Đảng đối với sự phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng đối với sự phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- ĐỖ NHƯ HỒNG ĐẢNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- ĐỖ NHƯ HỒNG ĐẢNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải HÀ NỘI - 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7 Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 .............................................. 15 1.1. Phát triển ngành Hàng không dân dụng là yêu cầu khách quan ............ 15 1.1.1 Vai trò, vị trí ngành Hàng không dân dụng Việt Nam ............................ 15 1.1.2 Thực trạng ngành Hàng không dân dụng Việt Nam trước năm 2001...... 21 1.1.3. Thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế tác động đến ngành hàng không dân dụng ......................................... 29 1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. ................................................................................................ 36 1.2.1. Chủ trương của Đảng phát triển ngành Hàng không dân dụng ............. 36 1.2.2. Đảng chỉ đạo phát triển ngành hàng không dân dụng ........................... 40 Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010................................................................... 53 2.1. Những nhân tố tác động đến sự phát triển ngành Hàng không dân dụng trong thời kì mới. ............................................................................................. 53 2.1.1. Sự biến đổi của tình hình thế giới ......................................................... 53 2.1.2. Công cuộc đổi mới tiếp tục đòi hỏi phát triển mạnh mẽ ngành Hàng không dân dụng .............................................................................................. 56 2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng phát triển ngành hàng không dân dụng từ năm 2006 đến năm 2010 .................................................................... 61 2.2.1. Chủ trương của Đảng về phát triển ngành hàng không dân dụng ......... 61 2.2.2. Đảng chỉ đạo phát triển ngành Hàng không dân dụng. ......................... 64 Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM (2001 - 2010).................................................................................................................. 79 3.1. Một số nhận xét sự lãnh đạo của Đảng về phát triển ngành hàng không dân dụng từ năm 2001 đến năm 2010. ............................................................ 79 4 3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................ 79 3.1.2. Hạn chế ................................................................................................ 88 3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ..................................................................... 90 3.2.1. Không ngừng nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của ngành Hàng không dân dụng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. ....... 90 3.2.2. Phát triển ngành Hàng không dân dụng gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và xu thế chung của thời đại. ..................................................... 93 3.2.3. Không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng đồng bộ , đào tạo nhân lực cho ngành Hàng không dân dụng..................................................... 95 3.2.4. Tăng cường, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng với ngành Hàng không dân dụng. ............................................................................................................ 100 KẾT LUẬN................................................................................................................. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 105 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 113 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACC: Trung tâm kiểm soát không lƣu đƣờng dài CHK: Cảng hàng không FIR/HN: Vùng thông báo bay Hà Nội FIR/HCM: Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh HKDD: Hàng không dân dụng HKDDVN: Hàng không dân dụng Việt Nam IANTA:Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ICAO: Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế PA: Pacific Airlines QLBDD: Quản lý bay dân dụng SFC: Tổng công ty bay dịch vụ VASCO: Công ty bay dịch vụ Việt Nam VNA: VietNam Airlines 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành hàng không dân dụng Vi ệt Nam có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Nó là nhịp cầu nối liền Việt Nam với thế giới nhanh nhất, tiện lợi nhất, đáp ứng nhu cầu giao lƣu kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao và sự đi lại của nhân dân; Là một trong những ngành thu nhiều ngoại tệ cho ngân sách nhà nƣớc và góp phần đƣa lại hiệu quả cho các ngành kinh tế quốc dân; HKDDVN còn là lực lƣợng dự trữ chiến lƣợc khi đất nƣớc có chiến tranh. Trong thời kì Pháp thuộc, ngƣời Pháp đã xây dựng một số sân bay nhƣ: Vị Thủy, Sơn Tây, Gia Lâm…, các hoạt động hàng không trong giai đoạn này chủ yếu phục vụ mục đích quân sự, đi lại của chính khách, sỹ quan và thƣơng nhân Pháp. Ngày 15/1/1956, Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, đánh dấu chính thức sự ra đời của ngành Hàng không Việt Nam. Lịch sử xây dựng và phát triển của HKDDVN gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong 20 năm đầu, cục Hàng không Dân dụng trực thuộc Bộ Quốc phòng và đƣợc xây dựng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nên nhiệm vụ chính là phục vụ quốc phòng, kinh doanh vận tải hàng không chỉ là nhiệm vụ thứ yếu. Do vậy, đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế giúp cách mạng Lào, Cămpuchia. Bƣớc vào thời kì đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội, ngành Hàng không dân dụng có điều kiện thuận lợi để vƣơn lên xây dựng 7 thành một ngành kinh tế - kĩ thuật hoàn chỉnh, nhằm khai thác tiềm năng kinh tế về hàng không dân dụng trong nƣớc và quốc tế. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đƣờng lối đổi mới đã đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua. Cùng với đó ngành giao thông vận tải đƣợc coi là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng và "phải đi trƣớc một bƣớc để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân" [15-tr176]. Do vậy, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kì đại hội VII, VIII, IX và X rất quan tâm đến phát triển giao thông vận tải nói chung, ngành Hàng không dân dụng nói riêng. Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996- 2000, thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII có chỉ đạo :"...khắc phục sự xuống cấp, từng bƣớc nâng cấp các công trình và các tuyến giao thông trọng yếu. Đầu tƣ xây dựng mới theo hƣớng đồng bộ, hiện đại hoá các công trình tại các cửa khẩu (sân bay, hải cảng quốc tế), các hành lang quan trọng nối cửa khẩu với nội địa, tại các vùng kinh tế trọng điểm, tuyến trục Bắc - Nam"[17- tr.122]. Đối với ngành HKDD có thêm sự chỉ đạo "mở rộng và nâng cấp ba sân bay quốc tế đạt dần trình độ hiện đại, có thể tiếp nhận 12- 13 triệu lƣợt hành khách/năm. Nâng cấp các sân bay Cát Bi, Phú Bài, Nha Trang, Cam Ly, Cà Mau, Cần Thơ...mở thêm các đƣờng bay mới, tăng thêm máy bay bảo đảm nhu cầu bay trong nƣớc và quốc tế"[17, tr.146]. Tiếp tục quan điểm này, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội mƣời năm đầu của thế kỉ XXI đƣợc thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có chỉ đạo "hiện đại hóa các sân bay quốc tế, nâng cấp các sân bay nội địa", "phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn, có sức cạnh tranh, vƣơn nhanh ra thị trƣờng khu vực và thế giới. Dành thị phần lớn cho các doanh nghiệp trong nƣớc trong vận chuyển hàng hóa Việt Nam theo đƣờng biển và đƣờng hàng không". 8 Trong mƣời năm đầu của thế kỉ XXI, nhờ có đƣờng lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, ngành HKDDVN đã vững vàng vƣợt qua những khó khăn của tình hình trong nƣớc và quốc tế. Nhìn chung, ngành HKDDVN đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là vận tải hàng không, cảng hàng không và quản lý, điều hành bay. Bên cạnh đó sự tồn tại trong ngành là "bất cập về năng lực vận chuyển, khả năng kho bãi, về thông tin, quản lí; chi phí dịch vụ vận tải còn cao"[19, tr.167] Từ nội dung đƣờng lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực trạng phát triển của ngành HKDDVN trong mƣời năm đầu thế kỉ XXI đặt ra yêu cầu tìm hiểu, đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu có giá trị tham khảo để Đảng lãnh đạo ngành HKDDVN ngày càng phát triển, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Với những lý do nhƣ trên, tôi chọn đề tài “Đảng đối với sự phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do vai trò, vị trí cùng những đóng góp hết sức to lớn của HKDDVN trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngành hàng không, tiêu biểu là các nhóm công trình sau: Nhóm các công trình xuất bản thành sách có: Nguyễn Minh San (1996), Hàng không dân dụng Việt Nam: những chặng đường lịch sử”, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. Tác giả đã nêu lên đƣợc lịch sử hình thành và phát triển của ngành hàng không Việt Nam nói chung và ngành HKDDVN nói riêng từ thời Pháp thuộc tới năm 1996. Cục Hàng không Việt Nam (2005), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hàng không Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. Nội dung 9 cuốn sách đề cập tới thực trạng phát triển của ngành HKDDVN, phân tích xu hƣớng phát triển của hàng không dân dụng thế giới, trên cơ sở đó hoạch định quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Dƣơng Cao Thái Nguyên (2010), Giáo trình khái quát về hàng không dân dụng”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả nêu lên đƣợc tổng thể các khái niệm, nguyên tắc, quy định, quy trình… về các yếu tố cấu thành nên hàng không dân dụng và mối quan hệ giữa chúng. Nhóm các luận án có: Nguyễn Thy Sơn (2000), Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội. Tác giả đã làm rõ đƣợc tầm quan trọng của vận tải hàng không và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế và quá trình hội nhập của Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng khái quát, phân tích thực trạng kinh doanh vận tải hàng không của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam từ khi tham gia trong nền kinh tế thị trƣờng, chỉ ra những kết quả đã đạt đƣợc và những tồn tại cần giải quyết. Dƣơng Cao Thái Nguyên (2005), Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm 2020, Lận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ thực trạng thị trƣờng vận tải hàng không tại Việt Nam; những điều kiện thuận lợi cũng nhƣ khó khăn khi xây dựng hãng hàng không chi phí thấp; đề ra giải pháp để thực hiện tốt hơn. Nguyễn Thanh Bình (2007), Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực ngành Hàng không Việt Nam 2015, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của ngành Hàng không Việt Nam. Qua đó, làm nổi bật yêu 10 cầu phải hoàn thiện quản tri nguồn nhân lực trong ngành và đƣa ra các giải pháp chủ yếu. Nhóm các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí có: Đinh Văn Cung (2005), Hoàn thiện pháp luật về hàng không dân dụng để hội nhập, Tạp chí Thƣơng Mại, (số 3+4+5). Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh hội nhập đã là nhu cầu khách quan của tất cả các nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Vấn đề là xác định phƣơng thức hội nhập để chủ động chứ không phải để bị cuốn trôi theo kiểu cái gì đến sẽ đến. Tác giả coi hoàn thiện hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng là một giải pháp tốt để hội nhập có hiệu quả hơn. Nguyễn Xuân Hiền (2006), “Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam - những vấn đề cấp thiết trong quy hoạch phát triển ngành”, Tạp chí Hàng Không (số 1). Tác giả đã nêu bật đƣợc tầm quan trọng của Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn cho các chuyến bay và những yêu cầu cấp thiết đề ra liên quan đến trung tâm trong công tác quy hoạch phát triển ngành. Linh Hà (2010), Hàng không Việt Nam sẽ phát triển với thế và lực mới”, Tạp chí Hàng Không, (số 8). Tác giả nêu bật lên những thành tựu trong hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế của ngành Hàng không Việt Nam và khẳng định đó là những tiền đề quan trọng cho ngành tiếp tục phát triển. Võ Huy Cƣờng (2011), Hoạt động của các Hãng hàng không Việt Nam năm 2010 khẳng định phát triển, Tạp chí Hàng Không, (số 2). Tác giả phân tích bức tranh chung về vận tải hàng không Việt Nam với sự hoạt động của các hãng hàng không. Kết quả cho thấy, mặc dù có rất nhiều khó khăn nhƣng các hãng hàng không Việt Nam vẫn phát triển, đặc biệt là sự xuất hiện của các hãng hàng không tƣ nhân và các hãng hàng không hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ. 11 Các công trình nghiên cứu nêu trên có mục đích nghiên cứu, phƣơng pháp tiếp cận và phạm vi tìm hiểu khác nhau; Làm rõ quá trình hình thành, phát triển của ngành HKDDVN; Một số công trình có đề cập đến phƣơng hƣớng và giải pháp để phát triển ngành HKDDVN làm rõ sự phát triển của các hãng hàng không, cảng hàng không và quản lý, điều hành bay; Một số công trình còn đề cập đến phƣơng hƣớng và giải pháp để phát triển ngành HKDDVN. Song chƣa có công trình nào đi sâu làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự phát triển của ngành Hàng không dân dụng. Luận văn nghiên cứu làm rõ: yêu cầu khách quan phát triển HKDDVN; Chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng; Nhận xét, đánh giá về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển HKDDVN (2001 -2010); Đúc kết kinh nghiệm để vận dụng vào thời kì mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng phát triển ngành HKDDVN từ năm 2001 đến năm 2010. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào thời kì mới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ yêu cầu khách quan phát triển ngành HKDDVN từ năm 2001 đến năm 2010. - Phân tích, luận giải làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng phát triển ngành HKDDVN - Nhận xét ƣu điểm, hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng phát triển ngành HKDDVN, qua đó rút ra một số kinh nghiệm. 12 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển ngành HKDDVN (trực tiếp là Đảng bộ Cục HKDDVN nay là Cục Hàng không Việt Nam) 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu chủ trƣơng và sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình phát triển ngành HKDDVN, nhƣng tập trung vào ba lĩnh vực: vận tải hàng không; cảng hàng không và quản lý, điều hành bay. - Về thời gian: nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2010. - Về không gian: trên địa bàn toàn quốc. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: dựa vào lý luận Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là với ngành HKDD. - Nguồn tƣ liệu: Hồ Chí Minh toàn tập; các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Đảng bộ Cục Hàng không Việt Nam, chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc; các văn bản của Bộ Giao thông Vận tải và cục Hàng không Việt Nam; các chuyên luận, chuyên khảo có nội dung liên quan đến đề tài - Phƣơng pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp loogic và sự kết hợp hai phƣơng pháp đó. Đồng thời, còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp đồng đại, lịch đại, phân tích, so sánh... 6. Ý nghĩa của luận văn Hệ thống hóa chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng phát triển ngành HKDDVN trong những năm 2001- 2010. Làm sáng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển HKDDVN; qua đó khẳng định vị trí, vai trò của ngành HKDDVN trong 13 tiến trình phát triển đất nƣớc; Luận văn góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng về một vấn đề nhạy cảm trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế - Ngành Hàng không dân dụng. Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập lịch sử Đảng trong các trƣờng đại học, cao đẳng trên toàn quốc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 03 chƣơng, 06 tiết 14 Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Phát triển ngành Hàng không dân dụng là yêu cầu khách quan 1.1.1 Vai trò, vị trí ngành Hàng không dân dụng Việt Nam Sơ lược về lịch sử phát triển ngành HKDDVN Hàng không Việt Nam đƣợc đặt nền móng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Ngày 13/01/1917 sân bay đầu tiên ở Việt Nam - sân bay Vị Thủy (thuộc tỉnh Sơn Tây) đƣợc khởi công xây dựng theo lệnh của toàn quyền Đông Dƣơng. Sau đó, Pháp có cho xây dựng một số sân bay khác nhƣ Sơn Tây, Gia Lâm... nhƣng hoạt động rất hạn chế. Mục đích hoạt động của hàng không Pháp thời kì này tại Việt Nam chỉ để phục vụ cho công cuộc cai trị và bóc lột. Vì vậy, đất nƣớc Việt Nam sau bao nhiêu năm bị thực dân Pháp đô hộ, vẫn chƣa có một đội ngũ công nhân, nhân viên kĩ thuật lành nghề của ngành hàng không. Sau ngày miền Bắc hoàn toàn đƣợc giải phóng, với tầm nhìn chiến lƣơc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra ngành HKDDVN. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời và phát triển ngành HKDD của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đƣợc thành lập theo Nghị định số 666/TTg ngày 15/1/1956, cục HKDD là cơ quan trực thuộc Phủ Thủ tƣớng có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo vận chuyển hàng không ở trong nƣớc và quốc tế; Nghiên cứu sử dụng đƣờng hàng không phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội của đất nƣớc. Do điều kiện kinh tế và chính trị lúc đó, cục HKDD đƣợc giao cho Bộ Quốc phòng quản lý. Vừa mới ra đời ngành đã gánh trên vai trách nhiệm nặng nề, vừa làm nhiệm vụ dân dụng, vừa làm nhiệm vụ quân sự và đã kết hợp thành lực lƣợng không quân vận tải chủ yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam. 15 Bƣớc đi và sự trƣởng thành của ngành HKDDVN gắn liền với truyền thống của dân tộc và các mốc son trong lịch sử của đất nƣớc. Sau khi ra đời, tuy còn rất non trẻ, nhƣng tháng 2 năm 1956 máy bay của HKDDVN đã bắt đầu thay thế máy bay và tổ bay của Hàng không Pháp để phục vụ Ủy ban quốc tế giám sát việc thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ tại Việt Nam. Đồng thời các đƣờng bay chở khách từ Thủ đô Hà Nội đi các địa phƣơng: Đồng Hới, Vinh, Nà Sản, Điện Biên cũng bắt đầu đƣợc thực hiện. Ngày 1/5/1956 đƣờng bay quốc tế đầu tiên Hà Nội - Bắc Kinh đã đƣợc khai trƣơng. Bên cạnh nhiệm vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa, cán bộ, chiến sĩ các lực lƣợng vũ trang, HKDDVN đã phục vụ kịp thời, an toàn tuyệt đối các chuyến bay đi công tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội và các nhiệm vụ đặc biệt khác. Bƣớc vào thập kỉ 60 của thế kỉ XX, trƣớc yêu cầu phát triển của cách mạng, nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam ngày càng khẩn trƣơng và ác liệt. Lực lƣợng HKDD và không quân vận tải đã đƣợc tăng cƣờng, phát triển nhanh thành Trung đoàn 919, tiền thân của đoàn bay 919- lực lƣợng nòng cốt của hãng Hàng không quốc gia hiện nay. Trung đoàn 919 đã tổ chức hàng ngàn chuyến bay vận tải phục vụ mở đƣờng Trƣờng Sơn; Làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào; Bay vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, lƣơng thực; Chở hàng vạn lƣợt bộ đội chi viện kịp thời cho các chiến dịch quan trọng, góp phần đắc lực cho quân và dân Việt Nam, cũng nhƣ quân và dân nƣớc bạn Lào giành chiến thắng. Song song với nhiệm vụ quân sự, nhiệm vụ dân dụng cũng đƣợc đẩy mạnh. Ngoài nhiệm vụ bay chở khách, các nhiệm vụ bay phục vụ kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, phun thuốc trừ sâu, báo bão cho đồng bào đánh cá ngoài biển khơi, bay cấp cứu và thả dù cho đồng bào bị bão lụt, bay thăm dò địa chất, chụp ảnh ... đã góp phần đắc lực phục vụ phát triển kinh tế quốc dân trong thời chiến cũng nhƣ trong thời bình. 16 Ngày 5 tháng 8 năm 1964, bị thất bại nặng nề ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ liều lĩnh mở rộng leo thang chiến tranh ra miền Bắc bằng không quân và hải quân, đồng thời cho tầu chiến, tầu biệt kích đánh phá vùng biển miền Bắc. Thực hiện chủ trƣơng "có gì đánh nấy", HKDDVN và không quân vận tải, mà trực tiếp là những cán bộ, chiến sĩ, phi công, thợ máy đã nghiên cứu cải tiến một số bộ phận trên máy bay chở khách để có thể trang bị vũ khí đánh địch. Từ đó những máy bay AN2, LI2, IL14 của HKDD đơn thuần chở khách đã trở thành những máy bay chiến đấu gây những bất ngờ, lo sợ cho địch dù ở trên biển, hay những căn cứ trên núi cao, hoặc sâu trong hậu phƣơng của chúng. Những trận chiến đấu xuất sắc, đầy ý nghĩa trong trang truyền thống chiến đấu của ngành HKDD đó là: Chiến dịch tết Mậu Thân năm 1968, các chiến sĩ không quân vận tải Trung đoàn 919 đã dũng cảm, táo bạo vƣợt qua vĩ tuyến 17 chở vũ khí, lƣơng thực chi viện cho quân và dân ta chiến đấu ở mặt trận Trị - Thiên - Huế; Chiến dịch tổng tấn công mùa xuân năm 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, HKDD- Không quân vận tải đã dốc toàn lực lƣợng tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng các yêu cầu thần tốc của mặt trận. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn đƣợc giải phóng, đất nƣớc thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Bƣớc vào thời kì cách mạng mới, nhiệm vụ chủ yếu của ngành HKDD là vận chuyển hành khách, hàng hóa trong nƣớc và quốc tế, bay chuyên nghiệp phục vụ kinh tế quốc dân và các nhiệm vụ bay đặc biệt, bay chuyên cơ. Đồng thời, ngành đƣợc Nhà nƣớc giao cho quản lý, xây dựng hạ tầng cơ sở các cảng hàng không, sân bay dân dụng, quản lý toàn bộ các hoạt động bay dân dụng trong nƣớc và quốc tế. Nhiệm vụ càng nặng nề khi trong tình hình đất nƣớc nói chung và ngành HKDD nói riêng còn nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng, các phƣơng tiện, trang thiết bị ...của ngành một phần đã quá cũ và lạc hậu, thiếu đồng bộ, nguồn viện trợ cung cấp từ các 17 nƣớc xã hội chủ nghĩa không còn. Mặt khác lại bị Mĩ cấm vận. Để tăng cƣờng quản lý ngành HKDD, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP ngày 11/2/1976 nâng cục HKDD lên thành tổng cục HKDD và đƣợc tăng cƣờng lực lƣợng, phƣơng tiện. Ngoài các máy bay cũ của ngành nhƣ AN2, AN24, IAK40, LI2, IL18 đã đƣợc bổ sung thêm máy bay DC6, DC4, DC3 thu đƣợc của địch, phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế của đất nƣớc vừa mới thống nhất Trong nội dung nghị quyết Đảng ủy Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam lần thứ nhất (nghị quyết số 58) xác định: Tổng cục HKDDVN là một đơn vị phục vụ, hoạt động theo phƣơng hƣớng kinh doanh, hoạch toán kinh tế đồng thời phục vụ cho nhu cầu quốc phòng. Do đó, nhiệm vụ công tác của ngành HKDDVN có 3 tính chất: phục vụ, kinh doanh và quân sự. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Tổng cục, công tác xây dựng ngành HKDD phải tuân theo phƣơng hƣớng cách mạng, chính quy, hiện đại. Theo đó, trong thời gian từ năm 1976 đến năm 1986, Tổng cục HKDD đã tiếp tục thực hiện song song hai nhiệm vụ kinh tế hàng không dân dụng và phục vụ quốc phòng. Ngành HKDDVN trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, ngành HKDD đƣợc xác định là một ngành kinh tế - kỹ thuật đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ và tự đầu tƣ phát triển; Thực hiện kinh doanh vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ; Làm đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nƣớc và có tích lũy để xây dựng phát triển ngành; Phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia. Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành Nghị định số 112/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Tổng cục HKDDVN. Thực hiện chức 18 năng là cơ quan quản lý nhà nƣớc về HKDD và Quyết định 225/CT về việc thành lập Tổng công ty hàng không Việt Nam (HKVN) thực hiện chức năng kinh doanh vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ. Nghị định 112/HĐBT nêu rõ: “HKDD là ngành kinh tế - kỹ thuật của Nhà nƣớc; Tổng cục HKDD là cơ quan trực thuộc Hội Đồng Bộ Trƣởng”. Đây thực sự là bƣớc ngoặt lịch sử của ngành HKDD. Từ nay, cơ quan quản lý nhà nƣớc về hàng không dân dụng là một cơ quan dân sự, các đơn vị hoạt động kinh tế là một tổ chức kinh tế quốc doanh. Trong khi ngành HKDD đang khẩn trƣơng hình thành cơ chế mới, ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nƣớc ra Quyết định số 224/NQ-HĐNN8, giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bƣu điện đảm nhận chức năng quản lý nhà nƣớc đối với ngành HKDD. Quyết định này cũng phê chuẩn việc giải thể Tổng cục HKDDVN. Ngày 26/12/1991, Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật HKDDVN. Luật đƣợc ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ về hoạt động HKDD đối với các tổ chức, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc phép hoạt động kinh doanh hàng không đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Nhà nƣớc khuyến khích tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài hợp tác đầu tƣ trong lĩnh vực HKDD tại Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và pháp luật của Việt Nam. Sau hơn hai năm thực hiện cơ chế tách nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về HKDD, nhận thấy cơ chế và tổ chức nhƣ vậy là không phù hợp. Bởi vậy, ngày 30/6/1992, Hội đồng Bộ trƣởng đã ra Nghị định số 242/HĐBT giải thể Vụ hàng không, đồng thời thành lập Cục HKDDVN Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bƣu điện. Việc chấn chỉnh, sắp xếp lại ngành HKDD lần này có đặc điểm nổi bật là, từ hạch toán kinh tế tập trung toàn ngành 19 (Tổng công ty hàng không) chuyển sang cơ chế hạch toán độc lập. Đây là mô hình rất mới đối với toàn ngành HKDD, tuy lúc đầu triển khai gặp nhiều khó khăn nhƣng ngành đã tập trung chỉ đạo, nhanh chóng ổn định theo mô hình mới. Hầu hết các đơn vị đi vào hoạt động có hiệu quả. Tháng 4/1993, Chính phủ đã thành lập hãng Hàng không quốc gia - VietNam Airlines (VNA) và một loạt các doanh nghiệp khác trực thuộc Cục HKDDVN. Thời gian này ngành Hàng không Việt Nam đƣợc tổ chức thống nhất, trong đó Cục HKDD - trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng không thực hiện chức năng điều tiết, quản lý các doanh nghiệp trong ngành gồm: Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, các Cụm Cảng hàng không, Trung tâm quản lý bay và các doanh nghiệp khác. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành HKDDVN, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động HKDD. Tại kì họp thứ 7, khóa IX, ngày 20/4/1995, Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HKDDVN ban hành ngày 26/12/1991. Nội dung sửa đổi và bổ sung tuy không nhiều, nhƣng rất quan trọng và cấp bách, bao gồm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về HKDD, quản lý bay, quản lý khai thác Cảng hàng không, sân bay, công tác an ninh hàng không … Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 17/3/1995 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam về “tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nƣớc”, Ngày 27/5/1996, Tổng công ty HKVN đƣợc thành lập theo mô hình Tổng công ty 91 tại Quyết định số 328/TTg. Tổng công ty HKVN lấy VietNam Airlines (VNA) làm nòng cốt và liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành HKDDVN. Thời gian này Cục HKDDVN trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng không đối với Tổng công ty HKVN và trực tiếp quản lý các Cụm Cảng hàng không, Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam 20 và các đơn vị hành chính sự nghiệp. Ngày 19/9/2002, Thủ tƣớng chính phủ kí Quyết định 121 - QĐ/TTg chuyển cục HKDDVN về trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Sau 7 năm trực thuộc Chính phủ, Cục HKDD đã trở lại trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Hàng không cùng với đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng sông, hàng hải giờ đây hợp thành hệ thống hoàn chỉnh các chuyên ngành giao thông nằm trong sự quản lý nhà nƣớc thống nhất về giao thông vận tải trên phạm vi cả nƣớc. Việc này là thực hiện chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc. Với mô hình tổ chức mới, công tác quản lý nhà nƣớc chuyên ngành HKDD của cục HKDDVN sau đó có những điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện những nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho. Nhƣ vậy có thể nói, trong suốt chiều dài phát triển của mình ngành HKDDVN luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm thể hiện bằng sự chỉ đạo, định hƣớng phát triển trong từng giai đoạn. Đáp lại sự quan tâm đó ngành HKDDVN đã liên tục phát triển và đổi mới, góp sức mình đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nƣớc trong thời kì thực hiện công cuộc đổi mới. 1.1.2 Thực trạng ngành Hàng không dân dụng Việt Nam trước năm 2001 Công cuộc đổi mới bắt đầu từ Đại hội VI, đƣợc khẳng định và phát triển kể từ Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra những cơ hội rộng lớn cho sự phát triển chung của đất nƣớc, trong đó có ngành HKDDVN. Giai đoạn từ năm 1986 đến 2000 đánh dấu những bƣớc phát triển mạnh mẽ của ngành HKDDVN cả về tổ chức và sản xuất kinh doanh. Cho đến trƣớc năm 2001, thực trạng của ngành nhƣ sau: 21

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net