Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2016 (Khóa luận tốt nghiệp)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2016 (Khóa luận tốt nghiệp)

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- ---------- MA THỊ HẢI YẾN TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA XÃ MỸ HƯNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2013 - 2017 Thái Nguyên, 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- ---------- MA THỊ HẢI YẾN TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA XÃ MỸ HƯNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K45 – ĐCMT – N02 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên, 2017 i LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế”. Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị Huệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ địa chính của UBND xã Mỹ Hưng, đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành khóa luận này. Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ huyện Phục Hòa ........................ 17 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Mỹ Hưng năm 2016 ............................ 28 Bảng 4.2: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2014 - 2016 ............................................................................................ 30 Bảng 4.3: Các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai của xã đã ban hành giai đoạn 2014 – 2016 ........................................................ 32 Bảng 4.4: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính.................... 33 Bảng 4.5: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ....................................................................... 34 Bảng 4.6: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 ....................... 36 Bảng 4.7: Thống kê kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 – 2016 ....................................................................... 37 Bảng 4.8: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính ........................................... 39 Bảng 4.9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai giai đoạn 2014 – 2016 ......................................................................................... 39 Bảng 4.10: Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai (tính đến ngày 31/12/2016) ... 41 Bảng 4.11: Kết quả thu ngân sách về việc sử dụng đất đai xã Mỹ Hưng ....... 48 Bảng 4.12: Kết quả thu ngân sách về việc xử lý vi phạm sử dụng đất của xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 - 2016 ................................................. 48 Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giai đoạn 2014 – 2016 ........................................................... 49 Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 – 2016 ....................................... 50 Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai của xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 – 2016................................................. 51 Bảng 4.16: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai của xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 – 2016 ........................................... 52 Bảng 4.17: Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 - 2016. .......................... 54 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Dịch nghĩa 1 ĐGHC Địa giới hành chính 2 ĐVHC Đơn vị hành chính 3 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4 KH - UBND Kế hoạch - Ủy ban nhân dân 5 NĐ- CP Nghị định – Chính phủ 6 QH - KHSD Quy hoạch – kế hoạch sủ dụng 7 TN – MT Tài nguyên – Môi trường 8 TT - BTNMT Thông tư – Bộ tài nguyên môi trường 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 V/v Về việc 11 XHCN Xã hội chử nghĩa iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv PHẦN 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................2 1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................3 2.1 Cơ sở khoa học......................................................................................................3 2.1.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................................3 2.1.2. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai .......................................4 2.1.2.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà nước về đất đai ..........................................................................................................................4 2.1.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai .....................................................7 2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai ..............................................................7 2.2. Cơ sở pháp lý của nghiên cứu ..............................................................................8 2.3. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất .......................................................10 2.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên thế giới ...............................................10 2.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam.................................................11 v 2.4 Khái quát về tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng ..................................................................................................14 2.4.1 Đối với tình Cao Bằng .....................................................................................14 2.4.2. Đối với huyện Phục Hòa .................................................................................15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................19 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................19 3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................19 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................20 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................20 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp .................................................21 3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................22 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tình Cao Bằng ..........................................................................................................................22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................22 4.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................22 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo .........................................................................................22 4.1.1.3. Khí hậu .........................................................................................................22 4.1.1.4. Hệ thống thủy văn ........................................................................................22 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên...................................................................................23 4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. .................................................................................24 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ........................................................................24 4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm. ......................................................................25 4.1.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................................26 vi 4.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. ....28 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................28 4.2.2. Biến động đất đai xã Mỹ Hưng giai đoạn 2014 – 2016..................................29 4.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 – 2016..............................................................................31 4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó ........................................................................................31 4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính .....................................................................................................33 4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.....................................................33 4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ......................................................36 4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ....................................................................................................... 36 4.3.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. ..........................38 4.3.7. Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ............................38 4.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai. ..............................................................................41 4.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ...............................................................46 4.3.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất ..........................................................47 4.3.11. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 48 4.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ................................49 4.3.13. Phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai..........................................................51 4.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai .....................................................................................................52 4.3.15. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai..................................................53 vii 4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản lý nhà Nhà nước về đất đai của xã Mỹ Hưng..................................................................................................54 4.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai giai đoạn 2014 – 2016 .............................................................56 4.5.1. Đánh giá chung ...............................................................................................56 4.5.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai ..............................................................................................................................58 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................59 5.1. Kết luận ..............................................................................................................59 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................61 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt của con người, là “vật mang” của các hệ sinh thái trên trái đất. Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hóa-xã hội, an ninh - quốc phòng. Đối với nước ta, tại điều 4 của luật đất đai 2013 đã ghi rõ: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng. Tuy nhiên đất đai có giới hạn về diện tích trong khi nhu cầu về đất đai cho các ngành không ngừng tăng cho nên giá trị về đất đai ngày càng cao. Chính vì vậy, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu quốc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 15 nội dung được ghi nhận tại Điều 22 của Luật đất đai 2013, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác các tiềm năng của đất. Xã Mỹ Hưng là xã biên giới nằm ở phía Nam huyện Phục Hòa, Phía Bắc giáp xã Lương Thiện, Phía Nam giáp huyện Thạch An, Phía Đông giáp xã Tiên Thành, phía Tây giáp thị trấn Hòa Thuận, thị trấn Tà Lùng, Trung Quốc. Tỉnh lộ 208 chạy qua trung tâm xã, cùng đường vành đai biên giới đã được đầu tư hoàn chỉnh, đây là điều kiện thuận lợi để Mỹ Hưng giao lưu kinh tế, văn hóa ngày một phát triển. Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự nhất trí của UBND xã Mỹ Hưng cùng với 2 sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ – cán bộ giảng dạy khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2016” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Mỹ Hưng theo 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2013. - Phân tích những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp cho công tác quản lý đất đai ngày càng khoa học và đạt được hiệu quả cao nhất. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nắm được thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của xã. - Đảm bảo độ chính xác, phản ánh đúng thực trạng đất đai tại địa phương. - Những đề xuất cần phải có tính khả thi và phù hợp với nhu cầu sử dụng. - Phân tích rõ các nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn, chiều sâu của kiến thức ngành học cho bản thân. - Nghiên cứu vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn để tìm ra cái mới cho lý thuyết, từ đó quay trở lại áp dụng cho thực tiễn. 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn - Nắm được điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phương. - Nắm được tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã. - Tuyên truyền sâu rộng tới hộ dân trong xã về quyền, lợi ích và nghĩa vụ trong Luật đất đai. - Trang bị thêm kiến thức và giúp các nhà quản lý thấy được những mặt mạnh và mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học 2.1.1 Cơ sở lý luận - Khái niệm về đất đai: “Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy…), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa,…)”. Như vậy, “đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các ngành khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. - Khái niệm về quản lý nhà nước: - Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực 4 pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thống quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương tiến hành. (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [11]. - Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [11]. 2.1.2. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 2.1.2.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà nước về đất đai * Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai - Các chủ thể quản lý và sử dụng đất: - Các chủ thể quản lý đất đai: + Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước: Cơ quan thay mặt nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương theo cấp hành chính, đó là UBND các cấp và cơ quan chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp. Cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với diện tích đất chưa sử dụng, đất công ở địa phương. + Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như: Ban quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực tiếp 5 sử dụng đất mà được nhà nước cho phép thay mặt nhà nước thực hiện quyền quản lý đất đai. * Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai Mục đích: - Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; - Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia; - Tăng cường hiệu quả sử dụng đất; - Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường. Yêu cầu: - Phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính. * Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau: a, Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, không thể có bất kì một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp của toàn dân mới có quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Vấn đề này được quy định tại Điều 18, Hiến pháp 1992 “nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” và được cụ thể hơn tại Điều 4, Luật Đất đai 2013 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất và quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. 6 b, Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng Theo luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai. Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng. Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước vừa có ỏ trong từng chủ sử dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng… từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng đất, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước. c, Tiết kiệm và hiệu quả Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý đất đai được thể hiện bằng việc: - Xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao; - Quản lý và dám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được các mục đích đề ra. ( Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [11]. 7 2.1.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai - Phương pháp thu thập thông tin về đất đai: + Phương pháp thống kê. + Phương pháp toán học. + Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai: + Phương pháp hành chính. + Phương pháp kinh tế. + Phương pháp tuyên truyền, giáo dục. 2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Điều 22 Luật đất đai 2013 đã quy định: Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai gồm: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, thao dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.(Điều 22, Luật đấi đai 2013) [12]. 2.2. Cơ sở pháp lý của nghiên cứu Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm: - Luật Đất đai 2013 - Nghị định số 182/2004/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Nghị định 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng. 9 - Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. - Nghị định 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Nghị định 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 105/2009/NĐ - CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Thông tư 30/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. - Thông tư số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 181/2004/NĐ - CP về hướng đẫn thi hành luật đất đai 2003. - Thông tư 19/2009/TT - BTNMT ngày 17/12/2009 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Luật đất đai 2013 được quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013. - Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai. - Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 46/2014/NĐ - CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. 10 - Nghị định 47/2014/NĐ - CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT - BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT - BTNMT về bản đồ địa chính. - Thông tư 76/2014/TT - BTC ngày 16/06/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư 77/2014/TT - BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Thông tư 37/2014/TT - BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 2.3. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất 2.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên thế giới • Đối với nước Mỹ Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km2, dân số hơn 300 triệu, đất đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Là một quốc gia phát triển, Mỹ có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy, các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng 11 đất trong phạm vi toàn xã hội. Mặc dù công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi... Về bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ cũng chỉ tương đương quyền sử dụng đất ở Việt Nam. • Đối với Trung Quốc Theo Trung Quốc, quốc gia này đang xây dựng mô hình phát triển theo hình thái xã hội XHCN mang đặc sắc Trung Quốc. Với dân số đông nhất thế giới (1,3 tỷ người năm 2005), trong đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80%. Tổng diện tích đất đai toàn quốc là 9.682.796 km2, trong đó diện tích đất canh tác là trên 100 triệu ha, chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới. Trung Quốc bắt đầu công cuộc công nghiệp hóa từ năm 1978, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và cách mạng công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Vì vậy, việc giải quyết quan hệ xã hội về đất đai ở Trung Quốc là rất đáng quan tâm 2.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất định được giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng. Bất kỳ một nhà nước nào, chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất. Đất đai là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản chặt nắm chắc tài nguyên đất đai đó. Mỗi thời kỳ lịch sử với giai cấp khác nhau, chế độ chính trị khác nhau đều có chính sách quản lý

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net