Tiểu thuyết ma văn kháng trong hai tác phẩm mưa mùa hạ và mùa lá rụng trong vườn (lv01898)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tiểu thuyết ma văn kháng trong hai tác phẩm mưa mùa hạ và mùa lá rụng trong vườn (lv01898)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN HỒNG TRANG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG QUA HAI TÁC PHẨM MƢA MÙA HẠ VÀ MÙA LÁ RỤNG TRONG VƢỜN Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. La Khắc Hòa HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 cùng các quý thầy cô đã tham gia giảng dạy tôi trong suốt khóa học vừa qua và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi triển khai nghiên cứu đề tài “Tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn”. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ La Khắc Hòa - người trực tiếp hướng dẫn cho tôi làm luận văn với sự hướng dẫn tận tình nhất. Xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong Hội đồng chấm Luận văn đã dành thời gian đọc và góp ý giúp cho luận văn được hoàn thiện hơn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực song do điều kiện và khả năng có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 8 năm 2016 Tác giả Nguyễn Hồng Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư - Tiến sĩ La Khắc Hòa. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội, tháng 8 năm 2016 Tác giả Nguyễn Hồng Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 7. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 6 8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 Chương 1. TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN ............................................................. 8 1.1. Khái niệm cốt truyện .............................................................................. 8 1.2. Vai trò của cốt truyện và tính cách nhân vật qua các giai đoạn lịch sử văn học ......................................................................................................... 19 1.3. Các thành phần chính của cốt truyện .................................................... 20 1.3.1. Phần trình bày ................................................................................ 20 1.3.2. Phần thắt nút .................................................................................. 21 1.3.3. Phần phát triển ............................................................................... 21 1.3.4. Ðiểm đỉnh ....................................................................................... 21 1.3.5. Phần kết thúc (Mở nút)................................................................... 22 1.4. Các loại cốt truyện ................................................................................ 23 1.5. Tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn .................................................... 24 1.5.1. Cốt truyện luận đề .......................................................................... 24 1.5.2. Cốt truyện lắp ghép ........................................................................ 31 Chương 2. CẤU TRÚC NHÂN VẬT ............................................................. 34 2.1. Khái lược về nhân vật ........................................................................... 34 2.1.1. Nhân vật văn học ............................................................................ 34 2.1.2. Đặc điểm của nhân vật văn học ..................................................... 37 2.1.3. Nhân vật tiểu thuyết........................................................................ 38 2.1.4. Đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết ................................................. 39 2.1.5. Phân loại nhân vật ......................................................................... 40 2.1.5.1. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật ...... 41 2.1.5.2. Xét từ góc độ kết cấu. (Tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm) ..................................................................................... 42 2.1.5.3. Xét từ góc độ thể loại ............................................................... 43 2.1.5.4. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả ............................................. 43 2.2. Cấu trúc nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn .................................................... 44 2.2.1. Kiểu nhân vật ................................................................................. 44 2.2.1.1. Nhân vật người trí thức có lí tưởng, hoài bão nhưng rơi vào bi kịch ........................................................................................................ 44 2.2.1.2. Nhân vật người trí thức bị tha hóa, biến chất ......................... 47 2.2.1.3. Nhân vật người phụ nữ mang nét đẹp truyền thống ................ 49 2.2.1.4. Nhân vật người phụ nữ bị cám dỗ bởi những ham muốn vật chất, bản năng ...................................................................................... 52 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................... 56 2.2.2.1. Thủ pháp khắc họa nội tâm ..................................................... 56 2.2.2.2. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật ................................. 62 Chương 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT................................................... 67 3.1. Khái niệm trần thuật ............................................................................. 67 3.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật ........................................................... 68 3.2.1. Người kể chuyện và ngôi kể ........................................................... 69 3.2.2. Điểm nhìn trần thuật ...................................................................... 71 3.2.3. Ngôn ngữ trần thuật ....................................................................... 74 3.2.4. Giọng điệu trần thuật ..................................................................... 75 3.3. Vai trò của trần thuật trong xây dựng tiểu thuyết ................................. 78 3.4. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn .......................................... 79 3.4.1. Người trần thuật ............................................................................. 79 3.4.2. Giọng điệu trần thuật ..................................................................... 81 3.4.2.1. Mạch trần thuật nhiều giọng điệu ........................................... 81 3.4.2.2. Dòng trần thuật đan xem kể - tả với bình luận, trữ tình ngoại đề ........................................................................................................... 88 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội. Tiểu thuyết đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” - quan niệm này được các nhà nghiên cứu đưa ra từ thế kỉ 19. Từ đó đến nay, trải qua hơn một thế kỉ văn học, thể loại này vẫn đứng ở vị trí then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại. Là một cấu trúc tự sự lớn, tiểu thuyết có những khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của xã hội, của số phận con người, của lịch sử, triết học, văn hóa, đạo đức, phong tục... Bêlinxki đã khẳng định: Tiểu thuyết bắt đầu hình thành từ khi “vận mệnh của con người, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân được ý thức”. Ông còn nhấn mạnh thêm: đời sống cá nhân bất luận thế nào cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hi Lạp, nhưng lại có thể là nội dung của tiểu thuyết. Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi. Tuy nhiên, trong tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở khả năng phản ánh một cách “toàn vẹn và sinh động” bức tranh mang tính tổng thể của hiện thực đời sống, khả năng khắc họa chân dung nhân vật thông qua sự khám phá những vấn đề của số phận cá nhân và thân phận con người. Một trong những yếu tố góp phần đắc lực để tiểu thuyết thể hiện khả năng quan trọng của mình: đó là yếu tố hư cấu nghệ thuật. Theo giáo sư 2 G.N.Pospelov: “Các hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là thành quả của tư duy sáng tạo và tưởng tượng của nghệ sĩ. Chúng xuất hiện không phải là để minh họa cho các khảo sát và kết luận mang tính khái quát và không nhằm thông báo về một việc gì đã xảy ra”. Chúng có các thuộc tính đặc trưng, là phương tiện cơ bản và độc lập duy nhất để thể hiện nội dung. Như vậy, với tiểu thuyết, hư cấu nghệ thuật là yếu tố bộc lộ rõ rệt khả năng sáng tạo dồi dào của nhà văn. Trong sự đa dạng, phong phú của tiểu thuyết có thể khẳng định: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn biến đổi, do đó, nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực”; “Tiểu thuyết luôn nhận thức lại, đánh giá mọi thứ” (Bakhtin). 1.2. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Vào những năm đầu 80 của thế kỉ XX, nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng đã “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Với phong cách lao động nghiêm túc, không ngừng tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên văn đàn văn học. Sáng tác của ông được đánh giá cao ở cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Các sáng tác của ông không chỉ đặt ra và lý giải những vấn đề có ý nghĩa dân tộc mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như: vấn đề hôn nhân gia đình, tình yêu, tâm linh, những vấn đề về nghệ thuật, vai trò sứ mệnh của văn chương… Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới đã thật sự gây được sự chú ý, quan tâm đặc biệt của đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học và đã trở thành hiện tượng văn học một thời. 1.3. Bắt đầu từ Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng chủ yếu viết về thế sự và đời tư. Tác phẩm của ông thường truyền đến cho 3 người đọc một bài học luân lý, một quan niệm lựa chọn cách sống, lựa chọn nhân sinh. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng hội nhà văn 1984 một lần nữa chứng minh được năng lực sáng tác dồi dào, đặc biệt là ở mảng tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. 1.4. Với sự phong phú về vốn sống, sự điêu luyện của ngòi bút trong tác phẩm thể hiện qua tổ chức truyện kể, cấu trúc nhân vật và nghệ thuật trần thuật, đặc biệt là dấu mốc quan trọng trong phong cách và cảm hứng sáng tác khi chủ yếu viết về thế sự và đời tư của Ma Văn Kháng qua tiểu thuyết Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn, chúng tôi mạnh dạn chọn “Tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn có đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới văn xuôi giai đoạn sau 1975. Một trong những đóng góp ấy là sự đổi mới về cách tổ chức cốt truyện, đổi mới về cái nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ nghệ thuật cũng như cách xây dựng nhân vật. Ông “đã cố gắng đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, tìm hướng đi mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật”. Và chính ông cũng là người làm tốn nhiều giấy mực của những người yêu quý mình, đặc biệt là những người làm công tác nghiên cứu văn học như: La Khắc Hòa (Khi nhà văn đào bới vào bản thể tâm hồn), Phong Lê (Trữ lượng Ma Văn Kháng) hay Nguyễn Đăng Điệp, Trần Đăng Suyền, Hồ Anh Thái.... Mưa mùa hạ (1982) là tác phẩm đầu tiên của nhà văn thể hiện tinh thần đổi mới được nhiều người quan tâm. Trên tờ báo Văn nghệ số 15 ra ngày 19/4/1983, tác giả Trần Đăng Suyền đã đưa ra nhận xét khái quát về tác 4 phẩm: “Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ ở chỗ mạnh dạn lên án cái tiêu cực mà chủ yếu xây dựng được cách nhìn, thái độ đúng đắn trước những cái xấu, cái ngáng trở bước đi lên chủ nghĩa xã hội”. Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Đọc Mưa mùa hạ trên báo Văn nghệ số 154 ra tháng 9/1983 đã khẳng định: “Mưa mùa hạ là toàn cảnh xã hội hiện nay thu nhỏ lại mà vẫn đầy đủ màu sắc thật chính xác và phong phú... Ở Mưa mùa hạ, Ma Văn Kháng chứng tỏ tài năng thể hiện được những chi tiết độc đáo trong miêu tả người, quang cảnh và nội tâm”... Sau Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (1985) là tác phẩm nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, nó “là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của Nhà xuất bản Phụ nữ từ xưa đến nay”. Tính đến nay, đã có rất nhiều bài nghiên cứu quan tâm tới tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, trong đó phải kể đến: - Trần Cương (1985), Mùa lá rụng trong vườn - Một đóng góp mới của Ma Văn Kháng, Báo Nhân dân chủ nhật - Trần Đăng Suyền (1985), Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Báo Văn nghệ - Hoàng Sơn (1985), Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn, Báo Tiền phong - Nguyễn Văn Lưu (1986), Bàn thêm về tiểu thuyết Mùa Lá rụng trong vườn, Báo Văn nghệ - Hà Ân (1988), Đọc Mùa lá rụng trong vườn, Báo Người Hà Nội - Vân Thanh (1986), Một mảnh đời trong cuộc sống hôm nay qua Mùa lá rụng trong vườn, Tạp chí Văn học. Trong những ý kiến nhận xét, đánh giá về Mùa Lá rụng trong vườn có một số ý kiến đáng lưu tâm. Năm 1999, trong Cuộc thảo luận tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái đã có những nhận xét 5 sắc sảo: “So với Mưa mùa hạ, cuốn tiểu thuyết này vượt lên cách nhìn đời, nhìn người lịch lãm, không duy ký mà hợp tình, phải lẽ, với nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh túy, điêu luyện... Nó là tiểu thuyết đạt đến độ hoàn chỉnh”. Tác giả Trần Đăng Suyền trong bài Phải chăm lo cho tất cả mọi người trên báo Văn nghệ số ra 40 ngày 5/10/1985 nhấn mạnh: “Viết Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã rọi một luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá con người trong thời kì khó khăn phức tạp hiện nay”. Hơn nửa thế kỉ cầm bút không ngừng nghỉ, nhà văn Ma Văn Kháng đã có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác phẩm và thành tựu: 15 tiểu thuyết, 25 tập truyện ngắn, 1 hồi ký. Ma Văn Kháng như một ngọn cờ đổi mới có sức vẫy gọi, thu hút sự quan tâm nghiên cứu, khám phá của người đọc. Từ việc tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng ở những khía cạnh cụ thể có liên quan đến những vấn đề mà luận văn nghiên cứu, trong phạm vi nhất định, luận văn đi sâu khai thác Tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách hệ thống tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn, đề tài nhằm đạt tới mục đích: - Khai thác những biểu hiện của tổ chức cốt truyện, cấu trúc nhân vật và nghệ thuật trần thuật thể hiện trong hai tác phẩm trên. Góp phần khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn Ma Văn Kháng trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. - Khai thác hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn, chúng tôi đặt hai tác phẩm trong tương quan so sánh với các tác phẩm của những nhà văn khác, từ đó thấy được những đặc sắc nghệ thuật độc đáo dưới ngòi bút Ma Văn Kháng, đặc biệt là những sáng tác trong thời kỳ đổi mới. 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định các khái niệm: Tiểu thuyết, cốt truyện, nhân vật, trần thuật..... - Khảo sát các tác phẩm thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Vận dụng các kiến thức, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, các công trình nghiên cứu liên quan đến phạm vi đề tài. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn. Ngoài ra, chúng tôi còn liên hệ, so sánh với một số tác phẩm khác khi cần thiết. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn của một luận văn, bước đầu chúng tôi nghiên cứu hai tác phẩm nói trên, đây là hai tác phẩm được dư luận chú ý, đánh giá cao, thể hiện những nét phong cách nghệ thuật đặc trưng của Ma Văn Kháng, ngoài ra chúng tôi tiến hành so sánh và đối chiếu với một số tác phẩm và nhà văn khác để thấy được những cách tân, đổi mới của ông. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu cơ bản bao gồm: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp hệ thống 7. Đóng góp của luận văn Từ việc nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn, luận văn góp phần khẳng định sự đổi mới, sáng tạo và khẳng định một cách khoa học những đóng góp của ông trong tiến trình đổi mới của văn học đương đại. 7 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổ chức cốt truyện Chƣơng 2: Cấu trúc nhân vật Chƣơng 3: Nghệ thuật trần thuật 8 NỘI DUNG Chƣơng 1. TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN 1.1. Khái niệm cốt truyện Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cốt truyện là một phương diện của hình thức tác phẩm nhưng cốt truyện lại có vai trò không nhỏ trong việc bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, việc thể hiện tính cách nhân vật. Đây được coi là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong văn học, đặc biệt là ở thể loại tự sự. Các nhà nghiên cứu từ cổ điển đến hiện đại thuộc những trường phái khác nhau trên thế giới đã đề xuất nhiều cách tiếp cận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ qua hệ thống cốt truyện, nhằm tìm ra mô hình tự sự mang phong cách riêng của nhà văn. Trong các công trình của A.Veselovski, G.N. Pospelov, L.I.Timofeep, E. Dobin, Kojikov, B. Tomachevski, V. Shklovski, P. Cobley, J. Culler, J. Lotman... vấn đề cốt truyện đã được đề cập đến ở nhiều mức độ khác nhau. Trên cơ sở những công trình đã được dịch và giới thiệu ở trong nước có thể khái quát việc tiếp nhận và nghiên cứu cốt truyện theo ba hướng chính sau (sự phân chia này chủ yếu dựa trên quan điểm và phương thức giải quyết vấn đề của họ). Hướng thứ nhất, gồm quan điểm của các nhà lý luận Aristote, L.I. Timofeep, G.N. Pospelov... Với quan điểm "nghệ thuật là sự mô phỏng" Aristote cho rằng cốt truyện chính là "linh hồn và cơ sở của bi kịch", là cái quan trọng nhất làm thành mục đích của bi kịch. Bởi bi kịch mô phỏng hành động, chính hành động gắn liền với tính cách là yếu tố quyết định số phận nhân vật (bất hạnh hay hạnh phúc). Tuy nhiên, sức mạnh lôi cuốn lòng người 9 lại nằm ở "sự diễn biến và nhận biết" những yếu tố của cốt truyện. Việc sắp xếp các hành động mới là điểm cốt yếu, "cốt truyện phải được sắp xếp như thế nào để bất kỳ ai, dù không được xem biểu diễn, mà chỉ nghe qua về những sự việc xảy ra đó cũng phải rùng mình và cảm thấy xót thương theo trình tự phát triển của các sự kiện trong truyện" . Bàn về việc sắp xếp các hành động của truyện Aristote rất chú ý đến vấn đề quy mô và tính chỉnh thể của các yếu tố cốt truyện. "Cái đẹp là ở trong kích thước và trật tự", vì thế quy mô lớn nhỏ của cốt truyện chính là một "hạn độ" đầy đủ mà trong đó các sự kiện tiếp diễn theo "quy luật xác xuất", trên cơ sở sự thống nhất hữu cơ của các bộ phận. Theo Aristote có hai loại cốt truyện: Cốt truyện đơn giản và cốt truyện phức tạp. Trừ những cốt truyện đơn giản với các hành động liên tục, thống nhất thì ở cốt truyện "đan vào nhau" (phức tạp) hành động của nhân vật luôn diễn ra qua đột biến và nhận thức. Đột biến tức là sự thay đổi sự kiện theo chiều ngược lại và sự chuyển biến từ chỗ không biết đến biết thông qua đột biến là sự nhận biết có ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, đột biến hay nhận thức phải bắt nguồn từ chính bản thân thành phần cốt truyện. Ở đây Aristote nhấn mạnh đến chức năng, nhiệm vụ của các sự kiện thông qua việc sắp xếp, bài trí như thế nào để làm sao căn cứ trên cơ sở của sự đột biến của các sự kiện có thể tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định. Đến L.I.Timofeep, nhận định về cốt truyện trong sự tương quan với các yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, ông cho rằng, khi mà các tính cách luôn đóng vai trò “người trung gian” độc đáo giữa nhà văn và cuộc sống do nhà văn phản ánh thì cốt truyện chính là hệ thống biến cố mà suy cho cùng những biến cố đó phải phản ánh những mâu thuẫn và xung đột xã hội. Trong các biến cố, tính cách bộc lộ và qua các biến cố sẽ khái quát hoá những xung đột cơ bản của cuộc sống. Vấn đề là người nghệ sĩ phải lựa chọn những biến cố và quan hệ nào, lựa chọn xung đột nào tiêu biểu đối 10 với hoàn cảnh sống của nhân vật, có khả năng khái quát hoá và điển hình nhất. Ở đây, những mâu thuẫn xã hội phải được chuyển dịch sang “tiếng nói” của những số phận và hành động của con người cụ thể sinh động và cá biệt. Như thế, cốt truyện và tính cách luôn gắn bó chặt chẽ. Chất lượng của cốt truyện, sức hấp dẫn của truyện được quy định do việc nó được tính cách lý giải như thế nào (rộng hơn là cuộc sống lý giải ra sao). Mặt khác, chính tính cách sẽ xác định tính chất phong phú nhiều mặt cho nội dung cốt truyện, chỉ rõ rằng cốt truyện được quy định do thực tế mà nhà văn nhận thức. Theo G.N.Pospelov cốt truyện luôn được triển khai trên nền của những xung đột căng thẳng. Nói cách khác, chức năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn đời sống. Tính chất xung đột, mâu thuẫn trong truyện lại do chủ đề mà nhà văn lựa chọn quyết định cùng với phương thức thể hiện chúng là hết sức đa dạng và biến đổi một cách lịch sử. Dựa trên mối liên hệ giữa các sự kiện G.N.Pospelov đã chia ra hai dạng cốt truyện: cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm. Mỗi dạng cấu tạo cốt truyện được xác định tuỳ thuộc vào sự kết hợp giữa các sự kiện trong truyện là mối liên hệ thời gian lấn át hay mối liên hệ nhân quả chiếm ưu thế. Mặc dù quan niệm cốt truyện là những sự kiện được liên hệ với nhau có tính chất thời gian và nhân quả, song G.N.Pospelov cũng nhận ra rằng “trật tự thời gian” của sự kiện (tính liên tục của các tình tiết cốt truyện ) tức là kết cấu cốt truyện theo quan niệm của ông lại có ý nghĩa và chức năng quan trọng hơn. Nó cho phép ta không chỉ hiểu mối quan hệ qua lại của các nhân vật (tức cốt truyện) mà còn có khả năng thâm nhập vào mạch lôgic của việc liên kết các phần, các chương, giúp người đọc tiếp cận với những mối liên hệ bên trong mang ý nghĩa và cảm xúc. Và để tạo nên tầng ý nghĩa này, nhà văn luôn phải sử dụng nhiều biện pháp kết cấu (chẳng hạn che giấu, nhận ra) nhằm “đặt bẫy” người đọc tạo ra những bất ngờ thú vị trong qua trình khám phá tác phẩm văn học. 11 Nhìn chung, cả ba nhà lý luận Aristote, G.N.Pospelov và L.I.Timofeep đều đánh giá cao cốt truyện và việc xây dựng kết cấu cốt truyện, song mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những nguyên lý chung, chỉ ra chức năng, nhiệm vụ, những mối liên hệ cơ bản của các yếu tố cốt truyện. Hướng nghiên cứu thứ hai là của các nhà nghiên cứu thuộc trường phái hình thức Nga. Trên quan điểm “nghệ thuật như là thủ pháp”, “chính sự sáng tạo ra những thủ pháp nghệ thuật sẽ làm phục sinh từ ngữ”, các nhà nghiên cứu cho rằng để có thể tiếp cận với tính văn của tác phẩm nghệ thuật thì chúng ta phải “đối xử với tác phẩm văn học như một đối tượng được chế tác”, nghĩa là như một tổng số các thủ pháp. Nghệ thuật tư duy bằng hình tượng, song phạm trù đánh dấu sự phát triển của lịch sử văn học phải là lịch sử của những thủ pháp, chính “những hình thức nghệ thuật mới mới có thể đem lại cho con người niềm vui sống trên thế gian này, làm phục sinh các sự vật và thủ tiêu chủ nghĩa bi quan”. “Cốt truyện” (“fabula”) lần đầu tiên được giới thuyết rành mạch và được sử dụng với tư cách là khái niệm có quan hệ với khái niệm “truyện kể” (“sujet”). Cốt truyện (fabula) là nền tảng sự kiện xác thực hoặc hư cấu của tác phẩm nghệ thuật, đồng thời, cũng như truyện kể (sujet), nó là phương thức được tác giả lựa chọn để chuyển tải câu chuyện (recit, histoire) của nhân vật. Với các nhà hình thức luận, cặp đối lập “cốt truyện (“fabula”) - truyện kể” (“sujet”) đã cụ thể hoá - ở cấp độ “cấu trúc tác phẩm thi ca” (M. Bakhtin) - song đề khởi thuỷ và có ý nghĩa tối quan trọng “vật chất - thủ pháp” làm nên nền móng quan niệm về hoạt động thẩm mĩ như là “sự huỷ diệt nội dung bằng hình thức” (L. Vygotski). Quan niệm “nghệ thuật như là thủ pháp”, như là “sự lạ hoá” (V. Sklovski) chất liệu trơ lì, lãnh đạm về mặt thẩm mĩ đã khiến các nhà hình thức luận chú ý tới tương quan giữa cốt truyện (fabula) và truyện kể (sujet). Truyện kể (sujet) là sự phủ định cốt truyện (fabula): tiến hành “kéo 12 sự vật (ở đây là câu chuyện “xác thực”.- ND) ra khỏi sự thụ cảm tự đông, máy móc” (V. Sklovski) bằng cách phá vỡ chuỗi sự kiện “tự nhiên” (“bình thường”, tức là ít hiệu quả thẩm mĩ) theo kiểu này hay kiểu kia, sẽ xuất hiện đối tượng có ý nghĩa nghệ thuật. Tranh luận với quan niệm nói trên về tương quan giữa cốt truyện (fabula) và truyện kể (sujet) (trong ngữ cảnh phê bình toàn diện cách hiểu của phái hình thức luận về đặc trưng của hoạt động thẩm mĩ và hiệu quả của nó), M. Bakhtin đề xuất quan niệm về sự tương tác bổ trợ thẩm mĩ giữa cốt truyện (fabula - “sự kiện được kể”) và truyện kể (“sự kiện của bản thân việc kể chuyện”) như là “yếu tố cấu trúc thống nhất của tác phẩm”. Quan điểm này về sau này chiếm ưu thế tuyệt đối trong nghiên cứu Nga. Trong khoa học hiện nay, cặp đối lập “truyện kể - cốt truyện” (“sujet - fabula”) thường được thay bằng cặp “câu chuyện - diễn ngôn” (“histoire - discours). B. Tomachevski với tiểu luận Hệ chủ đề, là một trong những người đầu tiên đi sâu nghiên cứu các thủ pháp cốt truyện. B. Tomachevski phân biệt khái niệm truyện kể (fabula, fable) và cốt truyện (sinzhet, subject) khác với cách phân biệt của A. Veselovski, G.N.Popspelov, L.I.Timofeep. Theo ông, truyện kể là tập hợp những biến cố có quan hệ với nhau được thông tin cho người đọc trong suốt chiều dài tác phẩm, nó có thể được tóm tắt theo trật tự biên niên hay nhân quả của các biến cố mà không phụ thuộc vào thứ tự được trình bày. Còn cốt truyện thì đi theo trình tự xuất hiện của các biến cố trong tác phẩm. Nói cách khác, mối quan hệ giữa các biến cố trong chuyện kể mang tính thời gian và đi từ nguyên nhân đến kết quả, còn cốt truyện lại liên kết các môtip theo trình tự xuất hiện trong tác phẩm, và như thế nó hoàn toàn là một sản phẩm được chế tác, có tính nghệ thuật. V. Shklovski triển khai việc nghiên cứu các thủ pháp xây dựng văn tự sự trong các tiểu luận: Nghệ thuật như là thủ pháp; Nghệ thuật dựng truyện 13 vừa, truyện ngắn và tiểu thuyết. Theo V. Shklovski, nói chung, nhiều tác phẩm tự sự được xây dựng theo kiểu các chủ đề quán xuyến tích tụ lại thành các trung tâm nối tiếp nhau như các “chiếu nghỉ cầu thang”. Và cấu trúc “xoắn ốc” hay “chiếu nghỉ cầu thang” được phức tạp hoá bằng các phát triển đa dạng, trong đó các tình tiết được sắp xếp thành những tầng nấc kế tiếp nhau. Chủ đề quán xuyến của truyện có thể được hình thành từ những mâu thuẫn, phát sinh trên cơ sở của sự trái ngược, của điều không thể xảy ra... Cùng quan điểm với B. Tomachevski, V. Shklovski cho rằng truyện kể luôn chú ý đến tiến trình hành động của nhân vật trong việc giải quyết các mâu thuẫn, các khó khăn hay lập nên những chiến công theo trục thời gian hay nhân quả, còn trong truyện sự phát triển của hành động nhân vật dựa trên mối quan hệ được thiết lập từ trình tự của các sự kiện trong tác phẩm. Trên cơ sở của những mối quan hệ này, tư tưởng chủ đề của tác phẩm bộc lộ trong những cách thức mà nhà văn đã sử dụng. Và ông chứng minh luận điểm này dựa vào những truyện ngắn của Tchekhov. Theo ông, truyện của Tchekhov không độc đáo lắm về đề tài thậm chí là tầm thường, song những chủ đề “rõ ràng và chính xác” ấy được Tchekhov tìm cho một “giải pháp bất ngờ”. Sự lập lờ được dùng làm thủ pháp cơ bản để dựng truyện cùng với sự kết hợp một loạt những thủ pháp khác như tăng cường xung đột, những sự bất bình đẳng xã hội, những sự nguỵ tạo… Còn thủ pháp song song là một thủ pháp chủ yếu được dùng trong việc xây dựng truyện của L.Tonxtoi. Phép song song của L.Tonxtoi được V. Shklovski phân tích khá cặn kẽ trên cơ sở của cấu trúc “chiếu nghỉ cầu thang”. Ông so sánh và nhận ra rằng thủ pháp kỹ thuật của L.Tonxtoi và Maupasant rất khác nhau. Nếu Maupassant cố ý bỏ sót vế thứ hai của thủ pháp song hành thì L.Tonxtoi lại cần một phép song song rõ ràng (bộc lộ hết). Lý giải điều này, V. Shklovski nhấn mạnh đến sự chi phối của truyền thống văn học. L.Tonxtoi xây dựng 14 cấu trúc truyện kể từ những đối lập giữa một số nhân vật hay một số nhóm nhân vật, dùng quan hệ thân tộc để thiết lập phép song hành cũng như xây dựng các “chiếu nghỉ”. Ba, hướng nghiên cứu cốt truyện của các nhà lý luận thuộc trường phái cấu trúc. J. Lotman trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật coi cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Trên nguyên tắc đối lập nhị phân ngữ nghĩa của tổ chức nội tại các yếu tố của văn bản J. Lotman đã xác lập cấu trúc cốt truyện trên cơ sở của một loạt những cặp phạm trù có tính chất đối lập, liên kết với nhau theo từng cấp độ của văn bản nghệ thuật: văn bản phi cốt truyện/văn bản có cốt truyện; không có biến cố/biến cố; nhân vật bất hành động/ nhân vật hành động… Ông cũng yêu cầu xem cốt truyện trong sự tương quan chặt chẽ với những yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật như khung khổ, không gian nghệ thuật, điểm nhìn… Xác lập từng cặp phạm trù đối lập và chỉ ra cách thức phá vỡ những mâu thuẫn, đối lập đó của văn bản, J. Lotman đã xác lập mô hình cốt truyện. Theo quan điểm của ông, văn bản có cốt truyện được xây dựng trên cơ sở của văn bản phi cốt truyện với tư cách phủ định nó. Văn bản có cốt truyện trong khi đặt ra sự ngăn cấm này đối với mọi nhân vật lại để cho một nhân vật hay một nhóm nhân vật không bị lệ thuộc vào nó. Những nhân vật không có khả năng vượt qua ranh giới là nhân vật bất hành động và tuân theo cấu trúc của văn bản phi cốt truyện. Nhân vật hành động là nhân vật có quyền (có khả năng) vượt qua ranh giới. Và hành động của cốt truyện, biến cố là hành động vượt qua ranh giới này, cái ranh giới được xác lập bởi cấu trúc phi cốt truyện. Như vậy, hệ thống cốt truyện có tính thứ cấp và luôn là một tầng được đặt trên cấu trúc cơ sở phi cốt truyện. Trong đó, mối quan hệ giữa hai tầng luôn đối nghịch: chính sự “không thể” của một cái gì đó được cấu trúc phi cốt truyện xác lập đã tạo nên nội dung cốt truyện.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net