Những đặc điểm khác biệt giữa văn học dân gian và văn học trung đại” cũng như chỉ ra “nguyên nhân của sự ảnh hưởng của văn học dân gian và văn học trung đại

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Những đặc điểm khác biệt giữa văn học dân gian và văn học trung đại” cũng như chỉ ra “nguyên nhân của sự ảnh hưởng của văn học dân gian và văn học trung đại

Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ MỤC LỤC MỤC LỤC..............................................................................................................1 A. LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................3 B. NỘI DUNG........................................................................................................4 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.........................................................................................................................4 1.1. Khái quát về văn học dân gian.....................................................................4 1.1.1. Khái niệm.............................................................................................4 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian................................................4 1.1.3. Hệ thống thể loại của vhdg việt nam....................................................5 1.2. Khái quát về văn học trung đại Việt Nam...................................................5 1.2.1. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX................5 1.2.2. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại.....................................5 1.2.3. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.............................................................................................................6 1.2.4. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ tk X đến hết tk XIX ........................................................................................................................7 Chương 2: SO SÁNH VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.............................................................................................................9 2. 1. Sự giống nhau.............................................................................................9 2.2. Sự khác nhau.............................................................................................10 2.2.1. Thời gian ra đời..................................................................................10 2.2.2. Khái niệm...........................................................................................10 2.2.3. Đặc trưng............................................................................................11 2.2.4. Thể loại...............................................................................................15 Chương 3: MỐI LIÊN HỆ GIỮA VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI........................................................................................................24 3.1. Văn học dân gian tác động đến văn học trung đại.....................................24 3.1.1. Nội dung.............................................................................................24 3.1.2 Nghệ thuật............................................................................................31 1 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ 3.1.2.1 Hình ảnh.......................................................................................31 3.1.2.2 Ngôn ngữ......................................................................................32 3.1.2.3.Thể loại.........................................................................................34 3.2. Văn học trung đại tác động trở lại văn học dân gian.................................34 CHƯƠNG 4: NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN – CHỦ QUAN......................36 4.1. Nguyên nhân khách quan..........................................................................36 4.2. Nguyên nhân chủ quan..............................................................................38 C. KẾT LUẬN......................................................................................................41 2 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ A. LỜI NÓI ĐẦU Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, luôn diễn ra quá trình tiếp nối, kế thừa và phát triển những thành tựu giữa các nền văn học, các giai đoạn, các trào lưu văn học với nhau. Văn học dân gian chính là nguồn sữa mát lành, là nguồn cảm hứng dạt dào của thi nhân, là cội nguồn gần gũi và trực tiếp ảnh hưởng đến văn học trung đại. Văn học dân gian và văn học trung đại tuy là hai bộ phận văn học khác nhau nhưng lại có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Văn học dân gian có vị trí vai trò rất quan trọng trong nền văn học nước nhà. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kì dân tộc ta chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc sâu sắc và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tài hoa của văn học dân gian có tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức. Suối nguồn dân gian tựa như mảnh đất màu mỡ tràn trề nhựa sống để các nhà thơ nhà văn đắm mình thưởng thức và học hỏi. Các tác giả văn học trung đại đã thừa hưởng sự phong phú của nền văn hóa dân gian và sáng tạo vào thơ mình một cách đặc biệt và đầy ấn tượng vào trong tác phẩm của mình. Văn học dân gian ra đời sớm hơn văn học viết nhưng lại tồn tại song song với văn học viết, truyền cho văn học viết một sức sống mới, tặng cho người đọc những bài viết, tác phẩm có sức lay động tình cảm của người bình dân. Tìm hiểu “Những đặc điểm khác biệt giữa văn học dân gian và văn học trung đại” cũng như chỉ ra “nguyên nhân của sự ảnh hưởng của văn học dân gian và văn học trung đại” để thấy rõ những quy luật kế thừa và phát triển của văn học cũng như những ý nghĩa to lớn của nền văn học dân gian đối với văn học trung đại và sự ảnh hưởng qua lại, biện chứng giữa hai nền văn học này. 3 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ B. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 1.1. Khái quát về văn học dân gian 1.1.1. Khái niệm Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng). Truyền miệng đó là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời hoặc trình diễn cho người khác nghe, xem. Văn học dân gian khi được phổ biến lại đã thông qua lăng kính chủ quan của người truyền tụng thường được sáng tạo thêm nên tính truyền miệng gắn liền với tính dị bản. Văn học dân gian được truyền miệng từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác (theo không gian), từ đời này qua đời khác, từ thời này qua thời khác (theo thời gian) cho nên tính truyền miệng còn gắn với tính địa phương. Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức diễn xướng. Các hình thức diễn xướng thường là: nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian cho nên tính truyền miếng gắn với tính biểu diễn. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể). Quá trình sáng tác Văn học dân gian thông thường là: Ban đầu tác phẩm VHDG do một người khởi xướng; rồi được tập thể tiếp nhận và lưu truyền, biến đổi dần, phong phú và hoàn thiện hơn. Như vậy, nhân dân lao động là lực lượng chính tạo ra kho tàng văn học dân gian đồ sộ của mỗi dân tộc. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Nó còn đóng vai trò phối hợp hoạt động theo nhịp điệu của hoạt động đó. Như bài ca: Tay cầm con dao/ Làm sao cho sắc….Văn học dân gian gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc. Như “Hò kéo lưới”, “Hò giã gạo”… Như vậy, tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 4 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ 1.1.3. Hệ thống thể loại của vhdg việt nam Thần thoại. VD: Quả bầu mẹ, Thần trụ trời… Sử thi. VD: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Đăm-săn (Ê-đê) Truyền thuyết. VD: Con rồng cháu tiên… Truyện cổ tích. VD: Tấm Cám, Sọ Dừa… Truyện ngụ ngôn. VD: Trí khôn của ta đây Truyện cười. VD: Lợn cưới áo mới… Tục ngữ. VD: Nước chảy đá mòn Câu đố. VD: Thân em xưa ở bụi tre/ Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra Ca dao. VD: Công cha như núiThái Sơn… Vè. VD: Nghe vẻ nghè ve/ Nghe vè… Truyện thơ. VD: Tiễn dặn người yêu (Thái) Chèo. VD: Quan Am Thị Kính Nói tóm lại văn học dân gian tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền văn học dân gian được tập thể không ngừng sáng tạo lại và hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, cần được trân trọng và phát huy. 1.2. Khái quát về văn học trung đại Việt Nam Văn học Trung đại là khái niệm dùng để chỉ bộ phận văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến. 1.2.1. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Nhìn chung, văn học Trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Văn học chữ Hán là sáng tác bằng chữ Hán của người Việt. Thành phần văn học này xuất hiện từ sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại. Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII mới xuất hiện), tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. Hai thành phần văn học này không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của văn học dân tộc. 1.2.2. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua bốn giai đoạn: giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, văn học phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt – dân tộc ta lập được độc lập tự chủ, lập được nhiều kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển nên văn học chủ yếu mang âm hưởng yêu nước hào hùng như “Vận nước” của Pháp Nhuận, “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, 5 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải…Giai đoạn thứ hai từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII, nhân dân ta tiếp tục làm nên kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân Minh nửa đầu thế kỉ XV đưa chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao cực thịnh, bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến đã bắt đầu có những biểu hiện khủng hoảng cho nên văn học từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca dần chuyển sang nội dung phản ánh thế sự với những tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này như sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm…Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái, cuộc khởi nghĩa của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ đã thống nhất được đất nước, đánh đuổi quân Thanh, trong giai đoạn này, văn học phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh cao nghệ thuật – là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với những gương mặt tiêu biểu như Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân cả nước kiên cường bất khuất đứng lên chống giặc. Nhưng rồi đất nước dần rơi vào tay giặc. Xã hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang thực dân phong kiến, văn học yêu nước ở giai đoạn này nhìn chung mang âm hưởng bi tráng, Những gương mặt điển hình ở giai đoạn này Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ… 1.2.3. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Chủ nghĩa yêu nước trở thành ội dung lớn, xuyên suốt nền văn học. Yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng “trung quân, ái quốc” (Trung với vua là yêu nước). Tuy nhiên, tư tưởng yêu nước có tính đặc thù này không tách rời với truyền thống yêu nước của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện phong phú, đa dạng, là âm điệu hào hùng khi đất nước có giặc ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thanh bình thịnh trị. Nhìn chung, chủ nghĩa yêu nước tập trung thể hiện ở nhiều phương diện: ý thức độc lập tự chủ, tự hào như “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi; lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn; yêu thiên nhiên, đất nước trong văn học Lý Trần, ca ngợi những người hi sinh vì nước của Nguyễn Đình Chiểu… Cùng với chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo cũng là nội dung lớn, xuyên suốt nền văn học. Chủ nghĩa nhân đạo ảnh hưởng từ truyền thống nhân đạo của người Việt, của văn học dân gian; tư tưởng Phật giáo và Nho giáo, Đạo 6 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ giáo… Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng được biểu hiện phong phú, đa dạng như tình thương đối với con người; Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; Khẳng định, đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; Nói lên ước mơ và khát vọng về hạnh phúc và quuyền sống của con người. Tiểu biểu có văn học Lí- Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu; Đặng Trần Côn… Bên cạnh hai nội dung lớn là chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo, trong văn học trung đại còn thể hiện cảm hứng thế sự. Phản ánh hiện thực xã hội, cuộc sống đau khổ của nhân dân và đây là tiền đề cho chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học hiện đại. Cảm hứng thế sự thường xuất hiện khi triều đại phong kiến có biểu hiện suy thoái. Như cuối đời Trần, Tk XVI; Tk XVIII- XIX…Tiêu biểu cho nội dung này là thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú Xương…. 1.2.4. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ tk X đến hết tk XIX Trước hết là tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm. Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu, đặc điểm nổi bật bao trùm văn học trung đại. Điều này được thể hiện qua: Quan điểm văn học thì dùng văn học để giáo huấn, để nói lên ý chí con người, để chở đạo “văn dĩ tải đạo”; Tư duy nghệ thuật thường theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn thành công thức. Ví như người (ngư, tiều, canh, mục), con vật (long, lân, quy, phụng), cây (tùng, trúc, bách chỉ người quân tử), cây (mai, đào, liễu chỉ người phụ nữ xinh đẹp)...Ở thể loại, quy định chặt chẽ về kết cấu ví như thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, lục bát...Sử dụng thi liệu: dẫn nhiều điển tích điển cố, mang tính ước lệ, tượng trưng. Bên cạnh tính quy phạm, còn có phá vỡ tính quy phạm tức không tuân thủ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong nội dung và hình thức. Thứ hai là khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị. Tính trang nhã thể hiện ở đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng; hình tượng nghệ thuật: hướng tới cái tao nhã, mĩ lệ; Ngôn ngữ nghệ thuật: cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Ngược lại, xu hướng bình dị lại gắn bó với hiện thực đời sống, tự nhiên và bình dị. Tiếp theo là tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài. Đầu tiên là tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc như về ngôn ngữ: dùng chữ Hán để sáng tác; Về thể loại: sử dụng thể loại văn học Trung Quốc như: thể cổ phong và Đường luật (văn vần), chiếu, biểu, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi (văn xuôi); Về thi liệu: sử dụng điển cố, điển tích, thi liệu Hán văn. Bên cạnh đó có dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài như sáng tạo ra chữ Nôm ghi âm tiếng Việt; 7 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ Việt hoá thể thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật; Sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, truyện thơ, hát nói…Sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân. Nói tóm lại, văn học trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được gọi là văn học trung đại, gồm hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, phát triển qua bốn giai đoạn. Những đặc điểm lớn về nội dung là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật là tính quy phạm, tính trang nhã, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài vừa sáng tạo những giá trị văn học mới mang bản sắc dân tộc. 8 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ Chương 2: SO SÁNH VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 2. 1. Sự giống nhau Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Nền văn học Việt Nam là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy. Đó là nền văn học được tổng hòa bởi hai bộ phận Văn học dân gian và Văn học viết, trong bộ phận văn học viết còn được chia làm hai thời kì lớn văn học Trung đại và văn học Hiện đại. Vì là hai bộ phận của nền văn học nên giữa văn học dân gian và văn học viết nói chung, văn học Trung đại nói riêng luôn có những điểm tương đồng nhất định. Điểm giống nhau trước hết là mục đích ra đời, rõ ràng cả hai bộ phận văn học ra đời ở những thời điểm khác nhau nhưng đều xuất phát từ nhu cầu của đời sống tinh thần nhân dân, nhu cầu được trao đổi, được bộc, được thể hiện những tâm tư, tình cảm, quan niệm sống…Tiếp theo, cả hai bộ phận văn học đều là loại hình nghệ thuật ngôn từ nên chúng ta có thể sử dụng những nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu văn học nói chung để nghiên cứu văn học dân gian hay văn học Trung đại. Tác phẩm văn học dân gian và văn học Trung đại đều bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống đặc biệt lấy con người là đối tượng phản ánh chính, nên cả hai bộ phận văn học này đều tập trung thể hiện con người trong nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp như con người trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên, con người trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc, con người trong mối quan hệ với xã hội và con người với ý thức về bản thân. Một điểm giống nhau chúng ta dễ dàng nhận thấy nữa đó là cả văn học dân gian và văn học Trung đại đều có chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mĩ cho nên học văn học dân tộc là để bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ. 9 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ 2.2. Sự khác nhau Như chúng ta đã biết, cả văn học dân gian và văn học viết đều là hai bộ phận của nền văn học dân tộc nên sẽ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chung dẫn đến có những điểm giống nhau nhất định. Tuy nhiên, giữa hai bộ phận này vẫn có những điểm điểm khác biệt dễ nhận thấy. Ở bài tiểu luận này, nhóm xin được chỉ ra điểm khác biệt giữa văn học dân gian và văn học Trung đại – một thời kì của văn học viết trên các mặt như thời điểm ra đời, khái niệm, đặc trưng, thể loại. 2.2.1. Thời gian ra đời Trước hết, về thời điểm ra đời, văn học dân gian ra đời từ rất sớm, khi những cảm xúc thẩm mĩ có tính độc lập tương đối và được dùng để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Sự ra đời của những sáng tác truyền miệng (văn học dân gian) đánh dấu sự ra đời của nghệ thuật ngôn từ, đánh dấu quá trình hình thành hoàn toàn của sự nhận thức thẩm mĩ. Khi chữ viết ra đời, hình thành bộ phận văn học viết, trong đó có văn học Trung đại. Văn học Trung đại được dùng để chỉ nền văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, tồn tại dưới chế độ phòng kiến, chịu sự chi phối mạnh mẽ của chế độ này. Khi nền văn học viết ra đời biểu hiện cho “sự sản xuất nghệ thuật được chuyên môn hóa” (Mac) nhưng hoạt động nghệ thuật đã được chuyên môn hóa chỉ có thể là sản phẩm của sự phân công lao động, cụ thể là phân công lao động trí óc và chân thay – sản phẩm của xã hội có giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, “những tư tưởng của giai cấp thống trị cũng là những tư tưởng thống trị của mỗi thời đại, nói một cách khác, giai cấp nào đang là thế lực thống trị trong xã hội về mặt vật chất thì cũng là thế lực thống trị về mặt tinh thần” (Mác). Cho nên trong quá trình phân công lao động giữa sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, nghệ thuật nói chung không những đã trở thành một lĩnh vực hoạt động độc lập, mà ngay cả bản thân nghệ thuật cũng phân ra thành hai hình thức: trong khi văn học thành văn tồn tại thì văn học dân gian vẫn tiếp tục phát triển như một lĩnh vực hoạt động sản xuất tinh thần riêng của nhân dân lao động để thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của họ. Bởi văn học của tầng lớp trí thức không đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của đông đảo nhân dân lao động, bản thân nhân dân lao động cũng bị tước đoạt những điều kiện để có một trình độ văn hóa và một sự trang bị kiến thức nghệ thuật cần thiết để tiếp thu những thành tựu của nền văn học thành văn, mặt khác khi văn học viết ra đời, văn học dân gian vẫn tiếp tục tồn tại bởi do nhu cầu sáng tạo giá trị tinh thần của nhân dân lao động. 2.2.2. Khái niệm Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Văn học dân gian Việt Nam còn có tên gọi là văn chương bình dân (văn học bình dân, văn học đại chúng), hay văn chương truyền khẩu (văn học truyền 10 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ khẩu, văn học truyền miệng), hoặc văn nghệ dân gian, sáng tác dân gian…Còn văn học viết nói chung, văn học Trung đại nói riêng là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết vì thế mang dấu ấn tác giả. 2.2.3. Đặc trưng Rõ ràng, cùng trong một nền văn học nhưng giữa văn học dân gian và văn học viết nói chung, văn học Trung đại nói riêng có những điểm khác biệt rất rõ về mặt đặc trưng. Văn học dân gian ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, khi con người chưa phát minh ra chữ viết. Trong thời kì đó, truyền miệng (nói, hát, kể…) là phương thức duy nhất và tất yếu của Văn học dân gian. Đây chính là điểm khác biệt đầu tiên, cơ bản và dễ nhận thấy nhất giữa Văn học dân gian và Văn học trung đại. Theo thời gian, đến khi nhân loại có chữ viết, đặc biệt là khi chữ viết trở nên phổ biến, một bộ phận Văn học dân gian được văn bản hóa, tức phương thức truyền miệng không còn là duy nhất. Tuy vậy, đời sống thực sự của nó vẫn được duy trì bằng con đường mà nó đã nảy sinh. Đặc trưng truyền miệng phản ánh phương thức sinh thành, tồn tại và phát triển của Văn học dân gian. Được sáng tác và lưu truyền từ đời này qua đời khác, nơi này qua nơi khác, chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Chính vì truyền miệng (lưu giữ trong trí nhớ) cho nên, mỗi người có thể “nhớ” không giống nhau, cốt lõi là nội dung tác phẩm, còn câu chữ thì không câu nệ. Cũng có khi do là sáng tác tập thể (không có bản quyền của một tác giả nhất định như văn học viết), nên nhân dân ta thường coi nó như là sản phẩm chung, mỗi người có thể thêm thắt, thay đổi ít nhiều theo cách cảm, cách hiểu của riêng mình; hoặc để phù hợp với địa danh xứ sở mình... Tất cả những khác nhau đó được gọi là dị bản (nhiều bản khác nhau của cùng một tác phẩm). Ðây là một đặc trưng rất riêng, rất tiêu biểu chỉ có ở Văn học dân gian mà Văn học trung đại không có được. Ta có thể điểm qua một số dị bản trong một số bài ca dao: Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ… Với câu: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ… Hoặc: Đường vô xứ Quảng quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ… Hay bài: Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng Về sông ăn cá về đồng ăn cua Nhưng một hôm, ta lại nghe: 11 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng Về kinh ăn cá về đồng ăn cua Lại một hôm, ta nghe: Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua Hay như bài: Dạy con từ thuở còn thơ Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về Với bài: Dạy con từ thuở còn thơ Dạy vợ từ thuở ban sơ mới về Trong khi đó, ở Văn học trung đại, các nhà văn, nhà thơ lại sử dụng chữ viết để sáng tác, thế nên các tác phẩm luôn mang tính cố định, không/ hoặc khó có tính dị bản như Văn học dân gian. Một đặc điểm thứ hai tạo sự khác biệt giữa Văn học dân gian và Văn học trung đại đó chính là: ở Văn học dân gian, các sáng tác thường mang tính tập thể, cho nên rất khó xác định chính xác tác giả là ai (vô danh). Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Đầu tiên một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện và phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Văn học dân gian là tài sản chung của tập thể nên mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm theo quan điểm và khả năng nghệ thuật của mình. Những ví dụ trình bày ở đặc điểm tính truyền miệng cũng tương quan phần nào với tính tập thể. Trong khi đó, ở Văn học trung đại, mỗi tác phẩm ra đời đều là một “đứa con riêng” của tác giả và mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tác. Vì thế mà thông qua các tác phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ có thể tạo được những văn phong riêng, những “chất văn” rất riêng, khó hòa lẫn với các tác giả khác. Ví dụ, nói đến nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan là nói đến giọng thơ thanh cao, trang nhã, mang đậm nét hoài cổ; nói đến nhà thơ Nguyễn Công Trứ là nói đến một giọng thơ “ngất ngưỡng” và có phần “ngông”,… Điểm khác biệt thứ ba giữa Văn học dân gian và Văn học trung đại đó là Văn học dân gian là một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân. Nó nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Lúc bấy giờ, quan điểm thẩm mỹ của cá nhân, của cộng đồng hay nói khác hơn, quan điểm thời đại của các sáng tác là những gì gần gũi, tự nhiên như chính cuộc sống, sinh hoạt, lao động hồn nhiên hằng ngày của họ. Do đó sinh hoạt nhân dân chính là môi trường sống của tác phẩm. Những hình ảnh, tâm tư, cảm xúc… đời thường đi vào tác phẩm của người bình dân một cách nhẹ nhàng, tự nhiên như chính lời ăn tiếng nói, cuộc sống, hơi thở của họ. Một số ví dụ: 12 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ Khi đang lao động, sinh hoạt như tát nước, chèo thuyền, gặt lúa, giao duyên…: “Cô kia tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?” (Ca dao) “Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm”. (Ca dao) “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần…” (Ca dao) Bài hát ru gắn với việc ru con ngủ - một hình thức sinh hoạt gia đình; ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru (để cho đứa trẻ có được giấc ngủ sâu và dài): “Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học, mẹ đi trường đời…” Hay tương tự: những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội… Nghĩa là Văn học dân gian phản ánh và chịu sự chi phối từ những điều bình dị, giản đơn trong cuộc sống, khó bó buộc lễ nghi từ những ý thức hệ cao siêu của chế độ, của giai cấp như trong Văn học trung đại. Từ đặc trưng này mà Văn học dân gian có tính đa chức năng, trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt. Còn ở Văn học trung đại, các tác phẩm vì là được phản ánh qua lăng kính của cá nhân nên thường gắn liền với hệ tư tưởng – chính trị của thời đại đó. Chức năng cơ bản của văn học thời kì này là “văn dĩ tải đạo”. Các nhà văn, nhà thơ đều là vua quan, quý tộc, kẻ sĩ, đều xuất thân từ cửa Khổng sân Trình nên họ sáng tác văn chương là để đề cao đạo đức phong kiến, chủ yếu là các vấn đề cơ bản của Nho giáo, là những lời răn dạy của đức Khổng – Mạnh. Đây chính là yếu tố quan trọng chi phối quan niệm thẩm mỹ về mọi mặt trong các tác phẩm trung đại. Ví dụ một vài nét: Ở Văn học dân gian, lòng Nhân, đức nhân là phẩm chất cơ bản của mỗi con người, vì lòng nhân, con người yêu thương, tôn trọng nhau. Họ dùng chữ “nhân” để cư xử với nhau một cách rất hợp lẽ thường bởi lẽ những con người xung quanh ấy chính là người thân – “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, là bà con láng giềng - “bán bà con xa, mua láng giềng gần”, “tắt lửa tối đèn” có 13 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ nhau, là “đồng bào” – cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra… Thế nên nó là một vấn đề đạo đức đơn thuần, bình đẳng giữa mọi người và không hàm chứa bất cứ một động cơ chính trị nào. Nó được biểu hiện qua rất nhiều truyện dân gian hay trực tiếp qua các câu tục ngữ, ca dao: - Thương người như thể thương thân - Một con ngựa đau cả tàu bỏ - Lá lành đùm lá rách - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Còn ở phần lớn các tác phẩm Văn học trung đại, lòng nhân ít nhiều mang tính quan phương, theo chuẩn mực phong kiến nên nó mặc định là phẩm chất cần có của người quân tử, người đọc sách thánh hiền. Có thể thấy, từ những tư tưởng nhân sinh, đạo đức hết sức đời thường của người bình dân trong Văn học dân gian, bước sang Văn học trung đại, nó lại trở thành những phạm trù đạo đức hết sức chuẩn mực, chỉ gắn với bộ phận tầng lớp trí thức và có phần không gần gũi với tư tưởng của người bình dân như trước nữa. Thậm chí, nó không còn nguyên ý nghĩa bình đẳng cho mọi người mà là sự ban ân của người trên dành cho kẻ dưới (“Bậc quân tử mà chẳng nhân thì có đấy, chưa có kẻ tiểu nhân mà lại có nhân vậy” – Khổng Tử). Mặt khác, lòng nhân theo quan điểm phong kiến không đơn thuần là vấn đề đạo đức mà gắn liền với địa vị, nghĩa vụ của bậc trượng phu (nhân nghĩa, nhân chính, chính nhân...). Ví dụ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Ông cho rằng người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”. Hay ví dụ về chữ Tiết, Văn học dân gian không nói nhiều về tiết hạnh, thay vào đó, người bình dân nói nhiều về tình cảm vợ chồng. Không phải là “nam nữ thụ thụ bất thân” hay “tương kính như tân” mà là sự đồng lòng, đồng tâm: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” Hay đồng cam cộng khổ: 14 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ - Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon - Đi đâu cho thiếp theo cùng. Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam. Hay thủy chung, trọn nghĩa vẹn tình: - Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người - Yêu nhau chẳng quản đói nghèo Chiếu rơm, chăn rạ cũng theo anh về Ta thấy những hình ảnh, chất liệu được đưa vào các sáng tác đều là những hình ảnh rất đời thường, phản ánh những sinh hoạt cũng rất đời thường, giản dị, mộc mạc nữa. Khi được nghe như vậy ta sẽ không phải tìm tòi, suy ý kiểu vòng vo, ám chỉ bóng gió xa xôi mà cảnh tình đã được suy diễn trực tiếp. Đó là bữa cơm hằng ngày của những đôi vợ chồng nghèo nhưng đồng lòng, yêu thương, đó là “râu tôm”, “ruột bầu”, “chan”, “húp”, “gật đầu”; đó là tấm “áo rách” của chồng nhưng vợ vẫn một mực thủy chung; đó là “đói nghèo”, “rơm”, “rạ” nhưng vẫn một dạ vững bền… Quan hệ vợ chồng của người bình dân được thể hiện dung dị, bình đẳng, chân phương hơn so những nhà Nho. Chính vì thế, Văn học dân gian không quá khắt khe với vấn đề tiết hạnh mà đề cao tình nghĩa vợ chồng, sống có trước có sau. Còn ở Văn học trung đại thì lại khác, Tiết trở thành một trong những phẩm chất đạo đức có tính giáo huấn phổ biến, cơ bản đối với người phụ nữ, người vợ. Họ phải nhất nhất phục tùng ý chồng: “Xuất giá tòng phu”. Người chồng toàn quyền định đoạt cuộc sống của người vợ. Trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chỉ vì chuyện hiểu lầm mà Trương Sinh đã ép vợ vào cái chết oan nghiệt để giữ trọn chữ Tiết. Trong truyện Kiều, lúc gặp lại Kim Trọng, Thúy Kiều nghĩ mình không đủ tiết hạnh, không xứng đáng với Kim Trọng nên đã: “Đổi duyên cầm sắt hóa ra cầm kì”. Hay sau này đến Nguyễn Đình Chiểu cũng nói “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Chữ Tiết trong văn học phong kiến không còn là một phạm trù đạo đức mà trở thành chiếc vòng kim cô trói chặt cuộc đời, hạnh phúc của người phụ nữ. 2.2.4. Thể loại Bên cạnh sự khác nhau về thời điểm ra đời, về khái niệm, về đặc trưng thì có thể nói rằng ở phương diện thể loại cũng là một tiêu chí mà nhóm thấy giữa văn học dân gian và văn học trung đại có những khác biệt rõ nét. Mặc dù, cả hai bộ phận văn học nhìn chung có điểm giao thoa trong nhóm thể loại đó là thể loại tự sự và thể loại trữ tình nhưng mức độ phát triển, chiếm ưu thế giữa hai thể loại này trong hai 15 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ bộ phận văn học đã cho ta thấy rõ sự khác biệt cơ bản ấy. Hai thể loại văn học này sẽ chịu sự chi phối chủ yếu của hai phương thức: phương thức tự sự - thể loại tự sự; phương thức trữ tình – thể loại trữ tình. Ngoài ra, trong văn học trung đại đặc biệt là giai đoạn đoạn đầu cho thấy sự phát triển rầm rộ của thể loại tự sự sử dụng phương thức chính luận trong các văn bản chiếu, biểu, hịch, cáo. Trước hết là ở thể loại tự sự - sử dụng phương thức chủ yếu là phương thức tự sự trong văn học dân gian. Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng, hợp thành một hệ thống rất phong phú. Nhìn khái quát, có thể thấy trong cuốn Văn học dân dan Việt Nam (Chu Xuân Diên) đã chia ra thành bốn thể loại lớn: Lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân; Các thể loại tự sự dân gian; Thể loại trữ tình dân gian và Sân khấu dân gian. Từ bốn thể loại trên, chúng ta có thể đạt chia ra thành hai nhóm phương thức biểu đạt chính là tự sự (tự sự dân gian) và trữ tình (trữ tình dân gian và sân khấu dân gian). Trong văn văn học dân gian Việt Nam, phương thức biểu đạt của nó chủ yếu là truyện và vè. Truyện dân gian thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần. Còn vè bao giờ cũng là văn vần. Nhưng sự khá biệt giữa truyện và vè chủ yếu là ở tỉ lệ nhiều hay ít của phần hư cấu, ở mức độ nhiều hay ít của tính khái quát. Vè trước hết muốn nói về người thực việc thực, muốn phản ánh cuộc sống trong từng nơi, từng lúc với những nét rất tỉ mỉ cụ thể. Còn truyện thì lại mang nặng về hư cấu ngay cả khi tác giả dân gian định nói về người thực việc thực như trong truyện cổ tích lịch sự chẳng hạn. Bộ phận văn học dân gian, phương thức tự sự còn thể hiện rất nhiều trong các thể loại truyện: thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Nhưng không phải các thể loại ấy xuất hiện cùng lúc với nhau mà đa số mỗi thời kì sẽ có một thể loại phát triển mạnh. Chẳng hạn: Thần thoại (tác phẩm tự sự dân gian) xuất hiện từ thời nguyên thủy. đến thời Văn Lang, Âu Lạc, khi có hình thức sơ khai của nhà nước, khi dần dần có sự xuất hiện của các thị tộc, bộ lạc thì những thần thoại của những địa phương khác nhau cũng dần được kết hợp lại và thành hệ thống phản ánh sự phôi thai của dân tộc. Những hệ thống ấy được kết tinh dưới hình thức những áng sử thi mà người ta hát lên với những nghi thức nhất định. Và được chia thành các nhóm khác nhau: Ví dụ: - Thần thoại suy nguyên luận gồm những truyện kể nhân cách hóa và giải thích nguồn gốc vũ trụ: Thần Trụ Trời, Nữ Thần Mặt Trời, Sơn Tinh – Thủy Tinh,… - Nhóm thần thoại lịch sử gồm những truyện kể về nguồn gốc dân tộc: Lạc Long Quân Âu Cơ, Quả Bầu tiên. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước: Thần Tản Viên, Ông Gióng, An Dương Vương,… Truyện cổ tích (tác phẩm tự sự dân gian) phát triển nhất trong thời kì chế độ phong kiến, cũng có những truyện cổ tích bắt nguồn từ thần thoại. Nhưng dầu có 16 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ nguồn gốc như thế nào đi chăng nữa thì truyện cổ tích vẫn phản ánh chủ yếu trong xã hội phong kiến và cuộc đấu tranh giữa nhân dân với chế độ. Truyện cổ tích lưu hành trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ nhằm mang tính chất văn nghệ. Ví dụ: Sọ Dừa, Lấy chồng Dê, Lấy vợ Cóc, tấm Cám, Thạch Sanh, Người thiếu phụ Nam Xương,… Truyện ngụ ngôn (tác phẩm tự sự dân gian ngắn) phát triển đồng thời với truyện cổ tích, khi tư duy phát triển tới trình độ phân biệt được ý niệm trừu tượng ở đằng sau sự tích cụ thể, khi nhân dân cảm thấy cần sử dụng đến một thức vũ khí thích hợp để có thể tiến công vào giai cấp thống trị mà có thể bảo vệ được người sử dụng vũ khí ấy. Ví dụ: Con Hổ, con Trâu và người đi cày, Xẩm xem voi,… Tuy nhiên, do tầm ảnh hưởng qua lại nên hai thể loại tự sự dân gian (Truyện cổ tích và Truyện ngụ ngôn) đã bị pha trộn lẫn nhau, không phan biệt rạch ròi. Truyện cười (tác phẩm tự sự dân gian ngắn) được phát triển khi giai cấp phong kiến dần suy vong. Truyện cười hình thành để phản ánh bản chất xấu xa của xã hội để vạch rõ hơn bản chất xấu xa ấy. Căn cứ vào tính chất đáng cười (hay hiện tượng đáng cười) và tính chất của cái cười, người ta chia thành hai tiểu loại: hài hước (khôi hài) và châm biếm (trào phúng). Ví dụ: - Hài hước: Bốn cẳng, sáu cẳng, Treo biển,… - Châm biếm: Thơm rồi lại thối, quan huyện thanh liêm, Nhưng nó lại phải bằng hai mày,… Truyền thuyết dả sử (tác phẩm tự sự dân gian) vốn có nghĩa là những điều được truyền lại từ đời trước qua cửa miệng các thế hệ. Danh từ truyền thuyết bao hàm cái ý cho rằng vì truyền miệng cho nên không chính xác. Còn danh từ dả sử có ý nghĩa tương tự như danh từ truyền thuyết nhưng không bao hàm về mức độ chính xác. Ở nước ta, truyền thuyết từ lâu đã được ghi chép thành văn bản. Ngay từ thời Bắc thuộc, một số tác giả phương Bắc đã ghi chép lại một số truyền thuyết từ thời Hùng Vương của ta qua sách Giao Châu ngoại vực kí (thế kỉ IV), Nam Việt chí (thế kỉ V), còn sưu tầm của tác giả người Việt thì có đề cập đến Báo cựu truyện, Ngoại sử kí, Việt Điện U linh và Lĩnh Nam Chích Quái đều được viết từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XV. Khi nói đến thể loại tự sự dân gian bằng văn vần, thì ngoài vè ra, người ta còn nói đến sử thi, anh hùng ca, tráng sĩ ca, diễn ca.. Tất cả những điều đó đều để gọi là thể loại tự sự dân gian của lịch sử khi loài người bắt đầu bước vào xã hội văn minh. Thể loại tự sự trong văn học trung đại Trong khi đó, văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là nền văn học tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến. Tuy hình thành sau Văn học dân gian nhưng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhìn chung, Văn học 17 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ Việt Nam thời kì trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, giai đoạn cuối thì có xuất hiện văn học chữ quốc ngữ nhưng thành tựu chưa đáng kể. Trong thời kì văn học đầu (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV), thể loại tự sự cũng rất phát triển. Tuy nhiên, đại đa số là do vay mượn và tiếp thu từ Trung Hoa như: Truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi,… Cho đến khỏang thế kỉ XIII thì bắt đầu hình thành chữ Nôm, hiện tượng song ngữ trong một thời kì trung đại đã mang cho Văn học viết một bước tiến mới trong thể loại tự sự qua sự ảnh hưởng của các nhà thơ trong triều đình, mang hệ tư tưởng mới lạ và cách tân từ những thứ vay mượn, song song đó vẫn kế thừa và phát huy văn học dân tộc qua các thể loại khác để hình thành nên thể loại tự sự: ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát, hát nói theo thể thơ khá tự do kết hợp với âm nhạc,… Cũng trong những giai đoạn đầu của thời kì (thế kỉ X đến thế kỉ XIV), thì thể loại có sự đổi mới từ Trung Hoa, qua thể loại văn chính luận, nhằm mục đích phục vụ cho chính trị. Ví dụ: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quấc Tuấn), Đại Việt Sử kí (Lê Văn Hưu), Việt điện u linh tập (Lí Tế Xuyên),… Qua giai đoạn thứ 2, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII thì văn học có bước phát triển vượt bậc, chính là nhờ những thành tựu của chữ Nôm, Văn học viết lúc bấy giờ xuất hiện hiện tượng “văn - sử - triết bất phân” khá đậm trong thơ Lí – Trần và mờ nhạt dần từ thế kỉ thứ XV, khi xuất hiện nhiều tác phẩm mang tính chất văn chương tự sự. Văn học giai đoạn này, từ nội dung mang âm hưởng ngợi ca đến phê phán hiện thực xã hội phong kiến. Và cũng từ đây, tác giả cá nhân cũng đã phỏng lại và sáng tác các tác phẩm tự sự mới trên cái nền dân gian có sẵn, nhằm mục đích phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kì ào, hoang đường. Rõ nét nhất là có sự hiện hữu lại khá giống qua Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong Truyền kì mạn lúc có Chuyện người con gái Nam Xương (Văn học dâng gian có Người thiếu phụ Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền Tàn Viên (Văn học dâng gian có Thần Tản Viên),… Đến giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, do có sự ảnh hưởng, vay mượn và tiếp thu từ nhiều hướng khác nhau, cho nên đã phát triển mạnh về cả văn xuôi và văn vần: Truyện thơ Nôm, Khúc ngâm, kí, tùy bút,… Cho đến khi giai đọan nửa cuối thế kỉ XIX thì xuất hiện thể loại văn xuôi tự sự bằng chữ quốc ngữ (Truyện Thầy La-za-rô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký,…) Tóm lại, văn học viết Việt Nam nhiều hình tượng nhân vật trong thể loại tự sự của Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả, Thánh Tông di thảo, Thiên Nam ngữ lục, của những truyện Nôm Phương Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa ,… vốn đã có sự tương đồng với thể loại tự sự dân gian. 18 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ Tiếp đến là thể loại trữ tình – sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là phương thức trữ tìn. Trước hết thể hiện trong văn học dân gian. Sinh họa văn học dân gian có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát (trữ tình). Sinh hoạt dân gian có thể bao gồm cả việc diễn xướng những tác phẩm tự sự, như các tác phẩm thuộc thể loại sử thi, truyện cổ tích, nhất là vè. Nhưng khi nói đến sinh hoạt ca hát dân gian thì người thường nghĩ ngay đến việc diễn xướng ca dao, dân ca. Trong ca dao, dân ca cũng có đan xen những tác phẩm tự sự, nhưng đại đa số là tác phẩm trữ tình, và trong sinh hoạt ca hát dân gian, càng về sau này những tác phẩm mang tính chất trữ tình chiếm đại đa số. Đứng về mặt văn học mà nhận định, thể loại trữ tình (ca dao – dân ca), khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, tiếng láy, những câu láy của một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Do dó, người ta có thể nói: giữa ca dao và dân ca ranh giời không rõ ràng. Ví dụ: Dân ca Hát trống quân của miền Bắc: Trống quân, trống quýt, trống còi, Ta chẳng lấy nó, nó đòi lấy ta. Trống quân anh đánh nhịp ba, Lúc vào nhịp bảy, lúc ra nhịp mười. Hát dân chài: - Cơm chiên ăn với cá ve, Em về nốc biển mà nghe câu hò! - Thuyền về tới bến canh khuya, Còn câu tình nghĩa để dành đêm sau. Ca dao - Thiếp than phận thiếp còn thơ, Lấy chồng xa xứ bơ vơ một mình. - Tiếc thay cái tấm lụa đào, Áo rách chẳng vá, vá vào áo tơi. Trời ơi có thấu chăng trời? Lụa đào mà vá, áo tơi sao đành. Về ca dao – dân ca cũng như văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng, nội dung chủ yếu của nó là trữ tình, nó là kết tinh của cả bốn nghìn năm văn hóa văn nghệ dân tộc, nên nó làm một “khuôn vàng thước ngọc” cho nhiều thi nhân trong sáng tác sau này. Vì thế, mà tính trữ tình trong ca dao – dân ca ảnh hưởng khá lớn. Thể loại trữ tình trong văn học trung đại Giai đoạn văn học trung đại Việt nam, thể loại trữ tình chủ yếu được nhìn qua thơ. Nó phát triển mạnh do có sự tiếp thu từ Trung Hoa (thơ Đường). Song 19 Nhóm 2 Cao học 18.2 Sự khác biệt VHDG - VHTĐ song đó, cũng có phần ảnh hưởng rất lớn từ văn học dân gian Việt Nam. Thể loại thơ trữ tình đã được nhà thơ Nguyễn Trãi - nhà thơ dân tộc lớn đầu tiên của nước ta, thể hiện rất rõ tập thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập”, và ông cũng đã để lại cho đời một tập thơ Nôm bề thế là “Quốc âm thi tập”. Trong tập thơ quý này, chúng ta thấy thi hào đã vận dụng thuần thục lời ăn tiếng nói dân gian, từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao - dân ca, đến các hình ảnh hình tượng trong văn học dân gian mang đậm nét trữ tình của thi nhân. Ví dụ: Ca dao có câu: Số giàu đem đến dửng dưng, Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu. Trong tập thơ trên, Nguyễn Trãi cũng có những câu: Sang cùng khó bỡi chưng trời Lăn lóc làm chi cho nhọc hơi Đựợc thua, phú quý dầu thiên mệnh Chen chóc làm cho cho nhọc nhằn. Ca dao có câu: Còn duyên như tượng tô vàng, Hết duyên như ổ ong tàn gặp mưa. Và: Còn duyên đóng cửa kén chồng, Hết duyên cất quán ngồi trông bộ hành. Quốc âm thi tập có câu: La ỷ dập dìu hàng chợ họp, Cửa nhà bịn rịn tổ ong tàn. Ca dao có câu: Thật vàng chẳng phải thau đâu, Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng. Quốc âm thi tập có câu : Ngọc lành nào có tơ vết, Vàng thật âu chi lửa thiêu. Trong nhiều bài thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng khá nhiều tục ngữ, thành ngữ để tăng thêm tính trữ tình: Ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xấu tốt đều thì lắp khuôn Lân cận nhà giàu , no bữa cốm Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn Chơi cùng đứa dại nên bầy dại Kết với người khôn học nết khôn Ở đằng thấp thì nên đằng thấp 20

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net