Hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ THANH NGA HOÀN THIỆN CÁC THIẾT CHẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SPIN-OFF TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ THANH NGA HOÀN THIỆN CÁC THIẾT CHẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SPIN-OFF TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 60.34.72 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Học Hà Nội-2014 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ..................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 9 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 15 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 15 5. Mẫu khảo sát ............................................................................................................ 16 6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 16 7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 16 8. Phương pháp chứng minh giả thuyết ..................................................................... 17 9. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 17 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC .. 18 1.1. Spin-off ................................................................................................................... 18 1.1.1. Định nghĩa về Spin-off ..................................................................................... 18 1.1.1.1. Trong nước ................................................................................................. 19 1.1.1.2. Quốc tế ....................................................................................................... 18 1.1.2. Các điều kiện hình thành và phát triển của spin-off. ........................................ 22 1.1.2.1. Vấn đề công nghệ trong các spin- off ......................................................... 23 1.1.2.2. Người sáng lập ........................................................................................... 25 1.1.2.3. Vốn đầu tư .................................................................................................. 26 1.1.2.4 Mạng lưới .................................................................................................... 28 1.2. Thiết chế ................................................................................................................. 30 1.2.1. Định nghĩa về thiết chế ..................................................................................... 30 1.2.2. Chính sách trong hệ thống thiết chế quản lý .................................................... 32 1.3. Hiệu quả hoạt động của các Spin-off trong trường Đại học ............................. 32 1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động hoạt động ......................................................... 32 1.3.2. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của spin-off trong trường đại học .................................................................................................................................... 33 1 1.3.2.1. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phục vụ mục tiêu đào tạo. ........................................................................................................................... 33 1.3.2.2. Tạo ra văn hóa kinh doanh và tăng cường mối liên kết đại học – doanh nghiệp ...................................................................................................................... 34 1.3.2.3. Khuyến khích sáng tạo và đổi mới ............................................................. 35 Kết luận chương 1. ....................................................................................................... 35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ ĐỐI VỚI SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................. 36 2.1. Khái quát chung về các loại hình tổ chức trong trường Đại học tại Việt Nam hiện nay ......................................................................................................................... 36 2.1.1. Các loại hình tổ chức thường thấy trong trường đại học tại Việt Nam ............ 36 2.1.2. Cơ bản về loại hình doanh nghiệp trong trường đại học tại Việt nam ............. 36 2.2. Các thiết chế đối với Spin-off trong trường Đại học tại Việt Nam ................... 37 2.2.1. Nguồn gốc của spin-off .................................................................................... 37 2.2.2. Chính sách đối với spin-off trong trường đại học ............................................ 38 2.3. Chính sách hỗ trợ phát triển spin-off trong trường đại học ............................. 44 2.3.1. Thành lập và đăng ký hoạt động của spin-off .................................................. 44 2.3.2. Hình thức sở hữu .............................................................................................. 44 2.3.3 Chính sách hỗ trợ spin-off và doanh nghiệp KH&CN ...................................... 44 2.3.3.1. Chính sách của nhà nước ........................................................................... 44 2.3.3.2. Chính sách của trường đại học .................................................................. 47 2.4. Trường hợp Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội ............. 48 2.4.1. Khái quát về trường đại học Khoa học Tự nhiên ............................................ 48 2.4.2. Một số điều kiện cho sự hình thành và phát triển của spin-off ........................ 49 2.4.2.1. Nguồn nhân lực ......................................................................................... 49 2.4.2.2. Hoạt động khoa học và công nghệ ............................................................. 50 2.4.2.3. Hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ và dịch vụ khoa học và công nghệ ...... 52 2.4.3. Một số rào cản và nguyên nhân ........................................................................ 54 2.4.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học Tự nhiên............................................. 55 2.4.2.1. Đôi nét về công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học Tự nhiên..................... 55 2.4.2.2. Thực trạng hoạt động ................................................................................. 55 2 2.4.2.3. Một số điều kiện để hình thành và phát triển các spin-off trong trường đại học Khoa học Tự nhiên ........................................................................................... 58 Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 60 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THIẾT CHẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM............ 61 3.1. Các thiết chế chung ............................................................................................... 61 3.1.1. Hoàn thiện cơ chế sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng các kết quả từ các nghiên cứu tạo ra bằng nguồn ngân sách nhà nước. ................................................... 61 3.1.2. Chính sách hỗ trợ của chính phủ cho spin-off .................................................. 64 3.2. Các thiết chế trong trường đại học ...................................................................... 68 3.2.1. Quản lý tài sản trí tuệ trong trường đại học ..................................................... 68 3.2.2. Lập bộ phận quản lý và chuyển giao tài sản trí tuệ .......................................... 70 3.2.3. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực KH&CN ...................................................................................................................... 72 3.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo tinh thần kinh thương trong trường đại học...74 3.2.5. Chính sách thu hút đầu tư của trường đại học..................................................75 3.3. Khuyến nghị đối với Chính phủ........................................................................... 75 3.4. Khuyến nghị đối với các nhà sáng lập của spin-off trong trường đại học ....... 76 3.5. Các khuyến nghị đối với nghiên cứu trường hợp Trường đại học Khoa học Tự nhiên và công ty Trách nhiêm hữu hạn Khoa học Tự nhiên ................................... 77 Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 78 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 80 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 80 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Học, giáo viên hướng dẫn của tôi trong suốt thời gian tiến hành luận văn. Thầy đã cho tôi rất nhiều uỹ thời gian quý báu của thầy để bình luận, đóng góp những ý kiến xác đáng và khơi gợi cho tôi những ý tưởng hay từ những trang viết đầu tiên đến khi luận văn dược hoàn thành. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Thầy Vũ Cao Đàm và Thầy Đào Thanh Trường. Các thầy đã cho tôi những định hướng từ khi có ý tưởng sơ khai của đề cương cho đến khi tôi chọn được hướng đi phù hợp cho đề tài của mình. Lời cảm ơn của tôi xin được gửi đến Anh Nguyễn Ngọc Dương, phòng khoa học – công nghệ, chị Nguyễn Thị Hải, công ty TNHH Khoa học Tự nhiên. Một phần kiến thức thực tiễn lớn trong luận văn với nghiên cứu trường hợp trường Đại học KHTN sẽ không được hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình và góp ý của các anh chị. Cùng rất nhiều thầy cô của trường mà tôi đã có dịp trao đổi xung quanh một số vấn đề của luận văn trong quá trình tôi tiến hành khảo sát. Trong quá trình làm luận văn sẽ rất khó khăn nếu thiếu sự giúp đỡ về tài liệu và kinh nghiệm thực tế của Anh Hoàng Văn Tuyên, chị Nguyễn Thị Minh Nga, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ; Chị Lê Thanh Hiếu, chị Nguyễn Thị Hiền, Sở khoa học và công nghệ Hà Nội; Anh Trần Văn Dũng, cựu học viên chuyên ngành khoa học và công nghệ khóa 2005-2008 của trường. Lời cảm ơn chân thành xin được gửi đến người bạn đặc biệt của tôi, anh Jürgen Ott bởi những kinh nghiệm thực tiễn mà anh cung cấp, những quan tâm và động viên của anh trong suốt thời gian tôi làm luận văn. Cảm ơn những người bạn thân thiết của tôi, bạn Đỗ Thị Loan Phượng, Nguyễn Thị Thanh Phương vì những hỗ trợ và quan tâm chân thành của các bạn. Cảm ơn gia đình, bố, mẹ, các anh, chị của tôi vì tất cả. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CGCN Chuyển giao công nghệ CN Công nghệ DN Doanh nghiệp ĐH Đại học ĐHQG Đại học Quốc gia HQHĐ Hiệu quả hoạt động KH&CN Khoa học và công nghệ KHTN Khoa học Tự nhiên NCKH Nghiên cứu khoa học SHTT Sở hữu trí tuệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU STT Tên bảng 1 Sơ đồ 1.1. Khuôn khổ cho việc thiết lập spin-off trong trường đại học 2 Hình 1.1. Các lĩnh vực hoạt động của spin-off 3 Hình 1.2. Top 20 trường có số lượng spin-off nhiều nhất tại Anh 4 Bảng 2.1: Cơ cấu các tổ chức đào tạo và nghiên cứu Trường đại học Khoa học Tự Nhiên từ năm 2006 – 2011 5 Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học Trường đại học Khoa học Tự Nhiên từ năm 2006 – 2011 6 Bảng 2.3: Số lượng đề tài các cấp và kinh phí thực hiện từ năm 2006-2011 Trường đại học Khoa học Tự Nhiên 7 Bảng 2.4: Số lượng các công trình công bố giai đoạn 2006-2011 Trường đại học Khoa học Tự Nhiên 8 Bảng 2.5: Đăng ký sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2011 Trường đại học Khoa học Tự Nhiên 9 Bảng 2.6: Khen thưởng về khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2011 Trường đại học Khoa học Tự Nhiên 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường ĐH đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống xã hội và vai trò của nó càng gia tăng hơn nữa trong thời đại của nền kinh tế tri thức. Trong xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày một gay gắt trên tất cả mọi lĩnh vực, các ĐH cũng bị cạnh tranh và đòi hỏi phải có chiến lược phát triển đúng đắn để tồn tại, đa dạng hóa hoạt động và nhạy bén với các đổi mới, liên tục cập nhật để thích ứng với biến động của nền kinh tế. Trong những thập kỷ gần đây chúng ta đã chứng kiến nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về hình thức và cách thức hoạt động của các trường ĐH, mối liên hệ của ĐH với Chính phủ, khu vực tư nhân, khu vực công nghiệp, thị trường. Với 3 chức năng chính của trường ĐH là nơi sản sinh ra tri thức, chuyển tải tri thức ra cộng đồng và ứng các tri thức đó trong thực tiễn để tạo ra của cải cho xã hội, ĐH là nơi hội tụ của mọi nguồn tri thức, và trong một thế giới đang thay đổi, biến động mạnh mẽ, các trường ĐH đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng và phù hợp hơn với thời đại. Thật không quá ngạc nhiên khi ngày nay chúng ta thấy sự xuất hiện của rất nhiều hình thức tổ chức trong một trường ĐH như vườn ươm DN, các công ty trong trường ĐH, các trung tâm thực hiện chức năng dịch vụ xã hội, trong đó không thể không kể đến một loại hình tổ chức trong trường ĐH đó là các spin-off. Về khía cạnh thực tế: mô hình spin-off trong trường ĐH đã tồn tại từ lâu trên thế giới. Đây là một mô hình hiện đại và có tính ưu việt rất lớn khi nó nằm trong một trường ĐH, tuy nhiên dường như những ưu điểm của mô hình này chưa thật sự được phát huy trong các trường ĐH ở Việt Nam và chưa thật sự dành được sự quan tâm nhất định ở cả tầm vĩ mô (chính phủ) và vi mô (bản thân các trường ĐH). Về khía cạnh học thuật: ở Việt Nam, không nhiều các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và đầy đủ về spin-off, có chăng chỉ đề cập ở một hay những khía cạnh có liên quan đến mô hình này. Các nghiên cứu lý luận và phương pháp luận còn khuyết thiếu, chưa đưa ra được một cách hệ thống. 7 Có thể nói, những hạn chế trên cả hai bình diện lý thuyết và thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân ở cả vĩ mô và vi mô, khách quan và chủ quan. Ở tầm vĩ mô, mặc dù đã có những nỗ lực to lớn trong việc đầu tư vào các trường ĐH nhiều hơn, cải cách hệ thống trường ĐH, tăng cường các chính sách ưu đãi cho ĐH, tuy nhiên điều quan trọng nhất là thiết chế cho sự hoạt động của các tổ chức đa dạng như Spin-off trong trường ĐH lại chưa hoàn thiện, chưa tạo được động lực và khuyến khích cho sự phát triển. Ở tầm vi mô, có một khoảng trống khi nhận thức về giá trị mà Spin-off tạo ra cho trường ĐH (tổ chức mẹ của các Spin-off), do vậy mà chưa có chiến lược phát triển đúng đắn cũng như là các hỗ trợ đầy đủ mang tính khuyến khích đối với Spin-off. Bên cạnh còn nhiều yếu tố khác như năng lực KH&CN nói chung, khả năng đổi mới và tiềm lực của trường ĐH. Là một trường ĐH có thế mạnh về đào tạo và NCKH thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, trường ĐH Khoa học Tự nhiên là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về nguồn lực. Hoạt động NCKH phát triển mạnh hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào thực tiễn các kết quả nghiên cứu theo những dạng thức khác nhau. Để đẩy nhanh việc ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, năm 2004 nhà trường đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học tự nhiên với mục tiêu. Tuy nhiên do mô hình tổ chức và hoạt động vẫn chưa hoàn thiện nên hiệu quả trên thực tế còn nhiều hạn chế. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ cố gắng nhận diện thực trạng spin-off trong các trường ĐH, các rào cản và hạn chế ở tiếp cận liên quan đến các thiết chế cho spin-off trong trường ĐH từ đó có thể đề xuất được giải pháp hoàn thiện thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các spin-off trong trường ĐH thông qua một trường hợp nghiên cứu. Tác giả hy vọng đóng góp thêm cho các vấn đề lý thuyết về spin-off trong trường ĐH cũng như thực tiễn trong chính sách cho sự ra đời và phát triển của spin-off trong trường ĐH. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý KH&CN về “ Hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các Spin-off trong trường ĐH của Việt Nam”. 8 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong nước Ở Việt Nam, loại hình này đã được bàn đến theo cách tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng còn rất hạn chế. Một số tác giả có nhắc đến spin-off thông qua các nghiên cứu khác nhau như: Tác giả Bạch Tân Sinh và cộng sự (2005) trong nghiên cứu bàn về khái niệm và quá trình hình thành DN KH&CN.Trong đó phân tích rõ bản chất loại hình DN KH&CN, xác định các điều kiện hình thành DN KH&CN, nghiên cứu mô hình chuyển đổi tổ chức NC&TK sang cơ chế DN. Nghiên cứu của Hoàng Văn Tuyên (2005) – Viện chiến lược và chính sách KH&CN khi nghiên cứu về khái niệm và kinh nghiệm quốc tế về mô hình DN KH&CN, các hình thức đầu tư tài chính cho loại hình DN này. Tác giả Trần Xuân Định (2005) – Bộ KH&CN bàn về mô hình DN KH&CN và khả năng áp dụng ở Việt Nam [9, tr10]. Tác giả Võ Văn Tới (2005) – ĐH Tufft Hoa Kỳ lại bàn về việc phát triển loại hình DN này ở Mỹ và khả năng phát triển ở Việt Nam theo hai cách thức chính để đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường dưới dạng sản phẩm hàng hóa: Cách thứ nhất là do chính phủ tài trợ, theo hai chương trình (1) SBIR – Small Business Innovation Research, người chủ trì dự án phải thuộc một công ty nhỏ, có thời gian làm cho dự án cũng như trong công ty đó ít nhất 51% trong khoảng thời gian được tài trợ. (2) STTR – Small Business Technology Transfer, theo chương trình này người chủ trì dự án phải có liên hệ với một công ty nhỏ, người đó có quyền tiếp tục công việc của mình trong trường ĐH hoặc trong cơ quan nghiên cứu khi làm dự án và thời gian làm việc cho dự án phải ít nhất là 30% [9, tr 10]. Tác giả Nguyễn Quân (2006), Bộ KH&CN đề cập đến khái niệm về DN KH&CN, chính sách đối với DN KH&CN, một số vấn đề cần quan tâm khi chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập thành DN KH&CN. Tác giả coi đây là “quả đấm thép„ của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. 9 Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Học - Viện chiến lược và chính sách KH&CN đã đề cập đến kinh nghiệm quốc tế như của Canada, Liên Bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc về tổ chức và hoạt động của DN KH&CN và khả năng áp dụng vào Việt Nam, kinh nghiệm quản lý nhà nước về DN KH&CN trong các bài có liên quan. Tác giả Nguyễn Thị Minh Nga và cộng sự (2006) - Viện chiến lược và chính sách KH&CN bàn về các khía cạnh pháp lý của DN KH&CN như các thủ tục thành lập DN, hình thức hoạt động, tổ chức và quản lý, liên kết nghiên cứu, các chính sách hỗ trợ DN KH&CN. Đề cập trực tiếp đến spin-off trong luận văn thạc sĩ của Trần Văn Dũng (2008) về Điều kiện hình thành DN spin-off trong các trường ĐH ở Việt Nam (Nghiên cứu trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGH, tác giả đưa ra 3 điều kiện hình thành được DN spin-off trong các trường ĐH, đó là: CN có bản quyền, đội ngũ nhà khoa học có tinh thần kinh thương và có vốn đầu tư. Bên cạnh đó DN spin-off cũng được đề cập đến trong một số các nghiên cứu có liên quan đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu về ĐH DN (Trần Anh Tài, Trịnh Ngọc Thạch, 2013; Đặng Duy Thịnh, 2003); nghiên cứu đổi mới (Nguyễn Văn Học, 2008), nghiên cứu về quản lý, chính sách (Vũ Cao Đàm, 2007, 2009). Những nghiên cứu trên đây phần lớn mang tính tổng luận về DN spin-off. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy bức tranh tổng thể của loại hình này, hình thức tổ chức và hoạt động cũng như một số bài học gợi suy cho Việt Nam. Tuy nhiên, một mô hình cụ thể trong trường ĐH và các cơ chế cần thiết cho mô hình này hoạt động thì chưa được nghiên cứu thấu đáo và là vấn đề còn bỏ ngỏ. Quốc tế: Có số lượng lớn các công trình nước ngoài đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về Spin-off. Khái niệm DN Spin-off đã xuất hiện đầu tiên tại Hoa Kỳ vào những năm cuối của thập kỷ 1980 xuất phát từ việc nhằm khuyến khích người nghiên cứu biến ý 10 tưởng khoa học thành sản phẩm, sản xuất và thương mại hóa được những kết quả này. Cuối thập kỷ 1980, chính phủ Hoa Kỳ đã có chương trình nghiên cứu đổi mới (SBIR) và hỗ trợ chuyển giao (SBTT) hướng vào các DN nhỏ. Thông qua các chương trình này, nhiều mô hình DN KH&CN dưới dạng spin-off đã được hình thành. Theo đó DN spin-off là một dạng công ty mẹ, công ty con. Công ty con được tách ra từ mẹ để triển khai một kết quả nghiên cứu, nhưng vẫn chịu sự điều hành, chi phối của công ty mẹ. Mô hình này cũng được áp dụng để kết nối mối liên hệ giữa các công ty và tổ chức thuộc khối nghiên cứu hàn lâm [5,tr 22]. Steffensen, Rogers, Speakman (1999) và Roberts, Malone (1996) tập trung làm rõ hơn vai trò của bốn nhóm tác nhân chính tham gia vào quá trình hình thành spin-off bao gồm: (1) người tạo ra CN - technology originator; (2) Tổ chức mẹ - Parent Organization; (3) Nhà nghiên cứu hoặc một nhóm nhà nghiên cứu có tinh thần kinh thương – the entrepreneur or the entrepreneurial team; (4) Nhà đầu tư mạo hiểm – the venture investor. Nghiên cứu của Consiglo và Antonelli (2001) về sự hình thành và phát triển của DN spin-off trong tổ chức hàn lâm (academic spin-off) thực hiện đã đưa ra khái niệm cơ bản, nhận dạng sự hình thành của các DN spin-off do các nhà khoa học thành lập trong đó đánh giá vai trò của các nhóm tác nhân xã hội đóng góp vào sự hình thành loại DN này. Chiesa và Piccaluga (2000), tập trung làm rõ vai trò của các nhà khoa học có tinh thần kinh thương đối với việc hình thành các DN. Davenport, Carr và Bibby (2002) đề cập đến vai trò của các nhà quản lý, mối quan tâm của nhà quản lý ở viện mẹ, từ đó làm rõ vai trò của tổ chức nghiên cứu mẹ, xây dựng chiến lược hình thành DN spin-off. Việc hình thành DN spin-off từ các tổ chức nghiên cứu được xem là một trong những phương thức thương mại hóa tri thức và CN có hiệu quả nhất, nhấn mạnh rằng các DN khoa học spin-off được thành lập trên cơ sở dịch chuyển nhân lực và SHTT từ cơ quan, tổ chức mẹ. Đây là quá trình chuyển giao những tri thức dưới dạng ẩn nằm trong những 11 nhà khoa học, khác với cơ chế thương mại hóa CN thông qua bán CN, chuyển nhượng hay bán quyền sử dụng bản quyền hoặc liên doanh. Ndonzuau, Pirnay và Surlemont (2002) phân tích quá trình hình thành DN spin- off dưới góc độ chuyển giao kết quả nghiên cứu từ tổ chức R&D vào thị trường, hình thành DN khoa học là hình thức chuyển giao CN có hiệu quả. Hàng loạt các vấn đề đặt ra khi hình thành DN spin-off được đề cập đến như sự cần thiết hình thành vốn đầu tư mạo hiểm cho các nhà khoa học có tinh thần kinh thương, vai trò của khu CN cao trong việc tạo điều kiện cho các spin-off hoạt động trong giai đoạn đầu. Theo nghiên cứu của các tác giả, quá trình hình thành DN khoa học spin-off gồm 4 giai đoạn: (1) Tạo nên ý tưởng kinh doanh từ kết quả nghiên cứu; (2) Hình thành những dự án đầu tư dựa trên những ý tưởng kinh doanh; (3) Thành lập DN spin-off từ những dự án đầu tư trên; (4) Tiếp tục hoàn thiện và khẳng định sự phát triển của DN. Nghiên cứu của Achim Walter, Michael Auer, Thomas Ritter (2005) về “Tác động của năng lực mạng lưới và định hướng kinh doanh đến hiệu quả của spin-off trong trường ĐH„. Dựa trên cơ sở dữ liệu của 149 spin-off trong trường ĐH , nghiên cứu điều tra tác động của năng lực mạng lưới, được định nghĩa là khả năng của một tổ chức phát triển và sử dụng các mối quan hệ liên tổ chức và định hướng kinh doanh về hoạt động của tổ chức. Kết quả cho thấy hiệu suất của một spin-off chịu ảnh hưởng tích cực của năng lực mạng lưới và định hướng thương mại của spin-off thúc đẩy lợi thế cạnh tranh [41,tr 401]. Luận án tiến sĩ của Elco Van Burg (2010) đề cập đến các phương thức để thúc đầy việc hình thành các spin-off trong các trường ĐH. Trong đó tác giả đi trả lời câu hỏi quan trọng như: làm thế nào mà cách thức tổ chức của một trường ĐH có thể thúc đẩy sự hình thành của các spin off trong trường ĐH? Cách nhìn nhận đúng đắn về tinh thần kinh thương trong trường ĐH? Các mối liên hệ nào ảnh hưởng đến sự phát triển của các spin-off trong trường ĐH? Đây là công trình công phu của tác giả với hai phần trong chương 5 và 6 rất được tác giả nhấn mạnh đó là chiến lược tạo ra các spin-off và đánh giá ở khía cạnh đạo đức của việc hình thành các spin-off trong trường ĐH. 12 Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu đề cập đến vai trò của DN spin-off đối với nền kinh tế địa phương, còn có nghiên cứu của OECD (2003) đưa ra khuyến nghị về chính sách trong đó nhấn mạnh quan điểm cho rằng chính sách hỗ trợ hình thành các DN khoa học spin-off không chỉ đề cập đến việc sản nghiệp hóa các CN do các tổ chức R&D nhà nước tạo nên. Nhà nước cần sử dụng các DN khoa học spin-off như là phương thức khuyến khích phát triển vùng, hỗ trợ các mạng lưới viện và DN ở địa phương, phát triển các ngành công nghiệp mới dựa trên CN và tạo nên môi trường thuận lợi hỗ trợ các nhà khoa học có tinh thần kinh thương. Vai trò của các tổ chức DN khoa học spin-off không chỉ thuần túy được thể hiện ở kết quả kinh tế thông qua sản nghiệp kết quả nghiên cứu mà còn được thể hiện trong việc liên kết giữa khu vực R&D với khu vực sản xuất. Cùng đề cập đến tác động spin-off đến kinh tế địa phương. Có thể kể đến nghiên cứu của Bruce P. Clayman và Adam Holbrook (2003) về mối quan hệ của spin-off với phát triển kinh tế địa phương (The Survival of University Spin-offs and their relevance to regional development). Nghiên cứu của Paul Benneworth, David Charles (2006) về Chính sách cho spin-off trong trường ĐH và phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn, kinh nghiệm thực tiễn chính sách từ hai thập kỷ (University spin-off policies and economic development in less sucessful regions: learning from two decades of policy practice).Nghiên cứu của Harald Bathelt, Dieter F. Kogler, Andrew K.Munro (2010) về spin-off trong trường ĐH – mô hình DN dựa trên tri thức khoa học trong phát triển kinh tế địa phương, (A knowledge-based typology of university spin-offs in the context of regional economic development). Nghiên cứu của Bruce P. Clayman và Adam Holbrook (2003) về thương mại hóa tài sản trí tuệ như là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với đổi mới ở Canada. Theo tổng hợp trong nghiên cứu của tác giả Bạch Tân Sinh và cộng sự (2005), bên cạnh những nghiên cứu về DN khoa học spin-off ở các nước phát triển, còn xuất hiện những nghiên cứu về DN khoa học spin-off ở các nước đang chuyển đổi từ kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong đó có nghiên cứu của Gu Shulin 13 (1994) với nhận dạng 3 hình thức DN khoa học spin-off chủ yếu gồm: (1) DN khoa học hình thành từ một bộ phận của viện nghiên cứu; (2) DN khoa học hình thành từ những tài năng đơn lẻ trong viện nghiên cứu; (3) DN khoa học hình thành từ việc tổ chức lại một phòng, ban của viện để hoạt động thương mại nhưng vẫn duy trì như một bộ phận của viện mẹ. Cùng với đó, spin-off còn được đề cập đến ở nhiều giác độ khác nhau trong các nghiên cứu về thương mại hóa CN (Manuela Pérez Pérez,Angel Martínez Sánchez, 2003), Kevin T. Wayne, Rivier Colleague (2010); đổi mới quản lý của viện công lập (Andy Lockett, Donald Siegel, Mike Wright, Michael D. Ensley, 2005), vai trò của spin-off với đổi mới (Anna Lejpras, 2012); vai trò của spin-off trong trường ĐH trong việc tăng cường liên kết khu vực hàn lâm (trường ĐH, viện nghiên cứu) với khu vực công nghiệp (John Ssebuwufu, Teralynn Ludwick, Margaux Béland, 2012; M.Esham, 2008), Ngoài ra còn có các nghiên cứu trường hợp thành lập spin-off trong trường ĐH tại các quốc gia khác nhau như nghiên cứu của Rebecca De Coster, Clive Butler (2003) về đặc điểm của các công ty trong trường ĐH ở Anh (Assessment of proposals for new technology ventures in the UK: characteristics of university spin-off companies). Nghiên cứu của Vittorio Chiesa, Andrea Piccaluga (2000) về sự phổ biến các nghiên cứu công thông qua thành lập các DN vệ tinh hàn lâm (academic spin-off companies) kinh nghiệm từ Italia ( Exploitation and diffusion of public research: the case of academic spin-off companies in Italy) và Barbara Bigliardi, Francesco Galati, Chiara Verbano (2013), Evaluating Performance of University Spin-Off Companies: Lessons from Italy. Nghiên cứu của Réjean Landry, Nabil Amara, Imad Rherrad ( 2006) về sự hình thành của các spin-off trong trường ĐH ở Canada (Why are some university researchers more likely to create spin-offs than others? Evidence from Canadian universities). Nghiên cứu của Philippe Mustar, Mike Wright and Bart Clarysse (2008) về kinh nghiệm của các nước châu Âu đối với các spin-off trong trường ĐH đồng thời khuyến nghị các chính sách cần thay đổi đối với hình thức tổ 14 chức này. Nghiên cứu của hai tác giả Henning Kroll, Ingo Liefner (2008) về các DN spin-off như một công cụ để thương mại hóa CN trong nền kinh tế chuyển đổi, nghiên cứu trường hợp 3 trường ĐH ở Trung Quốc (Spin-off enterprises as a means of technology commercialisation in a transforming economy—Evidence from three universities in China). Như vậy, có thể nói DN spin-off trong trường ĐH đã được đề cập đến ở một mức độ sâu rộng, trên nhiều bình diện, ở nhiều đối tượng và khu vực được khảo sát. Các nghiên cứu đã thể hiện các nhìn đa chiều và phân tích sâu sắc về đặc điểm, vai trò, tác động, sự hình thành và phát triển của spin-off trong trường ĐH trong hàng thập kỷ qua từ khi mô hình này xuất hiện và được công nhận rộng rãi với vai trò quan trọng của nó. Đặc biệt sự quan tâm về mô hình này những nghiên cứu thời gian gần đây càng khẳng định hơn nữa mô hình này vẫn đang giữ một vị trí quan trọng, có ý nghĩa lớn trong sự phát triển của trường ĐH nói riêng, đối với địa phương và quá trình phát triển kinh tế và đổi mới nói chung. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra giải pháp hoàn thiện về thiết chế cho spin-off trong các trường Đại học tại Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động cho loại hình tổ chức này. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thực trạng spin-off trong trường ĐH - Thực trạng các thiết chế đối với spin-off. Có các chính sách nào điều chỉnh đối với spin-off. Các chính sách nào tốt đang tạo điều kiện thuận lợi cho Spin-off. Các chính sách nào có hạn chế, là rào cản đối với spin-off trong trường ĐH. - Phân tích nguyên nhân của các rào cản - Đưa ra giải pháp hoàn thiện về mặt thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các spin-off trong trường ĐH. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: các thiết chế đối với spin-off trong trường ĐH. - Phạm vi thời gian: 1987 đến nay (Quyết định 134/HĐBT năm 1987) 15 - Phạm vi không gian: Một số trường ĐH khu vực miền Bắc 5. Mẫu khảo sát - Nghiên cứu trường hợp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi chủ đạo: • Hoàn thiện thiết chế cho spin-off trong các trường ĐH như thế nào? - Câu hỏi bổ trợ: • Thực trạng hoạt động của spin-off trong trường ĐH như thế nào? • Nhận diện thiết chế đối với Spin-off ? Các thiết chế này đã và đang điều chỉnh spin-off như thế nào? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết cho câu hỏi chủ đạo:  Việc hoàn thiện thiết chế bao gồm: Hoàn thiện về mặt cơ cấu tổ chức và chức năng của các loại hình trong việc tham gia và hỗ trợ vào quá trình hình thành và phát triển của spin-off (bao gồm: trường ĐH, các tổ chức trong trường ĐH như văn phòng CGCN, văn phòng SHTT; các cơ quan thuộc chính phủ, các Doanh nghiệp trong mạng lưới liên kết với trường ĐH). Hoàn thiện các chính sách cả vĩ mô (chính phủ) và vi mô (trường ĐH) cho việc hình thành và phát triển của spin-off trong trường ĐH. - Giả thuyết cho câu hỏi bổ trợ: • Hình thức công ty, doanh nghiệp trong trường ĐH đã tồn tại từ lâu nhưng chưa thật sự mang dáng dấp của DN spin-off, cũng như chưa tận dụng và phát huy được kết quả của các nghiên cứu và thế mạnh của trường ĐH, chưa thực hiện được vai trò là động lực và cầu nối giữa trường ĐH với DN, nghiên cứu với sản xuất, thị trường. • Các thiết chế được xem xét ở hai tầm: Vĩ mô và vi mô, các thiết chế này bao gồm: - Vĩ mô: chính sách của chính phủ: bao gồm luật và một số văn bản dưới luật như luật DN, luật KH&CN, luật đất đai... 16 - Vi mô: Các chính sách của trường ĐH đối với DN thành lập trong trường ĐH. 8. Phương pháp chứng minh giả thuyết - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin về trường ĐH, spin-off, thương mại hóa kết quả nghiên cứu của trường ĐH, chính sách của chính phủ đối với doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng công nghiệp và thực trạng mạng lưới tổ chức tham gia hỗ trợ hình thành spin-off. - Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia: phỏng vấn các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu về trường ĐH, các cá nhân thuộc các phòng ban khác nhau trong trường ĐH, chuyên gia phân tích chính sách, chuyên gia về Spin-off, chuyên gia về quản lý KH&CN. 9. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về Spin-off trong trường Đại học Chương 2. Thực trạng các thiết chế đối với Spin-off trong trường Đại học tại Việt Nam hiện nay Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện thiết chế đối với doanh nghiệp spin-off trong trường đại học của Việt Nam 17 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Spin-off 1.1.1. Định nghĩa về Spin-off 1.1.1.1. Trong nước Theo tác giả Phạm Huy Tiến, spin-off là những “DN được hình thành do một (hoặc nhóm) nhà khoa học – sáng lập viên có tinh thần kinh thương tách khỏi “ tổ chức mẹ„ (trường ĐH, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm quốc gia hay một DN để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh độc lập mới. Tổ chức mẹ hỗ trợ cho DN spin-off bằng cách cho phép chuyển giao tri thức, năng lực hoặc các phương tiện trực tiếp„1. Theo tác giả Trần Xuân Hoài, “ DN spin-off là một bộ phận hữu cơ của cơ sở nghiên cứu (viện hay trường ĐH) nhưng hoạt động theo Luật DN. “ Hàm lượng chất xám„ chính là điều kiện tiên quyết của DN và khiến nó khác biệt với các DN khác. DN là một khối gắn kết cố định phòng thí nghiệm – nhà khoa học – nhà sản xuất, nó vừa tạo quyền chủ động cho nhà khoa học, vừa giúp nhanh chóng đưa sản phẩm CN cao ra thị trường„2. Tác giả Nguyễn Quân cho rằng “ hình thức DN spin-off do người sáng tạo hoặc người chủ sở hữu CN đó sáng lập (góp phần và huy động vốn) nhằm đưa kết quả NCKH vào ứng dụng trong sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa mang hàm lượng chất xám cao cho xã hội là phương thức để nhà khoa học tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến cùng với kết quả nghiên cứu của mình. DN spin-off gắn bó hữu cơ với cơ sở nghiên cứu, hình thành trên nền kết quả KH&CN của cơ sở nghiên cứu tạo ra và do những người sáng tạo ra cùng với cơ sở nghiên cứu sáng lập và điều hành, hoạt động theo quy định của luật DN và các quy định khác của pháp luật hiện hành„3. 1 Phạm Huy Tiến (2006), Tổ chức khoa học và CN, Bài giảng cho học viên cao học, ngành quản lý KH&CN. 2 Trần Xuân Hoài, doanh nghiệp trong phòng thí nghiệm, tiasang.com.vn, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=100&News=1144&CategoryID=32, cập nhật ngày 25/5/2014 3 Nguyễn Quân (2006), DN KH&CN – Một lực lượng sản xuất mới, Tạp chí hoạt động khoa học, số tháng 10/2006. 18

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net