Vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh bắc giang hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh bắc giang hiện nay

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chủ nghĩa xã hội CNXH Chính trị Quốc gia CTQG Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH Quân nhân chuyên nghiệp QNCN Xã hội chủ nghĩa XHCN 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC THANH NIÊN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY 11 1.1. Đặc điểm và vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang 11 1.2. Thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang 32 Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC THANH NIÊN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY 45 2.1. Yêu cầu phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc giang hiện nay 45 2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang hiện nay 56 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 83 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011) có khẳng định: “ Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.[3, tr.77]. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, gia đình và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhiều gia đình tốt thì xã hội mới tốt; xã hội phát triển lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho gia đình tiến bộ hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” Từ quan điểm cơ bản đó có thể thấy, việc giáo dục con cái nhằm chuẩn bị cho con tham gia hoạt động xã hội, vì lợi ích cá nhân và gia đình; đồng thời thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là chức năng, nhiệm vụ của gia đình trên cả nước, trong đó có tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang là một tỉnh trung du Bắc Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng trong thế trận phòng thủ quốc gia, án ngữ con đường chiến lược 1A ngắn nhất từ biên giới Lạng Sơn về thủ đô Hà Nội với cự ly trên 160 km. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc đã xảy ra một số trận quyết chiến chiến lược với kẻ thù xâm lược trên địa bàn tỉnh. Trải qua các thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với cả nước, các gia đình của tỉnh Bắc Giang đã kế thừa truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, xứng đáng với những chiến thắng 4 Như Nguyệt, Chi Lăng, Xương Giang... chói lọi; chăm lo giáo dục, chuẩn bị chu đáo mọi mặt, kịp thời động viên thanh niên con em mình phấn khởi hăng hái thực hiện nghĩa vụ quân sự, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Hiện nay truyền thống đó vẫn được đại bộ phận các gia đình ở Bắc Giang phát huy tốt trong xây dựng tỉnh nhà giàu về kinh tế, mạnh về an ninh-quốc phòng; giữ gìn bản sắc trong phát triển văn hoá góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới , đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ ,công bằng, văn minh. Tuy nhiên, trước những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường; sự chống phá của kẻ thù bằng “ diễn biến hoà bình” , bạo loạn lật đổ; yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tinh hình mới, một bộ phận gia đình ở Bắc Giang chưa nhận thức đầy đủ vị trí vai trò, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Không ít gia đình chỉ lo làm giàu mà sao nhãng nhiệm vụ giáo dục thanh niên, thậm chí phó mặc cho nhà trường, xã hội và đơn vị quân đội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương, của gia đình Việt Nam, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị quân đội, mà còn làm cho thanh niên thiếu hụt trong nhận thức, thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí dẫn đến thoái thác việc thực hiện nghĩa vụ của người công dân trong bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình hiện nay cũng như sắp tới, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội ra sao và sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại như thế nào, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trách nhiệm của gia đình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ“ Vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang hiện nay ”trở nên cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Về những vấn đề liên quan đến đề tài, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, có thể phân chia thành một số nhóm sau: Nhóm các công trình nghiên cứu về gia đình : Các công trình bàn về giáo dục thế hệ trẻ trong gia đình có: Pê trécnhicôva (1977), Giáo dục trong gia đình Mác, Nxb Thanh niên; A.M. Bácđian (1977), Giáo dục các con trong gia đình, Nxb Kim Đồng; Xukhômlinxki(1977), Giáo dục thái độ cộng sản đối với lao động, Nxb Thanh niên… A.Macarencô, trong tác phẩm “ Nói chuyện về giáo dục gia đình” do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 1978, với tâm huyết và kinh nghiệm của một nhà giáo dục nổi tiếng đã khẳng định: phải đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ; giáo dục thế hệ trẻ phải được bắt đầu ngay từ thời thơ ấu. Theo ông, nếu tuổi trẻ không được gia đình giáo dục ngay từ đầu, thì công việc cải tạo sẽ tốn hơn rất nhiều công sức không chỉ của gia đình mà còn của cả xã hội. Kinh nghiệm giáo dục gia đình của A.Maca rencô còn vẹn nguyên ý nghĩa trong giáo dục thanh thiếu niên hiện nay, I.A. Pêsecnicôva trong tác phẩm “Dạy con yêu lao động” do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1980 cho rằng, muốn con cái của chúng ta lớn lên được mạnh khoẻ, vui tươi, yêu đời và cống hiến được nhiều cho xã hội, thì lúc còn nhỏ phải được giáo dục về lao động, bởi phẩm chất đạo đức hình thành ở trẻ em, trước hết là trong quá trình lao động. Như vậy gia đình có vai trò quan trọng đặc biệt trong giáo dục con cái ngay từ thủa thơ ấu mới ra đời. Khi đứa trẻ mới ra đời đó mới chỉ là một thực thể sinh vật. Để nó lớn lên cần có sự nuôi dưỡng của bố mẹ, sự uốn nắn giáo dục ngay từ trẻ thơ này đặc biệt quan trọng và là những dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời chúng về tấm lòng bao dung của bố mẹ, về công dưỡng dục, sinh thành và giúp đứa trẻ dần dần lớn lên, từng bước trưởng thành và tham 6 gia vào các hoạt động xã hội. Có thể nói, gia đình là trường học quan trọng đầu tiên trong việc biến đứa trẻ từ thực thể sinh vật thành con người của xã hội. Môi trường gia đình là trường học đầu đời mà ở đó đứa trẻ được học rất nhiều, từ ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói, sự cư xử đúng mực, lễ phép giữa các thành viên, Cũng như sự ân cần chỉ bảo, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình đã giúp đứa trẻ hình thành, phát triển nhân cách đầy đủ. Ở những gia đình có nề nếp gia phong, những đứa trẻ lớn lên thường phát triển tốt về mọi mặt và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có khá nhiều công trình, bài viết của nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học được công bố, đề cập khá sâu sắc đến công tác giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ với nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Tiêu biểu là các công trình như: Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội(1991), Dạy con nên người, Nxb Văn hoá; Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (1994), Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, Nxb Khoa học xã hội; Tiến sĩ Lê Ngọc Văn(1996), Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá, Nxb Giáo dục; Nguyễn Đình Xuân (1977), Giáo dục đời sống gia đình, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội; Trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ (1997), Vai trò gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, Luận án thạc sĩ triết học, Hà Nội; Nguyễn Văn Đang (2003), “Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình sỹ quan trẻ ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội; Phạm Hồng Chương (1998), Một số vấn đề về quan hệ gia đình và xã hội trong tiến trình đổi mới hiện nay, Tạp chí Thông tin lý luận, số 7… Trong những công trình này, hầu hết các tác giả đều cho rằng, sự phát triển ổn định của xã hội, không thể tách rời sự phát triển của con người và vai trò của gia đình trong việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhân cách con người. Theo đó, làm rõ vai trò quan 7 trọng của gia đình trong việc giáo dục con cái, vấn đề giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các thành viên, và sự trưởng thành của các thành viên trong gia đình, nhất là con cái, thanh niên trẻ đều gắn với vai trò to lớn của các bậc cha mẹ; vai trò quan trọng của môi trường gia đình trong giáo dục con cái nói chung và giáo dục thanh niên nói riêng, Việc xây dựng được bầu không khí chân thành, tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình sẽ giúp con cái từng bước trưởng thành, có lòng bao dung độ lượng, biết yêu thương con người và khi lớn lên sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội. Nhóm công trình bàn về vai trò giáo dục cho thanh niên nói chung và vai trò giáo dục cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự có: Bộ Quốc phòng (1995), “Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc trong giáo dục con người Việt Nam hiện nay”, Đề tài KX. 07-19; Lê Như Cử (2000) “Nhận thức tính quy luật của sự phát triển tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa trong quân đội ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quân sự; Đinh Quốc Triệu (2005), “Vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay , Luận văn thạc sĩ triết học , Học viện Chính trị quân sự; Nguyễn Hùng Sơn (2008) “Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quân sự… Các tác phẩm này tuy đã nêu được vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên, học sinh sinh viên về ý thức bảo vệ Tổ quốc, vai trò giáo dục của gia đình cũng như của nhà trường trong việc định hướng, xây dựng tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ; công tác giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên, học sinh sinh viên; từ đó làm tốt công tác giáo dục quốc phòng, khi thời bình cũng như thời chiến để sinh viên, thanh niên có ý thức tốt với Tổ quốc, sẵn sàng nhập ngũ xây dựng quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. Song các phẩm chưa chưa đề cập đến vai trò quan trọng của 8 gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhất là vai trò của cha mẹ, những thành viên chủ chốt trong gia đình. Việc phát huy vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc định hướng cho thanh niên ngay từ gia đình về ý thức chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự, chuẩn bị tâm thế mọi mặt cho công tác tuyển quân hàng năm của Nhà nước mà cụ thể từ hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã, phường, thị trấn. Gia đình giáo dục tốt, thanh niên có nhận thức đầy đủ, có ý thức chấp hành tốt Luật nghĩa vụ quân sự là điều kiện tốt cho công tác tuyển quân, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh. Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí như: Nguyễn Vĩnh Thắng (2008), Một số vấn đề chủ yếu trong xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho nhân dân và lực lượng vũ trang thời kỳ mới, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 5(111), tr.6-9; Trương Thành Trung (2008), Bước đầu tiếp cận ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN ở con người Việt Nam trong thời kỳ mới, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 6(112), tr. 12-16; Nguyễn Bá Dương (2009), Ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN của người dân Việt Nam hiện nay- một số vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự ,số 1(113) tr. 6-9; Nguyễn Đức Tiến (1996), Lý tưởng XHCN và vấn đề giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên trong quân đội hiện nay, Thông tin Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 4(46); Nguyễn Thị Mỹ Trang (2006), Giải pháp phát huy vai trò gia đình đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên hiện nay, Tạp chí giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 1(125), tr 92; Bạch Hoàng Khánh (2011). Xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên, Tạp chí Cộng sản, số 6 năm 2006, Trong các công trình trên, các tác giả đã đề cập tương đối toàn diện về vấn đề gia đình như: vị trí, vai trò của gia đình; thực trạng gia đình ở Việt Nam và các vấn đề cần giải quyết; vấn đề văn hoá gia đình; mối quan hệ các thành viên trong gia đình, những phương hướng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá. Kết quả của các nghiên cứu đó có tác dụng thiết thực xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia 9 đình thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập và có hệ thống về “ Vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang hiện nay”. Vì vậy, đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Mục đích: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang hiện nay; trên cơ sở đó, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình trong thực hiện tốt nhiệm vụ đó. * Nhiệm vụ: 1. Làm rõ thực chất vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. 2. Khảo sát thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang. 3. Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. * Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang. * Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu về vai trò của các gia đình bản địa sinh sống lâu năm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luận văn khảo sát ở huyện Hiệp Hoà, trực tiếp là các xã Thái Sơn, Mai Trung…Thời gian khảo sát từ năm 2006 đến năm 2011 10 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn * Cơ sở lý luận: Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về gia đình, vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hoá mới. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố. * Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn việc giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở các gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và kết quả hoàn thành nghĩa vụ quân sự của các quân nhân là con em của các gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: hệ thống các cấu trúc, lịch sử-lô gíc, phân tích -tổng hợp, so sánh và khảo sát thực tế để làm sáng tỏ góc độ chính trị- xã hội của vấn đề. 5. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, thông qua đó khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang. - Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. - Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm: Phần mở đầu, hai chương(4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục 11 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC THANH NIÊN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY 1.1. Đặc điểm và vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự quân sự ở tỉnh Bắc Giang 1.1.1 Quan niệm và đặc điểm của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. * Khái niệm về gia đình: Từ trước đến nay theo tiến trình lịch sử của nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình. Theo JacquesSabran, người Pháp, trong cuốn “ Emyclopédie dela sociologie, Larousse, Paris, 1975, tr.165 cho rằng: “ Xã hội vi mô, coi như điểm xuất phát, do đó cũng coi như cơ sở-thông thường là gia đình. Đó là xã hội vi mô đầu tiên dạy những hình thức của đời sống vật chất và đồng thời những mã giao tiếp, bắt nguồn từ ngôn ngữ, những biểu hiện, những thái độ thân xác và những giá trị tinh thần, trí tuệ, tư tưởng của môi trường mà gia đình nằm trong đó cũng như các lớp xã hội bao quanh nó” Một số nhà khoa học nước ta, tiêu biểu là Quang Đạm trong cuốn “Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội” cho rằng: “ Gia dình chỉ một cộng đồng cơ sở bao gồm những người xây dựng cuộc sống chung theo tục lệ hôn nhân và giá thú, gắn bó với nhau bằng những quan hệ máu mủ ruột rà, cùng sống với nhau trong một ngôi nhà ( gia ), có sân (đình ) phía trước hoặc phía sau trên một thửa đất ở cơ bản, ổn định”. Còn Thiên chúa giáo cho rằng, gia đình là “ Hội thánh nhỏ” mà trong đó diễn ra các nghi lễ tôn giáo, quan hệ giữa con người với con người cũng theo nghi lễ tôn giáo và có sự quan tâm của các con chiên với nhau. Khi nghiên cứu về gia đình, C. Mác viết: “ Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi, 12 nảy nở, đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [16, tr. 41] Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”[ 3, tr.15]. Cụ thể hoá quan điểm của Đảng, Luật Hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta cũng khẳng định: “ Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”[14, tr.7]. Theo đó, có thể hiểu: “ Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống”. Với tính cách là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt ( xã hội vi mô của xã hội vĩ mô, hội thánh nhỏ, tế bào của xã hội…), gia đình có vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng, giáo dục con cái, chuẩn bị cho con tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của người công dân đối với Tổ quốc. * Quan niệm về nghĩa vụ quân sự Đó là nghĩa vụ của công dân đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia dân tộc Chúng ta đều biết rằng trong thời bình cũng như trong thời chiến, vấn đề bảo vệ Tổ quốc luôn luôn được đặt ra cho mỗi quốc gia dân tộc. Theo đó, các nhà nước thường đặt ra nghĩa vụ quân sự đối với công dân nước mình, và có chế tài bắt buộc công dân phải có trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, khi nhà nước yêu cầu. 13 Tuỳ theo chế độ xã hội khác nhau, quan điểm và lợi ích của các giai cấp và nhà nước khác nhau mà đặt ra ( quy định) nghĩa vụ quân sự đối với công dân. Đối với nước ta, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam, biên giới phía Bắc; xuất phát từ đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và yêu cầu nhiệm vụ của chiến trường lúc đó nên Đảng, Nhà nước ta chủ trương huy động mọi sức người, sức của cho chiến đấu và phục vụ chiến đấu thắng lợi. Đã là công dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt già trẻ, trai gái, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo …đều phải cầm vũ khí để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy thời kỳ này Nhà nước chưa ban hành đạo luật về nghĩa vụ quân sự Sau khi cả nước độc lập thống nhất, hoà bình lập lại, trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng CNXH, xây dựng quân đội; lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân phải được thể chế hoá bằng luật. Đó cũng là lý do ra đời Luật nghĩa vụ quân sự. Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội nước ta thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981 và được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 10 tháng 1 năm 1982. Sau gần 10 năm thực hiện, trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng nước ta, Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp( vào ngày 21 tháng 12 năm 1990, ngày 22 tháng 6 năm 1994 và tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI tháng 5 năm 2005). Luật nghĩa vụ quân sự là một công cụ thể hiện và thực hiện nguyện vọng thiết tha, ý chí quyết tâm của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; là cơ sở pháp lý thống nhất của Nhà nước và nhân dân ta trong việc tổ chức và xây dựng Quân đội; đồng thời là công cụ để Nhà nước và nhân dân ta chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân trong những điều kiện của chiến tranh hiện đại. Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm nghĩa vụ của mọi công dân, trong đó thanh niên là lực lượng chủ yếu và giữ vai trò quyết định. Luật 14 nghĩa vụ quân sự của Nhà nước ta quy định: Thanh niên tuổi từ 18 trở lên, mang quốc tịch Việt Nam, có đủ điều kiện về sức khoẻ, tâm lý, không phạm những điều mà pháp luật quy định, sẵn sàng đăng ký quân dự bị động viên, khám tuyển và nhập ngũ theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự. Việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự của thanh niên bao hàm cả quá trình trước, trong và sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đăng ký dự bị động viên. Để thanh niên thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự phải thông qua công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho thanh niên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc chấp hành luật, có động cơ và ý chí quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ. * Quan niệm về giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự: Là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể tác động vào thanh niên nhằm trang bị tri thức, xây dựng động cơ, trách nhiệm đúng đắn và ý chí quyết tâm để thanh niên thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Đây là hoạt động có mục đích, có tổ chức và nó khác với các hoạt động không có mục đích rõ ràng, đồng thời cũng khác với hoạt động có mục đích song không có tổ chức. Mục đích giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự nhằm trang bị cho thanh niên có nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ của người công dân đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời chuẩn bị về mọi mặt cho thanh niên tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự như: đăng ký tuyển chọn, khám nghĩa vụ, lên đường nhập ngũ, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ, khi về địa phương đăng ký vào quân dự bị động viên. Chủ thể giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự là: cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị-xã hội; nhà trường; cơ quan, xí nghiệp; gia đình; đơn vị quân đội….kết hợp với tự giáo dục của thanh niên. Các chủ thể tuỳ thuộc vào đặc điểm, vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền 15 hạn để xác định nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục cho phù hợp. Sự phối hợp giữa các chủ thể tạo thành sức mạnh tổng hợp nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xây dựng động cơ đúng đắn, ý chí quyết tâm cao và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thanh niên thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Trong các chủ thể giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự thì gia đình có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng . Đối tượng giáo dục: thanh niên vừa là đối tượng đồng thời cũng là chủ thể giáo dục nghĩa vụ quân sự. Với tư cách là đối tượng giáo dục, thanh niên chịu sự quản lý, giáo dục, rèn luyện của các chủ thể, trong đó có nội dung giáo dục thực hiện nghĩa vụ quân sự. Với tư cách là chủ thể, thanh niên tự học tập, rèn luyện, phấn đấu để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự; đồng thời họ còn tuyên truyền giáo dục, giác ngộ, động viên cổ vũ, tạo điều kiện để bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Nội dung giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự khá toàn diện và phong phú. Bao gồm : Những nội dung cơ bản của Luật nghĩa vụ quân sự; điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội và đơn vị; mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị, nhiệm vụ của thanh niên, quân nhân; truyền thống của dân tộc, của quê hương, gia dình, của quân đội và của đơn vị, của thanh niên Việt Nam….Tuỳ theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nghĩa vụ quân sự mà thanh niên đang đảm nhiệm, trình độ học vấn…để các chủ thể xác định nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục cho phù hợp. Hình thức, phương pháp giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ rất phong phú như: thông qua chương trình học tập, huấn luyện, trao đổi, mạn đàm, tâm sự; tham quan, dã ngoại, tổ chức các phong trào hành động cách mạng , giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông, giáo dục thông qua các tấm gương tiêu biểu…để tác động vào nhận thức, tình cảm, trách nhiệm, 16 niềm tin, ý chí của thanh niên trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. Các chủ thể cần căn cứ vào đặc điểm tình hình và điều kiện cụ thể để lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp. * Đặc điểm của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự Giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm chung của các chủ thể. Việc làm sáng tỏ đặc điểm của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở để xác định đúng đắn vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự hiện nay. Là một chủ thể giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự, song giáo dục của gia đình khác với các chủ thể khác. Điều đó được thể hiện ở một số đặc điểm sau: Thứ nhất, trong gia đình các thành viên, trực tiếp và chủ yếu là cha mẹ giáo dục cho con cái, thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nói cách khác đó là sự truyền thụ ý thức chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự, làm tròn nghĩa vụ công dân của các thế hệ đi trước- ông bà, cha mẹ, những người ruột thịt cho thế hệ đi sau- con cái và thanh niên. Đặc điểm này khác hẳn so với giáo dục nhà trường và xã hội. Nếu như trong nhà trường và xã hội, các chủ thể giáo dục nghĩa vụ quân sự cho thanh niên là những người thầy, cô, đại diện cho cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương, lãnh đạo, quản lý, chỉ huy cơ quan, xí nghiệp, đơn vị…, có nghĩa họ không phải là những người cùng máu mủ ruột rà, cùng chung một tổ ấm ( mái nhà ), nhưng được giao trọng trách giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự, góp phần bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục sự nghiệp của cha anh xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Còn trong gia đình, việc giáo dục con cái, thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự là những người sinh thành ( mang nặng đẻ đau), những người cùng quần tụ, nuôi dưỡng,…trong 17 một mái ấm gia đình, vui buồn, sướng khổ cùng nhau chia sẻ, cùng hưởng thành quả lao động, cùng đấu tranh với những biểu hiện làm tổn hại đến lợi ích, thanh danh, uy tín của gia đình. Trong gia đình, bằng sự thương yêu đùm bọc và trách nhiệm dựa trên tình máu mủ ruột rà, cha mẹ và các người thân không tiếc công sức, không quản ngại mọi khó khăn, vất vả để nuôi dưỡng, giáo dục cho con cái nên người, làm tròn bổn phận của người con trong gia đình, người công dân đối với đất nước, trong đó có nghĩa vụ quân sự. Chính nhờ đó mà trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược của dân tộc, nhiều gia đình, nhiều bà mẹ Việt Nam đã lần lượt tiễn đến người con cuối cùng của mình lên đường đánh giặc, mặc dù biết rằng có thể không trở về. Trong các cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược của dân tộc ta đã có hàng triệu thương binh liệt sĩ, hàng vạn bà mẹ Việt Nam anh hùng, minh chứng cho cống hiến của các gia đình với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thứ hai, giáo dục nghĩa vụ quân sự cho thanh niên trong gia đình không có lớp học cụ thể, không thành chương trình, kế hoạch, nội dung thống nhất. Đây cũng là một đặc điểm khác biệt so với giáo dục của nhà trường và xã hội. Nếu như việc giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự trong nhà trường và xã hội, thậm chí cả đơn vị quân đội; thông thường được tiến hành có tổ chức khá chặt chẽ. Đối với nhà trường gắn liền với khoá học, lớp học cụ thể, tuân thủ một chương trình, kế hoạch và nội dung thống nhất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Còn đối với xã hội và đơn vị quân đội tuy mức độ có khác nhau song thông thường vẫn được tổ chức theo lớp học, có chương trình, kế hoạch, nội dung khá thống nhất theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh dự bị động viên, Pháp lệnh dân quân tự vệ và các văn bản khác. Khác với nhà trường và xã hội, việc giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự trong gia đình không có lớp học cụ thể, không thành chương trình, kế hoạch, nội dung thống nhất. Bởi vì xuất phát từ trình độ nhận 18 thức và kinh nghiệm của các bậc cha mẹ không đồng đều. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường, các bậc cha mẹ đều phải tập trung cho công ăn việc làm để kiếm sống, lo cho gia đình cả về đời sống vật chất và tinh thần. Do đó, khó có thể giáo dục cho con cái, thanh niên một cách bài bản như nhà trường và xã hội. Vấn đề giáo dục nghĩa vụ quân sự cho thanh niên tuỳ thuộc vào thời gian, nhận thức, trách nhiệm của cha mẹ; đồng thời căn cứ vào nhận thức và mức độ trưởng thành, sự tham gia nghĩa vụ quân sự của con cái, thanh niên đến đâu để cha mẹ lựa chọn nội dung giáo dục cho phù hợp. Nếu không căn cứ vào các yếu tố đó, việc giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ không đạt hiệu quả. Khi đề cập đến vấn đề giáo dục và dạy học trong xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Công nhân, nông dân bận làm ăn, nếu dạy không hợp với người học, với làm ăn, bắt phải đến lớp có bàn có ghế là không ăn thua. Phải lấy hoàn cảnh làm ăn mà tổ chức học mới duy trì được lâu dài, mới có kết quả tốt” [20, tr.206]. Lời dạy của Người là chỉ dẫn khoa học để các gia đình vận dụng trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự hiện nay. Thứ ba, giáo dục nghĩa vụ quân sự cho thanh niên của gia đình được thực hiện với nhiều hình thức, biện pháp phong phú. Về hình thức và biện pháp giáo dục thanh niên con em mình thực hiện nghĩa vụ quân sự, các bậc cha mẹ có những ưu thế hết sức thuận lợi. Dựa vào tình cảm huyết thống, sự gần gũi con em mình mà cảm hoá giáo dục, mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày thông qua lời nói bằng những hiểu biết của các bậc cha mẹ về các vấn đề xã hội, trình độ hiểu biết pháp luật, hiểu biết về Luật nghĩa vụ quân sự, trên cơ sở đó có lý lẽ hợp lý, hợp tình để tâm sự cùng con em mình, trao đổi những vướng mắc, băn khoăn của thanh niên, giải đáp những vấn đề xã hội khi thanh niên con em mình đến tuổi trưởng thành tham gia hoạt động xã hội. Bằng những việc làm cụ thể như tạo điều kiện cho thanh niên con em mình tham gia đầy đủ các công việc chuẩn bị nhập ngũ như đăng ký vào quân dự bị động viên, huấn luyện dân quân tự vệ, đăng ký 19 khám tuyển… động viên thanh niên con em mình yên tâm thực hiện nhiệm vụ khi các cơ quan quân sự yêu cầu. Mặt khác những hành động làm gương của cha mẹ có tác dụng giáo dục to lớn. Với một gia đình tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền hạn của công dân, thực sự là một gia đình văn hoá, đó là môi trường thuận lợi, nơi giáo dục con cái tốt nhất, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ quân sự. Đối với các gia đình có cha mẹ là quân nhân, hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì tác dụng giáo dục càng lớn, thanh niên con em các gia đình đó chấp hành tốt Hiến pháp, pháp luật, chấp hành tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự. 1.1.2.Vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Bắc Giang Bắc Giang là một tỉnh thuộc trung du Bắc Bộ, có 10 đơn vị hành chính là các huyện Hiệp Hoà,Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Yên Thế và thành phố Bắc Giang. Diện tích toàn tỉnh là 3844 km2, chiếm 1,2% diện tích toàn quốc; dân số trên 1.611.391 người ( số liệu 1/4/2012), trong đó người Kinh chiếm 88,1%, người Nùng 4,5%, người Tày 2,6%, người Sán Chay và Sán Dìu mỗi dân tộc 1,6%, người Hoa 1,2%, người Dao 0,5%. Nền kinh tế sản xuất nông nghiệp còn phổ biến, đất nông nghiệp chiếm 32,4%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%, còn lại là sông suối và các loại đất khác. Đa số dân cư sống ở nông thôn, thu nhập nhìn chung còn thấp. Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, kinh tế Bắc Giang có nhiều biến chuyển sâu sắc, các khu công nghiệp được xây dựng như khu công nghiệp Đình Trám 100 ha, Song Khê-Nội Hoàng 180 ha, Quang Châu 426 ha, Vân Trung 442 ha, Việt Hàn hơn 100 ha, cụm công nghiệp cơ khí Đồng Vàng 38 ha…Đời sống nhân dân các dân tộc Bắc Giang 20 từng bước được nâng lên, đặc biệt ở 4 huyện miền núi( Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế). Bắc Giang là tỉnh có truyền thống cách mạng lâu đời, là quê hương của Cách mạng tháng Tám năm 1945 với nhiều di tích lịch sử quan trọng. Trong quá khứ, nhân dân Bắc Giang cùng với cả nước đã làm nên những kỳ tích, những chiến công oanh liệt, đã tạc vào lịch sử dân tộc những trang sử vàng chói lọi. Truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của mỗi người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng đã ngấm vào máu thịt, trở thành truyền thống cực kỳ quý báu, chính nó bảo đảm cho sự trường tồn của dân tộc ta trong mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Bắc Giang là một tỉnh có truyền thống chống giặc ngoại xâm giữ nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1076-1077) với phòng tuyến sông Cầu nổi tiếng. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang (1426-1427) kết thúc mười năm kháng chiến chống quân Minh. Hình ảnh người anh hùng nông dân áo vải Hoàng Hoa Thám với 30 năm khởi nghĩa chống thực dân Pháp trên đất Bắc Giang vẫn thôi thúc bao thế hệ trẻ. Tuổi trẻ Bắc Giang được sinh ra ở ngay cái nôi truyền thống đó, đắm mình trong lịch sử quê hương, đất nước. Tuy nhiên họ chưa trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, nên việc giáo dục truyền thống đó và xây dựng ý thức công dân thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự có vai trò quan trọng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã có hàng nghìn thanh niên lên đường nhập ngũ. Người dân Bắc Giang tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Bắc Giang có truyền thống văn hoá lâu đời gắn với vùng quê Kinh Bắc nổi tiếng, ngàn năm văn hiến. Trong những năm qua đời sống các dân tộc tỉnh Bắc Giang có nhiều chuyển biến tích cực cả về vật chất và tinh thần, các chính sách xã hội như chương trình 135, hỗ trợ vốn người nghèo, ưu tiên các dân tộc vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao dân trí ngày càng đi vào cuộc

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net