Đảng bộ tỉnh đồng nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào công giáo từ năm 2001 đến năm 2010

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng bộ tỉnh đồng nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào công giáo từ năm 2001 đến năm 2010

2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 13 1.1. Yêu cầu khách quan lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo ở tỉnh Đồng Nai trong những năm 2001 - 2010 13 1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đối với công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010 27 Chương 2: KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 47 2.1. Kết quả lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 2001 đến năm 2010 47 2.2. Những kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010 62 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 91 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội thuộc đời sống tâm linh của con người. Tôn giáo xuất hiện cùng với sự hình thành và phát triển của ý thức, tinh thần. Nó sẽ còn tồn tại lâu dài đối với con người, khi mà con người vẫn còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, những ước mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia. Chính vì vậy, tôn giáo là một trong những vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp, đang có ảnh hưởng nhất định đến đời sống tư tưởng, tình cảm, phong tục tập quán của một bộ phận nhân dân và của toàn xã hội. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, do đó vấn đề tôn giáo và đời sống tín ngưỡng cũng hết sức phong phú và phức tạp. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, công tác tôn giáo nói chung, công tác vận động đồng bào các tôn giáo nói riêng là một nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc và trong công tác vận động quần chúng của Đảng. Trải qua các giai đoạn cách mạng, Đảng luôn quan tâm và có đường lối chính sách đúng đắn về công tác tôn giáo. Đảng đã phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đồng bào Công giáo, là nhân tố quan trọng góp phần thắng lợi vào sự nghiệp cách mạng nước ta. Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những đòi hỏi to lớn đối với việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng bào Công giáo là một bộ phận quần chúng đông đảo, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công giáo là một nhánh của đạo Kitô được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ XVII, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Đây là một trong sáu tôn giáo lớn ở nước ta, hiện nay có khoảng trên năm triệu tín đồ. Trong những năm qua, đặc biệt là những năm đổi mới, tình hình tôn giáo nói chung và 4 Công giáo nói riêng đã có nhiều biến động to lớn, diễn ra trên các địa phương trong cả nước. Đồng Nai là nơi tập hợp nhiều dân tộc anh em sinh sống. Trong đó đồng bào là tín đồ tôn giáo chiếm trên 52% dân số của Tỉnh và phần lớn là giáo dân theo đạo Công giáo (33,71%). Xuyên suốt qua các thời kỳ cách mạng, đồng bào Công giáo luôn đoàn kết gắn bó, một lòng đi theo Đảng, tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, do sự tác động của tình hình kinh tế - xã hội đất nước cũng như của Tỉnh đã chi phối làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và biến đổi về tổ chức, hoạt động của Công giáo. Trong khi đó các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” hòng phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây rối làm mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Mặt khác, từ thực tế ở một số địa phương trong Tỉnh, các cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Công tác vận động đồng bào Công giáo còn bộc lộ những yếu kém nhất định, nhất là một số vùng có đông đồng bào Công giáo sinh sống còn để xảy ra “điểm nóng” vì lý do tôn giáo, gây ra những hậu quả xấu, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng để kích động giáo dân, vu khống, chống lại chính quyền địa phương. Như vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo là việc làm cần thiết để góp phần nghiên cứu, khẳng định giá trị khoa học, thực tiễn công tác vận động đồng bào Công giáo của Tỉnh, từ đó rút ra những kinh nghiệm làm căn cứ bổ sung phát triển, hoàn thiện chính sách tôn giáo nói chung và công tác vận động đồng bào Công giáo nói riêng của Tỉnh trong những năm tiếp theo. Với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tôn giáo và công tác tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp trong giai đoạn hiện nay, do vậy đã và đang được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu tới lĩnh vực này, cụ thể là: Nhóm các công trình nghiên cứu về tôn giáo đã được xuất bản thành sách. Tiêu biểu như: Nguyễn Đình Đẩu (1993), Công giáo ở Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; một số công trình tiêu biểu của Giáo sư. Đặng Nghiêm Vạn như: (1996), Về tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; (1999), Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam - chính sách của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; (2001), Dân tộc, văn hóa, tôn giáo, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; một số công trình của PGS, TS. Nguyễn Hồng Dương, tiêu biểu như: (1997), Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ năm 1829 đến năm 1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; (2003), Nhà thờ Công giáo Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; một số công trình nghiên cứu của Giáo sư. Đỗ Quang Hưng như: (2003), Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ Nhà nước và tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; (2003), Nhà nước và giáo hội, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; (2003), Hiện tượng tôn giáo mới, mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Giáo sư. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đến con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Bùi Thị Kim Quỳ (2002), Mối quan hệ dân tộc, tôn giáo và thời đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2005), Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch, Nxb Chính 6 trị quốc gia, Hà Nội; Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, sách trắng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả các công trình trên đã rất công phu khai thác, tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu trong nước và ngoài nước, cung cấp nhiều thông tin quý về lịch sử Giáo hội Công giáo và quá trình truyền giáo ở Việt Nam. Dựa trên nền tảng cơ cấu tổ chức làng xã nông thôn truyền thống của miền Bắc cùng các thiết chế văn hóa cơ sở, tác giả đã mô tả khá đầy đủ những hoạt động sống động trong đời sống đạo của đồng bào Công giáo thông qua việc thực hành các nghi lễ tôn giáo. Đây là những lễ nghi được hình thành trong quá trình giao lưu, hội nhập, hòa hợp với văn hóa dân tộc, tín ngưỡng truyền thống của địa phương. Từ mối quan hệ giữa làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) với tư cách là tổ chức tôn giáo cơ sở và các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của làng xã Việt Nam, tác giả đã làm rõ sự Việt hóa trong đời sống đạo thông qua các nghi lễ của Công giáo, làm cho nét văn hóa của từng địa phương thêm phong phú. Đáng chú ý nhất là năm 2007, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có xuất bản hai cuốn sách quý: “Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn và cuốn “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lí luận và thực tiễn” của Giáo sư Đỗ Quang Hưng. Đây là hai cuốn sách rất bổ ích, cung cấp nhiều tư liệu quý về vấn đề tôn giáo cả ở Việt Nam và trên thế giới, lịch sử và hiện tại. Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn tiếp cận đến vấn đề tôn giáo thiên về góc độ tôn giáo học, xã hội học và văn hóa là chủ yếu, trong đó có kiến nghị một số chủ trương, chính sách với Đảng, Nhà nước ta về giải quyết các vấn đề tôn giáo. Trong 4 phần, 15 chương, 428 trang, Giáo sư Đỗ Quang Hưng đã đề cập một cách tổng quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tôn giáo ở Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của cách mạng Việt Nam, từ năm 1920 đến nay, đồng thời làm rõ sự nhận thức của Đảng ta về công tác tôn giáo qua các thời kỳ. Tuy nhiên, những công trình này không tiếp cận vấn đề tôn giáo dưới góc độ 7 Lịch sử Đảng. Để hiểu đầy đủ về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo ở một giai đoạn cụ thể, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu thêm. Nhóm các luận văn, luận án, nghiên cứu về tôn giáo. Tiêu biểu như: Nguyễn Đức Thịnh (2001), Công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Thị Tuyết Hà (2001), Nâng cao hiệu quả công tác vận động tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Hồ Xuân Định (2004), Công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Nam Định từ năm 1990 đến nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Hữu Hợp (2006), Cộng đồng người Việt Công giáo ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử, Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh; Phan Thanh Kiều (2008), Chất lượng các Đảng bộ xã có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, Viện xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Đặng Mạnh Trung (2011), Công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ một số tỉnh miền Đông Nam Bộ từ năm 1996 đến năm 2006, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các công trình trên chủ yếu đề cập đến thực trạng sinh hoạt tôn giáo và công tác vận động quần chúng có tín ngưỡng, tôn giáo ở các địa phương, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác vận động quần chúng của Đảng đối với đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là đồng bào Công giáo, rút ra kinh nghiệm, nêu lên nội dung và phương pháp vận động quần chúng có tín ngưỡng, tôn giáo ở một số địa phương cụ thể. 8 Trong lĩnh vực quốc phòng, đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về công tác tôn giáo như: Nguyễn Đăng Thanh (2002), Công tác vận động đồng bào Công giáo tỉnh Bình Dương của Trường sĩ quan Công binh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quân sự; Nguyễn Minh Sơn (2005), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo từ 1986 đến 2001, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quân sự; Đào Quang Ninh (2005), Phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự; Phạm Văn Nghĩa (2006), Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự; Nguyễn Như Trúc (2006), Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong công tác vận động đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo ở Tây nguyên hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự; Trần Minh Chiêm (2008), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị; Đinh Văn Thành (2008), Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết Học, Học viện Chính trị. Nhìn chung, tác giả các đề tài trên đã đề cập đến thực trạng vấn đề tôn giáo, đặc biệt là đi sâu phân tích những hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội ở các địa bàn cụ thể, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dân vận của các đơn vị Quân đội cùng hệ thống chính trị ở cơ sở, chống lại sự lợi dụng tôn giáo và truyền đạo trái phép của các thế lực thù địch trên địa bàn đóng quân. Tuy nhiên, các đề tài trên chưa đi sâu nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối 9 với công tác vận động đồng bào Công giáo, các giải pháp còn nặng về công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo mà chưa làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác vận động đồng bào có đạo nói chung và đồng bào có đạo Thiên Chúa nói riêng. Nhóm các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí. Tiêu biểu như: Bùi Thị Kim Quỳ (1991), “Về Công giáo và chính sách tôn giáo ở Nam Bộ”, Tạp chí Triết học, (số 3); một số bài tiêu biểu của GS, TS. Đỗ Quang Hưng như: (1999), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 1); (2000), “Vài suy nghĩ về tôn giáo Nam Bộ thời cận đại”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 1); (2002), “Những biểu hiện mới của vấn đề tôn giáo - dân tộc trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 2); (2002), “Hồ Chí Minh và nền tảng pháp luật tôn giáo ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 3); (2006), “Vấn đề tôn giáo trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng, cái đã có và cái cần có”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 5); Huy Thông (2000), “Ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Công giáo với văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Tôn giáo, (số 2); Nguyễn Văn Ngọc, (2001), “Thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (số 9); một số bài tiêu biểu của Nguyễn Hồng Dương như: (2001), “Công đồng Vatican II ở Việt Nam - Nhìn từ góc độ lí luận về hội nhập văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 3); (2002), “Tìm hiểu tổ chức xứ, họ đạo Công giáo Nam Bộ (Đến đầu thế kỷ XX)”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 3); (2003), “Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam - một số loại hình kiến trúc tiêu biểu”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 1); Nguyễn Đức Lữ (2002), “Quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo trong văn kiện Đại hội Đảng IX”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 9); Nguyễn Mạnh Hưởng (2003), “Tăng cường đoàn kết dân tộc - nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo hiện 10 nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 3); (2003), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về điểm tương đồng đoàn kết Lương Giáo và vận dụng tư tưởng đó trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lí luận chính trị quân sự, (số 3); Vũ Trọng Dung (2003), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề tôn giáo”, Tạp chí Giáo dục lí luận, (số 7); Lê Bỉnh (2004), “Những âm mưu lợi dụng tôn giáo và vấn đề dân tộc chống lại sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (số 10); Phan Thanh Kiều (2004), “Đồng Nai nâng cao vai trò tổ chức cơ sở đảng trong vùng đồng bào theo đạo Thiên Chúa”, Tạp chí Cộng sản, (số 10); Lê Quang Trung (2005), “Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết dân tộc không phân biệt tôn giáo”, Tạp chí Giáo dục lí luận, (số 6); Đặng Tài Tính (2005), “Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo - từ văn bản đến thực tiễn cuộc sống”, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, (số 10); Nguyễn Đức Lữ (2006), “Tôn giáo cùng tồn tại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Cộng sản, (số 15); Nguyễn Thị Kim Thanh (2006), “Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lí luận chính trị, (số 3); Trương Minh Tuấn (2006), “Công tác tư tưởng đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (số 7); Trần Văn Trình (2007), “Tôn giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Xã hội học, (số 1); Nguyễn Thế Doanh (2007), “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (số 4); Nguyễn Chí Bền (2007), “Giáo dục về tín ngưỡng cho các cộng đồng dân cư ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (số 4). Với nguồn tư liệu phong phú và sát thực, các tác giả đã tập trung mô tả bức tranh tổng quát về các tôn giáo và xu hướng vận động của các tôn giáo ở Việt Nam, làm rõ mối quan hệ giữa tôn giáo nói chung và từng tôn giáo nói riêng với những vấn đề về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp Đảng, Nhà nước hoạch định những chính 11 sách vĩ mô về tôn giáo, đồng thời giúp Đảng bộ, chính quyền các địa phương vận dụng trong quá trình vận động đồng bào Công giáo và giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên từng địa bàn. Đối với hệ thống nhà thờ Công giáo, tác giả giới thiệu khá chi tiết một số nhà thờ tiêu biểu khuôn mẫu cả về kiến trúc nghệ thuật lẫn giá trị tâm linh ở một số địa phương của Việt Nam. Qua đó khẳng định tầm quan trọng của nhà thờ đối với cộng đồng Công giáo. Nhìn chung những công trình và các đề tài trên đã đề cập vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo ở nhiều góc độ khác nhau. Đây là những tài liệu có giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu, tham khảo, chọn lọc và kế thừa. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đối với công tác vận động đồng bào Công giáo, giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng. Như vậy, đề tài Luận văn của tôi hoàn toàn không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi của đề tài Mục đích Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010; trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm nhằm góp phần tổng kết và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu quả hơn. Nhiệm vụ Làm rõ yêu cầu khách quan lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo ở tỉnh Đồng Nai từ năm 2001 đến năm 2010. Trình bày có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đối với công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010. Đánh giá những thành tựu, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động đồng bào Công giáo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 2001 đến năm 2010. 12 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đối với công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đối với công tác vận động đồng bào Công giáo. Thời gian: từ năm 2001 đến năm 2010. Không gian: địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo qua các giai đoạn, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học Lịch sử, chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và kết hợp hai phương pháp đó. 5. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần vào việc tổng kết công tác tôn giáo nói chung, công tác vận động đồng bào Công giáo nói riêng ở tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ đổi mới. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 13 Chương 1 QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 1.1. Yêu cầu khách quan lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo ở tỉnh Đồng Nai trong những năm 2001 - 2010 1.1.1. Vị trí chiến lược và đặc điểm của đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai Vị trí chiến lược của tỉnh Đồng Nai trong khu vực miền Đông Nam Bộ Tỉnh Đồng Nai thuộc địa bàn miền Đông Nam Bộ, là tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, là một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc tứ giác kinh tế động lực (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu); có diện tích tự nhiên là 5.864,77 km2 chiếm 1,76% tổng diện tích cả nước và 26% diện tích tự nhiên của miền Đông Nam Bộ. Đây là vùng đất chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và vùng đồng bằng Nam Bộ, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận; phía Đông - Nam tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh; phía Đông - Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Tây - Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Tân Phú; Định Quán; Xuân Lộc; Thống Nhất; Vĩnh Cửu; Trảng Bom; Cẩm Mỹ; Long Thành; Nhơn Trạch, với 171 đơn vị hành chính cơ sở gồm 6 thị trấn, 29 phường và 136 xã. Thành phố Biên Hòa là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của Tỉnh, giữ vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng của vùng Đông Nam Bộ. Về khí hậu thời tiết, Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa do vậy khí hậu ôn hòa, ít ảnh hưởng của bão lũ, thiên tai, trong năm thời tiết có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Do nằm trong vùng chuyển tiếp nên Đồng Nai có mật độ sông suối dày (toàn tỉnh có khoảng 40 sông, suối lớn nhỏ), đáng kể nhất là các sông: 14 Đồng Nai, La Ngà, Thị Vải, Đồng Tranh, Buông. Ngoài ra, Tỉnh còn có các hồ chứa nước lớn, như hồ Trị An có diện tích 323 km2 dung tích khoảng 2,8 tỷ m3. Trên sông Đồng Nai có một số cảng sông quan trọng phục vụ vận chuyển hàng hoá, nhất là cảng Đồng Nai, cảng Gò Dầu B, cảng Long Bình Tân. Tỉnh Đồng Nai có hệ thống đường giao thông tương đối phát triển. Những quốc lộ quan trọng chạy qua Tỉnh với tổng chiều dài là 244,5 km như: Quốc lộ 1A nối liền từ miền Trung qua thành phố Biên Hòa vào Thành phố Hồ Chí Minh; quốc lộ 20 từ ngã ba Dầu Giây lên Lâm Đồng, Tây Nguyên; quốc lộ 51 nối thành phố Biên Hòa với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (đã được nâng cấp mở rộng thành đường cao tốc); cầu Thủ Thiêm nối liền thị trấn Long Thành với Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến đường sắt Bắc - Nam, huyết mạch giao thông của cả nước chạy qua với tổng chiều dài 87 km. Hệ thống đường bộ trong tỉnh có 3.339 km, trong đó có gần 700 km đường nhựa. Đường tỉnh có 22 tuyến, dài 336 km. Đường huyện có 139 tuyến, dài 668 km. Ngoài ra, hệ thống đường phường, xã, đường các nông, lâm trường, khu công nghiệp tạo nên một mạng lưới giao thông liên hoàn đến cơ sở; 100% xã (phường) có đường ô tô đến trung tâm. Trong thành phố Biên Hòa có sân bay Biên Hoà là sân bay quân sự lớn, giữ vị trí chiến lược trong bảo vệ vùng trời phía Nam của Tổ quốc [63, tr.9]. Có thể thấy rằng, Đồng Nai là tỉnh có ưu thế về vị trí địa lý, lại được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều nguồn lực để phát triển các khu công nghiệp, có tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời cũng là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng và an ninh của địa bàn miền Đông Nam Bộ. Nhận rõ vấn đề này, năm 1954 bọn đế quốc và lực lượng phản động với khẩu hiệu “Chúa vào Nam” đã dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng bức 50 vạn tín đồ Công giáo ở miền Bắc di cư vào Nam, trong đó phần lớn cư trú ở Đồng Nai; tập trung chủ yếu là Hố Nai, Thống 15 Nhất, Xuân Lộc, Long Khánh… án ngữ mạch máu giao thông, địa bàn xung yếu dọc quốc lộ 1A, cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn - nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Đại đa số lực lượng này được chính quyền Sài Gòn trước đây nuôi dưỡng, làm tay sai cho chúng; trong số đó hiện nay một số người vẫn còn mặc cảm, có những tư tưởng và hành động chống Đảng, chính quyền địa phương, gây không ít khó khăn đối với Đảng bộ Tỉnh trong lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo. Đặc điểm của đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai Nguồn gốc hình thành: Miền Đông Nam Bộ nói chung, Đồng Nai nói riêng không phải là điểm đầu tiên truyền giáo vào Việt Nam, nhưng cùng với sự vận động biến đổi của thời gian, đồng bào Công giáo ở tỉnh Đồng Nai đã nhanh chóng hòa nhập và trở thành một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân cư toàn Tỉnh, một trong những trung tâm Công giáo của cả nước. Hiện nay Đồng Nai có 17/38 dân tộc có đông đồng bào tôn giáo, chiếm trên 52% dân số của Tỉnh. Trong đó, giáo dân theo đạo Công giáo đông nhất (795.042 người), chiếm 33,71% dân số của Tỉnh và chiếm 12% tín đồ Công giáo cả nước [Phụ lục 6]. Đồng bào Công giáo ở tỉnh Đồng Nai mang đầy đủ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá của đạo Thiên Chúa cả nước. Qua nghiên cứu tư liệu lịch sử của Giáo phận Xuân Lộc (thị xã Long Khánh) và của các nhà sử học Công giáo xác định cuộc truyền giáo vào vùng đất phương Nam được bắt đầu từ miền Đông Nam Bộ, trong đó có Đồng Nai và khẳng định có 3 nguồn gốc chính hình thành đạo Công giáo ở Đồng Nai: Thứ nhất, Giáo dân di cư từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào lập nghiệp ở xứ Đàng Trong, hoặc lánh nạn các cuộc chiến tranh ác liệt giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn vào thế kỷ thứ XVII. Đặc biệt là khi có sắc chỉ cấm đạo dưới triều đại các vua nhà Nguyễn ban hành, nhất là vua Minh Mạng (1820 - 1840), vua 16 Tự Đức (1847-1883). Đến nay vẫn còn nhiều xứ, họ đạo cổ tồn tại ở Đồng Nai như: giáo xứ Biên Hòa (năm 1861), giáo xứ Bến Gỗ (năm 1874), giáo xứ Phước Lý (năm 1885), giáo xứ Phước Khánh (năm 1887) [62, tr.18]. Điều đó chứng tỏ công cuộc truyền giáo vào vùng đất Đồng Nai được tiến hành khá sớm. Thứ hai, Giáo dân di cư từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào miền Nam theo lời chiêu dụ, lừa gạt của thực dân Pháp. Mục đích là để làm nhân công và phu đồn điền cao su ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…để thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (từ sau năm 1918) của thực dân Pháp. Trong đội ngũ phu đồn điền đó có những người theo đạo Công giáo, họ đã lập nên các xứ, họ đạo để phục vụ nhu cầu hành đạo. Đến nay vẫn còn tồn tại những giáo xứ ngày xưa như: Giáo xứ Dầu Giây (năm 1900), giáo họ biệt lập Hàng Gòn (năm 1906), giáo xứ Bình Lộc (năm 1936), giáo xứ Hòa An (năm 1949) [62, tr.25]. Thứ ba, một bộ phận lớn giáo dân miền Bắc di cư vào Nam sau Hiệp định Giơnevơ ngày 21 tháng 7 năm 1954. Theo linh mục Trần Tam Tỉnh, số liệu cụ thể về số lượng giáo dân thuộc 10 địa phận miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Bùi Chu, Hải Phòng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh) đã di cư vào Nam là 543.500 người, chiếm 40% giáo dân của 10 địa phận và 809 linh mục, chiếm 72% tổng số linh mục của 10 địa phận [87, tr.113]. Một số khác là những cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là người Công giáo tham gia chiến đấu, công tác ở miền Nam, sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, họ ở lại lập nghiệp ở Đồng Nai. Ngoài ra, còn có một bộ phận giáo dân miền Bắc vào lập nghiệp sau năm 1975 và một số ít giáo dân là người bản địa (người địa phương). Cuộc di cư của những giáo dân miền Bắc, miền Trung vào Đồng Nai năm 1954 đã làm cho số lượng giáo dân tăng đột biến gấp khoảng 20 lần: Từ 17 8.000 lên 160.000 giáo dân và số lượng giáo xứ cũng tăng từ 14 giáo xứ lên 67 giáo xứ [63, tr.22]. Đến sau năm 1975 số giáo dân tiếp tục tăng, nhưng chủ yếu là tăng về mặt cơ học, có vùng đồng bào Công giáo di cư tự do vào Đồng Nai sinh sống gần như cả một xã, một làng, một ấp, hoặc cả dòng họ, anh em ruột thịt. Chính vì vậy, Đồng Nai đã trở thành nơi định cư của một bộ phận lớn giáo dân và là khu vực trọng điểm về Công giáo. Về cơ cấu tổ chức: Đạo Thiên Chúa ở Đồng Nai cũng tuân thủ theo cơ cấu tổ chức chỉ đạo của Toà Thánh Vatican, nhưng chủ yếu vẫn là theo cơ cấu tổ chức của giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam. Đứng đầu tổ chức giáo phận tỉnh Đồng Nai là Toà Giám mục Xuân Lộc (thị xã Long Khánh). Đây là một trong 25 giáo phận lớn nhất trong các giáo phận của đạo Công giáo ở Việt Nam. Dưới giáo phận là giáo hạt, giáo xứ, giáo họ, ngoài ra còn có xóm đạo và khu đạo. Đội ngũ chức sắc hiện có 02 Giám mục, trong đó có một Giám mục phụ tá được phong vào tháng 5 năm 1992 và có 293 linh mục [phụ lục 8]. Kể từ sau năm 1975 đến nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đồng ý cho phép thụ phong 66 linh mục mới; hợp thức hoá 10 linh mục tự phong trái phép và phục hồi mục vụ cho 35 linh mục đã được học tập cải tạo trở về. Đội ngũ chức việc hiện có 163 Ban hành giáo xứ với 652 thành viên, mỗi Ban hành giáo xứ được tổ chức một trưởng ban, hai phó ban và một thư ký. Đây là một tổ chức chuyên làm công tác sự vụ trong các giáo xứ. Ngoài ra dưới họ đạo còn có 212 thành viên. Đó là những con số mà cấp chính quyền địa phương nắm và quản lý được, chưa kể con số Ban hành giáo tự Giáo hội lập ra. Dòng tu là những cộng đồng tín hữu, từ bỏ cuộc sống trần thế để cống hiến trọn đời cho việc đạo. Các tu sĩ phải giữ trọn đời những lời tâm niệm của mình: “Thanh khiết thanh bần, vâng phục huynh đệ”. Hệ thống tổ chức dòng tu thường có ba cấp: Bề trên dòng, tỉnh dòng tu và các cơ sở tu viện. Hiện nay toàn Tỉnh có 55 dòng tu với 1.511 tu sĩ, trong đó có 39 dòng tu nữ với 1.313 18 nữ tu sĩ và 16 dòng tu nam với 198 nam tu sĩ [phụ lục 8]. Về cơ sở vật chất để đảm bảo cho hoạt động hành đạo: Đến năm 2006 Đồng Nai có hơn 265 cơ sở thờ tự, trong đó có 01 Tòa Giám mục, 12 giáo hạt, 174 giáo xứ, 59 giáo họ biệt lập và 19 giáo họ biệt lập mới thành lập [phụ lục 8], ngoài ra còn có các nhà nguyện. Phần lớn những cơ sở được xây dựng trước năm 1975, đến nay đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh cho phép tu sửa, xây dựng lại. Đặc điểm nổi bật về tình hình Công giáo ở Đồng Nai là giáo dân thường định cư tập trung theo mô hình từng huyện hoặc từng phường, xã, đông nhất là ở các huyện như: Thống Nhất 101.352 giáo dân, chiếm 69,36% dân số của huyện; Xuân Lộc 115.586 giáo dân, chiếm 55,63%; phường Tam Hòa - thành phố Biên Hoà có 99,7% là giáo dân [phụ lục 6]. Chính mô hình này, một số địa phương ở Đồng Nai đã xuất hiện nhiều xứ đạo Công giáo mang tính chất toàn tòng. Bên cạnh đó, giai đoạn trước giải phóng miền Nam, việc hình thành các xứ, họ đạo gắn liền với khu dân cư và đơn vị hành chính cấp cơ sở, đồng thời thiết lập các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa chính quyền với giáo hội là để tiện việc quản lý và sử dụng lực lượng này phục vụ cho ý đồ chính trị của chính quyền Ngô Đình Diệm. Mặt khác, ngay từ đầu chính quyền Ngô Đình Diệm đã chọn Đồng Nai là nơi trọng điểm để tập kết đồng bào Công giáo di cư. Vì vậy, đã bố trí khoảng 160.000 giáo dân sinh sống xung quanh các khu quân sự dọc hai bên các trục lộ giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 20 và quốc lộ 51, tạo thành một vành đai chắn trong âm mưu phòng thủ chiến lược của Mỹ - Diệm cho cơ quan đầu não ở trung tâm Sài Gòn. 1.1.2. Thực trạng tình hình hoạt động của đạo Công giáo và công tác vận động đồng bào Công giáo ở tỉnh Đồng Nai trước năm 2001 Thực trạng tình hình hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai trước năm 2001 Trong lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc và tỉnh Đồng Nai, đồng bào Công giáo là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phần lớn đồng 19 bào Công giáo là nông dân, công nhân, có truyền thống đoàn kết, yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo, đã có những đóng góp quan trọng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Đồng Nai nói chung, đồng bào Công giáo của tỉnh nói riêng đã phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, theo Đảng xây dựng căn cứ cách mạng vững chắc, góp phần làm nên những chiến công vang dội ở khắp các chiến trường miền Đông Nam Bộ. Sau ngày giải phóng miền Nam, truyền thống yêu nước của đồng bào giáo dân tiếp tục được phát huy, đại đa số các linh mục, tu sĩ đã ra sức vận động giáo dân tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng, khắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ Tỉnh đến địa phương. Tình hình Công giáo ở Đồng Nai đã có những chuyển biến tiến bộ rõ rệt. Đại đa số đồng bào giáo dân đã và đang an tâm, phấn khởi trước những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước cũng như của Tỉnh nhà. Tình hình kinh tế của Tỉnh nói chung, vùng đồng bào Công giáo nói riêng ngày càng phát triển, ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của bà con giáo dân từng bước được nâng cao. Đa số chức sắc, tín đồ và đồng bào giáo dân chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Một số vị linh mục, chức sắc Công giáo tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong các mặt công tác xã hội và các hoạt động phong trào ở địa phương. Nhiều thành viên là tín đồ Công giáo đã tích cực tham gia vào các đoàn thể chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân… 20 Thông qua những việc làm thiết thực của các đoàn thể trong Tỉnh cùng những hoạt động hiệu quả của Ủy Ban đoàn kết Công giáo Tỉnh và những đóng góp cụ thể của các vị linh mục, tu sĩ, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ, phấn đấu vươn lên của cộng đồng Công giáo, đã góp phần to lớn vào sự phát triển chung của Tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, tình hình Công giáo ở tỉnh Đồng Nai trước năm 2001 vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Cụ thể là: Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước từng bước lâm vào khủng hoảng và ngày càng trầm trọng, kéo dài. Khó khăn về kinh tế cùng với sự chuyển đổi chế độ sau ngày giải phóng miền Nam đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống các tôn giáo ở Đồng Nai, trong đó có đồng bào Công giáo. Một số phần tử đã tung tin xuyên tạc chính quyền cách mạng sẽ có cuộc “tắm máu” trả thù người Công giáo và những người dính líu đến chế độ cũ. Điều đó đã gây hoang mang, hốt hoảng cho đồng bào giáo dân dẫn đến việc vượt biên trái phép ra nước ngoài của một bộ phận người Việt Nam, trong đó có linh mục, giáo dân tỉnh Đồng Nai. Trong số những người di tản ra nước ngoài có một số tu sĩ cực đoan đã lén lút rao giảng, tuyên truyền, kích động tinh thần chống cộng quyết liệt như: “không thể đội trời chung với cộng sản”; kêu gọi cuộc “Thánh chiến chống lại kẻ thù của tôn giáo”. Sau khi định cư ở nước ngoài họ vẫn không từ bỏ tư tưởng “chống cộng”, tiếp tục vu cáo, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, móc nối với những phần tử phản động trong nước, lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhân quyền ra sức chống phá chính quyền, tổ chức nhiều vụ gây rối trật tự công cộng, âm mưu lật đổ chính quyền. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, hoạt động của đạo Thiên Chúa ở Đồng Nai cũng diễn biến hết sức phức tạp. Ngoài việc luôn quan tâm củng cố đức tin, củng cố tổ chức, phát triển tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, còn 21 có những việc lợi dụng hành đạo để hoạt động trái phép. Các tổ chức giáo hội ở cơ sở được củng cố phát triển song song với các tổ chức trong hệ thống chính quyền. Ra sức đào tạo chức sắc, chức việc, nhằm phát triển lực lượng, lôi kéo tín đồ. Các hội đoàn Công giáo, ngoài 3 tổ chức được phép hoạt động, vẫn còn nhiều hình thức phát triển theo giới, theo mọi lứa tuổi. Hội đoàn Công giáo thường hoạt động công khai, cạnh tranh với các đoàn thể chính trị - xã hội. Đến năm 2001, Đồng Nai có một số hội đoàn hoạt động không hợp pháp đó là: Hội gia trưởng có 64 hội với 18.883 hội viên, Hội giới trẻ có 37 hội với 16.637 hội viên, Hội thiếu nhi tinh thần có 48 hội với 33.136 hội viên. Việc tổ chức các hội đoàn trên nhằm mục đích tập hợp lôi kéo quần chúng, mở rộng quy mô và lực lượng. Sau khi đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn tổ chức, tâp hợp lực lượng, các thế lực thù địch đã gia tăng các hoạt động lợi dụng Công giáo để gây rối, chống phá chế độ và chính quyền sở tại với những biểu hiện ngày càng tinh vi và mang mục đích chính trị rõ nét hơn, cụ thể là: Tháng 4 năm 1992, linh mục Vương Văn Tuyên phường Hố Nai đã tổ chức liên hoan giới trẻ xứ Nam Hải và tự in ấn 500 tài liệu với tựa đề: “Hãy loan báo tin mừng” nhằm tuyên truyền sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Vào tháng 7 năm 1993, linh mục Nguyễn Cự Chúc tự ý tổ chức bầu bề trên của Dòng và tiến hành lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Dòng. Trong buổi lễ đó, Giám mục Nguyễn Minh Nhật làm chủ lễ đã phát biểu: Kêu gọi giáo dân đòi lại các cơ sở tôn giáo bị chính quyền truy thu, mượn hoặc hiến, đòi Nhà nước không can thiệp vào tôn giáo. Buổi lễ đã thu hút từ 20.000 đến 30.000 giáo dân và hàng trăm linh mục về dự. Tháng 10 năm 1995 ở huyện Thống Nhất đã phát hiện tại cổng nhà thờ Giáo xứ Bạch Lâm treo một băng rôn, dán khẩu hiệu với nội dung “lúa chín đầy đồng mà không ai gặt”. Ngụ ý: con chiên đông mà thiếu linh mục, họ cho rằng chính quyền Nhà nước ta khắt khe, hạn chế không cho phong linh mục.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net