04 Mar-04 Jul-04 May-03 May-04 Dec-02 Jan-03 Jun-03 Sep-03 Nov-03 Dec-03 Jan-04 Jun-04 Sep-04 Oct-03 Oct-04 Aug-03 Aug-04 Apr-03 Apr-04 General Food Non-Food Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tác động của giá dầu cao trên thị trường thế giới đã được kiềm chế phần nào, nhằm tránh gây tác động quá đột ngột và tiêu cực đến giá trong nước. Tuy nhiên, giá xăng đã tăng lên 39% trong ba lần điều chỉnh kể từ đầu năm, giá dầu diesel và dầu hỏa tăng tương ứng 10% và 12%. Chính phủ đã giảm mạnh thuế nhập khNu đối với xăng dầu và sắt thép để ngăn chặn tác động của việc tăng giá trên thị trường thế giới đối với người tiêu dùng trong nước. Đầu năm, chính phủ cũng đưa ra quyết định không cho phép các tổng công ty nhà nước tăng giá điện, than và xi măng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 30/2004/CT-TTg về các biện pháp nhằm kiểm soát mức độ tăng giá trong thời gian tới. Mục tiêu của chỉ thị nhằm giảm nhẹ tâm lý lo sợ lạm phát và kiềm chế các tác động xuất phát từ nhu cầu. Chỉ thị cũng nhằm kiểm soát chặt chẽ các giá cả được điều tiết, thực hiện giảm chi quản lý hành chính từ Ngân sách nhà nước, ổn định lãi suất và can thiệp thận trọng vào thị trường ngoại hối. Chỉ thị cũng đặt mục tiêu phục hồi đàn gia cầm và hạn chế xuất khNu gạo ở mức tối đa 3,5 triệu tấn năm 2004. Một điều đáng ghi nhận là đã có dấu hiệu cho thấy tốc độ lạm phát đang có xu hướng chậm lại. Tỷ lệ tăng chỉ số giá cả tiêu dùng hàng tháng trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10 là 0,3% so với mức gần 1,6% trong những tháng trước (xem hình 8). 12 Tình hình phát triển kinh tế gần đây Hình 8: Chỉ số giá cả tiêu dùng bình quân hàng tháng và tăng trưởng tín dụng* 5% Credit CPI 4% 3% 2% 1% 0% -1% 3 4 3 4 3 3 4 3 4 3 4 -0 -0 -0 -0 -0 -0 -0 -0 -0 -0 -0 ar ar l l ov p p ay ay n n Ju Ju Se Se Ja Ja M M N M M Nguồn: Ước tính dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê và Quỹ Tiền tệ quốc tế. * Mức trung bình trong ba tháng. Tín dụng tăng và những quan ngại về chất lượng Tín dụng tăng trưởng từ mức 28% trong năm 2003 lên khoảng 36% tính đến tháng 7/2004. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng nhanh tín dụng là việc mở rộng tín dụng gần 60% trong nửa đầu năm 2004 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam. Đợt mở rộng tín dụng này liên quan đến việc tăng tín dụng hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả bùng phát cúm gà. Tăng trưởng tín dụng cao cũng liên quan đến một số khoản vay giành cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Tháng 6/2004, tín dụng cho DNNN vay tăng 30% so với mức 16% cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tín dụng cho khu vực tư nhân tăng 37% so với mức 34% trong cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao chưa phải là nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Bởi vì, tín dụng tăng nhanh trong giai đoạn lạm phát đã có dấu hiệu dịu lại (Xem hình 8). Ngân hàng Nhà nước sẽ kiềm chế mức tăng tín dụng trong những tháng tiếp theo và dự kiến sẽ đạt mức mục tiêu 25% cho cả năm 2004. Để kiểm soát tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu tăng mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại từ ngày 1/7/2004. Yêu cầu dự trữ đối với tiền gửi ngoại tệ và nội tệ tăng tương ứng lên mức 5% và 8% so với mức 2% và 4% trước đó. Tuy nhiên, việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng vào thời điểm này nên được coi là một nỗ lực kiểm soát chất lượng tín dụng, chứ không phải nhằm giảm tổng cầu. Theo ước tính, tỷ lệ các khoản vay không sinh lời của các ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ lên tới khoảng 15% tổng dư nợ. Tuy nhiên, do chất lượng của các số liệu công bố còn thấp, nên các ước tính như vậy vẫn là hết sức sơ bộ.3 Mặc dù có một số thành công trong việc 3 Theo tiêu chuNn kế toán Việt nam, các khoản nợ không sinh lời ước tính vào khoảng 5% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. 13 Điểm lại giải quyết các khoản vay không sinh lời được xác định cuối năm 2000, nhưng chất lượng các khoản vay mới vẫn còn chưa chắc chắn. Mức tăng trưởng tín dụng nhanh từ ngân hàng thương mại phần nào được bù đắp bởi việc giải ngân chậm hơn của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Trong sáu tháng đầu năm, theo báo cáo, Quỹ này chỉ đạt 20% mục tiêu giải ngân năm 2004. Điều này liên quan đến nghị định mới của chính phủ nhằm điều tiết cho vay chính sách thông qua các tiêu chí phê duyệt vay chặt chẽ hơn và do chậm chễ trong việc thực hiện dự án do chi phí xây dựng cao hơn. 14

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net