Luận văn khóa luận kinh tế thị trường, kinh tế vĩ mô

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Luận văn khóa luận kinh tế thị trường, kinh tế vĩ mô

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam Phạm Thị Xuân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng định hướng nền kinh tế, quy tụ hành động của các doanh nghiệp và người tiêu dùng cá thể thành"véc tơ” vận động của nền kinh tế đảm bảo sự phát triển bền vững. Hiện nay, vấn đề kế hoạch và thị trường là mỗi quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu, không những ở nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới vì muốn tìm tòi một mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích hợp và có hiệu quả hơn. Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ở nước ta được tiến hành theo nguyên tắc tập trung hoá cao độ từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, cơ sở chủ yếu dựa vào quan hệ cấp phát, giao nộp sản phẩm theo mệnh lệnh hành chính, các biện pháp khác ít được coi trọng. Nhà nước can thiệp quá sâu vào các lĩnh vực kinh tế, đóng vai trò người chỉ huy các hoạt động kinh tế. Công cuộc đổi mới đất nước được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng kể từ năm 1986, nước ta đã chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng có đề cập:" Nhà nước ta quản lý nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân”. Đây là một vấn đề mới mẻ và còn có rất nhiều ý kiến khác nhau. Từ khi chuyển sang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vai trò của kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô đã được đánh giá lại. Vấn đề của thực tiễn đặt ra là chúng ta phải tiến hành đổi mới kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô như thế nào để từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường và cả sự quản lý của nhà nước. Vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài luận văn là:" Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”. 2.Tình hình nghiên cứu Từ khi đổi mới đến nay, những vấn đề liên quan đến cơ chế thị trường của nền kinh tế được nghiên cứu nhiều hơn những vấn đề liên quan đến cơ chế kế hoạch. Và càng ít các công trình nghiên cứu về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cũng đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được đăng tải trên một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Sau đây là một số tác phẩm và bài viết chính: Lê Hồng Tiến: Kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Cộng sản số 02/97. Trần Ngọc Trang: Tiếp tục hoàn thiện kế hoạch hoá trong điều kiện tác động của cơ chế thị trường, tạp chí Kinh tế và dự báo số 9+10/1995. Hồng Sơn: Kế hoạch hoá phát huy tác dụng trong nền KTTT như thế nào?, Thông tin kinh tế – kế hoạch số 3/1992. Tuy vậy, tất cả mới chỉ là những bài báo nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa có một bài viết nghiên cứu hệ thống, đầy đủ về công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam từ những năm đổi mới đến nay. 3.Mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục tiêu của luận văn chú trọng vào những điểm chính sau: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá thực trạng kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế đến nay. Nghiên cứu và đề xuất một số quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong thời gian tới ở nước ta. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng chủ yếu mà luận văn đề cập là công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn không nghiên cứu toàn bộ vấn đề kế hoạch mà chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chỗ làm rõ vai trò, vị trí của kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Về phạm vi thời gian, luận văn chủ yếu tập trung vào thời kỳ Đổi mới từ 1986 đến nay. Tuy nhiên, luận văn cũng đề cập đến giai đoạn trước đổi mới bởi nó là cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn công tác kế hoạch hoá vĩ mô ở Việt Nam. 5.Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, diễn dịch, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6.Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: Hệ thống một số luận thuyết và kinh nghiệm quốc tế về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. Đưa ra những đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đề xuất một số quan điểm, phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới. 7.Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được sắp xếp thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp hoàn thiện kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô của Việt Nam. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1.1. KINH TẾ THỊ TRƢỜNG . 1.1.1. Đặc tính chung . Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái kinh tế – xã hội. KTHH là loại hình tiến bộ, là nấc thang cao hơn kinh tế tự nhiên - tự cấp, tự túc - trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Kinh tế thị trường ( KTTT ) là trình độ phát triển cao của KTHH, trong đó toàn bộ các yếu tố "đầu vào” và"đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Trong xã hội, cứ có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì tất yếu có thị trường. Quy mô của lưu thông hàng hóa và sức mua của xã hội quyết định dung lượng thị trường. Đến lượt mình, sử dụng, mở rộng và lành mạnh hóa thị trường lại có tác dụng thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng Thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thông qua đó, người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, thị trường gắn với lĩnh vực lưu thông hàng hóa, thị trường hình thành ở đâu thì ở đó có cung- cầu hàng hóa, nói đến thị trường là nói đến hàng hóa, giá cả, tiền tệ, người bán, người mua… Thị trường là tổng hòa những mối quan hệ mua - bán trong xã hội, được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử kinh tế – xã hội nhất định. Cơ sở của thị trường là sự phân công lao động xã hội và sự độc lập tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất. Trình độ và quy mô thị trường gắn liền với trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất và sức mua của xã hội. Thị trường có các đặc trưng chủ yếu: Thứ nhất, trên thị trường: giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, là công cụ quan trọng thông qua cung – cầu để kích thích và điều tiết hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường. Sự biến động của cung – cầu kéo theo sự biến động của giá cả thị trường và ngược lại, giá cả thị trường cũng điều tiết cung – cầu. Thứ hai, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế tham gia thị trường nhằm giành giật những điều kiện sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Trong cuộc cạnh tranh đó có người được và người thua, nên sự phá sản của một bộ phận Doanh nghiệp là không tránh khỏi. Cần phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh tranh được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và bằng việc áp dụng những biện pháp kinh tế, kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất lao động, số lượng – chất lượng, hàng hóa, dịch vụ, bằng việc tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông để nâng cao mức lãi. Cạnh tranh lành mạnh là động lực của sự phát triển KTTT. Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh được tiến hành bằng những hình thức và thủ đoạn phi kinh tế, lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước, kinh doanh phi pháp để có lãi. Sự cạnh tranh này gây thiệt hại cho người tiêu dùng và những đối tác có liên quan, do vậy, cần được Nhà nước thông qua luật pháp để nghiêm trị. Thứ ba, tính hiệu quả của KTTT đòi hỏi phải có một thị trường hoàn chỉnh. Thị trường phát triển hoàn chỉnh là thị trường xã hội thống nhất, không chia cắt, là một thị trường đồng bộ giữa các loại thị trường ( TLSX, TLTD, vốn, kỹ thuật, tiền tệ, SLĐ…) và có hệ thống luật pháp thống nhất chi phối. Thứ tư, có 3 hình thái thị trường:  Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người bán, nhiều người mua, sản phẩm đồng nhất, các yếu tố sản xuất có tính linh hoạt cao, việc gia nhập hoặc rời bỏ thị trường dễ dàng và Doanh nghiệp là người chấp nhận giá.  Thị trường độc quyền là thị trường do một người bán hoặc một người mua, sản phẩm là độc nhất, việc gia nhập, rời bỏ thị trường là khó khăn, giá cả do tổ chức độc quyền quyết định.  Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hay còn gọi là thị trường vừa có tính cạnh tranh vừa có tính độc quyền. Đây là thị trường độc quyền 2 người hay độc quyền nhóm, cạnh tranh có tính độc quyền. Nền KTTT vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế thị trường ( CCTT) là cơ chế kinh tế nảy sinh một cách tất yếu từ sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ các nhân tố giá cả, cạnh tranh, cung cầu… trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau và phát huy tác dụng điều tiết thị trường. Nó là cơ chế bên trong của KTTT, có tính tất yếu khách quan trong mối liên hệ giữa các chủ thể thị trường với các nhân tố thị trường ( giá cả, cạnh tranh, cung – cầu) và hình thành cơ chế điều tiết thị trường. Do đó, cơ chế thị trường còn gọi là cơ chế điều tiết thị trường đối với mọi hoạt động kinh tế, là guồng máy vận hành của nền kinh tế, là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn lực ( vốn, tài nguyên, SLĐ, TLSX). Căn cứ vào thị trường các Doanh nghiệp sẽ quyết định: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, KTTT đòi hỏi phát triển SXHH, mọi sản phẩm là hàng hóa, mở rộng thị trường về mọi phương tiện, tự do sản xuất, kinh doanh tự do thương mại, đa dạng hóa hình thức sở hữu hình thức phân phối. Trong đó nó có các đặc trưng: đặc trưng cơ bản nhất là cơ chế hình thành giá cả một cách tự do, người bán và người mua thông qua đó để xác định giá cả, đặc trưng cơ bản thứ hai là lựa chọn tối ưu hóa các hoạt động kinh tế để đạt được lợi nhuận tối đa. Sự quản lý can thiệp vĩ mô của Nhà nước phải thích hợp với yêu cầu của các qui luật đó. Nhà nước phải sử dụng chủ yếu các công cụ, biện pháp kinh tế, luật pháp, quy hoạch kế hoạch định hướng, chính sách kinh tế – xã hội và khả năng, sức mạnh kinh tế của Nhà nước để tác động tới thị trường điều tiết hoạt động của các Doanh nghiệp cho phù hợp. CCTT có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Về mặt tích cực: nó là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế nên rất linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển, nó có tác dụng kích thích mạnh và nhanh sự quan tâm thường xuyên đến đổi mới kỹ thuật, công nghệ quản lý, đến nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, nó có tác dụng lớn trong việc bình tuyển các Doanh nghiệp và cá nhân quản lý kinh doanh giỏi. Trên cơ sở đó, CCTT kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển… Bên cạnh đó nó cũng có mặt tiêu cực: Trên thị trường chứa đựng tính tự phát, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn mất cân đối. Vì mục tiêu chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả xấu như: môi trường bị tàn phá, thất nghiệp, phá sản, cạnh tranh không lành mạnh, phân hóa, phân tầng xã hội cao, lợi ích công cộng bị coi nhẹ, các vấn đề công bằng, tệ nạn xã hội gia tăng, xuất hiện nhiều người làm ăn bất hợp pháp… Do đó, để hạn chế những khuyết tật đó đòi hỏi Nhà nước phải quản lý nền KTTT. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, qui hoạch, kế hoạch định hướng, bằng các công cụ, chính sách, biện pháp kinh tế… CCTT chịu sự tác động rất mạnh của các qui luật kinh tế hàng hóa, do đó sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật KTHH. 1.1.2. Tính đặc thù của KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam. Phát triển KTTT có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta. Bởi vì, nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn XHCN thì không còn con đường nào khác là phải phát triển KTTT, KTTT khắc phục được hạn chế của kinh tế tự nhiên – tự cấp, tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ – kỹ thuật mới nhằm tăng NSLĐ, tăng số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy tích tụ tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế, đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý, tiết kiệm… Vì vậy, phát triển KTTT được coi là chiếc đòn xe để xây dựng CNXH, là phương tiện khách quan để xã hội hóa XHCN nền sản xuất. Không thể có nền KTTT ở nước này lại là bản sao của KTTT ở nước khác. Trong các tiêu thức để phân biệt nền KTTT này với nền KTTT khác, phải kể đến định hướng chính trị, kinh tế – xã hội chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam những định hướng XHCN của nền kinh tế là: 1. Phát triển nền KTTT với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với sự đa dạng các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. 2. Phát triển nền KTTT vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN đảm bảo thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. 3. Xây dựng một nền KTTT hòa nhập vào nền KTTT khu vực và thế giới với nhiều hình thức quan hệ và liên kết phong phú, đa phương, đa dạng. Với định hướng trên, mục tiêu phát triển nền KTTT định hướng XHCN được xác định là: tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có, tăng thêm các nguồn lực mới bằng cách nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tăng tích lũy và đầu tư hiện đại hóa, đổi mới cơ cấu kinh tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao… để đưa nước ta thoát khỏi một nước nghèo và kém phát triển. Theo mục tiêu đó, có thể xác định những đặc trưng bản chất của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta: Một là, KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong quá trình đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát triển. Kiểu tổ chức nền kinh tế này nhằm nhanh chóng đưa nước ta đạt đến mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Hai là, nền KTTT định hướng XHCN là một nền kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác phải trở thành nền tảng và kinh doanh Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các TPKT đều vận động theo định hướng chung và theo khung khổ pháp luật của Nhà nước XHCN. Ba là, nền KTTT định hướng XHCN thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của KTTT, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của CNXH. Bốn là, nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế"mở” cả với bên trong và với bên ngoài. Tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế – xã hội, hoạt động của CCTT không chỉ chịu sự tác động của các qui luật KTHH nói chung, mà còn chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế đặc thù của các PTSX chủ đạo. Do vậy, mô hình CCTT có sự quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế TBCN và trong nền kinh tế định hướng XHCN có những điểm khác nhau cơ bản: * Về chế độ sở hữu: CCTT trong nền kinh tế TBCN luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về TLSX, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế thị trường trong nền KTTT theo định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường có sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước. Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong quá trình phát triển KTHH nhiều thành phần phải củng cố sự phát triển kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết, hướng dẫn sự phát triển của nền KTHH nhỏ và TBCN. Kinh tế Nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết… mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư vì không sinh lời hoặc ít lãi . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net