Cảm thức Đi tìm thời gian đã mất trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Cảm thức Đi tìm thời gian đã mất trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ********** VŨ THỊ HUỆ CẢM THỨC “ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT” TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TH.S NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI - 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n KHOA: NGỮ VĂN ********** VŨ THỊ HUỆ CẢM THỨC “ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT” TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2009 LỜI CẢM ƠN 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n Trong quá trình thực hiện khoá luận này, tôi đã được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009 Tác giả khoá luận Vũ Thị Huệ 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Những nội dung đã trình bày trong khoá luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009 Tác giả khoá luận Vũ Thị Huệ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Mục đích nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp của khóa luận 7 7. Cấu trúc của khoá luận 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8 1.1 Khái quát về đề tài chiến tranh cách mạng trong văn học Việt Nam. 8 1.2 Vị trí tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trong đời sống văn học đương đại Việt Nam 11 CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG CẢM THỨC “ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT” 14 2.1 Khái lược về nhân vật văn học 14 2.2 Nhân vật Kiên trong cảm thức đi tìm thời gian đã mất 17 2.2.1 Dòng kí ức về những người thân trong gia đình 17 2.2.2 Dòng kí ức về những người đồng đội 20 2.2.3 Kí ức về tuổi trẻ và tình yêu 30 CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG CẢM THỨC “ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT” 41 3.1 Ngôn ngữ giàu chất thơ và có sự nhoè mờ hư - thực 41 3.2 Giọng điệu đối thoại, chất vấn, hoài nghi 47 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 5 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n 1.1 Tiểu thuyết có sức mạnh của một vũ khí tầm xa, sức nổ mạnh mẽ. Nó có khả năng bao quát một mảng hiện thực rộng lớn tạo nên một bức tranh toàn cảnh của một giai đoạn, một thời kì lịch sử. Nó có sức khám phá những nguồn mạch biện chứng của tâm hồn, soi sáng được cái Thiện và cái Ác; cao cả và thấp hèn (Tiểu thuyết và thực tại hôm nay - Nguyễn Minh Tấn, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 10/2007). Trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975, chân dung người lính là đối tượng hướng đến của người nghệ sĩ, họ được phản ánh từ nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau, có những diện mạo, đặc điểm, tính cách và những suy nghĩ khác nhau ở mỗi một thời kì, mỗi một giai đoạn của cuộc chiến. Tuy nhiên, họ đều là con người của cộng đồng, chiến đấu, hi sinh vì một mục tiêu, lí tưởng chung. Vì thế, tiểu thuyết viết về người lính thời kì này đậm màu sắc sử thi, âm hưởng ngợi ca là chủ đạo. Nối tiếp mạch nguồn ấy, chân dung người lính trong tiểu thuyết hậu chiến lại được tiếp cận từ một góc độ khác. Đất nước hoà bình, người lính trở về cuộc sống bình thường không phải tất cả nhưng số đông họ là “người trở về”, là “những người đi từ trong rừng ra”. Người chiến thắng trở về không có nghĩa là sẽ tiếp tục sống trong vầng hào quang rực rỡ, cuộc sống bình yên mà đầy rẫy thử thách. Nói như Nguyễn Khải: Chiến tranh náo động, ồn ào mà có cái gì yên tĩnh của nó. Hoà bình mà lại chất chứa những sóng ngầm, gió xoáy bên trong. Văn học chiến tranh giờ đây nghiêng hẳn về kiểu người cá nhân, con người bi kịch. Không chỉ bó hẹp trong cái nhìn từ góc độ quần chúng, dân tộc, con người đã được văn học nhìn nhận từ góc độ nhân bản và nhân loại. Cách nhìn ấy giúp các nhà văn xây dựng được những nhân vật mới mẻ, chân thực. Nhân vật phức tạp hơn và cũng “đời hơn” chứ không đơn giản, một chiều như đa phần các nhân vật trong văn xuôi chiến tranh trước 1975. 1.2 Là một nhà văn cựu chiến binh, Bảo Ninh đã luôn ý thức được nghĩa vụ và ngòi bút của mình: Viết về cuộc chiến tranh cho tới hôm nay và mai sau. 6 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n Cùng với các tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu; Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai; Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh lại một lần nữa miêu tả chân thực hơn vấn đề đời thường, mặt trái tấm huân chương, cái giá bỏ ra trong cuộc chiến chính là số phận từng người lính. Bảo Ninh đã nhìn cuộc chiến tranh qua đôi mắt của chính mình, của một người lính bình thường ở mặt trận. Cái dữ dội chất chứa trong tiểu thuyết Bảo Ninh là cơn bão lửa cuồn cuộn trong kí ức một người lính, một kí ức đau buồn và nóng bỏng về chiến tranh với những miên man, suy tưởng về số phận con người, giá trị cuộc sống, tình yêu. Một thời kì lịch sử đầy đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc được tái hiện chân thực hơn bao giờ hết. Điều này làm nên giá trị nhân văn, sự mới mẻ cho tác phẩm Bảo Ninh trong nền văn học đương đại Việt Nam. 1.3 Vì những lí do trên, người viết lựa chọn đề tài: Cảm thức đi tìm thời gian đã mất trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Kết quả nghiên cứu giúp người viết có cái nhìn toàn diện hơn về chiến tranh, khai thác, tìm hiểu tư tưởng cũng như thành công nghệ thuật của tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề Văn học là tấm gương phản ánh đời sống, qua văn học ta nhận ra các mảng hiện thực có cả Ánh sáng xen Bóng tối, lòng vị tha, sự ích kỉ. Nhà văn Thạch Lam rất có lí khi cho rằng: Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc được thêm trong sạch và phong phú hơn. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một trong những tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề về đời sống, xã hội, con người. Nó hiện diện như một bể chứa ngầm trong lòng đất khiến cho nhiều người muốn thám hiểm, khám phá với những con đường khác nhau và kết quả thu được cũng vô cùng 7 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n phong phú, đa dạng. Nảy mầm trên cánh đồng hiện thực của cuộc chiến tranh chống Mỹ, tác phẩm của Bảo Ninh thể hiện một cái nhìn mới về cuộc chiến đã qua. Nhà văn đã nhìn cuộc chiến từ mặt sau của tấm huân chương, nhìn sâu vào những đau thương, mất mát của hiện thực lịch sử. Phải chăng khi viết tiểu thuyết này, tư tưởng của ông đã bắt gặp tư tưởng của Vũ Trọng Phụng: Đối với tôi, tiểu thuyết phải là sự thật ở đời. Vì thế mà cuốn tiểu thuyết có một sinh mệnh không bình yên? Ngay sau khi xuất hiện trên văn đàn vào năm 1990 với nhan đề Thân phận tình yêu, tác phẩm của Bảo Ninh đã gây ra một làn sóng trong dư luận. Một năm sau đó, tác phẩm được tái bản với tiêu đề do chính tác giả đặt lại Nỗi buồn chiến tranh và được giải thưởng của Hội nhà văn. Khác với những tiểu thuyết cùng được trao giải trong năm này (Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường; Bến không chồng - Dương Hướng), sự lựa chọn của Hội đồng xét giải giành cho tác phẩm của Bảo Ninh đã khiến cho Nỗi buồn chiến tranh trở thành một trong những lựa chọn bị tranh cãi nhiều nhất trong số các giải thưởng văn chương của tổ chức văn học này cho đến ngày hôm nay. Tính phức tạp của những đánh giá về tác phẩm thể hiện ngay từ cuộc toạ đàm về cuốn tiểu thuyết do Hội nhà văn và tuần báo Văn nghệ tổ chức trong năm 1991 và một loạt các bài viết sau cuộc toạ đàm. Có rất nhiều người cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hóa”, “bôi nhọ hiện thực và quân đội”. Họ xem tác phẩm là một “tiểu thuyết đen về chiến tranh bấn loạn đầy những hình ảnh kinh hoàng về chiến tranh giải phóng dân tộc và những mảnh đời chiến bại của những cựu chiến binh trong những năm tháng hậu chiến”. Những ý kiến này xuất hiện trên báo Văn nghệ số 43/1991, chúng giống như một tấm màn buông xuống khiến tác phẩm bị phủ một lớp bụi thời gian hơn mười năm. Bên cạnh những lời phê phán trên, 8 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n cuốn tiểu thuyết cũng nhận được không ít những lời ủng hộ, đồng thuận từ phía các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả. Có thể khẳng định, ở thời điểm Nỗi buồn chiến tranh ra đời, Bảo Ninh là một trong những cây bút quan trọng góp phần làm nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt Nam. Là một cựu chiến binh từng lăn lộn trên chiến trường Tây Nguyên từ 1969 đến khi hoà bình lập lại, hơn ai hết, Bảo Ninh ý thức sâu sắc giá trị cuộc sống, những hi sinh mất mát của ngày hôm qua. Những trang viết vì thế chân thực thể hiện trải nghiệm của một nhà văn - chiến sĩ. Tác giả Nguyễn Phan Hách khẳng định: “Nỗi buồn chiến tranh là một tác phẩm văn chương đích thực, văn đẹp lắm, cực đẹp lắm, chi tiết tuyệt vời gây ấn tượng không thể nào quên. Những chi tiết gợi bóng dáng một tác phẩm lớn” [15]. Tác giả Lê Quang Trung lại khẳng định: “Tác giả cố gắng là người không chịu đi trên lối mòn. Có sử dụng kết hợp giữa tính huyền thoại và chân thực. Thi pháp đồng hiện sử dụng có hiệu quả nối liền hiện thực và quá khứ; kí ức xa và gần; ý thức và vô thức. Tất cả thông qua dòng ý thức của Kiên làm nên số phận các nhân vật” [15]. Tác giả Trần Đình Sử nhận xét trong con mắt nhà Thi pháp học: “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh mang lại góc nhìn mới về chiến tranh. Tác phẩm kéo theo sự đổi mới trong thi pháp nhà văn. Bảo Ninh đã đóng góp đáng kể nhiều mặt cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” [19]. Trong cuốn Thi pháp hiện đại với bài viết “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh” nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá cao về cuốn tiểu thuyết, về ngôn từ nghệ thuật cũng như vai trò của nhân vật: “Tiểu thuyết của Bảo Ninh là một giấc mơ dài, một huyền thoại của thời đại… Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn chiến tranh là một hiện tượng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh, 9 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n tính đối thoại, là một cuộc phiêu lưu muốn nhập vào văn học hiện đại thế giới” [9, tr.267, 271]. Với bài: “Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh” (in trong cuốn Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử), tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã có những nghiên cứu sâu về kĩ thuật dòng ý thức - một thủ pháp trần thuật rất đặc sắc của Bảo Ninh ở tiểu thuyết này. Bài viết khẳng định: “Bảo Ninh không chỉ chú ý đến truyện mà còn rất quan tâm đến kĩ thuật dựng truyện… ở Việt Nam cũng từng có một số nhà văn miêu tả dòng ý thức nhân vật nhưng phải đến Nỗi buồn chiến tranh thì kĩ thuật dòng ý thức được vận dụng triệt để trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu của tác phẩm” [20, tr.401]. Tác giả Phạm Xuân Thạch ở bài viết: “Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bộ phận” nhấn mạnh: “Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy khuynh hướng nghệ thuật của những nhân vật đi trước đến một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền thống để theo đuổi tiểu thuyết tâm lí” [14, tr.250]. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết trong Tin tức và Văn học số 28/10/2006: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của số phận, của mất mát, của tình yêu và chiến tranh”. Về mặt nghệ thuật: “đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới” (Nguyên Ngọc) [14, tr.177]. Không chỉ thế, tác phẩm của Bảo Ninh còn thu hút sự quan tâm của độc giả nhiều nước trên thế giới. Tờ Independent, một trong những nhật báo có uy tín của nước Anh đã nhận xét: “Cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mĩ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỉ 10 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh của Êrich Maria Rơmáccơ - một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn, một thành quả lao động tuyệt đẹp”. Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nhưng các ý kiến mới chỉ dừng lại ở những thành tựu chung nhất về tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Trên tinh thần kế thừa và đối thoại, khoá luận đi sâu tìm hiểu: Cảm thức đi tìm thời gian đã mất trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh để thấy được đặc sắc nghệ thuật trong tư duy tự sự của tác phẩm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.  Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu một số bình diện cơ bản nhằm làm sáng tỏ những nét đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Cụ thể: Cảm thức đi tìm thời gian đã mất được thể hiện qua nhân vật; ngôn ngữ; giọng điệu. 4. Mục đích nghiên cứu Kĩ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Bảo Ninh đã được các nhà nghiên cứu, phê bình bước đầu xem xét. Từ những gợi dẫn trên, tác giả khoá luận muốn hệ thống hoá kĩ thuật “dòng ý thức” của tác phẩm từ phương diện cảm thức đi tìm thời gian đã mất. Đây cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. 5. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận tập trung sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp hệ thống  Phương pháp so sánh  Phương pháp phân tích văn học 11 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n 6. Đóng góp của khoá luận Khoá luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống: Cảm thức đi tìm thời gian đã mất trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh qua hai phương diện chính: nhân vật và ngôn ngữ, giọng điệu. Thông qua Nỗi buồn chiến tranh, người viết thấy được những cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là tài liệu hữu ích đối với việc học tập và giảng dạy môn Ngữ văn sau này. 7. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khoá luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Nhân vật trong cảm thức đi tìm thời gian đã mất Chương 3: Ngôn ngữ, giọng điệu trong cảm thức đi tìm thời gian đã mất CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái quát về đề tài chiến tranh cách mạng trong Văn học Việt Nam 12 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến tranh hào hùng chống ngoại xâm. Lịch sử ấy được soi chiếu qua lăng kính của văn học, qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nghệ sĩ chân chính. Nảy sinh từ hiện thực đau thương mà anh dũng của dân tộc, văn học cách mạng đã khẳng định được vị thế của mình và làm được sứ mệnh cao cả: Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ, bom đạn phá cường quyền (Sóng Hồng) Văn học cách mạng không chỉ ghi lại chân thực cái dữ dội , hào hùng của những chiến dịch lớn, những địa bàn ác liệt, những vùng đất “thép” và “lửa”, những cuộc chống càn, những đợt tấn công và tổng tấn công… mà hơn thế là nét dáng, là gương mặt, là tầm vóc, là phẩm chất con người được bộc lộ và định hình trong những hoàn cảnh cực kì gay go, khốc liệt. Giai đoạn 1945-1975, đề tài chiến tranh được các nhà thơ, nhà văn hướng tới nhiều nhất. Nhà văn nguyện làm người thư kí trung thành của thời đại, ghi lại chân thực hình ảnh người lính trong chiến đấu với những chiến công lẫm liệt. Tiểu thuyết viết về chiến tranh mang âm hưởng hào hùng, ngợi ca là chủ đạo. Tầm vóc thời đại của cuộc chiến đấu đã giúp cho văn học những khả năng mới trong việc phản ánh và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Các tiểu thuyết: Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc; Mẫn và tôi - Phan Tứ; Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu… đã tái hiện không khí sục sôi Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Các tác giả ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng thông qua vẻ đẹp của những người lính chiến đấu vì lí tưởng độc lập tự do: Không thể nào tả hết những khuôn mặt chiến sĩ, những khuôn mặt chỉ huy, những khuôn mặt của tầng tầng lớp lớp những người đang nối tiếp nhau hiện ra từ trên dốc đá, từ dưới suối, từ khắp các ngõ ngách của rừng (Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu). Đó là vẻ đẹp ánh lên từ 13 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n khuôn mặt nhiều thế hệ cầm súng, họ gặp nhau ở tinh thần sẵn sàng vượt lên mưa bom bão đạn, ở lí tưởng cách mạng cao cả, ở tình đồng đội thiêng liêng. Đặc biệt, những người lính được miêu tả trong một bức tranh đối lập giữa sức huỷ diệt man rợ của kẻ thù và sự hồn nhiên, sức sống bất diệt của tuổi trẻ. Không chỉ có vậy, tình yêu của người lính trong chiến tranh đẹp đẽ, lãng mạn song cũng chứa nhiều bất trắc đúng như bản chất của cuộc sống thời chiến dưới cái nhìn đời thường. Ở đó, tình cảm của người lính được bộc lộ với đủ những cung bậc, những sắc thái khác nhau, có vui, có buồn, có chờ đợi, lo lắng, có thổn thức, có lòng ghen, tính ích kỉ… Điều đáng lưu ý là dù ở trạng thái nào thì người lính cũng cố gắng hết sức mình, sống trọn vẹn với nhân cách của mình. Sau khi chiến tranh kết thúc, những lớp nhà văn mà hầu hết đều trở về từ cuộc chiến đó đã có điều kiện để nhìn nhận lại những gì mình trải nghiệm trong chiến tranh. Mặc dù vẫn viết về chiến tranh và người lính song chính họ lại phác hoạ những chân dung chiến sĩ gần với đời sống thực hơn. Vẻ đẹp lí tưởng mà trước đây họ dày công vun đắp và ca ngợi dần dần nhường chỗ cho cái đẹp của sự chủ động tích cực vượt khó, vượt khổ để làm chủ cuộc sống mới. Dòng tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh sau 1975 càng phát triển mạnh mẽ trong thành tựu chung của văn học thời đổi mới. Nếu như vấn đề chiến tranh đã bắt đầu được phân tích, được đào sâu và khai thác từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau thì nhân vật người lính trong tiểu thuyết cũng bắt đầu có sự chuyển dịch. Nhân vật ở đây có cái tầm vóc có thể lớn hơn chúng ta nhưng là tầm vóc của con người, là người của một giai đoạn nhất định với những tiến bộ và hạn chế, những ưu và nhược điểm…con người như trong cuộc sống, con người trưởng thành qua nhiều đấu tranh trong sự nghiệp lớn của cách mạng (Nguyễn Khải - Văn xuôi trước yêu cầu cuộc sống, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1/1984). Tiểu thuyết Những người đi 14 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n từ trong rừng ra (1982) của Nguyễn Minh Châu cho thấy sự chuyển dịch của hình tượng người lính. Những người một thời cầm súng giờ chủ động bắt tay vào công cuộc lao động, làm kinh tế. Họ - những người lính, đi từ rừng ra biển, đó là một tiểu đoàn rời khu căn cứ trên rừng miền Tây Thừa Thiên tiến xuống vùng cửa Thuận An xây dựng thành một đơn vị đánh cá biển. Những bàn tay người lính hôm qua chỉ quen cầm súng rồi cầm xẻng, dò gỡ mìn, hôm nay đã nắm lấy mái chèo và những vòng lưới, học nghề đánh cá biển. Quá trình trưởng thành của tiểu đoàn đánh cá gắn chặt với nhân vật Hiển. Người chính trị viên ấy như là linh hồn của đơn vị. Chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, Hiển mới nhận ra: Trong đời mình chưa hề làm một nghề gì, chưa bao giờ phải đi tự làm nuôi thân, chưa bao giờ sinh sống bằng một thứ nghề nghiệp gì trong tay, bởi vì trong một đất nước mấy chục năm đánh giặc, một lớp người rất đông đảo như anh vừa lớn lên đã vào bộ đội, vừa rời ghế nhà trường là đã học cách cầm súng để đánh giặc cứu nước. Nhưng thời khắc hoà bình cũng thật ngắn ngủi, chiến tranh biên giới lại xảy ra, các anh phải cầm súng, phải cảnh giác, vừa sẵn sàng chiến đấu vừa sản xuất. Cuối truyện, Hiển lại trở lên rừng với ý nghĩ day dứt: tối thiểu cho con người một miếng ăn, anh phải lặn xuống tận rốn biển để tìm. Nhưng anh đã kịp làm được gì đâu trong khoảng thời gian hoà bình ngắn ngủi vừa qua. Qua diễn biến tâm lí, những suy tư, trăn trở của nhân vật, chúng ta thấy họ gần gũi hơn, đời thường hơn. Họ không chỉ đẹp trong chiến đấu mà còn rất đáng khâm phục khi có đủ trí tuệ và nghị lực để bước vào một cuộc sống mới sau chiến tranh còn đầy những khó khăn và thử thách. Có thể nói, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và người lính chiếm một phần khá lớn trong toàn bộ nền văn học hiện đại Việt Nam. Chúng ta hiểu hơn một thời kì đau thương mà vĩ đại của lịch sử dân tộc, hiểu hơn những năm tháng “không thể nào quên” ấy để từ đó sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Đó 15 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n cũng chính là quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” mà các cây bút tiểu thuyết hậu chiến hướng tới. 1.2 Vị trí tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trong đời sống văn học đương đại Việt Nam Từ sau 1975 và nhất là sau 1986, văn xuôi đã có sự khởi sắc, trong đó tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo bộc lộ ưu thế của mình trong cách nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Hàng loạt tên tuổi như Bảo Ninh, Chu Lai, Dương Hướng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo… đã góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Trong rất nhiều tên tuổi ấy, Bảo Ninh được đánh giá là cây bút quan trọng góp phần làm nên cuộc cách mạng trong nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam [14, tr.238]. Độc giả cả nước không khỏi ngỡ ngàng khi ông cho xuất bản lần đầu tiên tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (1990). Tác phẩm đã gây một “cú sốc” lớn làm thay đổi lối tiếp nhận của công chúng yêu văn học bấy lâu nay. Đọc tiểu thuyết của Bảo Ninh, người ta như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài. Thì ra chiến tranh không chỉ là lời tụng ca những chiến công và sự hi sinh anh dũng, là những tấm huân chương lấp lánh trên ngực người chiến sĩ trở về sau cuộc chiến…Với tác phẩm của Bảo Ninh, một chiến tranh đồng nghĩa với đau thương và mất mát. Chiến tranh là chết chóc và nước mắt, là sự chia cắt và ám ảnh, sự dị dạng, méo mó về nhân hình lẫn nhân tính của con người. Nỗi buồn chiến tranh đánh dấu một thành công của tiểu thuyết Việt Nam. Viết về cuộc chiến tranh chống Mỹ đã trở thành lịch sử, tác giả không miêu tả chiến tranh như lúc nó đang xảy ra mà như nó hiện ra trong kí ức, suy tưởng. Việc lựa chọn cách trình bày quá khứ dưới hình thức kỉ niệm, qua sự nhớ lại của người hôm nay cho phép nhà văn tiếp cận lịch sử tự do hơn, gửi gắm được nhiều hơn ấn tượng, tâm trạng của mình cũng như những cảm nhận 16 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n còn lại qua năm tháng. Tiểu thuyết này không chỉ lạ về hình thức mà còn mới mẻ cả về nội dung so với thời điểm nó ra đời. Các tác phẩm trước đó viết về chiến tranh bằng kinh nghiệm của cộng đồng, cái riêng đặt trong cái chung, hoà vào cái chung (Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc; Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi) thì Bảo Ninh lại viết về chiến tranh dường như bằng kinh nghiệm của riêng mình. Từ cái nhìn ấy, tác phẩm cho thấy chiến tranh không chỉ là vinh quang mà còn là đau thương, huỷ diệt. Những người trở về sau chiến tranh có thể không hề thương tích song vết thương trong lòng họ vô cùng đau đớn và luôn rỉ máu. Chiến tranh đã lấy đi của họ sự bình yên trong tâm hồn, nó hiện hữu trong hiện tại bằng những vết thương không bao giờ kín miệng liền da. Kí ức chiến tranh lưu giữ trong họ những gì vừa đau thương, vừa sáng trong tốt đẹp nhất của cuộc sống. Hàng loạt tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì này đã đem lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ. Sông xa của Chu Lai đưa người đọc về với những năm tháng khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ qua số phận Hai Thanh. Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thụy dựng lại chiến tranh bằng nước mắt đau thương, bằng “sự thật về con người” vừa đi ra khỏi cuộc chiến tranh qua số phận ông Dần. Chim én bay của Nguyễn Trí Huân ghi thêm vào lịch sử của dân tộc những trang chiến công oanh liệt của những em bé trong đội “Chim Én” qua những trăn trở, dằn vặt của nhân vật Quy. Đến Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, người đọc chập chờn sống giữa hai bờ hư - thực, dòng suy nghĩ bị choán ngợp bởi kí ức, bởi những ám ảnh day dứt khôn nguôi của nhân vật Kiên. Người viết bước đầu mổ xẻ, phân tích mối quan hệ giữa những cá nhân con người với hoàn cảnh, những phức tạp bộn bề của cuộc sống sau chiến tranh. Nó thể hiện những trải nghiệm không chỉ riêng Bảo Ninh mà của cả một thế hệ, một thời đại. Đúng như nhà văn Ngô Thảo khi đánh giá tính chân thực của tác phẩm viết về chiến tranh và quân đội: Trong văn học có lẽ phải chú ý nhiều hơn đến 17 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n bình diện quan hệ của cuộc chiến tranh đó đối với con người nói chung và từng cá nhân nói riêng. Con người trong chiến tranh, con người với chiến tranh phải là bình diện chính của sự khảo sát văn học về chiến tranh (Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4/1987). Có thể thấy sau khi ra đời và nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, Nỗi buồn chiến tranh đã tạo ra làn sóng dư luận mạnh mẽ và cho đến nay tác phẩm đã có được một vị trí vững chãi trong lòng công chúng yêu văn học CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT TRONG CẢM THỨC “ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT” 2.1 Khái lược về nhân vật văn học 18 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n Theo Từ điển văn học: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [16, tr.86]. Ở đây, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức tác phẩm. Đây là một định nghĩa tương đối toàn diện về nhân vật văn học. Cuốn 150 thuật ngữ văn học lại quan niệm: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ” [2, tr.241]. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Nhân vật văn học là những con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm và thông qua nhân vật thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của tác giả” [7, tr.235]. Như vậy, có khá nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật văn học. Nhưng các quan niệm ấy đều gặp nhau trong sự khẳng định: Nhân vật đóng vai trò là linh hồn của tác phẩm tự sự. Nhân vật ra đời thể hiện tư tưởng và ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để nhận thức con người và bộc lộ quan điểm của mình về con người. Một tác phẩm thành công hay không là nhờ vào hệ thống nhân vật. Nền văn học thế giới ghi nhận những bậc thầy trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Leptônxtôi thể hiện kĩ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật. Với sự nhạy cảm tuyệt vời của tâm hồn nghệ sĩ, ông đã đi sâu vào tâm hồn con người, khám phá những biến thái tinh vi nhất của nó. Nghệ thuật đó điển hình tới mức nó trở thành một khái niệm “phép biện chứng tâm hồn”. Leptônxtôi, Puskin, Sôlôkhôp bằng tài năng của mình đã xây dựng những tính cách Nga, những tâm hồn thuần khiết hương vị Nga. Có những nhà văn có kĩ thuật điêu 19 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Vò ThÞ HuÖ – K31A V¨n luyện trong khắc hoạ chân dung nhân vật như Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm với nhân vật Côdăc đầy cá tính quyết liệt. Chủ nghĩa hiện thực truyền thống luôn có ý định xây dựng “những con người này”, “những nhân vật đầy đặn” về diện mạo và nội tâm. Ở Việt Nam, quan niệm nghệ thuật về con người gắn với đời sống văn học của mỗi một giai đoạn lịch sử. Văn học giai đoạn trước 1975 thường xây dựng nhân vật trung tâm là người chiến sĩ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hiện thực cách mạng đầy oanh liệt, hào hùng là một điều kiện giúp nhà văn xây dựng những nhân vật giàu chất lí tưởng. Nguyễn Minh Châu đã từng công nhận khi viết Dấu chân người lính: Lữ là một nhân vật hoàn toàn hư cấu trong khi Khuê lại thật đến mức đúng cả tên như anh vốn có. Giữa Lữ, chị Sứ (Hòn Đất - Anh Đức) đều có một nét trội – đó là những nhân vật được soi sáng từ phương diện lí tưởng nhằm nêu bật một tư tưởng quán xuyến về khát vọng độc lập và tự do của người Việt Nam. Đã có lúc có người phê phán lối viết làm cho cái cao cả, lí tưởng lấn át cái vốn có, nhưng họ quên rằng đứng trên quan điểm lịch sử thì thời kì chống Mỹ, cái cao cả - cái anh hùng và lí tưởng đã bao trùm cái vốn có của thực tại. Đúng như tác giả Bùi Việt Thắng đã nhận xét: Cách thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chống Mỹ có thể nói là giống với phương thức mà Gorki gọi là phóng đại – phóng đại cái đẹp để đẹp hơn [15]. Nếu như văn học trước 1975 xây dựng nhân vật người lính trong sự gắn bó với cộng đồng, xả thân vì nghĩa lớn thì văn học thời đổi mới lại có sự chuyển biến sâu sắc từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự - đời tư. Tiểu thuyết đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực, con người trong giai đoạn mới một cách nhanh nhạy và sắc bén. Cái nhìn về người lính lúc này đa diện, phong phú hơn và cũng “đời” hơn. Người lính phải đối mặt với bộn bề góc khuất, 20

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net