Địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang (trên cứ liệu 4 huyện chiêm hóa, lâm bình, nà hang, sơn dương)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh tuyên quang (trên cứ liệu 4 huyện chiêm hóa, lâm bình, nà hang, sơn dương)

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM DƢƠNG THỊ NGỮ ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ GỐC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG (trên cứ liệu 4 huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dƣơng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM DƢƠNG THỊ NGỮ ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ GỐC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG (trên cứ liệu 4 huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dƣơng) Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 62 22 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN HẢO THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2017 Tác giả Dƣơng Thị Ngữ ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo và Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo (Bộ phận Quản lý sau đại học), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi suốt quá trình học tập. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Hảo, người thầy mẫu mực cho tôi tri thức, kinh nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm chân thành, sâu sắc tới lãnh đạo trường Đại học Tân Trào, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn trường đại học Tân Trào và các anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và người thân trong gia đình đã tiếp sức cho tôi, giúp tôi có được kết quả như hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 08 năm 2017 Tác giả Dƣơng Thị Ngữ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIÊT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 4. Nguồn tư liệu của luận án ............................................................................. 4 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5 6. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 6 7. Bố cục của luận án ........................................................................................ 7 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu về địa danh ............................................................ 8 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 8 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 10 1.2. Một số vấn đề về lý thuyết ....................................................................... 15 1.2.1. Khái quát chung về định danh ngôn ngữ .............................................. 15 1.2.2. Khái niệm địa danh ............................................................................... 16 1.2.3. Phân loại địa danh ................................................................................. 19 1.2.4. Chức năng của địa danh ........................................................................ 23 1.2.5. Vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học ................................................ 23 1.2.6. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa................................................. 26 iv 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 28 1.3.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang ............................................................ 28 1.3.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 31 1.4. Tiểu kết..................................................................................................... 40 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ GỐC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG .................................... 43 2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 43 2.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh có thành tố gốc dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang ........................................................................................... 43 2.2.1. Kết quả thu thập địa danh ..................................................................... 43 2.2.2. Phân loại địa danh ................................................................................. 44 2.3. Cấu trúc phức thể địa danh....................................................................... 50 2.3.1. Cấu trúc của thành tố chung .................................................................. 53 2.3.2. Cấu trúc của thành tố riêng ................................................................... 63 2.4. Phương thức định danh trong địa danh có nguồn gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 74 2.4.1. Phương thức tự tạo ................................................................................ 75 2.4.2. Phương thức chuyển hóa ....................................................................... 79 2.4.3. Đặc điểm định danh xét theo các kiểu ngữ nghĩa trong định danh ngôn ngữ .......................................................................................................... 82 2.5. Đặc trưng văn hóa trong địa danh được thể hiện qua các thành tố cấu tạo của địa danh ............................................................................................... 84 2.5.1. Đặc trưng văn hóa được thể hiện qua các thành tố chung .................... 84 2.5.2. Đặc trưng văn hóa được thể hiện qua thành tố riêng ............................ 87 2.6. Tiểu kết ..................................................................................................... 95 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHÍNH TẢ ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ GỐC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TUYÊN QUANG ................ 98 v 3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 98 3.2. Thực trạng sử dụng địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang ................................................................................................... 98 3.2.1. Tình hình chung về sử dụng địa danh ................................................... 98 3.2.2. Các địa danh sử dụng thống nhất .......................................................... 99 3.2.3.Các địa danh sử dụng không thống nhất .............................................. 100 3.3. Một số nguyên nhân và giải pháp .......................................................... 121 3.3.1. Nguyên nhân của cách viết không thống nhất .................................... 121 3.3.2. Một số giải pháp .................................................................................. 130 3.4. Tiểu kết ................................................................................................... 138 KẾT LUẬN .................................................................................................. 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................... 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 146 PHẦN PHỤ LỤC......................................................................................... 159 iv BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIÊT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BĐ 2009 Bản đồ địa hình tỉnh Tuyên Quang năm 2009 BDDHC huyện Bản đồ hành chính các huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dương BĐTQ 2014 Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang năm 2014 CTGT Công trình giao thông CTNT Công trình nhân tạo ĐHTN Địa hình tự nhiên Địa danh gốc DTTS Địa danh gốc dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang DM2014 Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang năm 2014 DTTS Dân tộc thiểu số ĐVDC Đơn vị dân cư ĐVTN Đơn vị tự nhiên TLTK Tài liệu tham khảo TTC Thành tố chung TTR Thành tố riêng VBK Các văn bản khác trong TLTK CH Huyện Chiêm Hóa LB Huyện Lâm Bình NH Huyện Nà Hang SD Huyện Sơn Dương v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Âm đầu trong tiếng Tày .................................................................. 34 Bảng 1.2: Âm chính trong tiếng Tày............................................................... 35 Bảng 1.3: Âm cuối trong tiếng Tày................................................................. 36 Bảng 1.4: Thanh điệu trong tiếng Tày ............................................................ 36 Bảng 2.1. Kết quả thu thập địa danh ............................................................... 44 Bảng 2.2: Địa danh tự nhiên ........................................................................... 45 Bảng 2.3: Địa danh không tự nhiên ................................................................ 46 Bảng 2.4: Kết quả phân loại địa danh ............................................................. 47 Bảng 2.5: Mô hình phức thể địa danh ............................................................. 52 Bảng 2.6. Cấu trúc phức thể địa danh ............................................................. 52 Bảng 2.7: Đặc điểm cấu tạo của các thành tố chung ...................................... 54 Bảng 2.8. Thành tố chung có gốc tiếng DTTS ............................................... 55 Bảng 2.9: Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong thành tố riêng ............................. 59 Bảng 2.10: Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ hai trong thành tố riêng .................. 60 Bảng 2.11: Thống kê thành tố riêng theo kiểu cấu tạo ................................... 68 Bảng 3.1. Điạ danh sử dụng thống nhất .......................................................... 99 Bảng 3.2: Viết không thống nhất âm đầu“b” ................................................ 102 Bảng 3.3: Viết không thống nhất do lỗi chính tả .......................................... 104 Bảng 3.4: Viết không thống nhất chữ “ch” với “tr”...................................... 105 Bảng 3.5: Viết không thống nhất “p” với “ph” ............................................. 106 Bảng 3.6: Viết không thống nhất “a” với “ă” ............................................... 109 Bảng 3.7: Viết không thống nhất chữ “a” với “â” ........................................ 110 Bảng 3.8: Viết không thống nhất chữ “ă”với “â” ......................................... 111 vi Bảng 3.9: Viết không thống nhất “o” và “oo” .............................................. 113 Bảng 3.10: Viết không thống nhất “uô” ........................................................ 114 Bảng 3.11: Viết không thống nhất âm cuối .................................................. 117 Bảng 3.12: Viết không thống nhất thanh ngã với thanh các khác ................ 118 Bảng 3.13: Viết không thống nhất thanh hỏi với thanh khác ....................... 119 Bảng 3.14: Viết không thống nhất thanh ngã với thanh nặng ...................... 119 Bảng 3.15: Viết không thống nhất về từ vựng .............................................. 120 Bảng 3.16: Viết địa danh không thống nhất do dịch nghĩa ........................... 121 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí ngôn ngữ .................... 49 Biểu đồ 2.2: Sự chuyển hóa địa danh .............................................................. 57 Biểu đồ 2.3: Thống kê thành tố riêng theo số lượng các yếu tố ..................... 63 Biểu đồ 2.4: Thành tố riêng cấu tạo đơn ......................................................... 69 Biểu đồ 2.5: Thành tố riêng có cấu tạo phức .................................................. 71 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ học có nhiều chuyên ngành, trong đó có Địa danh học (Toponymie), thuộc từ vựng học, là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa, sự biến đổi, phân bố và sử dụng của địa danh. Nghiên cứu địa danh là tìm hiểu về các mặt của định danh, đồng thời hiểu được ngôn ngữ, văn hóa của một vùng miền nói riêng và của một dân tộc nói chung. 1.2. Tuyên Quang là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều tộc người sinh sống cộng cư, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 50% dân số của toàn tỉnh. Địa danh ở Tuyên Quang là do người Kinh, người Tày, người Nùng, người Dao, người Mông, người Cao Lan, người Sán Chí… đặt ra bằng chính ngôn ngữ của mỗi tộc người. Chính vì thế, nghiên cứu địa danh có thành gốc tiếng dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang là tập trung tìm hiểu địa danh thuộc các nhóm ngôn ngữ DTTS khác nhau, trong đó nhóm Tày, Nùng chiếm đa số. Địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số là những địa danh bằng tiếng Việt, được hình thành từ gốc vốn là ngôn ngữ DTTS của cộng đồng cư dân tại Tuyên Quang. Các đặc điểm về ngôn ngữ DTTS hàm chứa trong bản thân địa danh, theo tiến trình lịch sử, các địa danh này ở Tuyên Quang có thể xuất hiện, biến đổi một phần hay biến đổi hoàn toàn. Nghiên cứu địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang sẽ thấy được quá trình biến đổi đó gắn với những đặc điểm lịch sử - văn hóa của người DTTS trên địa bàn. Từ đó, luận án không chỉ tìm hiểu mối quan hệ giữa địa danh với văn hóa của đồng bào DTTS mà còn làm rõ được mối quan hệ giữa tiếng DTTS với tiếng Việt. 2 1.3. Hiện nay, việc nghiên cứu địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang theo hướng ngôn ngữ học còn ít, chưa hệ thống. Vì những lí do trên nên chúng tôi chọn đề tài: Địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang (trên cứ liệu 4 huyện: Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dương) để nghiên cứu. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là khảo sát, nghiên cứu các tư liệu địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang. Về không gian địa lý, ở tỉnh Tuyên Quang, các dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang và huyện Sơn Dương. Tại các huyện này, cư dân chủ yếu nói ngôn ngữ Tày - Nùng, một số ít nói tiếng Mông, tiếng Dao nên cứ liệu địa danh luận án khảo sát chủ yếu là các địa danh có thành tố gốc ngôn ngữ Tày - Nùng, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong trong ngữ hệ Thái - Kađai. Những địa danh ở ngoài phạm vi trên, những địa danh tiếng Việt tạm thời không nằm trong giới hạn tư liệu nghiên cứu của chúng tôi. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án, tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp điều tra điền dã là phương pháp chính để thu thập tài liệu, tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ chỉ địa danh qua cách gọi dân dã của các tộc người bản địa; tìm hiểu thói quen sử dụng địa danh trong giao tiếp. Trên cứ liệu thu thập được ở các tài liệu tư liệu, chúng tôi tiến hành chọn lọc 3 những trường hợp một địa danh có nhiều tên gọi khác nhau. Chúng tôi tiến hành điều tra điền dã những địa danh cụ thể ở các huyện trong không gian phạm vi nghiên để thu thập những tư liệu về địa danh về nhiều mặt, từ đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về những địa danh khảo sát. Đồng thời, phân loại địa danh theo những tiêu chí nhất định và cho kết quả về loại địa danh. Từ đó, xác định ý nghĩa của địa danh. Với những địa danh chưa rõ ràng về nghĩa, luận án truy tìm nguồn gốc, ý nghĩa của chúng. Việc làm đó cung cấp thông tin về ý nghĩa lịch sử, văn hóa ẩn chứa trong địa danh. Cách thức, thao tác điều tra điền dã bằng gặp gỡ trao đổi với các cơ quan, chính quyền tại địa bàn nghiên cứu; gặp và phỏng vấn những cộng tác viên là những cán bộ văn hóa xã, thôn, các già làng, trưởng bản, người dân, các vị lão thành cách mạng, các trí thức trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp miêu tả: Từ việc thu thập hệ thống địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang, từ các nguồn dữ liệu đã khảo sát, luận án tập hợp và phân loại các địa danh theo các tiêu chí địa danh địa hình thiên nhiên, địa danh đơn vị dân cư và địa danh công trình nhân tạo. Đồng thời, luận án cũng tiến hành miêu tả đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của phức thể địa danh, của từng thành tố trong phức thể địa danh. Ngoài hai phương pháp nghiên cứu chính, luận án còn sử dụng hướng tiếp cận liên ngành: luận án tiếp cận địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang bằng nhiều hình thức, dựa trên dữ liệu của nhiều chuyên ngành như Ngôn ngữ học với Văn hóa học, Sử học, Xã hội học. - Các thủ pháp được áp dụng: +Thống kê - phân loại: trên cơ sở thu thập số liệu từ các nguồn tư liệu và tư liệu điền dã, luận án tập hợp và thống kê địa danh theo những kiểu loại, 4 những tiêu chí khác nhau và quy về những nhóm địa danh. Từ đó tính tỷ lệ, mức độ từng loại địa danh và nhận ra tính phổ biến của địa danh. + Phân tích ngữ nghĩa: luận án phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh dựa trên kết quả khảo sát thực tế, từ đó quy về các kiểu ngữ nghĩa mà địa danh phản ánh. + So sánh - đối chiếu: Luận án nhằm thu thập từ ngữ chỉ địa danh, miêu tả cấu trúc và phương thức định danh của địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở tỉnh Tuyên Quang (trong tương quan so sánh với ngôn ngữ toàn dân). Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp để việc sử dụng địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang một cách nhất quán. Vì vậy thủ pháp so sánh đối chiếu được coi là một trong những thủ pháp quan trọng được vận dụng khi thực hiện đề tài này. + Phân tích - tổng hợp: Dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc điểm tâm lí của tộc người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, nghiên cứu một số địa danh để tìm hiểu xuất xứ, nguồn gốc của một số địa danh tiêu biểu có thành tố gốc tiếng DTTS ở các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung của tỉnh Tuyên Quang. + Khảo sát bản đồ: luận án khảo sát cách viết các địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS trên các loại bản đồ như: bản đồ địa hình tỉnh Tuyên Quang năm 2009; bản đồ tỉnh Tuyên Quang năm 2014: bản đồ hành chính các huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, Nà Hang, Sơn Dương. 4. Nguồn tƣ liệu của luận án Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu như bản đồ tỉnh Tuyên Quang, Bản đồ các loại của các huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình, 5 huyện Nà Hang, huyện Sơn Dương; danh mục các đơn vị hành chính, sơn văn, thủy văn; các kết quả điều tra hộ khẩu, hộ tịch, điều tra dân số; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Trên cơ sở đó, luận án thu được 1176 địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số. Nguồn tư liệu chủ yếu của chúng tôi là tư liệu điền dã. Chúng tôi tiến hành khảo sát nhiều đợt, ở nhiều địa bàn khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu về các địa danh tại các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung của tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, chúng tôi thu được kết quả về nguồn gốc, ý nghĩa, quá trình hình thành, sự thay đổi của các địa danh. Ngoài ra, luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học viết về Tuyên Quang đã được công bố. 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang, luận án góp phần soi sáng vấn đề địa danh của lý luận ngôn ngữ và giải quyết vấn đề chính tả địa danh trong thực tế. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu các vấn đề lí luận xung quanh địa danh học. - Khảo sát, điều tra điền dã hệ thống địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở các loại hình địa lý khác nhau trên địa bàn nghiên cứu. - Miêu tả, thống kê, phân tích địa danh để làm rõ đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang. - Tìm hiểu sự phản ánh ý nghĩa của địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang. 6 - Chỉ ra thực trạng cách viết, cách đọc các địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở tỉnh Tuyên Quang và đề xuất một số giải pháp để sử dụng các địa danh một cách thống nhất và viết đúng chính tả trên các văn bản tiếng Việt. 6. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần vào việc làm giàu cho vốn tri thức về địa danh học ở Việt Nam trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu địa danh Việt có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang. Luận án chỉ ra một số đặc trưng của địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang qua nghiên cứu đặc điểm địa danh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa của địa phương. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang hiểu rõ các đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ qua địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS trên chính quê hương mình. Luận án giúp cho độc giả hiểu được vốn từ ngữ chỉ địa danh của đồng bào DTTS ở Tuyên Quang, từ đó hiểu được đặc điểm lịch sử, văn hóa của Tuyên Quang. Luận án góp phần làm phong phú thêm về mặt tư liệu văn hoá của DTTS trên địa bàn toàn tỉnh. Luận án góp phần cho việc sử dụng thống nhất địa danh có thành tố gốc tiếng DTTS ở Tuyên Quang. Luận án cũng góp phần cho việc biên soạn sách Từ điển Bách khoa tên riêng Tuyên Quang, cho việc viết báo và làm bản đồ về chuẩn hóa địa danh ở địa phương. 7 7. Bố cục của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính bao gồm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2: Đặc điểm địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang. Chƣơng 3: Thực trạng chính tả địa danh có thành tố gốc tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu về địa danh 1.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu về địa danh trên thế giới xuất hiện sớm cùng với sự hình thành và phát triển của ngành địa danh học và được chú ý nhiều vào những năm 80 của thế kỉ XIX. Những công trình đầu tiên nghiên cứu về địa danh trên thế giới có thể kể đến là “Địa danh học” của J.J.Egli (Thụy Sĩ) công bố vào năm 1872; “Địa danh học” của J.W.Nagl (Áo) công bố vào năm 1903 (dẫn theo [102, tr.2]; tác giả người Pháp A.Dauzat có “Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh” (1926) và “Địa danh học Pháp” (1948) [151]. Nghiên cứu địa danh theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ địa danh học, địa lý địa danh học và lịch sử địa danh học được các tác giả phương Tây chú trọng. Có nhiều công trình nghiên cứu về địa danh được công bố, tiêu biểu là các công trình: “Địa lý từ nguyên học” (1835) của T.A.Gibson; “Từ và các địa điểm hay sự minh họa có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lý học” (1864) của tác giả I Ssac Taylor, v.v; Qua các công trình nghiên cứu này, “cơ sơ lý thuyết đã được xác lập: đối tượng của địa danh học đã được xác định, sự phân loại địa danh tương đối hợp lý, phương pháp nghiên cứu đã mang tính khoa học” [56; tr.22]. Các công trình “Les noms de lieux” (1965) của Charles Rostaing [152] “Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm” (1958) của George, “Thực hành địa danh học” (1977) của P.E.Raper đã đánh dấu sự phát triển của ngành Địa danh học. Trong đó, đáng chú ý là Charles Rostaing (Pháp) trong tác phẩm: “Les noms de lieux” [152, tr.9] đã nêu ra hai nguyên tắc 9 nghiên cứu địa danh. Đó là phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu tạo nên và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương. Như vậy, những công trình nghiên cứu về địa danh trong giai đoạn hình thành ngành địa danh học đã nhìn nhận địa danh dưới con mắt của nhiều ngành khoa học khác nhau. Ở mỗi phương diện ấy, các tác giả đều có những đóng góp cho địa danh học - một ngành khoa học có tính chất liên ngành. Nghiên cứu của các nhà địa danh học Nga đã đánh dấu một bước phát triển mới cho địa danh học. Có thể kể tên tác giả E.M.Murzaev với Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học; A.Kapenko với Bàn về địa danh học đồng đại; A.I.Popôv với Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh, Chto takoe toponimika? (Địa danh học là gì) của A.V. Superanskaja (dẫn theo [56, tr22])… Các tác giả Nga đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc xây dựng hệ thống lí luận về địa danh học. Đặc biệt A.V.Superanskaia với Địa danh học là gì (1985) [105] đã đặt ra những vấn đề vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát cao về địa danh học. Tác giả đã trình bày cách hiểu về khái niệm địa danh, đi sâu vào những vấn đề thiết thực liên quan đến việc phân tích địa danh. A. V. Superanskaja đã đưa ra khái niệm địa danh, phân loại địa danh theo cách của mình. Tác giả đã mở rộng hơn cách nhìn nhận về địa danh và rất chi tiết, cụ thể khi chia địa danh thành 8 loại: tên gọi của các điểm dân cư; tên gọi các con sông; tên gọi núi non; tên gọi công trình trong thành phố; tên gọi các đường phố; tên gọi quảng trường; tên gọi mạng lưới giao thông; tên gọi địa điểm phi dân cư nhỏ. Không những thế, công trình Địa danh học là gì còn nêu lên đặc tính liên tục của tên gọi địa danh, không gian tên riêng và các loại địa danh (địa danh kí hiệu, địa danh mô tả, địa danh ước vọng) cũng như tên gọi các đối tượng địa lí theo địa hình. Địa danh học là gì là một công trình

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net