Ảnh hưởng của việc chuyển đổi thức ăn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của gà f1(♂ mía x ♀ ri) nuôi tại huyện ba vì, thành phố hà nội

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của việc chuyển đổi thức ăn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của gà f1(♂ mía x ♀ ri) nuôi tại huyện ba vì, thành phố hà nội

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ KIM LOAN ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ F 1(♂ MÍA x ♀ RI) NUÔI T ẠI HUYỆN BA VÌ - HÀ N ỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHI ỆP THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ KIM LOAN ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ F 1(♂ MÍA x ♀ RI) NUÔI T ẠI HUYỆN BA VÌ - HÀ N ỘI Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã s ố: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHI ỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TRANG NHUNG THÁI NGUYÊN - 2016 I LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và k ết quả nghiên ứcu trong đề tài là trung thực và ch ưa từng được sử dụng, công b ố trong bất kì nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích d ẫn trong đề tài đều được ghi rõ ngu ồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10ămn 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Loan II LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nh ận được sự giúp đỡ và được tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết tôi xin nói l ời cảm ơn chân thành nh ất tới người hướng dẫn khoa học TS. Trần Trang Nhung; cô đã giúp đỡ tận tình và tr ực tiếp hướng dẫn tôi trong su ốt thời gian tôi th ực hiện nghiên ứcu đề tài. Tôi xin chân thành c ảm ơn các ý kiến đóng góp và h ướng dẫn của các Thầy, Cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y, phòng Đào t ạo - Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên trong ốsut thời gian học tập. Tôi xin chân thành c ảm ơn Hội chăn nuôi và tiêu thụ Gà đồi Ba Vì, Hội Nông dân huy ện Ba Vì đã t ạo điều kiện giúp đỡ tôi trong th ời gian tôi th ực hiện nghiên ứcu đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhi ều cố gắng, nhưng không th ể tránh khỏi những hạn chế và thi ếu sót nh ất định khi thực hiện Luận văn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý ki ến của các Thầy, Cô giáo. Tôi xin chân thành cám ơn./. Thái Nguyên, tháng 10ămn 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Loan III MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................ii MỤC LỤC.................................................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................................v DANH MỤC CÁC B ẢNG.............................................................................................................vi DANH MỤC CÁC BI ỂU ĐỒ.....................................................................................................vii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................1 2. Mục tiêu ủca đề tài............................................................................................................................2 3. Ý ngh ĩa khoa học và th ực tiến................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LI ỆU....................................................................................3 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên ứcu............................................................................3 1.1.1. Cơ sở nghiên ứcu khả năng sản xuất của gà th ịt.........................................3 1.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt của gia cầm.......................................8 1.1.3. An toàn s ản phẩm chăn nuôi.................................................................................11 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n ước................................................................14 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.....................................................................14 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................16 1.2.3. Giới thiệu về đối tượng nghiên ứcu...................................................................19 1.3. Giải phápđổi mới chăn nuôi.................................................................................................21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU...................................................................................................................................22 2.1. Đối tượng, địa điểm và th ời gian nghiên ứcu...........................................................22 2.1.1. Đối tượng nghiên ứcu...............................................................................................22 2.1.2. Địa điểm và th ời gian nghiên ứcu....................................................................22 IV 2.2. Nội dung và ph ương pháp nghiênứcu...........................................................................22 2.2.1. Nội dung nghiên ứcu.................................................................................................22 2.2.2. Phương pháp nghiênứcu..........................................................................................22 2.3. Phương pháp theo dõi các chỉtiêu....................................................................................25 2.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................................................25 2.3.2. Phương pháp xử lý s ố liệu....................................................................................29 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ TH ẢO LUẬN.......................................................................30 3.1. Tỷ lệ nuôi s ống...........................................................................................................................30 3.2. Kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng của gà thí nghi ệm.............................................32 3.2.1. Khối lượng qua các tuần theo dõi.....................................................................32 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối................................................................................................35 3.2.3. Sinh trưởng tương đối (%)....................................................................................38 3.3. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi về thức ăn của gà thí nghi ệm............................39 3.3.1. Tiêu ốtn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng.................................................39 3.3.2. Tiêu ốtn năng lượng trao đổi Kcal (ME), Protein thô (CP)/1 kg tăng KL....................................................................................................................................43 3.4. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghi ệm từ 17 - 20 tuần tuổi............................47 3.5. Kết quả các chỉ tiêu khảo sát thân thịt của gà thí nghi ệm.................................48 3.6. Kết quả phân tích m ột số chỉ tiêuđánh giá chất lượng thịt gà.......................50 3.6.1. Giá trị pH của thịt gà theo th ời gian sau giết mổ...................................50 3.6.2. Tỷ lệ mất nước của thịt gà b ảo quản sau giết mổ..................................51 3.7. Kết quả đánh giáđộ an toàn s ản phẩm thịt gà thí nghi ệm................................52 3.8. Sơ bộ hạch toán kinh ết...........................................................................................................55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................................................57 TÀI LI ỆU THAM KHẢO..........................................................................................................59 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG THÍ NGHIỆM...........................76 V DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Cs Cộng sự Cys Cysteine EN Chỉ số kinh tế Lys Lysine ME Năng lượng trao đổi Meth Methionine Nxb Nxb PI Chỉ số sản xuất TACNHC Thức ăn công nghi ệp hoàn ch ỉnh TSTA Tổng số thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN Thí nghiệm TT Tuần tuổi WHO Tổ chức Y tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới vi DANH MỤC CÁC B ẢNG Bảng 1.1. Sản lượng gà th ịt toàn c ầu..................................................................................15 Bảng 1.2. Giá gà nhập khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2015.............................18 Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................................23 Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm.................24 Bảng 2.3. Công th ức trộn thức ăn cho gà thí nghi ệm (%).....................................24 Bảng 2.4. Lịch dùng vắc-xin cho gà TN.............................................................................24 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi s ống cộng dồn của gà tr ống và mái nuôi thí nghiệm từ 0 - 20 tuần tuổi (%) 31 Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy của gà tr ống, mái nuôi thí nghiệm từ 0 - 20 tuần tuổi 33 Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà tr ống, mái thí nghiệm qua các giai đoạn 36 Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà tr ống, mái nuôi TN qua các giai đoạn tuổi 38 Bảng 3.5. tiêu ốtn thức ăn trong tuần, cộng dồn cho 1kg tăng khối lượng của gà TN (Kg TTT Ă/ Kg tăng khối lượng) 42 Bảng 3.6. Tiêu ốtn năng lượng trao đổi (Kcal ME)/1kg tăng khối lượng của gà thí nghi ệm 44 Bảng 3.7. Tiêu ốtn Protein thô (CP)/1kg t ăng khối lượng của gà TN (g)....45 Bảng 3.8. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghi ệm từ 17 - 20 tuần tuổi............47 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát các chỉtiêu thân thịt của gà thí nghi ệm tại thời điểm 20 tuần tuổi (n=3 con/ tính biệt/ lô)........................................48 Bảng 3.10. Giá trị pH của thịt gà b ảo quản sau giết mổ..............................................50 Bảng 3.11. Tỷ lệ mất nước của thịt gà b ảo quản sau giết mổ..................................51 Bảng 3.12. Kết quả phân tích đánh giáựstồn dư của một số chất tạo nạc và kháng sinh trong thịt gà TN 53 Bảng 3.13. Sơ bộ hạch toán kinh ết cho 1 kg gà th ịt xuất chuồng (vnđ)...........55 vii DANH MỤC CÁC BI ỂU ĐỒ Hình 1.1: Đồ thị về sự gia tăng sản lượng thịt gia cầm ở Việt Nam.....................16 Hình 1.2: Đồ thị về sự phát triển tiêu thụ thịt gia cầm ở Việt Nam......................17 Hình 1.3: Đồ thị gia tăng thịt gia cầm nhập khẩu vào Vi ệt Nam..........................17 Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của gà thí nghi ệm.........................................34 Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghi ệm......................................37 Hình 3.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà TN giai đoạn 1-20 tuần tuổi . 39 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay ở nước ta đang phát triển mạnh chăn nuôi các giống gà địa phương thuần chủng, nhưng cũng đồng thời cho lai giữa các giống gà n ội với nhau như gà Mía x Ri, Ri x Đông T ảo, Ri x gà Ch ọi... nuôi b ằng hai loại thức ăn là h ỗn hợp hoàn ch ỉnh và th ức ăn tự phối trộn. Tùy điều kiện từng nơi, từng hộ gia đình mà trong nhi ều gia trại người ta đã k ết hợp nuôi gi ữa hai loại thức ăn trênđể đạt được hiệu quả cao hơn, đápứng được nhu cầu của người tiêu dùng, ậtn dụng nguyên liệu thức ăn sẵn có c ủa từng địa phương. Việc sử dụng thức ăn công nghi ệp hiện nay đápứng tốt nhu cầu cho sự sinh trưởng của gà, đồng thời cũng có giá cả mà ng ười chăn nuôi ch ấp nhận được cho dù đó là vi ệc dùng thức ăn hỗn hợp hoàn ch ỉnh hay dùng thức ăn đậm đặc phối trộn với nguyên liệu thức ăn sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, những năm gần đây vi ệc sử dụng bừa bãi ch ất kích thích sinh trưởng và kháng sinh trong chăn nuôi gà t ới mức không th ể kiểm soátđã gây ra tình tr ạng mất an toàn th ực phẩm rất nóng b ỏng trên thị trường thực phẩm chung, thị trường thịt gà nói riêng hiện nay. Để khắc phục điều này, một số trang trại đã dùng bi ện pháp chuyển đổi thức ăn trong chu kỳ gà th ịt theo hướng: thời kỳ khởi động và sinh tr ưởng thì dùng thức ăn tổng hợp nhằm khai thácưu thế chất lượng và cân b ằng dinh dưỡng tốt của thức ăn công nghiệp. Sang thời kỳ vỗ béo chuẩn bị xuất chuồng thì chuyển sang dùng thức ăn tự phối trộn từ nguyên liệu tự nhiên ẵsn có (tuy kh ẩu phần không được cân đối dinh dưỡng chặt chẽ như thức ăn công nghi ệp) để chủ động và ch ắc chắn không dùng các chất cấm để có th ịt sạch. Hơn nữa đây c ũng là th ời kỳ mà c ơ thể gà ti ếp tục thải trừ các chất tồn dư có h ại ra ngoài mà theo các con đường bài ti ết mà tr ước đó ng ười ta không th ể kiểm soátđược. 2 Xu hướng này có th ể làm ng ừng hoặc giảm thấp mức tăng trọng của gà (do thức ăn tự phối trộn để chuyển đổi có s ự cân đối dinh dưỡng không t ốt như thức ăn công nghi ệp) nhưng nó được bù đắp bằng giá xuất bán gà thịt được người tiêu dùng chấp nhận ở mức cao hơn, cũng như sản phẩm dễ tiêu thụ hơn. Xu hướng nuôi chuy ển đổi thức ăn như trên có tính tự phát và chưa được chỉ ra rõ ràng v ề luận cứ khoa học. Để giúp người chăn nuôi có c ơ sở đặt niềm tin vào d ạng sản phẩm gà thịt nuôi chuy ển đổi về phương thức phối trộn và có c ăn cứ hướng dẫn chỉ đạo người nuôi gà th ịt áp dụng kỹ thuật chuyển đổi thức ăn theo xu hướng trên, chúng tôi tiến hành th ực hiện đề tài: " Ảnh hưởng của việc chuyển đổi thức ăn đến khả năng sản xuất và ch ất lượng thịt của gà F1( ♂ MÍA x ♀ RI) nuôi t ại huyện Ba Vì, thành ph ố Hà N ội". 2. Mục tiêu ủca đề tài 1/. Chỉ ra được ảnh hưởng của kỹ thuật chuyển đổi phương thức dùng thức ăn trong chu kỳ tới năng suất, chất lượng thịt và hi ệu quả kinh tế khi nuôi gà th ịt thả vườn áp dụng kỹ thuật chuyển đổi thức ăn. 2/. Bước đầu xácđịnh ảnh hưởng của thời gian nuôi chuy ển đổi thức ăn tới chất lượng, tính an toàn s ản phẩm thịt và hi ệu quả kinh tế khi áp dụng kỹ thuật này. 3. Ý ngh ĩa khoa học và th ực tiến 3.1. Về khoa học Cung cấp các ốs liệu khoa học về sinh trưởng và ch ất lượng thịt gà, nhất là các chỉ tiêu an toàn (tồn dư chất khích thích sinh trưởng, kháng sinh tồn dư trong thịt) tới sức khỏe người tiêu dùng khi nuôi gà vườn theo phương thức chuyển đổi thức ăn đã ch ỉ ra ở trên. 3.2. Về thực tiễn Chứng minh trong thực tiễn bằng thực nghiệm khoa học hiệu quả tổng hợp của việc áp dụng kỹ thuật nuôi chuy ển đổi thức ăn trên gà thịt thả vườn. Có c ăn cứ thực tiễn để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng phương thức chuyển đổi thức ăn trong chăn nuôi gà th ịt thả vườn. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LI ỆU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên ứcu 1.1.1. Cơ sở nghiên ứcu khả năng sản xuất của gà th ịt * Khái niệm sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do quá trìnhđồng hoá và dị hoá ủca cơ thể, là s ự tăng về các chiều cao, dài, b ề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn b ộ cơ thể của con vật, đồng thời sinh trưởng chính là s ự tích luỹ dần các chất dinh dưỡng chủ yếu là Protein, nên tốc độ tích luỹ và s ự tổng hợp các chất dinh dưỡng, Protein cũng chính là t ốc độ hoạt động của các genđiều khiển sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, (1992) [19]. * Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền, dòng và gi ống đến sinh trưởng Di truyền là m ột trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cơ thể gia cầm. Trần Đình Miên và cs (1975) [21] dẫn tài li ệu của Swright chia các genảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng cũng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng…. Các tính tr ạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Tính trạng số lượng còn g ọi là tính tr ạng đo lường (Metric character) vì sự nghiên ứcu chúng phụ thuộc vào s ự đo lường như mức độ tăng trọng của gà, kích thước các chiều đo, khối lượng trứng. Tuy nhiên, có những tính trạng mà giá trị của chúng có được bằng cáchđếm như: Số trứng đẻ ra/ lứa/ năm, số lợn con đẻ ra /lứa vẫn được coi là tính tr ạng số lượng. Đó là tính tr ạng số lượng đặc biệt. Quan hệ giữa kiểu hình P (Phenotype), kiểu gen G (gennotype) và môi trường E (environment) được biểu thị bằng công th ức như sau: P=G+E Trong đó: P: là giá trị kiểu hình G: là giá trị kiểu gen E: là sai l ệch môi tr ường 4 Môi tr ường có ảnh hưởng rất lớn đến tính trạng số lượng, trong khi đó đối với tính trạng chất lượng là nh ững tính trạng đơn gen thì rất ít khi bị ảnh hưởng bởi môi tr ường. Tácđộng của các nhân tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, nước uống, không khí… lên tính tr ạng số lượng rất lớn có th ể làm kìm hãm ho ặc phát huy và làm thay đổi các giáị trcủa tính trạng. Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, các gen này hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp (A): Hiệu ứng tích lũy của từng gen; Trội (D): Hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một lô cút; Át gen (I): Hi ệu ứng do tương tác ủca các gen không cùng một lô cút Hiệu ứng cộng gộp A là các giá ịtr giống thông th ường (general breeding value) có ý ngh ĩa trong chọn lọc nhân thu ần. Hiệu ứng trội D và át gen I là nh ững hiệu ứng không c ộng tính và là giá trị giống đặc biệt (special breeding value) Có ý ngh ĩa đặc biệt trong các ổt hợp lai. Ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di truyền) và tác động môi tr ường quy định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hi ệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. G=A+D+I Trong đó: G: là giá trị kiểu gen (geneotypic value) A: là giá trị cộng gộp (additive value) D: là sai l ệch do tácđộng trội lặn (dominancedeviation) I: là sai l ệch do tương tác giữa các gen (interaction deviation - Sai lệch tương tác giữa các gen: Là sai lệch do tương tác ủca các gen không cùng m ột locus, sai lệch này th ường thấy trong di truyền học số lượng hơn là di truy ền học Mendel. Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn ch ịu ảnh hưởng nhiều của môi tr ường E (environmental). Theo Đặng Hữu Lanh và cs, (1999)[14]; Nguyễn Văn Thiện, (1996)[32] thì căn cứ vào m ức độ, tính chất ảnh hưởng lên ơc thể gia súc, gia cầm, môi tr ường E được chia làm hai lo ại là sai lệch môi tr ường chung E và sai l ệch môi tr ường riêng E g s. + Sai lệch môi tr ường chung E g (general environmental deviation) là sai lệch do các yếu tố môi tr ường có tính th ường xuyên và không cục bộ tácđộng lên toàn bộ các cá ểthtrong một nhóm v ật nuôi. 5 + Sai lệch môi tr ường riêng E(special environtmental deviation) là sai s lệch do các nhân tố môi tr ường có tính ch ất không th ường xuyên và cục bộ tácđộng riêng ẽr lên ừtng cá thể trong cùng một nhóm v ật nuôi. Tóm l ại khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo bởi từ hai locus trở lên thì giá ịtr kiểu hình của nó được biểu thị như sau: P = A + D + I + E g + Es Các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, năng suất trứng, khối lượng trứng. Cơ sở di truyền học của tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Các tính trạng số lượng là nh ững tính trạng mà ở đó s ự sai khác nhau giữa các cá ểthlà s ự sai khác nhau về mức độ hơn là s ự sai khác về chủng loại và s ự khác nhau này chính là nguồn vật liệu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân t ạo Theo Nguyễn Văn Thiện, (1995)[31]. Theo Dikenson, (1952)[43] thì vấn đề tương tác giữa kiểu di truyền và môi tr ường rất quan trọng đối với ngành ch ăn nuôi gia c ầm ta thấy rõ mu ốn nâng cao n ăng suất vật nuôi c ần phải tácđộng về mặt di truyền (G): - Tácđộng vào hi ệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc - Tácđộng vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối giống tạp giao. Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên ứcu, để xácđịnh mức độ ảnh hưởng của di truyền đến sinh trưởng của vật nuôi, ng ười ta sử dụng đại lượng hệ số di truyền (h2). Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [14] khái quát: Hệsố di truyền là t ỷ lệ của phần do gen quy định trong việc tạo nên giáị trkiểu hình. Sự tồn tại của các gen hoặc nhóm gen trong các dòng và gi ống gia cầm rất khác nhau. Các công trình nghiênứuc của các tác ảgitrong nước đã ch ứng minh rất rõ v ấn đề này. Nguy ễn Huy Đạt và cs (1996) [7] nghiên cứu so sánh chỉ tiêu năng suất của gà th ương phẩm thịt 4 giống gà AA, Lohmann, ISA Vedete và Avian nuôi trong cùng m ột điều kiện cho thấy, chỉ số sản xuất PN của gà broiler t ại 49 ngày tu ổi ở 4 giống gà là khác nhau: gà broiler AA: 187,97, gà broiler Lohmann: 215,33, gà broiler ISA Vedete: 211,83, gà broiler Avian: 204,95. Với gà lông màu qua các công trình nghiên cứu của Trần Công 6 Xuân và cs (1997) [39] nghiên cứu hai dòng gà Tam Hoàng 882 và Jang Cun vàng đều cho kết luận rất rõ là các giống khác nhau và thậm chí trong cùng một giống thì các dòng khác nhau có ốtc độ sinh trưởng khác nhau. Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào loài, gi ống, tính biệt và đặc biệt cá thể. Jaap và Moris (1973) [45] đã phát hiện ra những sai khác trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng. Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [37] sinh trưởng tuyệt đối nhanh nhất là ng ỗng, sau đó đến gà tây và v ịt. Sinh trưởng của gà và v ịt sau tháng thứ ba chậm đi nhiều, còn ng ỗng và gà Tây ti ếp tục phát triển tới 4-5 tháng. Theo tài liệu tổng hợp của J.R.Chambers (1990) [42] có r ất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính tr ạng riêng ẻl. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) [24] khi nghiên ứcu 3 giống gà AA, Avian và BE88 nuôi t ại Thái Nguyên cho ấthy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhauở 49 ngày tu ổi lần lượt là: 2501,09 g; 2423,28 g và 2305,14 g. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [11] thì s ự sai khác về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà h ướng trứng từ 13-38%. * Ảnh hưởng của tính biệt và t ốc độ mọc lông: Tính biệt cũng có ảnh hưởng rõ r ệt tới khối lượng cơ thể: gà tr ống nặng cân h ơn gà mái từ 24- 32%. Những sai khác này cũng được biểu hiện về cường độ sinh trưởng, sự quy định không ph ải do hormon sinh học mà các gen liênếkt giới tính. Sự sai khác về mặt sinh trưởng còn th ể hiện rõ h ơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (J.R.Chambers (1990) [42]). M.0.North (1990) kết luận: lúc mới sinh gà tr ống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng t ăng sự khác nhau càng lớn; ở 2 tuần tuổi là 5%, 3 tu ần tuổi > 11%, 5 tuần tuổi > 17%, 6 tuần tuổi > 20%, 7 tuần tuổi >23%, 8 tuần tuổi >27% 7 Theo tài li ệu tổng hợp của K.F.Kushner (1969)[13] thì tốc độ mọc lông có quan h ệ chặt chẽ với sinh trưởng, thường gà l ớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn gà m ọc lông ch ậm. Yếu tố ngoại cảnh: Nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng chuồng nuôi, ch ế độ nuôi d ưỡng… đều ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và t ỷ lệ nuôi s ống của gia cầm. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá ngưỡng giới hạn của gia cầm thì chúng sẽ bị rối loạn sinh lý bình th ường, bệnh tật phát sinh và có thể chết. Thông thoáng chuồng nuôi không t ốt làm t ăng hàm l ượng khí độc sẽ bất lợi cho sức sống và chúng có th ể chết. Khi điều kiện sống thay đổi (thức ăn, khí hậu, quy trình chăm sóc…) gà lông màu có kh ả năng thích nghi tốt với môi tr ường sống Phan Cự Nhân và Tr ần Đình Miên, (1998)[27]. Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có th ể do tácđộng của các gen nửa gây ch ết, nhưng chủ yếu do tácđộng của môi tr ường, Brandsh và cs, (1978)[41]. Còn theo tác giả Trần Đình Miên và cs, (1992)[19] thì các giống vật nuôi nhi ệt đới có kh ả năng chống bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng cao h ơn so với các giống vật nuôi ở vùng ôn đới. Theo Trần Long và cs, (1996)[15], t ỷ lệ nuôi s ống của gà Ri giai đoạn gà con (0 - 6 tu ần tuổi) đạt 93,3 %. Nguyễn Đăng Vang và cs, (1999)[38] cho biết tỷ lệ nuôi s ống của gà Ri giai đoạn (0 - 9 tuần tuổi); (10 - 18 tuần tuổi) và (19 - 23 tuần tuổi) đạt lần lượt là 92,11 %; 96 - 97,22 % và 97,25 %. Theo Trần Đình Miên và cs, (1992)[19], Lê Thị Nga và cs, (2000)[25] ở giai đoạn 1 - 16 tuần tuổi; tỷ lệ nuôi s ống của gà Ri là 96,5 - 100 %; của gà Ác là 88,28 %; c ủa gà Mía là 92,33 - 93,9 %. * Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ Nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng chuồng nuôi đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi s ống của gia cầm. Khi nhiệt độ xuống quá thấp, cơ thể gia cầm không còn điều tiết được, thân nhi ệt thay đổi làm r ối loạn các hoạt đông sinh lý bình thường của cơ thể, bệnh tật phát sinh làm gia cầm yếu ớt và có th ể chết. Nhiệt độ thấp cực kì nguy hiểm đối với gia cầm non. Ngược lại khi nhiệt độ cao sẽ làm cho gia c ầm bị chết vì choáng nóng. 8 * Ảnh hưởng của kỹ thuật chăm sóc, nuôi d ưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tời sức khỏe của gia cầm. Nếu khẩu phần ăn không đủ và cân đối dinh dưỡng sẽ làm gia c ầm gầy yếu, sức kháng bệnh tật kém, tỷ lệ nuôi s ống thấp. Khi trong khẩu phần thiếu các vitamin và các nguyênốt vi lượng sẽ làm cho quá trình chuyển hóa c ủa cơ thể không bình th ường, các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa thay đổi theo chiều hướng không t ốt cho sức khỏe, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của gia cầm. * Ảnh hưởng của dinh dưỡng Trong từ điển, dinh dưỡng được khái niệm như là nh ững bước chuyển tiếp nhờ đó mà c ơ thể sống đồng hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn và s ử dụng chúng cho duy trì, cho sinh trưởng và t ạo sản phẩm. Chất dinh dưỡng đóng vai trò quan tr ọng trong chăn nuôi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vật nuôi và chi phí cho s ản xuất, vì vậy ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Chất dinh dưỡng có trong th ức ăn là thành ph ần chính để trực tiếp tạo nên ảsn phẩm. Dinh dưỡng protein trong nuôi d ưỡng gia cầm là m ột chỉ số dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sức sản xuất và ch ất lượng sản phẩm. Người ta cho rằng 20 -25 % sức sản xuất của gia cầm ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh dưỡng protein. 1.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt của gia cầm 1.1.2.1. Các chỉ tiêuđ ánh giáứsc sản xuất của thịt gia cầm Sức sản xuất là m ột trong những chỉ tiêu kinh ết kĩ thuật hết sức quan trọng của gia cầm. Sức sản xuất thịt liên quanđến nhiều yếu tố cấu thành nh ư khối lượng sống, mức độ phát triển thịt ngực và th ịt đùi, tốc độ sinh trưởng, chất lượng thân th ịt (tỷ lệ các phần ăn được và không ăn được, thành ph ần hóa h ọc và giá trị sinh học của thịt, cấu trúc và kích thước sợi cơ, độ mềm, độ ướt và độ ngon của thịt...) ngoài ra nó còn liên quan đến các chỉ tiêu kinh ết và k ĩ thuật như: Tỷ lệ nuôi s ống và tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng. Sức sản xuất thịt được đánh giáằbng khối lượng sống và các chỉ tiêu sau khi mổ khảo sát. Trong ngành chăn nuôi gia c ầm hướng thịt để đánh giáứsc sản xuất thịt người ta dựa vào các chỉ tiêu sau: 9 Đối với gia súc còn sống: Khi đánh giáứsc sản xuất thịt cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của chúng. Gia cầm phải có độ béo ốtt, điều đó được thể hiện qua khối lượng cơ thể, sự phát triển của cơ ngực, cơ đùi. Để xácđịnh sự phát triển của của cơ ngực, đùi người ta đo rộng dài l ườn và dài đùi. Còn sau khi gi ết thịt thì giá trị thịt xẻ được đánh giá theoốslượng và chất lượng bằng các chỉ tiêu: Khối lượng sau cắt tiết vặt lông; kh ối lượng thân thịt; khối lượng thịt ngực, thịt đùi; khối lượng mỡ nội tạng; khối lượng nội tang ăn được; hình dạng màu s ắc da, thớ thịt; độ mềm, độ ướt, độ ngon của thịt; thành ph ần hóa h ọc của thịt... Các chỉ số cần xácđịnh để đánh giá thân thịt: - Khối lượng sống: là kh ối lượng để đói sau 6 - 12 gi ờ, có cho u ống nước. - Khối lượng sau cắt tiết vặt lông: là kh ối lượng bỏ lông, ti ết. - Khối lượng thân th ịt: là kh ối lượng sau cắt tiết vặt lông, b ỏ chân ở đoạn khuỷu. Bỏ đầu ở xương chẩm và x ương atlat, bỏ ruột, cơ quan sinh dục, khí quản, diều, phổi. Tim, gan, lá lách và mề(sau khi đã b ỏ thức ăn cùng lớp màng c ứng) để lại. - Khối lượng thịt đùi: Thịt của đùi trái bỏ da, xương và nhân đôi lên. - Khối lượng thịt ngực: Thịt ngực trái (của cơ ngực lớn và c ơ ngực nhỏ) không có da. S ố lượng thu được nhân đôi lên. Thường thịt ngực chiếm 30- 40% toàn b ộ thịt thân. Để xácđịnh tỷ lệ của các thành phần trên, có thể lấy khối lượng thu được của từng thành ph ần thu được chia cho khối lượng sống hoặc khối lượng thịt thân nhân v ới 100. 1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt gia cầm Ảnh hưởng của giống: Tỷ lệ nạc của gia cầm chủ yếu do chất lượng giống quyết định bởi tỷ lệ nạc là m ột yếu tố có tính di truy ền cao. Như giống gà H’mông kh ả năng sản xuất thịt ở con gà 10 tu ần tuổi là: th ịt xẻ khoảng 75-78%, thịt đùi 34- 35%, xấp xỉ các giống gà n ội địa khác. Chất lượng thịt: ngon, thơm, rất ít mỡ, da dày giòn, th ịt không nh ũn như gà công nghi ệp, săn nhưng không 10 dai như thịt vịt hoặc ngan. Đặc biệt lượng axit glutamic cao tới 3,87%, vượt trội hơn gà Ri và gà Ác nên th ịt gà có v ị ngọt đậm, nhưng lượng sắt lại thấp. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển từng mô khác nhau gây nên ựs biến động trong quá trình phát triển và có s ự khác nhau giữa mô này và mô khác. Ch ế độ dinh dưỡng không nh ững ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn làm bi ến động di truyền về sinh trưởng. Lê Hồng Mận và cs (1993) [18] cho bi ết: Nhu cầu protein thích hợp cho gà broiler cho n ăng suất cao đã được xácđịnh, các tác ảginhấn mạnh tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong th ức ăn là r ất quan trọng. Để phát huy khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng. Chi phí thức ăn chiếm tới 70 % giá thành thành trong chăn nuôi gà, nên bất cứ yếu tố nào nh ằm nâng cao hi ệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả kinh tế cho ngành ch ăn nuôi gà. Do v ậy, để có n ăng suất cao cho ngành chăn nuôi gia c ầm, đặc biệt để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có c ủa địa phương chúng tôi là l ập ra khẩu phần dinh dưỡng hoàn h ảo, cân đối, trên ơc sở tính toán nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi. Nước uống cho gia cầm thịt: Có vai trò h ết sức quan trọng đối với khả năng tồn tại của sinh vật nói chung và gia c ầm nói riêng; nếu để gia cầm thiếu nước, các phản ứng sinh hóa trong c ơ thể sẽ bị ngưng trệ, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và n ăng suất chăn nuôi, là ti ền đề cho nhiều bệnh phát sinh. Hơn nữa, nước còn đóng vai trò quan tr ọng trọng việc sản xuất thịt nạc vì cấu trúc của thịt nạc bao gồm nước là ch ủ yếu (nước chiếm 70%, các chất đạm chiếm 20% và m ỡ chiếm 10% - trong khi đó c ấu trúc của thịt mỡ thì mỡ chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ (mỡ chiếm 88%, đạm chiếm 2% và n ước chiếm 10%); Thời điểm xuất bán, giết mổ: Tuổi giết mổ thịt cũng có ảnh hưởng tới tỷ lệ nạc, giai đoạn từ 60 - 70 ngày tu ổi trở đi đối với các nhập nội, 120 ngày tr ở đi đối với các giống địa phương thì quá trình ătng trọng và s ản xuất thịt chủ yếu theo hướng tích mỡ, thời gian nuôi càng kéo dài thì t ỷ lệ nạc càng gi ảm, do đó nên xuất bán, giết mổ trước các mốc trọng lượng kể trênđể có t ỷ lệ nạc đạt cao. 11 1.1.3. An toàn s ản phẩm chăn nuôi An toàn s ản phẩm chăn nuôi là m ột khái niệm được đề cập ngày càng rộng rãi và c ấp thiết. Từ nhận thức về ý ngh ĩa sản phẩm chăn nuôi (th ịt, trứng, sữa) không ph ải chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho con người mà v ấn đề còn là s ản phẩm chăn nuôi ấy hình thành và được cung cấp bằng cách nào. Chỉ có s ản phẩm chăn nuôi được cung cấp từ vật nuôi kh ỏe mạnh, được sống trong môi tr ường trong sạch, được ăn, uống sạch... thì chúng mới có th ể cung cấp cho con người nguồn thức ăn động vật thực sự có ý ngh ĩa tốt với sức khỏe thể chất, trí tuệ của con người mà thôi. Vấn đề an toàn s ản phẩm chăn nuôi ít được quan tâm đến trong một nền kinh thế sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi trong xã h ội ít có bi ến động lớn. Trong những thập kỷ gần đây, kinh t ế xã h ội của đất nước có nh ững chuyển đổi to lớn, nước ta đang từng bước hội nhập cùng các nước khu vực và th ế giới thông qua vi ệc Chính phủ ký k ết gia nhập nhiều hiệp hội, hiệp ước lớn như Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), Hi ệp định với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định phát triển thương mại xuyên Châu Á- Thái Bình dương (TPP)… Vi ệc giao lưu kinh tế thương mại phát triển làm n ảy sinh những vấn đề lớn mang tính toàn c ầu trong đó có v ấn đề an toàn d ịch bệnh, an toàn v ệ sinh thực phẩm… Và t ừ đây, vi ệc cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi đã gây ra r ất nhiều hệ lụy tới vấn đề chất lượng sản phẩm chăn nuôi trong đó có v ấn đề vệ sinh an toàn th ực phẩm. - Vấn đề sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi Để phòng ch ống dịch bệnh trong chăn nuôi, đã t ừ lâu kháng sinh là một chế phẩm được sử dụng rất hiệu quả để chống các bệnh vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinhđược Tổ chức Y tế thế giới (HWO) ra nhiều văn bản hướng dẫn trong đó có danh m ục các kháng sinhđược phép hoặc hạn chế sử dụng trong chăn nuôi. B ộ Y tế nước ta và C ục thú y - Bộ NN &PTNT cũng thường xuyên ậcp nhật và ra nh ững văn bản về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi (Ví d ụ như Thông t ư 06/2016/TT-NNPTNT ban hành ngày 31/05/21016:

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net